You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO CHIÊM NGHIỆM VÀ KẾ HOẠCH ÁP DỤNG SAU KHÓA HỌC

MÔN TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP

Học kì I năm học 2022 – 2023

Họ và tên: Lê Hạnh Nguyên

MSSV: 21040135

Lớp: FLF1009*** 11

Khoa: NN&VH Nhật Bản


MỤC LỤC

A. Đánh giá tổng quan toàn khóa học

B. Cảm nhận cá nhân về các hoạt động qua từng buổi học

C. Cảm nhận và kế hoạch áp dụng cụ thể sau khóa học

1. Sáng tạo, đột phá và thay đổi tư duy

2. Khả năng làm việc nhóm và làm việc hợp tác trong nhóm

3. Kỹ năng giao tiếp

4. Khả năng lãnh đạo

5. Học tập và tăng cơ hội học tập

6. Tự phát triển bản thân

Lời kết
A. Đánh giá tổng quan toàn khóa học

Khóa học đã làm thay đổi gần như hoàn toàn suy nghĩ của em đối với việc học. Trước đây, em luôn nghĩ học các
môn tư duy rất khó và trừu tượng, em nghĩ rằng việc ngồi nghe những giờ học như vậy không thể nào giúp em thay đổi
nhận thức cũng như áp dụng được điều gì vào cuộc sống. Tuy nhiên em đã thay đổi suy nghĩ của mình chỉ sau 2 buổi đầu
của khóa học này. Khóa học rất thú vị, từ cách học, cách giảng dạy của giảng viên và cả cách thi kết thúc học phần. Chúng
em được tiếp cận môn học từ nhiều khía cạnh cả lý thuyết và thực hành, cả âm thanh và hình ảnh. Em cảm nhân được sự
thay đổi của chính bản thân sau 6 tuần học. Em không bao giờ nghĩ mình có thể chủ động và thoải mái đưa ra ý tưởng của
mình, Em cũng không bao giờ nghĩ ý tưởng của mình đưa ra lại giúp ích được cho cả nhóm, được nhiều người lắng nghe và
quan tâm. Bản thân em là người khá nhút nhát trước đám đông, luôn không dám đưa ra quan điểm, ý kiến của mình với
người khác bởi trong suy nghĩ của em, em luôn lo sợ rằng ý kiến của mình chưa hay, ý tưởng của mình chưa độc đáo, sẽ
không được mọi người tiếp nhân đâu, Nhưng những hoạt động trong từng buổi, những bài học em nhận được từ lời giảng
của cô Ngọc đã tạo ra động lực rất lớn đối với em trong việc phát triển bản thân cũng như thay đổi lối tư duy rụt rè, bị động,
Em tự tin hơn trong giao tiếp, trong việc đưa ra quan điểm cá nhân cũng như gặp gỡ được nhiều bạn mới đến từ nhiều khoa
khác nhau sau mỗi hoạt động teamwork, em cảm thấy bản thân tích cực, có mục tiêu hơn sau hoạt động nhận diện bản thân.
Và hơn thế nữa, điều mà em cảm thấy đặc biệt có ích mà khóa học đã mang lại cho em chính là sự dũng cảm, vững vàng mà
em nghĩ rằng sau này em sẽ không còn bỡ ngỡ, lo lắng khi phải tiếp cận một điều gì mới. Việc tiếp cận môn học không qua
nhiều giáo trình, sách vở khô khan, nhàm chán đã giúp em chủ động hơn rất nhiều không chỉ trong khóa học này mà còn
trong các bộ môn khác.

Em thật sự mong muốn khóa học được kéo dài thời lượng để chúng em được học kĩ hơn về các kiến thức tuy duy
khởi nghiệp cũng như được rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng mềm. Bởi em nhận thấy các kỹ năng mềm như nhận diện bản
thân, thấu cảm, thuyết trình… là những kỹ năng thật sự rất quan trọng và cần thiết cho tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực.
Em mong chúng em có nhiều thời gian được cô định hướng, hướng dẫn và được lĩnh hội nhiều kiến thức khác nữa về tư duy
và sáng tạo. Em cũng mong có thêm nhiều buổi chia sẻ, tọa đàm giao lưu với các diễn giả, những người đi trước đã tự khởi
nghiệp bằng chính những ý tưởng, dự án của mình để từ đó chúng em có thêm hiểu biết cũng như động lực học hỏi và cố
gắng.

Góp phần vào sự thành công của khóa học, không thể không nhắc đến công sức giảng dạy, dẫn dắt cả lớp của cô
Ngọc. Nhờ cô mà không khí lớp luôn sôi động, náo nhiệt, giúp cho em có thêm hứng thú với bài học. Em luôn cảm nhận
được sự tích cực, nhiệt huyết của cô khi truyền đạt kiến thức cho chúng em, cô chính là người đã truyền cảm hứng đến cho
em và cả lớp, khiến em luôn tập trung lắng nghe và ghi chép tất cả những lời cô nói vì em biết rằng đó là những kinh
nghiệm, bài học quý giá cũng như tình cảm cô muốn truyền đến chúng em. Ngoài ra, các anh chị trợ giảng cũng luôn tận
tâm, theo sát cả lớp, hỗ trợ cô Ngọc trong các hoạt động và quan tâm, giúp đỡ chúng em trong suốt khóa học cũng khiến em
cảm thấy rất biết ơn.
C. Cảm nhận và kế hoạch áp dụng cụ thể sau khóa học

1. Sáng tạo, đột phá và thay đổi tư duy

Có thể nói toàn bộ môn học này khiến em có sự thay đổi và đột phát về tư duy rõ ràng. Từ việc thay đổi để có tư duy
phát triển: lắng nghe từ nhiều phía, biết tiếp thu một cách có chọn lọc và từ đó hoàn thiện bản thân hơn. Đây chính là thông
điệp mà chúng em được nhận khi bắt đầu khóa học. Bản thân em từ trước đến này luôn nằm ở vùng an toàn, em không có
đủ dung cảm và dung khí để bước ra khỏi cái vỏ bọc mà em tự tạo ra. Em không thật sự chủ động tư duy hay nói lên ý kiến
của bản thân. Nhưng sau khi được nghe cô Ngọc giảng dạy và động viên, em đã dần dần bước ra được khỏi vỏ bọc của mình
. Em đã dần tương tác với lớp trong các hoạt động thảo luận, chủ động đưa ra ý kiến xây dựng và đóng góp cho nhóm. Em
hướng đến bản thân trong tương lai sẽ thoát được khỏi vùng an toàn và hướng đến vùng trưởng thành để có thể học hỏi và
phát triển nhiều hơn. Trong phần Design Thinking, em đã hoàn toàn thay đổi được cách nghĩ cũng như cách nhìn của mình.
Trước khi học khóa này và kể cả trong những ngày đầu của khóa học, em luôn nghĩ việc đưa ra ý tưởng sáng tạo là việc đưa
ra những ý tưởng mới lạ, những ý tưởng chưa ai từng nghĩ ra, phải là những ý tưởng cao xa và có ích.

Chính vì có tư duy như vậy, vô hình tự bản thân em đã đóng cánh cửa của sự tư duy sáng tạo, tự làm bản thân mất
dần khả năng tưởng tượng. Nhưng sau nhiều bài học, sau nhiều lần teamwork, em đã dần mở mang được trí thức của mình.
Cô Ngọc đã có cách dẫn dắt khiến em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, sáng kiến của bản thân mà không phải lo sợ bị chê
bai, chỉ trích. Tưởng chừng như không thể, nhưng việc tự do sáng tạo giúp em mở rộng tầm nhìn và quan trọng hơn, em còn
hết sức quan tâm tìm hiểu và tìm cách hiện thực nó. Cả những hoạt động như “Nhìn đồ vật cũ bằng con mắt mới” cũng giúp
em hiểu ra sáng tạo không chỉ là tạo ra cái mới, mà còn có thể thay đổi, làm mới cái cũ.

2. Khả năng làm việc nhóm và làm việc hợp tác trong nhóm

Con người không thể lúc nào cũng làm việc độc lập cô đơn mà có những lúc cần đồng đội sát cánh, hỗ trợ bên cạnh.
Môn học này tạo cơ hội cho em dược làm việc nhóm rất nhiều, và nó cũng thay đổi cách suy nghĩ của em về việc làm việc
nhóm.

Trước đây em có suy nghĩ rất sợ làm việc nhóm bởi em đã có những trải nghiệm làm việc nhóm nhưng một mình
gánh toàn bộ công việc nên khi biết môn học phải làm việc nhóm rất nhiều thì em đã cảm thấy áp lực. Tuy nhiên những hoạt
động nhóm trong các buổi học đã khiến em có một định nghĩa khác về cách làm việc nhóm. Khi chúgn em làm bài tập sáng
tạo bình nước, thiết kế pizza, em thật sự rất vui với không khí sôi nổi của nhóm. Mọi người cùng bàn bạc, lắng nghe những
ý tưởng cũng như góp ý để cùng nhau cải thiện và đưa ra giải pháp cho những vấn đề nhóm đang mắc phải.Cả nhóm đã chủ
động phân công và nhân đầu việc phù hợp với khả năng của bản thân, hoàn thành phần việc cũgn như xin góp ý của các
thành viên khác và hoàn chỉnh lại bài làm. Cách làm việc như vậy đã tạo nên một hoạt động làm việc nhóm thật sự hiệu quả
và em nghĩ mình sẽ tiếp tục áp dụng cách làm việc nhóm như vậy đối với những môn học khác.

Các hoạt động nhỏ như “Marshmallow challenge” cũng đều cần có sự hợp tác, phối hợp của cả nhóm. Sau những lần
hoạt động nhóm này, em nhận ra không nhất thiết phải làm việc với những người mình quen mới có hiệu quả mà làm việc
với càng nhiều người càng mở ra cơ hội cho bản thân. Bởi vì ai cũng có những điểm mà từ đó mình có thể rút kinh nghiệm,
hoặc học hỏi theo.
3. Kỹ năng giao tiếp

Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng đối với mọi ngành nghề và đặc biệt là những ngành nghề liên quan đến ngôn
ngữ. Trước đây em là người rất rụt rè, ngại giao tiếp và luôn tránh các cuộc tranh luận. Nhưng nhờ sự dẫn dắt, truyền cảm
hứng của cô cũng như các hoạt động của mỗi giờ học đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp của em.
Ngay từ buổi đầu tiên, khi tham gia hoạt động làm quen với các bạn, em đã cảm nhận được sự cởi mở, nhiệt tình của các
bạn trong lớp khiến em cũng muốn đáp lại những điều đó và thể hiện bản thân nhiều hơn, cũng muốn tạo ra những ấn tượng
riêng của bản thân mình. Các hoạt động nhóm ở những tuần học sau cũng đóng góp rất lớn trong quá trình phát triển kỹ
năng giao tiếp của em. Từ những người lạ đến từ những khoa khác nhau nhưng vì cùng có chung một mục đích nên chủ
động giao tiếp, tìm ra tiếng nói chung. Chỉ sau vài tuần học, em đã tự tin hơn rất nhièu khi nói chuyện với các bạn trong
những lần bắt cặp bất kì để làm hoạt động nhóm.

Trong khóa học, em không chỉ dược học thêm về kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động nhóm thực hiện tại lớp mà còn
qua những buổi hoạt động teamwork. Bởi để đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất, các thành viên trong nhóm đều cần nêu
được ý tưởng và phát biểu ý kiến của mình về nhiệm vụ được giao. Xuyên suốt quá trình học, kỹ năng giao tiếp của em đã
dần được cải thiện hơn, em đã dần dần bước ra khỏi “vùng an toàn” và tiến đến “vùng học hỏi”. Em cũng học được cách
đưa ra góp ý và cách tiếp cận ý kiến. Làm thế nào để đưa ra được những góp ý hữu ích, mang tính xây dựng, giúp đối
phương hoàn thiện hơn. Và làm thế nào để tiếp nhận những góp ý, để hoàn thiện bản thân mình hơn. Đó là những bài học
rất hay và hữu ích đối với em, không chỉ trong môn học này, mà còn trong những môn học khác, thâm chí trong cả cuộc
sống, công việc tương lai sau này.

4. Khả năng lãnh đạo

Tuy chúng em không có một buổi học hay tọa đam nào trực tiếp nói về kỹ năng lãnh đạo nhưng thông qua các hoạt
động nhóm, những lần teamwork, khả năng lãnh đạo của chúng em đã được nâng cao. Đặc biệt thông qua chuỗi hoạt động
liên quan đến Design Thinking. Trước đây em thường không nhận việc làm trưởng nhóm vì em nghĩ rằng mình không đủ
khả năng cũng như có suy nghĩ tiêu cực rằng mình sẽ phải chỉ đạo người khác. Nhưng sau những lần hoat động sáng tạo
trong nhóm em đã hiểu ra tầm quan trọng của việc có một người lãnh đạo. Việc không có trưởng nhóm sẽ khiế cho hoạt
động nhóm không được hiệu quả vì tốn rất nhiều thời gian để dịnh hướng, tìm ra hướng đi chung. Một trong những điều em
nhận ra ở một người lãnh đạo sau khóa học này là người lãnh đạo không phải người chỉ tay năm ngón, ngồi đợi mọi người
làm việc theo ý mình mà đó phải là người có tầm nhìn rộng mở, dẫn dắt mọi người cùng đi trên con đường chung, nắm rõ
được tình hình mọi công việc trong nhóm để kịp thời đưa ra hướng giải quyết. Ngoài ra, người lãnh đạo còn phải biết cách
lắng nghe, cách truyền đạt để luôn giữ được tinh thần tích cưc chung của cả nhóm. Không những vậy, một nhà lãnh đạo giỏi
còn phải là người biết kết nối, gắn kết các thành viên trong nhóm mình, luôn có những cách để thúc đẩy tinh thần mọi người
làm việc một cách tốt nhất và hoàn thành công việc. Nhận thức được điều này, em đã áp dụng được nhiều cho các môn
khác, dù chưa hoàn toàn ứng dụng được hết nhưng nhờ có kiến thức và sự hiểu biết từ môn học mà em đã tự tin hơn khi
đứng ra lãnh đạo một nhóm. Và nếu có cơ hội em sẽ không ngần ngại nhận vai trò trưởng nhóm để rèn luyện thêm khả năng
lãnh đạo của mình.
5. Học tập và tăng cơ hội học tập

Em đã học được rất nhiều điều thông qua môn học này. Không chỉ là những kỹ năng, những kiến thức từ các buổi
học, mà còn từ những buổi tọa đàm, những chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đi trước mà còn là những bài học từ chính
các bạn, từ chính bản thân mình. Đầu tiên là việc thực hiện chiêm nghiệm. Việc viết chiêm nghiệm sau mỗi buổi học đã
giúp em hệ thống lại những kiến thức mình tiếp thu được. Có thể có người nghĩ rằng chiêm nghiệm là việc không quá quan
trọng nhưng sau khi học và áp dụng, em nhận ra đây là một việc cực kì cần thiết không chỉ trong các môn học mà còn cả
trong cuộc sống. Việc ghi lại những gì đã học, đã làm trong một ngày giúp em rút ra được nhiều bài học ví dụ như mình nên
hạn chế việc A hay nên dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến việc B. Em cũng đã áp dụng chiêm nghiệm vào các môn học
khác và chính điều này đã thúc đẩy em nhớ lại những gì mình đã học. Em cũng tự hệ thống lại kiến thức sau mỗi buổi và
cách làm này giúp em nắm, ôn tập kiến thức dễ dàng hơn rất nhiều, không còn tình trạng dồn một đống đến gần kỳ thi mới
thức trắng đêm học.

Tiếp đó chúng em học được từ việc lắng nghe chia sẻ từ những anh chị cựu sinh viên ULIS và nhận ra được những bài học
đáng quý: Nếu không biết mình sẽ làm gì tiếp theo thì thử làm đủ mọi ngành, mình đều sẽ học được gì đó. Có thể bắt đầu từ
những cái mình thích trước. Cần nghiên cứu thị trường (áp dụng Thấu cảm) + dùng điểm khác biệt, đặc biệt của mình làm
điểm mạnh, giúp mình tạo nên “nhân hiệu” (thương hiệu con người mình). Nên nghĩ xem mình muốn học gì ở công việc
mình làm. Ở mỗi công việc dù là lương thấp hay lương cao, làm việc chân tay hay trí óc, chúng ta đều sẽ học được điều gì
đó, quan trọng là cần phải chiêm nghiệm thường xuyên để “ôn lại” những gì mình học được, biết được điều mình làm tốt để
phát huy, điều chưa tốt để sửa đổi. Ngoài ra, em còn biết bản thân phải là người chủ động, luôn nắm bắt cơ hội và không
được từ bỏ. Dù có nhiều lần thử nghiệm thất bại, ta lại bắt đầu từ bước thấu cảm để tìm ra một lối đi khác. Sau những lần
thất bại là một bài học để em rút kinh nghiệm, bài học để đưa ra hướng làm, cách giải quyết khác tốt hơn.

6. Tự phát triển bản thân


Nhờ những hoạt động như “ Cây kỳ vọng”, nhận diện bản thân, SWOT mà em đã tự thay đổi và phát triển mình. Như em đã
nói, việc đầu tiên mình phải làm khi bắt đầu bất kì một công việc, một dự án nào đó là việc nhận diện bản thân, biết được
điểm mạnh, điểm yếu và mục tiêu của mình. Cùng với đó, những buổi học tiếp theo cung cấp cho em cơ hội tự phát triển
bản thân đầy đủ về mọi mặt – giao tiếp, kỹ năng mềm,… Tất cả những kỹ năng đó đã đều được nâng cao. Thời gian tham
gia khóa học không dài nhưng bản thân em đã được trang bị những kiến thức, khám phá bản thân và rèn luyện một số kỹ
năng rất cần thiết phải có trong cuộc sống và công việc. Đó là con người dù có chung một điều kiện phát triển nhưng mỗi cá
nhân sẽ có ý tưởng riêng, năng lực sáng tạo riêng, hiểu được thế nào là tư duy thiết kế,
hiểu được ý nghĩa của “giá trị", nhận diện bản thân và trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thấu hiểu
tâm lý của chính những thành viên trong nhóm. Qua khoá học, em nhận thấy mình cần:

Không ngừng tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo những ý tưởng mới.
Nhìn nhận vấn đề với một cái nhìn khách quan, đa chiều.
Trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, biết sử dụng, phát huy sức mạnh tập thể.
Tự tin trình bày, thể hiện bản thân trước đám đông.
Chủ động kiến tạo và nắm bắt cơ hội
Em cũng được tạo cơ hội để làm quen thêm rất nhiều bạn mới, mở rộng vòng quan hệ của mình. Em mong muốn trong
tương lai có thể đưa ra một dự án nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng để giúp được mọi người cũng như có thể phần
nào giúp em trong việc làm khóa luận tốt nghiệp.

You might also like