You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

Giảng viên hướng dẫn: Trần Ngọc Diệp


Lớp học phần: 30BUA009_Logistics D2022 1

NHÓM THỰC HIỆN


1. Đỗ Thị Vân Anh – 222001528.
2. Lê Gia Linh – 222001584.
3. Trần Diệu Linh – 222001588.
4. Diêm Thị Thanh Lâm – 222001580.
5. Đinh Thị Ngọc Ánh – 222001541.
6. Hà Thị Quỳnh Hương – 222001572.
7. Phạm Gia Linh – 222001586.
8. Lê Mai Anh – 222001529.
9. Trịnh Phương Anh – 222001537.

1
Hà Nội, tháng 11 năm 2023

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................5
I. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................6
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ..................................8


I. Thông tin liên hệ........................................................................................................8
II. Giới thiệu chung về khoa...........................................................................................8
III. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................9
IV. Cán bộ giảng viên....................................................................................................12
1. Ban chủ nhiệm khoa.............................................................................................12
2. Bộ môn quản trị kinh doanh.................................................................................13
3. Bộ môn logistics và QLCCU..............................................................................14
4. Bộ môn Tài chính - Kế toán.................................................................................15
5. Văn phòng khoa...................................................................................................16
V. Thông tin tuyển sinh................................................................................................16
1. Điểm trúng tuyển phương thức xét điểm thi 3 năm gần đây................................16
2. Chỉ tiêu và điểm xét tuyển năm 2023...................................................................17
3. Các phương thức xét tuyển..................................................................................18

CHƯƠNG 2. CÁC NGÀNH HỌC ĐÀO TẠO TRONG KHOA.................................19


I. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng..........................................................19
1. Tên ngành đào tạo................................................................................................19
2. Mã ngành..............................................................................................................19
3. Tên văn bằng tốt nghiệp.......................................................................................19
4. Thời gian đào tạo theo thiết kế.............................................................................19
5. Hình thức đào tạo.................................................................................................19
6. Cơ hội việc làm của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.........................20

3
7. Cơ hội khi thí sinh lựa chọn ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Khoa
Kinh tế và Đô thị, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.....................................................21
II. Ngành Quản trị kinh doanh.....................................................................................22
1. Tên ngành đào tạo................................................................................................22
2. Mã ngành..............................................................................................................22
3. Tên văn bằng tốt nghiệp.......................................................................................22
4. Thời gian đào tạo..................................................................................................22
5. Hình thức đào tạo.................................................................................................22
6. Các chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh..............................................23
7. Cơ hội việc làm của ngành Quảng trị kinh doanh................................................24
8. Ưu điểm khi lựa chọn học tại Khoa Kinh tế và Đô thị, trường Đại học Thủ Đô
Hà Nội.........................................................................................................................25
III. Ngành Quản lý công................................................................................................25
1. Tên ngành đào tạo................................................................................................25
2. Mã ngành..............................................................................................................25
4. Hình thức đào tạo.................................................................................................26
5. Khái quát ngành Quản lý công - chuyên ngành Quản lý tài chính công tại Trường
Đại học Thủ đô Hà Nội...............................................................................................26
6. Đảm bảo chất lượng đầu ra cử nhân ngành Quản lý công...................................27
7. Tại sao nên chọn ngành Quản lý công.................................................................29
8. Cơ hội nghề nghiệp của cử nhân ngành Quản lý công.........................................29
IV. Ngành Tài chính – Ngân hàng.................................................................................31
1. Tên ngành đào tạo................................................................................................31
2. Mã ngành..............................................................................................................31
3. Tên văn bằng tốt nghiệp.......................................................................................31
4. Thời gian đào tạo theo thiết kế.............................................................................31
5. Hình thức đào tạo.................................................................................................31
6. Cơ hội việc làm cho ngành Tài chính - Ngân hàng..............................................31
7. Đội ngũ giảng viên...............................................................................................33
8. Ưu điểm khi thí sinh chọn học Tài chính – Ngân hàng tại HNMU.....................33

4
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG VÀ THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA KHOA
KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ....................................................................................................35
I. Về cấp phép đào tạo các ngành học.........................................................................35
II. Định hướng nghê nghiệp ứng dụng (POHE)...........................................................35
III. Về công tác thi đua, khen thưởng............................................................................35
IV. Trong hoạt động liên kết hợp tác.............................................................................36
V. Các câu lạc bộ trong Khoa.......................................................................................36
VI. Về các hoạt động khác.............................................................................................37

KẾT LUẬN.......................................................................................................................39

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ BÀI CUỐI KỲ
...........................................................................................................................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................42

5
MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi Metropolitan University), tiền thân là
trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, là trường đại học công lập đầu tiên do UBND Thành
phố Hà Nội trực tiếp quản lý thành lập ngày 31 tháng 12 năm 2014. Với sứ mạng kết nối,
phát triển truyền thống của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến bằng việc theo đuổi
các hoạt động đặc thù, với chất lượng vượt trội trong phục vụ cộng đồng, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong gần 65 năm vừa qua, Trường Đại học
Thủ Đô Hà Nội là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực có
trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo
nhu cầu xã hội và các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ phục vụ công tác đào tạo phát triển Nhà trường theo mục tiêu xác định, đúng quy
định của pháp luật.

Các chỉ số về kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng để có thể đánh giá được sự
phát triển của một quốc gia, cũng như vị thế của quốc gia đó trong nền kinh tế toàn cầu.
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 cũng như sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế quốc
tế, đã khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao tăng lên một cách nhanh
chóng, nhất là đối với các khối ngành kinh tế. Nắm bắt được xu hướng đó, vào ngày 1
tháng 5 năm 2017 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã kí quyết định số 04/QĐ-ĐHTĐHN
chính thức thành lập Khoa Kinh tế và Đô thị trên cơ sở Tổ Kinh tế được tách ra từ khoa
Văn hóa - Du lịch, đánh dấu bước đầu trong công tác đào tạo các khối ngành kinh tế của
nhà trường.

Với mục tiêu “Kết nối,phát triển truyền thống của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến
bằng việc theo đuổi các hoạt động đặc thù với chất lượng vượt trội, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước”,
Khoa Kinh tế và Đô thị đã không ngừng đổi mới và nỗ lực, phấn đấu.

6
Bài báo cáo này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về Khoa Kinh tế và Đô thị, trường
Đại học Thủ Đô Hà Nội. Hy vọng rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp mọi người hiểu rõ
hơn về quá trình hình thành và phát triển đến nay của Khoa.

I. Lý do chọn đề tài.

Có nhiều lý do chọn đề tài về Khoa Kinh tế và Đô thị, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
Dưới Đây là một số lý do chính:

1. Khoa Kinh tế và Đô thị là một trong những khoa đào tạo của trường Đại học Thủ
Đô Hà Nội, cũng là khoa duy nhất đào tạo những ngành liên quan đến kinh tế tại
trường.
2. Khoa Kinh tế và Đô thị là một trong những khoa đào tạo có môi trường làm việc
chuyên nghiệp và hiệu quả. Sự lãnh đạo và quản lý tốt tuè phía ban lãnh đạo khoa
là một trong những yếu tố quan trọng gớp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh
viên học tập, rèn luyện và đóng góp đáng kể vào thành công của khoa.
3. Việc tìm hiểu về Khoa Kinh tế và Đô thị cũng cung cấp thông tin chung và chi tiết
cho sinh viên trong và ngoài khoa.
4. Khoa Kinh tế và Đô thị đã có khá nhiều thành tựu nổi bật. Điều này cho thấy tầm
nhìn và khả năng lãnh đạo của khoa. Nghiên cứu và tìm hiểu về khoa trong quá
trình hình thành và phát triển sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách khoa đã đạt được thành
công và học hỏi từ những bài học đó.

Tóm lại, việc chọn đề tài về Khoa Kinh tế và Đô thị có ý nghĩa lớn và cung cấp thông tin
quan trọng về một khoa đào tạo những ngành liên quan đến kinh tế đã hình thành và phát
triển như thế nào.

II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích của việc nghiên cứu và tìm hiểu về Khoa Kinh tế và Đô thị là để hiểu rõ hơn về
lịch sử hình thành và các thông tin từ cơ bản đến chi tiết của khoa. Ngoài ra, bài báo cáo

7
còn cung cấp các thông tin trong quá trình phát triển và các thành tựu nổi bật mà khoa đã
đạt được trong những năm vừa qua.

Các nhiệm vụ của nghiên cứu, tìm hiểu bao gồm:

1. Tổng quan về Khoa Kinh tế và Đô thị, bao gồm các thông tin liên hệ, lịch sử hình
thành và phát triển, thông tin tuyển sinh và thông tin về các cán bộ giảng viên.
2. Giới thiệu và cung cấp thông tin về các ngành học trong Khoa.
3. Tìm hiểu về những thành tựu mà Khoa Kinh tế và Đô thị đã đạt được.
4. Những lợi ích và cơ hội khi học tập và rèn luyện tại Khoa Kinh tế và Đô thị.

8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ.
I. Thông tin liên hệ.

- Địa chỉ liên hệ: Tầng 4, tòa nhà H3, khu B, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội - số 98
Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Điện thoại: 0243 2115 838

- Email: kinhte@hnmu.edu.vn

- Trưởng khoa: TS. Đào Trường Thành

- Email: dtthanh@hnmu.edu.vn

- Điện thoại: 078 6633 688

II. Giới thiệu chung về khoa.

Khoa Kinh tế và Đô thị được thành lập theo quyết định số 04/QĐ-ĐHTĐHN do Hiệu
trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội kí ngày 05 tháng 01 năm 2017 trên cơ sở Tổ Kinh
tế tách ra từ Khoa Văn hóa – Du lịch – Dịch vụ.

Tháng 8 năm 2017, Khoa Kinh tế và Đô thị đánh dấu bước đầu hoạt động của mình thông
qua kết quả tuyển sinh hơn 270 sinh viên các ngành Quản trị kinh doanh, Logistics và
Quản lí chuỗi cung ứng, Luật, mở ra thế hệ sinh viên đào tạo trình độ đại học đầu tiên của
Khoa.

Năm học 2018 – 2019, Nhà trường, Khoa tiếp tục được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp phép
đào tạo ngành Quản lý công, trình độ đại học.

Đến thời điểm hiện tại, Khoa được Nhà trường giao phụ trách các ngành đào tạo:

1. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Trình độ đại học, mã ngành: 7510605)

2. Ngành Quản trị kinh doanh (Trình độ đại học, mã ngành: 7340101); Các chuyên ngành
sâu:

9
- Quản trị doanh nghiệp

- Quản trị Marketing

- Kinh doanh số.

3. Ngành Quản lý công (Trình độ đại học, mã ngành: 7340403)

4. Ngành Tài chính – Ngân hàng (Trình độ đại học, mã ngành: 7340201)

Dự kiến trong thời gian sắp tới, Khoa tiếp tục đào tạo các ngành:

5. Ngành Quản lý kinh tế: Trình độ Thạc sĩ

6. Ngành Quản lý đô thị và công trình: Trình độ đại học

Chức năng của Khoa trong Nhà trường: Là đơn vị chuyên môn trực thuộc Trường có
chức năng nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực
kinh doanh và quản lý; kiến trúc và xây dựng; dịch vụ vận tải; logistics; truyền thông.

III. Lịch sử hình thành và phát triển.

Thủ đô Hà Nội – Trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị hàng đầu của cả nước. Trường Đại
học Thủ đô Hà Nội tự hào là ngôi trường Đại học duy nhất trực thuộc UBND TP Hà Nội,
nơi góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cho cả nước.
Trong số rất nhiều Khoa đào tạo của Nhà trường, Khoa Kinh Tế và Đô thị, có địa chỉ tại
Tầng 4, tòa nhà H3, khu B, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội - số 98 Dương Quảng Hàm,
phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - là Khoa đào tạo các ngành về
kinh tế, quản lý và logistics.

Trước nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng của toàn xã hội, nhất là các
khối ngành kinh tế, quản lý, với xu thế hội nhập Quốc tế cùng với sự phát triển vượt bậc
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện sứ mệnh tầm nhìn “Kết nối, phát triển

10
truyền thống của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến bằng việc theo đuổi các hoạt động
đặc thù với chất lượng vượt trội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước” của Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội,
ngày 05 tháng 01 năm 2017, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã ký quyết
định số 04/QĐ-ĐHTĐHN, chính thức thành lập Khoa Kinh tế và Đô thị; Từ đây, Tổ Kinh
tế thuộc khoa Văn hóa - Du lịch đã trở thành Khoa Kinh tế và Đô thị.

Cuối tháng 8 năm 2017, Khoa Kinh tế và Đô thị đánh dấu thành công bước đầu thông qua
kết quả tuyển sinh với con số đáng kể là hơn 270 sinh viên gồm các ngành Quản trị kinh
doanh, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Luật; mở ra thế hệ sinh viên đào tạo trình
độ đại học đầu tiên của Khoa. Được sự thông qua của Đảng Ủy nhà Trường, Ngày 07
tháng 8 năm 2017, chi bộ Kinh tế và Đô thị được thành lập, đồng chí Đào Trường Thành
được chỉ định làm Bí thư chi bộ lâm thời và tiếp tục được bầu làm Bí thư chi bộ nhiệm kỳ
2016-2021. Cũng trong thời gian này, Liên chi đoàn khoa Kinh tế và Đô thị cũng được
thành lập, Ban chấp hành Công đoàn khoa được chuẩn y công nhận. Đến nay, Chi bộ
khoa Kinh tế và Đô thị đã có 07 đồng chí Đảng viên. Trong đó, Đồng chí Đào Trường
Thành, Bí thư chi Bộ - Chủ nhiệm khoa; Đồng chí Đỗ Thị Vân Dung – Phó chủ nhiệm
khoa.

Năm học 2018 – 2019, Nhà trường, Khoa được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp phép đào tạo
ngành Quản lý công, trình độ đại học. Đến năm 2023, Nhà trường, Khoa tiếp tục được Bộ
Giáo dục và đào tạo cấp phép đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng, trình độ đại học.

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Thủ Đô Hà Nội lần thứ XVII (Nhiệm kỳ 2020 - 2025),
Chi bộ Khoa Kinh tế và Đô thị, tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Kinh tế và
Đô thị công bố bộ nhận diện thương hiệu của Khoa: Logo và Slogan khoa Kinh tế và Đô
thị, trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Công bố nhận diện thương hiệu của Khoa Kinh tế và
11
Đô thị là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Khoa, cũng
như thể hiện năng lực và phản ánh môi trường học tập, văn hóa, bản sắc tại Khoa (đặc
biệt là chuyên ngành Quản trị Marketing - ngành Quản trị kinh doanh), ý nghĩa của Logo
cũng như Slogan: KỶ LUẬT - CHUYÊN NGHIỆP - SÁNG TẠO - HỘI NHẬP -
PHỤNG SỰ là phương châm, giá trị cốt lõi mà Khoa sẽ theo đuổi, hướng đến trong quá
trình hoạt động và phát triển.

Liên tục trong 6 năm vừa qua, khoa Kinh Tế & Đô thị luôn được biết đến với hình ảnh
của một Khoa năng động, sáng tạo, hòa đồng và thân thiện. Phát huy lợi thế đội ngũ
giảng viên trẻ, năng động và nhiệt huyết: 22 cán bộ, giảng viên (trong đó hơn 40% là
Tiến sĩ và Nghiên cứu sinh) có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ tốt;
trong đó nhiều giảng viên được đào tạo bài bản tại nước ngoài; Khoa hiện đang phụ trách
04 ngành đào tạo trình độ đại học: Quản trị kinh doanh; Logistics và quản lý chuỗi cung
ứng; Quản lý công và Tài chính – Ngân hàng.

Khoa Kinh tế và Đô thị trở thành điểm sáng trong nhà Trường về các hoạt động sinh viên
với những dấu ấn đáng kể như: Giải Nhất của toàn đội sinh viên trong chương trình
“Khởi nghiệp cùng doanh nghiệp” năm 2017 do Sở Công thương Hà Nội tổ chức và được
nhận bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Giải Đặc biệt Cuộc thi Sáng tạo
khởi nghiệp - HNMU; Giải Nhì vòng Chung kết Sinh viên NCKH; Giải Khuyến khích
cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2021, khu vực miền Bắc. Đặc biệt, Khoa luôn
chú trọng phát triển các sân chơi cho sinh viên trên cơ sở hình thành và phát triển các Câu
lạc bộ: CLB Logistics; CLB PR Marketing Club; CLB Tranh biện; CLB Quản lý công;…
Không những thế, Khoa Kinh tế và Đô thị còn là điểm sáng trong Nhà trường về triển
khai và thực hiện các hoạt động phong trào, hoạt động hỗ trợ người học, hoạt động bổ trợ
đào tạo: Khoa triển khai và được chọn là đơn vị mẫu trong việc thực hiện mô hình “Cải
cách thủ tục hành chính và nâng cao văn hóa phục vụ” tại Nhà trường trong năm học

12
2017 – 2018; Triển khai thành công dự án “Vòng quay xanh”, cung cấp phương tiện xe
đạp miễn phí cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong và ngoài trường; Phối hợp cùng
với Honda Việt Nam triển khai chương trình Tập huấn kỹ năng lái xe an toàn và kiểm tra,
thay dầu miễn phí cho toàn bộ xe máy của cán bộ, sinh viên trong Nhà trường,…

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đến nay, Khoa Kinh tế và Đô thị đã nhiều
lần được công nhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc và được nhận Bằng khen của
Thành phố Hà Nội, trong đó có các cá nhân tiêu biểu được nhận bằng khen của Thành
phố, đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và các danh hiệu Lao động tiên tiến.

6 năm trôi qua, từ 05/01/2017 đến 05/01/2023 - một chặng đường tuy chưa thật dài nhưng
cũng phần nào nói lên sự miệt mài, nỗ lực khẳng định của Thầy và trò Khoa Kinh tế và
Đô Thị. Biết rằng phía trước, trên con đường chinh phục và truyền thụ tri thức, đào tạo
nhân tài trong bối cảnh Hội nhập và đổi mới giáo dục của nước nhà sẽ còn không ít
những khó khăn. Nhưng với sự nhiệt huyết, yêu Trường, yêu nghề, cùng sức trẻ của Thầy
và Trò Khoa Kinh tế và Đô thị, tin chắc rằng Khoa Kinh tế và Đô thị sẽ lớn nhanh và lớn
mạnh hơn nữa, góp phần cùng Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo uy
tín trong quốc gia và khu vực.

IV. Cán bộ giảng viên.


1. Ban chủ nhiệm khoa.
 TS. Đào Trường Thành

- Trưởng khoa

- Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

 ThS. Đỗ Thị Vân Dung

13
- Phó Trưởng khoa

- Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

2. Bộ môn quản trị kinh doanh.


 TS. Lương Ngọc Hiếu

- Phó trưởng bộ môn phụ trách, GV

- Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

 TS. Đào Trường Thành

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

 ThS. Nghiêm Thị Lân

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Quản trị nhân lực

 ThS. Phạm Bích Hồng

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Chính sách công

 ThS. Trần Lê Trà My

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

 ThS. Nguyễn Thị Linh Phương

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Thương mại

14
 CN. Ngô Thị Hồng Nhung

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

 ThS. Hà Thị Thu Hằng

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Chính sách công

 ThS. Nguyễn Thái Hà

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

3. Bộ môn logistics và QLCCU.


 TS. Đồng Thị Vân Hồng

- Giảng viên, Phó Trưởng bộ môn phụ trách

- Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

 ThS. Hoàng Hương Giang

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Logistics và chuỗi quản lý cung ứng

 ThS. Đào Thu Hà

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính

 ThS. Nguyễn Kim Ngân

15
- Giảng viên

- Chuyên ngành: Quản lý quốc tế

4. Bộ môn Tài chính - Kế toán.


 ThS. Đỗ Thị Vân Dung

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

 ThS. Phạm Hoàng Điệp

- Phó Trưởng bộ môn

- Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

 ThS. Nguyễn Thị Xuân

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Kế toán

 ThS. Lương Mai Hương

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Kế toán

 ThS. Vũ Thị Thanh Nga

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Thương mại

 ThS. Phan Thị Thuý Hằng

- Giảng viên

- Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

16
5. Văn phòng khoa.
 CN. Nguyễn Phú Quang

- Chuyên ngành: Quản lý nhà nước

 ThS. Nguyễn Hữu Thắng

- Giáo vụ

- Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy âm nhạc

 ThS. Trần Thị Mẫn


- Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy âm nhạc

V. Thông tin tuyển sinh.


1. Điểm trúng tuyển phương thức xét điểm thi 3 năm gần đây.
- Tổ hợp xét tuyển: A00, D01, D90, D96.
- Ngành Quản trị kinh doanh (Mã ngành: 7340101).

Năm 2021: 32,4 điểm.

Năm 2022: 31,53 điểm.

Năm 2023: 24,06 điểm.

- Ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng (Mã ngành: 7510605).

Năm 2021: 32,8 điểm.

Năm 2022: 32,78 điểm.

Năm 2023: 24,2 điểm.

17
- Ngành Quản lý công (Mã ngành: 734040).

Năm 2021: 20,68 điểm.

Năm 2022: 25 điểm.

Năm 2023: 16 điểm.

- Ngành Tài chính – Ngân hàng (Mã ngành: 7340201).

Năm 2023: 22,55 điểm.

2. Chỉ tiêu và điểm xét tuyển năm 2023.

Khoa Kinh tế & Đô thị trân trọng thông báo tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2023
cho các ngành học “HOT”: Quản trị kinh doanh, Logistics và chuỗi cung ứng, Quản lý
công và Tài chính- Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời
đại hội nhập và đổi mới.

 Ngành Tài chính - Ngân hàng: Đào tạo chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp và
ngân hàng thương mại.

Mã ngành: 7340201

Chỉ tiêu dự kiến: 50 sinh viên

=> Điểm trúng tuyển phương thức xét kết quả thi THPT : 22,55

=> Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ : 25,07

 Ngành Quản trị kinh doanh: Đào tạo các kỹ năng quản lý tổng thể, thuộc về các
lĩnh vực quản trị, Marketing, nhân sự, tài chính, chiến lược, kinh doanh quốc tế.
18
Mã ngành: 7340101

Chỉ tiêu dự kiến: 130 sinh viên

=> Điểm trúng tuyển phương thức xét kết quả thi THPT : 24,06

=> Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ : 25,84

 Ngành Logistics và chuỗi cung ứng: Đào tạo trang bị cho sinh viên kiến thức về
kế hoạch hóa, vận chuyển, lưu trữ, quản lý, tiết kiệm, đảm bảo nguồn cung cấp và
sản phẩm phân phối.

Mã ngành: 7510605

Chỉ tiêu dự kiến: 120 sinh viên

=> Điểm trúng tuyển phương thức xét kết quả thi THPT : 24,2

=> Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ : 25,94

 Ngành Quản lý công: Đào tạo chuyên sâu về quản lý tài chính trong lĩnh vực tài
chính công.

Mã ngành: 7340403

Chỉ tiêu dự kiến: 60 sinh viên

=> Điểm trúng tuyển phương thức xét kết quả thi THPT : 16.

=> Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ : 16.

3. Các phương thức xét tuyển.


- Xét tuyển thẳng và ưu tiên.
- Xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế bậc 3 trở lên.
19
- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
- Xét kết quả học tập lớp 12.

CHƯƠNG 2. CÁC NGÀNH HỌC ĐÀO TẠO TRONG KHOA.


I. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
1. Tên ngành đào tạo: LOGISTICS VÀ QUẢN LÍ CHUỖI CUNG ỨNG.

2. Mã ngành: 7510605.

3. Tên văn bằng tốt nghiệp:


- Tiếng Việt: Bằng cử nhân Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
- Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Logistics and Supply Chain Management.
- Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung.

4. Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm.

5. Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, đạt được các
kiến thức và kỹ năng như sau:

- Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:


o Quản trị Logistics tại các doanh nghiệp gồm: quản trị kho bãi, quản lý mua
hàng; quản trị phân phối; Quản trị vận tải: cách thức vận chuyển, giao nhận
qua đường hàng không, đường bộ, đường biển,....
o Quản trị điều hành chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp.
o Thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương trong kinh doanh xuất - nhập khẩu
tại các doanh nghiệp.

20
- Các kiến thức liên quan ngành học: Marketing, tài chính, thanh toán quốc tế,
Thương mại điện tử…

- Kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công
việc trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế trong hoạt động
nghề nghiệp.
- Kỹ năng mềm và kỹ năng nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu và thực hiện
công việc liên quan đến ngành.

6. Cơ hội việc làm của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
 Tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh khác trong nước và quốc tế:
- Chuyên viên kinh doanh dịch vụ vận tải.
- Nhân viên quản lý thị trường trong nước và quốc tế.
- Chuyên viên tư vấn logistics.
- Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng.
- Nhân viên quản lý kho; quản lý hàng tồn kho.
- Nhân viên thu mua.
- Nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Nhân viên quản lý hoạt động phân phối.
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nhân viên thanh toán quốc tế.
- Nhân viên cảng.

 Tại các cơ quan quản lý nhà nước / Trường học (công lập và dân lập) / Viện
nghiên cứu.
- Chuyên viên tại các sở, ban, ngành: Công Thương, Kinh Tế, Xuất nhập khẩu;
Thương mại; Giao Thông Vận tải…

21
- Chuyên viên tại các Viện nghiên cứu về logistics và SCM.
- Giảng viên, giáo viên các trường Đại Học, Cao đẳng, dạy nghề Logistics và SCM.

7. Cơ hội khi thí sinh lựa chọn ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại
Khoa Kinh tế và Đô thị, trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.

- Khi đăng ký ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứngtại Trường Đại học thủ đô Hà
Nội các bạn sinh viên còn có cơ hội được học thêm ngành thứ hai (Đào tạo song bằng,
cấp đồng thời 2 bằng đại học) như ngành Ngôn ngữ Anh hay Ngôn ngữ Trung Quốc,
Luật, Kinh tế…tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nghiệp của các bạn sau này.

- Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, phù hợp
với thực tế các doanh nghiệp. Với gần 50% thời lượng sinh viên được thực hành và đào
tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp tạo thuận lợi cho các bạn phát triển năng lực nghề
nghiệp.

- Trường có Phòng thực hành mô phỏng và đào tạo Logistics; được trang bị phần mềm về
logistics và quản lý chuỗi cung ứng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị tiện nghi, hiện đại giúp
sinh viên thực hành đầy đủ các nội dung chương trình học.

- Trường ĐH Thủ đô Hà Nội là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội phát
triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA); Trong quá trình học tập được tham quan
học tập, trải nghiệm tại các doanh nghiệp về logistics như Kho bãi, Cảng biển, Cảng
Hàng Không Nội địa và Quốc tế…

- Có thể học tập nâng cao ở trình độ Thạc sỹ và Tiến sỹ sau tốt nghiệp.

22
- Cơ hội việc làm rộng mở, thăng tiến tại các doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp
kinh doanh khác với mức lương hấp dẫn, dao động khoảng từ 7 – 10 triệu/ tháng. Lương
cấp quản lý: Từ 15-20 triệu/tháng.

II. Ngành Quản trị kinh doanh.


1. Tên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH.

2. Mã ngành: 7340101.

3. Tên văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Quản trị kinh doanh.

4. Thời gian đào tạo: Từ 3,5-4 năm.

5. Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung.

Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh. Ngành học này
nghiên cứu quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các chuyên ngành của
Quản trị kinh doanh gồm: Quản trị doanh nghiệp, Quản trị marketing, Kinh doanh số.

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến
thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, kinh doanh số,
để điều hành và quản trị doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh sẽ đạt kiến thức và kỹ năng như sau:

 Kỹ năng mềm: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng giao tiếp
và đàm phán trong kinh doanh , kỹ năng tư duy sáng tạo và phản biện, kỹ năng
quản lý tài chính cá nhân.

23
 Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: Sinh viên có kiến thức chuyên
môn về quản trị kinh doanh như có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng
ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và
lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh
nghiệp cho riêng mình. Bên cạnh đó, sau khi học ngành này, bạn có thể học thêm
các khóa nghiệp vụ để làm việc trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng.

6. Các chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh.


 Quản trị doanh nghiệp:

Với chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp, bên cạnh các kiến thức nền tảng về quản trị
doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh, các kiến thức quản trị học, sinh viên còn được
tiếp cận kiến thức về quản trị các lĩnh vực cụ thể như: quản trị dự án, quản trị sản xuất,
quản trị bán hàng, quản trị tài chính, Truyền thông marketing tích hợp, Thương mại điện
tử...

 Quản trị Marketing:

Chuyên ngành Quản trị Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về
Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển
các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân
phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...với các môn
học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi
người tiêu dùng, Quản trị sản phẩm, Quản trị giá, Quản trị kênh phân phối, Marketing
dịch vụ, Truyền thông marketing tích hợp, Thương mại điện tử…

 Kinh doanh số:

24
Là chuyên ngành được đào tạo kết hợp giữa khối kiến thức Công nghệ thông tin, Quản trị
kinh doanh truyền thống, Phân tích dữ liệu lớn (Big Data of Management) và Digital
Marketing... Ngành học này giúp người học sử dụng ứng dụng Công nghệ thông tin,
Internet, Phân tích dữ liệu, Digital Marketing làm nền tảng để thực hiện các tương tác đa
chiều, hiệu quả, cho phép giảm chi phí, tăng tốc độ thu thập và xử lý dữ liệu, đồng thời
mang đến những trải nghiệm sinh động, chân thực hơn, tạo ra giá trị mới cho khách hàng
trong các lĩnh vực.

7. Cơ hội việc làm của ngành Quảng trị kinh doanh.


 Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể đảm nhiệm các vị trí tại phòng kinh doanh,
phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng; phòng dự án và
chiến lược doanh nghiệp; Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.

 Chuyên ngành Quản trị marketing:

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể đáp ứng được vị trí như nhân viên phân
tích dữ liệu kinh doanh, Nhân viên Marketing số; Chuyên viên công nghệ tài chính;
Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế
hoạch; Giám đốc Marketing và bán hàng trực tuyến, Giám đốc kinh doanh và thương mại
điện tử…

 Chuyên ngành Kinh doanh số:

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể đảm nhận một số vị trí hấp dẫn tại các công
ty, tại doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí như: Giám đốc kinh doanh và
thương mại điện tử; Giám đốc bán hàng trực tuyến; Nhân viên phân tích dữ liệu kinh
doanh; Nhân viên thương mại điện tử; Nhân viên Marketing số.
25
8. Ưu điểm khi lựa chọn học tại Khoa Kinh tế và Đô thị, trường Đại học Thủ Đô
Hà Nội.

- Khi đăng ký ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học thủ đô Hà Nội các bạn sinh
viên còn có cơ hội được học thêm ngành thứ hai (Đào tạo song bằng, cấp đồng thời 2
bằng đại học) các mã ngành hiện có trong nhà trường;

- Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, phù hợp
với thực tế xã hội. Với gần 30% thời lượng sinh viên được thực hành và đào tạo trực tiếp
tại các doanh nghiệp liên kết với nhà trường, tạo thuận lợi cho sinh viên phát triển năng
lực nghề nghiệp;

- Phòng học thực hành mô phỏng được trang bị tiện nghi, hiện đại đạt tiêu chuẩn giúp
sinh viên thực hành chuyên sâu các nội dung chương trình học;

- Học bổng hấp dẫn đối với sinh viên có kết quả xuất sắc.

- Có thể học tập nâng cao ở trình độ Thạc sỹ và Tiến sỹ.

III. Ngành Quản lý công.


1. Tên ngành đào tạo: QUẢN LÝ CÔNG.

26
2. Mã ngành: 7340403.

3. Thời gian đào tạo: 4 năm.

4. Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung.

5. Khái quát ngành Quản lý công - chuyên ngành Quản lý tài chính công tại
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là trường đại học công lập duy nhất trực thuộc UBND
thành phố Hà Nội. Ngành Quản lý công tại Nhà trường được xây dựng nhằm đáp ứng
nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong đơn vị thuộc UBND thành phố Hà Nội nói
riêng và các các cơ quan, tổ chức trên cả nước nói chung.

Với đội ngũ giảng viên trình độ cao và chương trình đào tạo xây dựng tiên tiến, phù hợp
với bối cảnh mới hiện nay, sinh viên ngành Quản lý công – Chuyên ngành Quản lý tài
chính công tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội sẽ được trang bị vốn kiến thức thực tế
vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về ngành Quản lý công, kiến thức
cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; kỹ năng nhận thức liên quan đến phản
biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần
thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều
kiện làm việc thay đổi.

Không chỉ vậy, sinh viên sẽ được đào tạo năng lực lập kế hoạch tổ chức và thực hiện các
hoạt động hành chính, dịch vụ công, kế toán hành chính sự nghiệp; kiểm soát tài chính
công, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản công và quản lý thu chi ngân sách nhà nước; có
khả năng tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học; được bồi dưỡng phẩm chất cá nhân,

27
phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất xã hội đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng
cao trong khu vực công hiện nay.

Ngoài các mục tiêu đào tạo những nền tảng kiến thức vững chắc cho sinh viên, chương
trình đào tạo được xây dựng tiên tiến hiện đại theo hướng ứng dụng. Sinh viên ngành
Quản lý công có cơ hội thực tập, thực tế tại các đơn vị nhà nước trên địa bàn thành phố
Hà Nội.

Bên cạnh đó, ngành Quản lý công luôn tổ chức các hoạt động giúp bồi dưỡng chuyên
môn như Hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý công”; Hội thảo
“Sinh viên ngành Quản lý công tiếp cận ứng dụng phần mềm cổng dịch vụ công trực
tuyến hiện nay”… rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng thực hành nghề nghiệp; kỹ năng
nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng giao tiếp ứng xử cần
thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều
kiện làm việc thay đổi.

6. Đảm bảo chất lượng đầu ra cử nhân ngành Quản lý công.

Chương trình đào tạo ngành Quản lý công – chuyên ngành Quản lý Tài chính công đảm
bảo cho sinh viên khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất
nghiệp vụ như:

- Vận dụng được kiến thức khoa học cơ sở ngành để lĩnh hội kiến thức cốt lõi của ngành
Quản lý công – chuyên ngành Quản lý tài chính công.

- Vận dụng được kiến thức liên quan tới phân tích chính sách, quản lý chiến lược và chất
lượng khu vực công, thẩm định và quản lý dự án đầu tư công, quản lý các mảng chuyên

28
môn tại đơn vị công lập, tài chính, kế toán, thuế, bảo hiểm, hải quan để thực hiện các
công việc liên quan đến chuyên ngành Quản lý tài chính công.

- Hiểu rõ và vận dụng được các quy định về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và các văn
bản quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống và môi trường làm việc, hòa nhập được
với môi trường làm việc có nhiều nền văn hóa khác nhau; giao tiếp hiệu quả, làm việc
nhóm, ra quyết định, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu khoa học.

- Thực hiện được các chính sách pháp luật về cán bộ công chức, viên chức; chính sách
quản lý nhà nước về kinh tế; thực hiện các nghiệp vụ hành chính đặc thù khu vực công;
thực hiện các nghiệp vụ về quản lý tài chính công: nghiệp vụ kế toán tại đơn vị hành
chính sự nghiệp, nghiệp vụ thuế, bảo hiểm, hải quan, thẩm định dự án đầu tư khu vực
công, định giá tài sản công.

- Kỹ năng tác nghiệp các phần hành nghiệp vụ tài chính tại các đơn vị hành chính, các
định chế, các tổ chức phi chính phủ: kỹ năng quản lý tài chính xã/phường; chính sách, cơ
chế hoạt động của ngân hàng trung ương; tổ chức phi chính phủ. Phân tích, hoạch định
chính sách tài chính; đánh giá về việc quản lý chất lượng, chiến lược khu vực công, các
dịch vụ công.

- Thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc chuyên
nghiệp vì sự phát triển của bản thân; thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp, trung thực, linh
hoạt, tự học hỏi để đáp ứng yêu cầu công việc và thích nghi với sự thay đổi, sáng tạo, đổi
mới không ngừng.

29
- Có năng lực đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn ở cấp độ đơn vị chức năng
(phòng, ban); tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân, chịu trách nhiệm về
kết quả công việc quản lý nhóm/bộ phận/tổ chức mà bản thân họ phụ trách.

7. Tại sao nên chọn ngành Quản lý công.


 Giữ nhiều vị trí quan trọng trong tổ chức, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công có thể làm việc ở nhiều bộ phận, đơn vị quan
trọng trong cơ quan nhà nước. Đảm nhiệm những công việc quản lý nhà nước, quản lý cơ
quan thuộc khu vực công, tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị hoạt động
từ địa phương đến trung ương. Cùng với đó, cử nhân Quản lý công vẫn có thể làm tư vấn
quản lý, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Nhân viên hành chính làm
việc trong các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước. Tiến hành các công
việc trong cơ quan hành chính nhà nước, liên quan mật thiết đến quản lý công.

 Quản lý công là điều kiện cần cho các nhà quản lý.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang bước trên con đường hội nhập quốc tế đã đặt
ra nhiều thách thức cho các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nhà nước. Trong đó việc xây
dựng một đội ngũ các nhà quản lý chuyên nghiệp là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Để
tạo nên thành công, một người quản lý cần phải có cả tài năng lẫn kỹ năng. Tài năng có
thể là bẩm sinh nhưng kỹ năng quản lý có thể được phát triển thông qua việc đào tạo, cố
vấn và kinh nghiệm làm việc.

Nắm bắt được xu hướng đó, chương trình đào tạo ngành Quản lý công đã xây dựng nhằm
phát triển những kỹ năng quản lý với mục tiêu tạo ra những nhà quản lý với đầy đủ năng

30
lực, chuyên môn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công
hiện nay.

8. Cơ hội nghề nghiệp của cử nhân ngành Quản lý công.

Theo thống kê số lượng sinh viên có việc làm tính đến ngày 31/12/2022 sau khi tốt
nghiệp của ngành Quản lý công lên đến 89%.

Sinh viên của ngành Quản lý công – chuyên ngành Quản lý Tài chính công có thể làm
việc ở những cơ quan, đơn vị nơi diễn ra các hoạt động quản lý tài chính công trên địa
bàn cả nước thuộc phạm vi quản lý của 4 cấp chính quyền: Trung ương, tỉnh, huyện và
xã. Cụ thể:

- Cơ quan Quản lý Tài chính công tổng hợp như: cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế,
cơ quan Hải quan, Kho bạc Nhà nước và cơ quan Kế hoạch và Đầu tư…

- Các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập: Văn phòng Quốc hội,
Văn phòng chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở, Phòng, ban thuộc
Ủy ban nhân dân các cấp, trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, bảo tàng...

- Các cơ quan được NSNN cấp kinh phí thuộc hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát
triển Việt Nam…

31
- Các cơ quan quản lý các quỹ ngoài ngân sách như: Dự trữ Nhà nước, Bảo hiểm Xã
hội, các quỹ công khác ngoài ngân sách nhà nước...

Ngoài ra, học quản lý công cũng có thể làm cho doanh nghiệp tư nhân. Dù ngành Quản lý
công được đào tạo để phục vụ nhân lực cho các cơ quan nhà nước nhưng nếu bạn tham
gia thêm một số khóa học về kinh tế, kế toán, bạn hoàn toàn có thể hoạt động trong các
ngân hàng, công ty, doanh nghiệp, quỹ bảo hiểm, đầu tư. Các cử nhân ngành Quản lý
công có thể làm chuyên viên trong các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận trong
nước và quốc tế; hoặc tham gia quản lý trực tiếp các dự án của Nhà nước, quản lý dự án
công như công trình nghiên cứu, công trình xây dựng,…cũng như có cơ hội làm giảng
viên trong các trường đại học và cao đẳng; nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu;
hay nhân viên tư vấn hoặc nghiên cứu viên trong các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước.

IV. Ngành Tài chính – Ngân hàng.


1. Tên ngành đào tạo: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG.

2. Mã ngành: 7340201.

3. Tên văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Tài chính – Ngân hàng.

4. Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm.

5. Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung.

Chương trình đào tạo ngành TCNH:

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Tài chính - Ngân hàng được thiết kế với 130
tín chỉ và được thực hiện trong 4 năm. Chương trình đào tạo ngành với sự tham gia giảng
dạy của đội ngũ chuyên gia và giảng viên giàu kinh nghiệm. Sau khi kết thúc chương
32
trình đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức và kĩ năng để có thể đáp
ứng với yêu cầu của thị trường tuyển dụng.

6. Cơ hội việc làm cho ngành Tài chính - Ngân hàng.

Ngành Tài chính - Ngân hàng là ngành đào tạo thuộc khối ngành kinh tế. Với chương
trình đào tạo được thiết kế hài hòa giữa việc gắn kết nội dung đào tạo và thực tế ngoài
doanh nghiệp sẽ giúp cho người học không bị ngỡ ngỡ khi đi làm. Đồng thời việc lắng
nghe ý kiến của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo sẽ giúp cho sinh viên theo học
ngành Tài chính - Ngân hàng của HNMU có lợi thế lớn khi tìm việc sau khi ra trường.

Sinh viên học ngành Tài chính - Ngân hàng ở HNMU có cơ hội được giới thiệu việc làm
tại các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên
doanh, ngân hàng nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam… sau khi ra trường.

 Tại các ngân hàng này sinh viên có thể ứng tuyển tại các vị trí như:

- Giao dịch viên.

- Nhân viên tín dụng ngân hàng.

- Nhân viên kinh doanh.

- Nhân viên thanh toán quốc tế.

- Nhân viên kiểm toán nội bộ.

- Nhân viên vận hành.

- Nhân viên phân tích tài chính.

- Nhân viên quản lý rủi ro.

33
 Sinh viên còn có thể làm việc ở các tập đoàn kinh tế, các công ty trong và ngoài
nước ở các vị trí như:

- Nhân viên kinh doanh.

- Nhân viên kế toán.

- Nhân viên Marketing.

- Nhân viên vận hành.

- Nhân viên bộ phận nhân sự.

 Ngoài việc làm tại các ngân hàng và các công ty thì sinh viên ngành Tài chính -
Ngân hàng sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm thực tế có thể làm việc ở các lĩnh vực
như Tư vấn kế hoạch tài chính (Financial Planning), môi giới chứng khoán,
chuyên viên thẩm định, phân tích ngân sách, …..

7. Đội ngũ giảng viên.

Giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của khoa Kinh tế và
Đô thị là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Ngoài những giảng viên cơ
hữu, khoa Kinh tế và Đô thị còn mời thỉnh giảng là các chuyên gia đầu ngành trong các
lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Điều này giúp cho sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng
có cơ hội được tiếp cận với những kiến thức mới nhất và thực tế nhất. Song song với kinh
nghiệm và thâm niên lâu năm trong lĩnh vực thì tinh thần nhiệt huyết với sinh viên, tận
tâm với nghề nghiệp luôn là điểm mạnh của giảng viên khoa Kinh tế và Đô thị.

8. Ưu điểm khi thí sinh chọn học Tài chính – Ngân hàng tại HNMU.

34
- Sinh viên được học tập trong một môi trường học tập hiện đại giúp kích thích tính sáng
tạo, sự chủ động và niềm yêu thích học tập.

- Sinh viên khi lựa chọn ngành Tài chính - Ngân hàng có cơ hội được giới thiệu thực tập
tại các ngân hàng, định chế tài chính, doanh nghiệp đồng thời được giới thiệu việc làm
phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

- Sinh viên có cơ hội nhận được các suất học bổng giá trị cao.

- Sinh viên được học ngành có vai trò quan trọng tới nền kinh tế với mức học phí hợp lý
của trường công lập.

- Sinh viên được khuyến khích phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình học, giúp sinh
viên có tinh thần học tập thoải mái để phát huy được các điểm mạnh của mình.

- Sinh viên có cơ hội được học thêm ngành thứ hai (đào tạo song bằng, cấp đồng thời 2
bằng đại học) nhiều ngành ở các lĩnh vực đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển sự nghiệp.

35
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG VÀ THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA KHOA
KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ.
I. Về cấp phép đào tạo các ngành học.

Hoàn thành việc biên soạn và thẩm định 06 mã ngành độ đại học, trong đó có 04 mã
ngành đã được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp phép đào tạo, 02 mã ngành đang trình để
được phê duyệt (ngành Tài chính – Ngân hàng; ngành Quản lý đô thị và công trình).
Trong năm học 2019 – 2020, Khoa tiếp tục biên soạn, mở mã ngành Quản lý kinh tế -
trình độ Thạc sĩ. Đến năm 2023, Nhà trường, Khoa tiếp tục được Bộ Giáo dục và đào tạo
cấp phép đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng, trình độ đại học.

II. Định hướng nghê nghiệp ứng dụng (POHE).

Với các mã ngành đang đào tạo Khoa đã phát triển 02 ngành theo định hướng nghề
nghiệp ứng dụng (POHE) là ngành Quản trị kinh doanh, ngành Logistics và quản lý chuỗi
cung ứng. Hàng năm, các ngành đào tạo của Khoa thường xuyên tuyển sinh đủ và vượt
chỉ tiêu được giao, là một trong những khoa có kết quả tuyển sinh cao trong Nhà trường
(từ năm 2017 đến nay);

III. Về công tác thi đua, khen thưởng.

36
Năm học 2017 – 2018, Khoa tham gia chương trình “Tháng khuyến mại Hà Nội 2017” do
Sở Công thương Hà Nội tổ chức, được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố
Hà Nội do có thành tích xuất sắc. Cũng trong năm học này, Khoa được công nhận danh
hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và được nhận bằng khen của thành phố Hà Nội;

IV. Trong hoạt động liên kết hợp tác.

Khoa đã chủ động tìm kiếm và hợp tác với gần 50 doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp,
gắn đào tạo với doanh nghiệp, với thực tế nghề nghiệp. Đặc biệt với lĩnh vực mới như
Logistics, Khoa chủ động tìm kiếm và tham mưu cho Nhà trường tham gia vào Mạng
lưới đào tạo Logistics do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương chủ trì tổ chức, hiện
đang là thành viên tích tực tham gia thành lập Hiệp hội đào tạo Logistics.

V. Các câu lạc bộ trong Khoa.


 CLB PR-Marketing Club (PMC).

PR-Marketing Club hay còn được viết ngắn gọn dưới cái tên PMC, là một CLB truyền
thông - cánh tay phải đắc lực trực thuộc đơn vị khoa Kinh Tế & Đô Thị - Trường Đại
Học Thủ Đô Hà Nội. PMC là một sân chơi bổ ích cho tất cả các bạn sinh viên có niềm
đam mê với Marketing hay tổ chức sự kiện. Ở PMC các bạn không chỉ được học tập
những kỹ năng mềm, tư duy Marketing từ những cố vấn có chuyên môn cao mà còn được
tham gia thực chiến ở tất cả các sự kiện lớn, nhỏ của Khoa, của Trường. Nếu bạn muốn
trở thành một Marketer trong tương lai thì PMC chính là bệ phóng tốt nhất để bạn phát
triển bản thân.

37
 CLB Logistic & Quản lý chuỗi cung ứng (HLSU).

Được thành lập vào tháng 03 năm 2021, Câu lạc bộ Logistics và Quản lý Chuỗi cung
ứng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội - HNMU (Logistics and Supply chain Union) là
CLB học thuật duy nhất ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội chuyên sâu về lĩnh vực
Logistics & Supply Chain Union. Với mong muốn tạo ra một cộng đồng dành riêng cho
những bạn sinh viên đam mê và yêu thích Logistics & Supply Chain, tại HLSU sinh viên
không chỉ được đào tạo kiến thức chuyên ngành mà còn được tham gia các chuyến đi
thực tế, tham quan tại các doanh nghiệp, các cảng biển,… giúp các bạn được phát triển cả
về tri thức và nghiệp vụ chuyên môn.

 CLB TRANH BIỆN HNMU - HNMU DEBATE CLUB (HDC).

HDC được biết đến là sân chơi tranh biện bổ ích của sinh viên Đại Học Thủ Đô HN có
đam mê tranh biện. Là thành viên của HDC Home, các cậu có thể trau dồi những kỹ năng
tranh biện cần thiết, mở rộng mối quan hệ - làm quen với các bạn mới. Hơn cả, HDC còn
là nơi giúp các bạn phát triển, phá bỏ giới hạn bản thân. Trong tương lai, HNMU Deabate
Club hứa hẹn sẽ đem lại sân chơi bổ ích cho sinh viên ĐH Thủ Đô – nơi sinh viên có thể
bày tỏ quan điểm, phá bỏ mọi rào cản của bản thân để tỏa sáng như cách HNMU Debate
Club đã, đang và sẽ hướng tới.

 CLB Quản lý công HNMU.

Là một CLB học thuật với slogan: “Sống và làm việc với khối óc sống và trái tim hồng”,
CLB Quản lý công HNMU mang trong mình sứ mệnh giúp sinh viên có thêm cơ hội trau
dồi kiến thức chuyên ngành phát triển toàn diện bản thân thông qua các buổi sinh hoạt,
hội thảo chuyên đề, thực tế, xây dựng một đội ngũ sinh viên Quản lý công nhiệt huyết,
chủ động, sáng tạo cống hiến hết mình. Bạn có mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo,
quản lý đội nhóm, tổ chức? Bạn đang cần một môi trường năng động, sáng tạo để khẳng
định bản thân, được gặp gỡ những người có chung lý tưởng, đồng hành trong quãng thời
gian sinh viên? Bạn mong muốn được tìm hiểu sâu rộng về ngành Quản lý công, muốn
38
được thảo luận trao đổi về vấn đề chuyên ngành Quản lý? Vậy CLB Quản lý công
HNMU chính là một điểm dừng lý tưởng dành cho bạn.

VI. Về các hoạt động khác.


Khoa Kinh tế và Đô thị trở thành điểm sáng trong nhà Trường về các hoạt động sinh viên
với những dấu ấn đáng kể.

- Giải Nhất của toàn đội sinh viên trong chương trình “Khởi nghiệp cùng doanh nghiệp”
năm 2017 do Sở Công thương Hà Nội tổ chức và được nhận bằng khen của Chủ tịch
UBND thành phố Hà Nội.

- Giải Đặc biệt Cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp - HNMU năm 2020;

- Giải Nhì vòng Chung kết Sinh viên NCKH năm học 2022-2023;

- Giải Khuyến khích cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2021, khu vực miền Bắc.

- Sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đạt giải Nhất cuộc thi “Genesis 2023 - Ý
tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên”.

- Đặc biệt, Khoa luôn chú trọng phát triển các sân chơi cho sinh viên trên cơ sở hình
thành và phát triển các Câu lạc bộ: CLB Logistics; CLB PR Marketing Club; CLB Quản
lý công;…

- Không những thế, Khoa Kinh tế và Đô thị còn là điểm sáng trong Nhà trường về triển
khai và thực hiện các hoạt động phong trào, hoạt động hỗ trợ người học, hoạt động bổ trợ
đào tạo: Khoa triển khai và được chọn là đơn vị mẫu trong việc thực hiện mô hình “Cải
cách thủ tục hành chính và nâng cao văn hóa phục vụ” tại Nhà trường trong năm học
2017 – 2018;

- Khoa triển khai và được chọn là đơn vị mẫu trong việc thực hiện mô hình “Cải cách thủ
tục hành chính và nâng cao văn hóa phục vụ” tại Nhà trường trong năm học 2017 – 2018;
Triển khai thành công dự án “Vòng quay xanh”, cung cấp phương tiện xe đạp miễn phí
cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong và ngoài trường; Phối hợp cùng với Honda Việt

39
Nam triển khai chương trình Tập huấn kỹ năng lái xe an toàn và kiểm tra, thay dầu miễn
phí cho toàn bộ xe máy của cán bộ, sinh viên trong Nhà trường,…

- Bên cạch học tập, Khoa Kinh tế và Đô thị cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi thể
thao nhằm tạo sân chơi giải trí lành mạnh, đồng thời rèn luyện sức khỏe cho sinh viên
trường Đại học Thủ Đô nói chung và sinh viên thuộc Khoa Kinh tế và Đô thị nói riêng.

- Ngoài ra còn rất nhiều những thành tích lớn nhỏ khác mà Khoa đã đạt được trong những
năm qua.........

KẾT LUẬN
Tuy là một Khoa còn non trẻ nhưng luôn sống đúng với phương châm, “Tuổi trẻ nếu
không phát ra ánh sáng rực rỡ, mọi thứ sẽ mất đi sức hút” nên Khoa Kinh tế và Đô thị
luôn chiếm trọn spotlight trong các hoạt động sinh viên của Nhà trường và cũng đã để lại
được những dấu ấn đáng kể.
6 năm trôi qua, từ ngày 05 tháng 01 năm 2017 đến ngày 05 tháng 01 năm 2023 - một
chặng đường tuy chưa thật dài nhưng cũng phần nào nói lên sự miệt mài, nỗ lực khẳng
định của Thầy và trò Khoa Kinh tế và Đô Thị. Biết rằng phía trước, trên con đường chinh
phục và truyền thụ tri thức, đào tạo nhân tài trong bối cảnh Hội nhập và đổi mới giáo dục
của nước nhà sẽ còn không ít những khó khăn. Nhưng với sự nhiệt huyết, yêu Trường,
yêu nghề, cùng sức trẻ của Thầy và Trò Khoa Kinh tế và Đô thị, tin chắc rằng Khoa Kinh
tế và Đô thị sẽ lớn nhanh và lớn mạnh hơn nữa, góp phần cùng Trường Đại học Thủ Đô
Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo uy tín trong quốc gia và khu vực, cũng như Slogan: KỶ
LUẬT - CHUYÊN NGHIỆP - SÁNG TẠO - HỘI NHẬP - PHỤNG SỰ là phương châm,
giá trị cốt lõi mà Khoa sẽ theo đuổi, hướng đến trong quá trình hoạt động, phát triển của
mình.
6 năm không phải là một chặng được quá dài nhưng đủ để minh chứng cho những nỗ lực,
những bước tiến của Khoa Kinh tế & Đô thị. Nơi đây, kể từ những ngày đầu thành lập đã
có những cán bộ giảng viên tận tâm, ươm mầm kết nụ, chắp cánh cho những ước mơ non
trẻ của các bạn sinh viên đầy hoài bão. Cùng với đó là các ngành đào tạo về kinh tế hot
nhất hiện nay, với sự hoạt động mạnh mẽ của các CLB trong nội bộ Khoa.
Mặc dù chẳng phải một Khoa đào tạo với những trang sử hào nhoáng, được phủ đầy bởi
đầy bởi những thành tích. Nhưng nếu bạn muốn những năm tháng thanh xuân của mình

40
trở nên thật hoàn hảo, thì Khoa Kinh tế và Đô thị vẫn hứa hẹn sẽ là điểm đến tuyệt vời,
nơi sẽ là bàn đạp giúp bạn vươn tới mọi ước mơ!
Xin kính chúc các thầy cô, các thế hệ cựu sinh viên và sinh viên đã và đang học tập tại
khoa Kinh tế & Đô thị - Trường đại học Thủ đô Hà Nội dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
thành công trên chặng đường phía trước. Chúc Khoa Kinh tế và Đô thị ngày càng phát
triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ BÀI CUỐI KỲ

STT HỌ TÊN MSV NHIỆM VỤ MỨC MỨC


ĐỘ ĐÓNG
HOÀN GÓP VÀO
THÀNH SẢN
NHIỆM PHẨM
VỤ NHÓM
1 ĐỖ THỊ VÂN ANH 222001528 - Diễn viên. 100% 100%
- Edit video
- Làm
powerpoint.
- Soát
powerpoint.
- Làm kịch bản.
2 LÊ MAI ANH 222001529 - Diễn viên. 90% 80%
- Làm
powerpoint.
- Tìm nội dung.
3 TRỊNH PHƯƠNG ANH 222001537 - Diễn viên. 90% 80%
- Làm
powerpoint.
- Tìm nội dung.
4 ĐINH THỊ NGỌC ÁNH 222001541 - Diễn viên. 95% 100%
- Làm

41
powerpoint.
- Tìm nội dung
5 HÀ THỊ QUỲNH HƯƠNG 222001572 - Diễn viên. 100% 100%
- Thuyết trình.
- Soát
powerpoint.
6 DIÊM THỊ THANH LẦM 222001580 - Diễn viên. 95% 100%
- Thuyết trình.
- Làm
powerpoint.
7 LÊ GIA LINH 222001584 - Diễn viên. 100% 100%
- Làm kịch bản.
- Edit video.
- Làm
powerpoint.
- Soát
powerpoint.
8 PHẠM GIA LINH 222001586 - Diễn viên. 95% 100%
- Làm
powerpoint.
- Tìm nội dung.
9 TRẦN DIỆU LINH 222001588 - Diễn viên. 100% 100%
- Làm báo cáo.
- Tìm nội dung.
- Làm
powerpoint.
- Làm kịch bản.

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang thông tin Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội về thông tin chung Khoa Kinh tế và
Đô thị: https://hnmu.edu.vn/kinh-te-va-do-thi/thong-tin-chung-khoa-kinh-te-do-thi.html

2. Trang thông tin wikipedia về Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội:


https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_h
%E1%BB%8Dc_Th%E1%BB%A7_%C4%91%C3%B4_H%C3%A0_N%E1%BB%99i

3. Trang thông tin Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội về cơ cấu tổ chức Khoa Kinh tế và Đô
thị: https://hnmu.edu.vn/kinh-te-va-do-thi/co-cau-to-chuc-khoa-kinh-te-do-thi.html

4. Trang thông tin Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội về Đề án tuyển sinh năm 2023:
https://hnmu.edu.vn/tuyen-sinh-2023/ban-hanh-de-an-tuyen-sinh-nam-2023-lan-2-cua-
truong-dai-hoc-thu-do-ha-noi.html

5. Trang facebook Khoa Kinh tế và Đô thị về các CLB:


https://www.facebook.com/KTDT.HNMU/posts/pfbid0Z8NgJh5ChhgbUrYyZSJ2qxQdA
qhn5sURPg2Gfsn7EF8VpM1UBZoRyZNnE3j9mAARl

6. Trang thông tin Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội giới thiệu về ngành Logitics:
https://hnmu.edu.vn/tuyen-sinh-2023/gioi-thieu-nganh-logistics-va-quan-li-chuoi-cung-
ung.html

43
7. Trang thông tin Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội giới thiệu về ngành Quản tri Kinh
doanh: https://hnmu.edu.vn/trinh-do-dai-hoc-116/gioi-thieu-nganh-quan-tri-kinh-
doanh.html

8. Trang thông tin Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội giới thiệu về ngành Quản lý công:
https://hnmu.edu.vn/trinh-do-dai-hoc-116/gioi-thieu-nganh-quan-li-cong.html

9. Trang thông tin Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội giới thiệu về ngành Tài chính – Ngân
hàng: https://hnmu.edu.vn/trinh-do-dai-hoc-116/gioi-thieu-nganh-tai-chinh-ngan-
hang.html

44

You might also like