You are on page 1of 5

Chuyên cần: 10%

Btap nhóm: 15%


Kiểm tra GK: 15%
Thi cuối kỳ: 60%
Chương 1: Đối tượng, phương pháp và chức năng của kinh tế chính trị Mác Lenin
I. Sản xuất xã hội
1. Sản xuất xh
- Kn: là năng lực của 1 xã hội nhất định trong việc cung ứng của cải vật chất nhằm đáp
ứng các nhu cầu của con người, tính đến một thời điểm nhất định.
- Cộng sản nguyên thủy – chiếm hữu nô lệ - phong kiến – tư bản chủ nghĩa (mức độ hoàn
thiện năng lực sản xuất cao nhất) – cộng sản chủ nghĩa
- Các cách phân chia nền sản xuất xã hội: vary
+ VN chia theo địa lý: BB, NB, TB…
+ Kinh tế cổ điển: Kte tự nhiên, Kte thị trường (sx hàng hóa giản đơn, kt thị trường tự
do, kt thị trường hđai)
+ Toffler: làm sóng nông nghiệp, làn sóng công nghiệp, làn sóng hậu công nghiệp
- Các khâu của qtrinh sx: Sản xuất – trao đổi – phân phối – (quản lý) – tiêu dùng
- Vtro của sx xh: Thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, cung ứng các điều kiện
vchat
- 2 mặt của sx xh: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
2. Sự hình thành và phát triển của ktct Mac-lenin
3. Chức năng của ktct Mác Lênin
- Nhận thức
- Thực tiễn: Phát hiện ra những quy luật và tính quy luật chi phối sự vận động của các
quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi. Là cơ sở khoa học lý
luận để nhận diện và định vị vai trò, trách nhiệm sáng tạo của mình
- Tư tưởng
- Phương pháp luận
Bài 1:
Sau đây là bài chiêm nghiệm của em sau buổi học đầu tiên của môn học Tư duy Sáng tạo
và Khởi nghiệp.
Bài học bắt đầu với việc các thành viên trong lớp tự làm bảng tên và định nghĩa bản thân
qua một tính từ và trang trí bảng tên đó theo cá tính. Tiếp theo lớp học ra ngoài và chơi một trò
chơi làm quen: Trò chơi chuyền bóng với cách ngồi như mô hình một lớp học hiện đại – tất cả
các thành viên đều có thể nhìn thấy mặt nhau. Trò chơi này yêu cầu chuyền bóng cho một
thành viên khác và đọc tên họ, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải được đọc tên. Đầu
tiên cô Trang có ví dụ một lượt chơi bằng cách ném bóng cho người đối diện từ khoảng cách xa
và đọc tên. Từ hành động làm mẫu này có thể tạo ra một khuôn mẫu trong lớp rằng các bạn
phải ném bóng thay vì làm các động tác đưa, lăn,...Với mỗi người hoặc mỗi nhóm khi tham gia
đều sẽ có các cách suy nghĩ hay chiến thuật khác nhau. Phải thú thực rằng, tuy là nhóm chiến
thắng – nhóm nhanh nhất trong trò chơi này nhưng nhóm em chưa thực sự bàn với nhau xem
nên sử dụng chiến thuật nào mà đơn giản chỉ là làm quen và nhớ tên tất cả các bạn trong
nhóm, khi ném cũng vô cùng randomly. Tuy vậy, chúng em đã luyện tập bằng cách chơi thử rất
nhiều lần và em nghĩ bản thân từng bạn đều có cách nhìn nhận của chính mình. Một bạn cùng
nhóm em cho rằng chỉ cần học tên bạn đối diện và luôn ném bóng cho bạn đó, nhưng em thấy
rằng mục đích của trò chơi là để nhớ các bạn cùng nhóm, vì vậy đây chỉ là cách ăn xổi. Em cũng
có thử cách làm như nhóm về đích thứ hai đặt ra trong một vài hiệp chơi. Nhưng em cho rằng
việc chuyền bóng cho người ngay sát cạnh mình cũng có nhược điểm của nó như việc phải quay
nghiêng người sang thay vì ngồi thẳng và ném, việc chuyền cho nhau đôi khi cũng diễn ra khó
khăn hơn là bắt, cũng như việc ngồi cạnh trong một vòng tròn tầm nhìn cũng khuất hơn là nhìn
những người ở phía đối diện. Vì vậy có thể đưa đến kết luận là mỗi người cần tìm cho mình một
cách làm phù hợp với bản thân và với hội nhóm mình, không có cách thức nào là vượt trội nhất
so với cách làm khác.
Ở phần tiếp theo, chúng em được cô giáo giải thích về tên của môn học cũng như giới
thiệu khóa học, lịch trình môn và hình thức kiểm tra đánh giá. Ở phần này, thông tin giải thích
môn học vô cùng hữu ích. Em cũng nắm bắt được môn học này gồm 2 phần lớn là phần Tư duy
Sáng tạo và phần Khởi nghiệp. Từ đó không bị xem trọng phần nào hơn. Về phần lịch trình môn,
môn học này được chia thành nhiều bài học với mỗi bài học có một đích đến, theo trình tự như
là: Nhập môn môn học, dẫn nhập đổi mới sáng tạo, làm việc nhóm, tư duy thiết kế, elevator
pitch… Một phần vô cùng đáng chú ý khác là hệ thống điểm môn học, bao gồm: 30% điểm
chuyên cần và tích cực tham gia gồm các đầu điểm chuyên cần, tham gia và trưng bày sản
phẩm; 01 dự án cuối khóa chiếm 40% điểm được tính bằng phần thuyết trình ý tưởng và bản
cứng sản phẩm; 30% cuối cùng thuộc về 01 bài viết chiêm nghiệm và kế hoạch áp dụng sau
khóa học.
Sau đó, cô Trang đưa ra 1 video về sự tăng trưởng của một hạt mầm, từ đó nhận xét về
tác dụng của từng bộ phận của cây và cách sinh trưởng, phát triển của cây. Đó là việc hạt mầm
phải phá vỏ bọc của nó để trồi ra. Đây là một ẩn dụ cho việc mỗi người nếu muốn phát triển sẽ
phải rời khỏi vùng an toàn của bản thân, chấp nhận vượt qua vùng insecure để rồi tiến đến
vùng phát triển.
Về nội dung tiếp theo, chúng ta được tiếp cận nội dung về cuộc cách mạng công nghiệp
4.0. Đây là cuộc cách mạng về tự động hóa, nơi các thiết bị máy móc thay thế nhân lực con
người. Tất cả dữ liệu và phương thức hoạt động sẽ được đưa lên cơ sở dữ liệu lớn (Big data) và
máy móc sẽ tự động hoàn thành theo trình tự được giao. Chúng cũng có khả năng dựa vào cơ
sở các trường hợp đã xảy ra để tính toán biến cố. Chính vì vậy, nếu con người không sở hữu trí
tuệ, cách nhìn nhận và khả năng tư duy sáng tạo vượt trội hơn máy móc sẽ bị chúng thay thế.
Con người có thể biến AI thành cơ hội chứ không phải kẻ thù bằng cách trở thành người điều
khiển chúng.
Nội dung thứ 5 đề cập đến 4 mục tiêu của giáo dục theo Hội đồng Giáo dục thuộc
UNESCO. Đó là Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Họᴄ để
biết là nắm những ᴄông ᴄụ để hiểu.Họᴄ để làm là phải ᴄó những khả năng hoạt động ѕáng tạo
táᴄ động ᴠào môi trường ѕống ᴄủa mình.Họᴄ để ᴄùng ᴄhung ѕống là tham gia ᴠà hợp táᴄ ᴠới
những người kháᴄ trong mọi hoạt động ᴄủa ᴄon người.Họᴄ để làm người là ѕự tiến triển quan
trọng nảу ѕinh từ ba loại hình trên”.
Tiếp theo lớp được cô giới thiệu về nội dung cây kỳ vọng. Bởi mỗi chúng ta để đạt được
một mục tiêu đều cần hiểu rõ bản thân muốn gì. Cây kỳ vọng sẽ khác nhau đối với mỗi đối
tượng tiếp cận, ví dụ với lớp Tư duy Sáng tạo và Khởi nghiệp, kỳ vọng của các bạn có thể là trở
nên sáng tạo hơn, tạo ra một ý tưởng khởi nghiệp.

Bài 2:
- Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự chuyển đổi từ sản xuất thủ công và cơ giới sang sản
xuất kỹ thuật số nhờ sự kết hợp của các loại công nghệ mới trong mọi lĩnh vực như vật
lý, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, công nghiệp… và sự tích hợp của các hệ thống máy tính.
Các công nghệ chủ yếu của cách mạng công nghiệp 4.0 là kết nối, thông minh và tự động
hóa. Tức là tất cả nguồn dữ liệu và công nghệ sẽ được lưu trữ và sử dụng qua các đường
truyền mạng, điển hình là Internet, từ đó chúng ta có Internet of Things nhằm tạo lên
mạng lưới dẫn đến mọi vật. Sau khi có tất cả các khả năng, hệ thống máy tính có thể tự
động tìm ra con đường tối ưu nhất và vận hành, đó là khả năng tự động hóa thông
minh.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến thách thức lớn đối với nguồn nhân lực. Các doanh
nghiệp phải đầu tư và nâng cấp công nghệ để đạt được năng suất ngày càng cao, cùng
với đó là nguồn nhân sự có trình độ cao. Các lao động với công việc lặp đi lặp lại theo
trình tự nhất định có thể sẽ mất việc làm do bị máy móc với khả năng làm việc chính xác
và không biết mệt mỏi thay thế.
- Từ đó ta có thể chỉ ra rằng những công việc đòi hỏi sự sáng tạo cao và có tính biến động
đều đặn thì khả năng bị thay thế thấp hơn rất nhiều. Vậy đây cũng chính là đáp án cho
câu hỏi làm thế nào để không bị khó khăn trong giai đoạn này đánh bại. Sinh viên nói
riêng và nguồn nhân lực nói chung phải tìm cách nâng cao trình độ trong lĩnh vực của
bản thân. Nâng cao trình độ không có nghĩa là phải nghiên cứu khoa học hay viết các
luận văn để có thể trở thành tiến sĩ, giáo sư… mà đơn giản là tìm ra cách vận hành thông
minh nhất trong công việc mình làm, hoặc đưa ra những sáng kiến mới để cải tiến công
việc. Tuy có nhiều thử thách nhưng cách mạng công nghiệp cũng mở ra những con
đường mới cho nguồn nhân lực, chẳng hạn như những ngành kỹ thuật chế tạo hay sửa
chữa chính các loại máy móc đang thay thế nhân công; bởi bản thân chúng không thể tự
sửa lỗi hoặc có thể bị nhiễm virus trong quá trình vận hành.
- Cuộc cách mạng 4.0 liên quan trực tiếp đến sáng tạo, do mấu chốt của nó là việc tự
động hóa thay thế nguồn nhân lực. Từ đó chúng ta không chỉ phải sáng tạo trong công
việc mà còn là sáng tạo trong suy nghĩ, trong mindset của bản thân mỗi người. Bởi sự
phát triển Internet mang đến sự giao thoa văn hóa của nhiều quốc gia, nhiều cá nhân.
Khi đó cách nhìn nhận và đánh giá một sự việc cần phải đến từ việc quan sát đa chiều,
từ tổng thể đến chi tiết, mặt chính và mặt phản…, và sau khi nhìn nhận sự việc cần có tư
duy phản biện để không bị thao túng tâm lý.

Bài 3:
Về câu nói “Give a man a fish and you feed him for a day. Teach a man how to fish and
you feed him for a life time.”, em cho rằng câu nói này đúng nhưng chưa đủ, mà một nửa của
sự thật không phải sự thật nên em không đồng tình với câu nói này. Đầu tiên câu nói này đúng
bởi vì theo thường tình, nếu gặp người đói việc ta nghĩ đến đầu tiên sẽ là cho họ đồ ăn. Nhưng
nếu ta giúp đỡ một người bằng giá trị cụ thể, ở đây là con cá để hoán dụ cho đồ ăn thì đến ngày
tiếp theo, họ vẫn đói, và có thể họ sẽ đi tìm sự giúp đỡ từ một người khác. Còn nếu ta dạy dỗ
cách bắt cá hay tức là truyền một nghề nghiệp, công việc thì họ sẽ tự tìm được của cải vật chất
bằng đôi bàn tay của mình. Thế nhưng đây chưa phải giá trị bền vững nhất. Khi họ có được
nghề đánh cá và đánh cá mỗi ngày, dần dần cá ở vùng đó sẽ hết, lúc này có thể mọi người đang
nghĩ đến việc đi đến vùng khác để đánh cá, nhưng đây cũng không phải một biện pháp hay, bởi
lẽ những người dân ở vùng khác đó cũng đánh cá hàng ngày. Vậy từ đây ta phải nghĩ ra cách
làm khác từ việc đánh cá. Ví dụ từ đánh cá để làm thức ăn thông thường, người đó có thể đánh
bắt và chăn nuôi thủy hải sản, tự nhân giống chúng, sau đó làm ra các chế phẩm khác từ cá, ví
dụ như các loại mắm… Vì vậy cho cá hay cho nghề đánh cá đều không quá tối ưu mà cách làm
em đưa ra là giúp họ hiểu ra ý nghĩa của việc sáng tạo và cải tiến công việc.

You might also like