You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP CÁ NHÂN


Tổng kết lại quá trình học tập môn Kinh tế chính trị Mac Lênin

Môn học: Kinh tế Chính trị Mac-Lenin


Họ và tên: Nguyễn Trần Ngân Hà
Mã sinh viên: 11211937
Lớp: Quản trị chất lượng và đổi mới E-MQI

Hà Nội -2021
Mục lục
I. Tóm tắt kiến thức:...............................................................................3
II. Các kĩ năng tiếp thu được:..................................................................4
III. Cảm xúc, thái độ:.................................................................................6
IV. Đánh giá:...............................................................................................6
I. Tóm tắt các kiến thức đã học:

Sau một thời gian học tập và tích lũy những kiến thức và kĩ năng của bộ môn Kinh
tế chính trị, em xin được trình bày bản tóm tắt những gì em đã học được và cảm
xúc của em với cô và bộ môn ạ.

Kinh tế chính trị là một bộ môn mới toanh và chưa có trong chương trình học phổ
thông nên khi bắt đầu học, em nghĩ rằng đây sẽ là một môn khó nhằn với những
kiến thức trừu tượng. Nhưng trong quá trinh học, bằng cách dạy vô cùng sáng tạo
và mới mẻ của cô, em hoàn toàn thay đổi suy nghĩ đó. Cụ thể, sau đây em xin được
trình bày những kiến thức mà em đã tích lũy được qua các bài giảng trong suốt quá
trình vừa qua: 

Ở chương 1, em đã nhận thức được những gì tổng quan và khái quát chung nhất về
môn học Kinh tế chính trị Mac-Lenin, đó là đối tượng, phương pháp nghiên cứu và
chức năng của bộ môn.
 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mac - Lenin là quan hệ sản xuất trong
sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng nhằm tìm ra
bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy
luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người.
Có 2 phương pháp nghiên cứu khoa học khi nghiên cứu về kinh tế chính trị Mac
Lenin: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học và phương pháp logic kết hợp với
lịch sử
Cuối cùng là về chức năng của bộ môn, kinh tế chính trị đóng vai trò chủ yếu trong
đời sống xã hội con người thông qua 4 chức năng: chức năng nhận thức, chức năng
thực tiễn, chức năng phương pháp luận, chức năng tư tưởng.

Trong chương 2, cũng là 1 trong những chương quan trọng nhất. Hàng hóa thị
trường và vai rò chủ thể tham gia thị trường. Em đã nắm được những vấn đề lý
luận cơ bản về sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa, hiểu được
khái niệm hàng hóa, 2 thuộc tính của hàng hóa và tính chất 2 mặt của lao động sản
xuất hàng hóa, hiiểu được lịch sử ra đời và bản chất của tiền, các chức năng của
tiền và hiểu được các khái niệm về thị trường, nền kinh tế thị trường, cơ chế thị
trường và một số quy luật trong nền kinh tế thị trường. 

Khi học chương này, để giúp chúng em có cái nhìn thực tiễn và chủ quan khi nhận
thức về hàng hóa, thị trường bằng cách trực tiếp đóng vai một chủ thể tham gia thị
trường thông qua những ý tưởng khởi nghiệp với 1 hàng hóa bất kì. Nhóm em đã
chọn kinh doanh giấy vệ sinh in truyện và thông qua quá trình làm việc từ khâu
nghĩ ý tưởng đến khâu trình bày cho cô, em đã rút ra được một số những bài học
kinh doanh. Đầu tiên, em đã học được rằng khi chọn 1 sản phẩm kinh doanh cần
nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, xác định và thỏa mãn được nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng thì hàng hóa đó sẽ được coi là thành công. Ví dụ như nhóm
của em xuất phát từ nhu cầu giải trí và tạo ra một việc làm thú vị khi đi vệ sinh để
người dùng có thể thoải mái và thích thú hơn trong quá trình đi. Hiện nay thì hầu
hết giới trẻ đang có một thói quen rất độc hại và xấu xí đó là lướt điện thoại khi đi
vệ sinh vậy thì em nghĩ là mình có thể thay đổi thói quen đó bằng cách in những
mẩu truyện hoặc báo với hình vẽ sinh động hài hước thì sẽ khiến khách hàng bỏ
điện thoại ra xa và đi vệ sinh với tâm thế thoải mái. Tuy nhiên khi đã xác định
được nhu cầu khách hàng, một doanh nghiệp muốn có được vị thế trên thị trường
còn rất nhiều bài toán khác phải giải. Đó là những bài toán về chi phí nhân công,
nguyên liệu, quảng bá, truyền thông… 
Trong chương 2 này, em không chỉ học được những kiến thức hàng hóa và thị
trường thông qua những ý tưởng khởi nghiệp mà em còn tích lũy thêm và đào sâu
thêm về tiền và nền kinh tế thị trường. Theo như ngôn ngữ của kinh tế chính trị,
tiền là 1 loại hàng hóa đặc biệt, kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hóa, là đại lượng trung gian để trao đổi hàng hóa và là vật ngang giá
chung biểu thị và đo lường giá trị hàng hóa. Năm chức năng chính của tiền đó là
thước đó giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh
toán và tiền tệ thế giới. Tiếp theo là cơ chế, đặc điểm và 4 quy luật của nền kinh tế
thị trường.
Đến với chương 3, em được tiếp cận với một phần kiến thức rất khó nhằn và trừu
tượng, bản thân em cũng chưa nghe thấy những khái niệm trong chươgn này bao
giờ cả, đó là giá trị thặng dư của C.Mác trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh
tranh TBCN. Qua các bài thuyết trình của mỗi nhóm, em đã nắm vững Lý luận của
C.Mác về giá trị thặng dư: nguồn gốc, bản chất và các phương pháp sản xuất. Em
cũng hiểu được thế nào là tư bản bất biến và tư bản khả biến. Khi tìm kiếm và làm
nội dung cho bài thuyết trình của nhóm em, em còn hiểu hơn về một khái niệm rất
khó, đó là Tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
Vốn là những kiến thức dày đặc chữ và khô khan, bằng những bài thuyết trình thú
vị, hình ảnh sinh động mà em đã hiểu sâu hơn về những khái niệm khó nhằn này.

II. Các kĩ năng tiếp thu được:

Không chỉ được bỏ túi vào hành trang đại học của mình những kiến thức bổ ích mà
nhờ có những phương pháp dạy học hết sức sáng tạo của cô, em còn làm dày dặn
thêm những kĩ năng rất cần thiết cho quãng đời sinh viên của mình. 

Em thấy môn của cô là môn phải thuyết trình nhiều nhất, hầu như hôm nào cũng có
một bài thuyết trình. Không nhận thấy đó là áp lực, trái lại em cảm thấy hào hứng
hơn với mỗi buổi học của cô và nhờ đó em đã cải thiện hơn rất nhiều kĩ năng
teamwork của mình và cũng có nhiều kỉ niệm đẹp với các bạn trong nhóm nữa. Em
đã vốn là người khá bảo thủ nhưng các bạn trong team đã giúp em biết lắng nghe
nhiều hơn. Khi lắng nghe, em sẽ tiếp nhận được khối lượng kiến thức tuyệt vời, bổ
sung vào điểm thiếu sót của bản thân, dần hoàn thiện mình. Không những thế, em
học được cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người. Em hiểu được rằng
Teamwork là nâng nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đó là sự thay phiên
nhau làm bậc thang để người kia tiến lên và rồi cả hai cùng đến đỉnh chứ không
phải đánh đổ cạnh tranh nhau từng bậc thang lè tè sẵn có để rồi không ai chạm
được thành công. Nhóm của em luôn có bầu không khí tốt và hòa hợp vì vậy các ý
kiến, vấn đề được quyết định khá nhanh. Em học được từ các bạn đó là dù đang
làm việc thì cũng không nên căng thẳng quá, phải luôn giữ một tinh thần thoải mái,
đôi khi pha chút hài hước để giúp cho mọi người hứng thú khi làm bài hơn.
Không chỉ là em học được từ các bạn mà một số bạn cũng đã chia sẻ cho em là họ
học được gì từ em. Đó là tinh thần nhiệt huyết, sự tỉ mỉ, chỉnh chu trong từng câu
chữ. Nhờ có em liên tục đốc thúc và giúp cho mọi người xung phong nhận việc
nhiều hơn mà tiến độ của nhóm mới hoàn thành đúng thời gian cô cho. Em rất biết
ơn khi các bạn đã nói lên những điểm mạnh của em, giúp em tự tin hơn, mạnh mẽ
hơn để thể hiện bản thân và cố gắng tiếp tục phát huy những kĩ năng ấy trong
tương lai.

Ngoài kĩ năng thuyết trình và làm việc nhóm, cô cũng đã giúp em tiến bộ hơn trong
kĩ năng tư duy phản biện. Trong buổi tìm hiểu về tiền và thị trường, em đã có dịp
phân tích nhiều góc cạnh về câu nói “Tiền nhiều để làm gì?”. Qua những câu hỏi
hóc búa mà nhóm đối thủ đặt ra cũng như là các ý kiến hết sức đa dạng, thú vị của
các bạn trong nhóm mà kiến thức và những suy nghĩ của em về câu nói này được
đẩy lên một tầm cao mới. Em đã tích lũy được các kĩ năng mở rộng tư duy và đầu
óc như là: nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận, tìm ra những sự không
nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận, giải quyết vấn đề một cách có hệ
thống, nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng, xem xét cách lập
luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.

Không chỉ là những kĩ năng về tư duy, sự sáng tạo không ngừng nghỉ trong cách
dạy của cô đã giúp em tự sáng tạo về cách ghi bài. Không chỉ là đơn thuần ghi lại
slide của cô một cách thụ động và chán ngắt, em đã ghi theo những lời cô giảng và
vẽ sơ đồ tư duy cho mỗi khái niệm và tô điểm, highlight bằng những màu sắc. Nhờ
có cách ghi bài này mà độ tập trung của em trong mỗi buổi học tăng lên rất nhiều
lần, em không hề cảm thấy buồn ngủ mà lắng nghe từng câu từng chữ cô nói để kịp
ghi vào vở. Ngoài những kiến thức cô giảng thì em cũng rất ấn tượng với những ví
dụ thực tiễn và sinh động của cô cũng giúp em hiểu bài hơn rất nhiều. 
III. Cảm xúc, thái độ

Trong suốt quá trình học bộ môn của cô Hồng Hạnh, em luôn cảm thấy hào hứng
khi tới mỗi buổi học, mỗi buổi học của cô vừa học vừa chơi, vừa có những phút
giải trí, hài hước, vừa nghiêm túc tiếp thu bài mới. Chỉ có một điều duy nhất em
thấy hụt hẫng là thời lượng của môn học quá ngắn và phải chia tay với cô quá sớm.
Em ấn tượng nhất với buổi học cuối cùng của cô, được nghe giọng hát “thánh thót”
của cô. Phải nói rằng là cô tâm huyết với học sinh tới tận phút cuối cùng khi cô đã
cho bọn em một đề cương rất chi tiết và dễ hiểu và em rất biết ơn điều đó. Em
mong rằng là năm sau và năm sau nữa sẽ lại được gặp lại cô và học môn của cô.

IV. Đánh giá:


Khi nhìn lại cây kì vọng hồi đầu kì, em đã hoàn thành được gần như là các kì vọng
ngắn hạn như là thích nghi với môi trường học tập mới, mở rộng các mối quan hệ,
phát triển, trau dồi các kĩ năng mềm và đạt được kết quả học tập tốt. Những giá trị
cốt lõi như là tinh thần đoàn kết, sự cầu tiến và trách nhiệm trong công việc em
cũng đã đạt được. Có thể nói, bộ môn Kinh tế chính trị Mac-Lenin là một khởi đầu
tốt cho quá trình học tập tại bậc Đại học, tạo một nền tảng vững chắc cho em sau
này.

You might also like