You are on page 1of 7

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


--------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN


HỌC PHẦN: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thanh Mai

Họ và tên : Nguyễn Văn Học


Mã Sinh Viên : B22DCCN352
Nhóm học phần : 08
Số điện thoại : 0349097659

Hà Nội – 2023
Mục lục

Lời mở đầu ................................................................................ 3


Câu 1 : Hãy nêu lợi ích của môn học kỹ năng thuyết trình ........ 4
Câu 2:Viết chuyên đề “Sinh viên với Kỹ năng thoát hiểm khi
gặp hỏa hoạn”. ........................................................................... 5
-Thế nào là hỏa hoạn : ............................................................. 5
-Những thực trạng hiện nay tại các khu vực thường xuyên xảy
ra hỏa hoạn : ............................................................................ 5
-Một số kỹ năng thoát hiểm : .................................................... 6
-Hậu quả khi không có kỹ năng thoát hiểm : ............................ 7
Câu 3: Tạo slides cho câu 2 ....................................................... 7
Lời mở đầu
"Một chiếc bảng trắng, một đám đông, và ánh đèn sân khấu.
Những điều này đã đủ để khiến tôi cảm thấy hồi hộp, nhưng
đồng thời cũng là lý do tôi chọn môn học kỹ năng thuyết trình.
Từ những bước chập chững đầu tiên, tôi đã bắt đầu hành trình
của mình - hành trình để khám phá bản thân, đưa ra những ý
kiến của mình và tỏa sáng trên sân khấu của cuộc sống học tập."
Ngày đầu tiên bước vào lớp, tôi không biết nhiều về kỹ năng
thuyết trình ngoài việc biết rằng đó là một phần của chương
trình học. Nhưng từ bài giảng đầu tiên, tôi nhận ra rằng nó
không chỉ là về cách nói trước đám đông, mà còn là về cách tạo
ra sự kết nối và ảnh hưởng. Tôi đã thử nghiệm với cách chọn từ
ngữ, biểu đạt ý tưởng và thậm chí là cách tôi di chuyển trên sân
khấu. Những lời phê bình xây dựng từ giáo viên và đồng học đã
giúp tôi nhìn nhận mình và phát triển những khía cạnh mà tôi
chưa từng nhận ra. Không chỉ về kỹ thuật thuyết trình, mà còn
về sự tự tin và sự nhạy bén trong giao tiếp. Qua từng buổi học,
tôi đã cảm nhận rõ sự tiến bộ của mình. Những bài thuyết trình
không còn là nỗi lo lắng mà là cơ hội để tôi thể hiện bản thân.
Tôi nhận ra rằng, ở đây, tôi không chỉ học kỹ năng thuyết trình
mà còn đang trải qua một quá trình phát triển cá nhân không
ngừng. Với mỗi bước đi trên con đường này, tôi cảm thấy mình
trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn, và sẵn sàng đối mặt với những
thách thức mới. Kỹ năng thuyết trình không chỉ là một môn học,
mà là hành trình tìm kiếm bản thân và mở ra những cánh cửa
mới trong thế giới học thuật và nghệ thuật giao tiếp.
Câu 1 : Hãy nêu lợi ích của môn học kỹ năng thuyết trình
Môn kỹ năng thuyết trình mang lại nhiều lợi ích quan trọng ,
không chỉ trong môi trường học thuật mà còn trong nhiều khía
cạnh của cuộc sống và sự nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích
quan trọng của việc phát triển kỹ năng thuyết trình:
1. Giao tiếp hiệu quả : Kỹ năng thuyết trình giúp bạn truyền
đạt ý tưởng, thông điệp của mình một cách rõ ràng và
thuyết phục. Điều này làm tang khả năng giao tiếp hiệu quả
trong nhiều tình huống khác nhau , từ các cuộc họp của tập
thể đến giao tiếp cá nhân hang ngày.
2. Tăng cường lòng tin : Việc thực hành thuyết trình giúp
bạn tự tin hơn khi nói trước đám đông. Khả năng này
không chỉ hữu ích trong các buổi thuyết trình mà còn trong
cuộc sống hàng ngày và trong việc học tập.
3. Khả năng thấu hiểu đối tượng nghe : Khi bạn phải thuyết
trình, bạn phải hiểu rõ đối tượng nghe của mình. Điều này
giúp phát triểu khả năng đọc hiểu , tìm hiểu và tương tác
với đối tượng một cách chặt chẽ hơn.
4. Phát triển kỹ năng nghiên cứu và tổ chức thông tin: Để
tạo ra một bài thuyết trình hiệu quả , bạn phải nghiên cứu
và tổ chức thông tin một cách có hệ thống.Điều này giúp
phát triển kỹ năng nghiên cứu và quản lý thông tin một
cách hiệu quả.
5. Nâng cao kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng thuyết trình thường
đi kèm với khả năng lãnh đạo. Có khả năng thuyết phục
người khác về quan điểm của mình là một phần quan trọng
của lãnh đạo hiệu quả.
6. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm: Trong một số môn
học , các bạn sẽ được yêu cầu làm việc nhóm, thuyết trình
nhóm. Việc này giúp bạn phát triển kỹ năng làm việc nhóm
, học cách hợp tác và tương tác với đồng đội.
7. Có cơ hội thực chiến:Môn kỹ năng thuyết trình là một cơ
hội thực chiến cho các bạn sinh viên , có thể học tập,trau
dồi kiến thức và có thể thực hành trong giờ học. Có được
sự dẫn dắt của giảng viên những lời nhận xét góp ý từ các
bạn giúp sửa những lỗi đã mắc phải để cải thiện bản thân.

Câu 2:Viết chuyên đề “Sinh viên với Kỹ năng thoát hiểm khi
gặp hỏa hoạn”.
-Thế nào là hỏa hoạn :
+Hỏa hoạn là một hiểm họa do lửa gây ra.Thuật ngữ này được
sử dụng để chỉ một đám cháy lớn thiêu đốt và phá hủy tài sản ,
đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của con người, sự sống của
động vật và thiêu đốt thảm thực vật. Một trận hỏa hoạn có thể do
tự nhiên gây ra bởi thiên tai như núi lửa phun, sét đánh gây cháy
rừng , động đất gây chập điện, nổ khí ga hoặc do con người vô
tình hay cố ý tạo ra bằng cách đốt cháy.
+Hậu quả của hỏa hoạn rất nghiêm trọng và đa dạng.Cháy nổ
gây thiệt hại về tài sản,môi trường đôi khi là cả sinh mạng sống
con người.
-Những thực trạng hiện nay tại các khu vực thường xuyên xảy ra
hỏa hoạn :
Hỏa hoạn thường xảy ra ở các khu vực đông đúc như : khu dân
cư , các xưởng sản xuất tư nhân không có sự đảm bảo về phòng
cháy chữa cháy hoặc đôi khi là ở các cánh rừng ….
+ Ở những thành phố lớn như Hà Nội , Đà Nẵng , Thành phố Hồ
Chí Minh là nơi tập trung của rất nhiều trường đại học lớn , công
ty , tập đoàn lớn . Do đó lượng người đổ về những thành phố
này để học tập và làm việc là vô cùng khủng khiếp.Để đáp ứng
nhu cầu chỗ ở nên các chung cư , nhà trọ đã được xây dựng rất
nhiều và hiện nay có một hình thức phổ biến là chung cư mini,
các công trình xây dựng này hầu hết là chưa được đảm bảo về
phòng cháy chữa cháy theo chuẩn của nhà nước thậm chí một số
nơi còn không có những bình chữa cháy cơ bản.
+Ý thức của người dân về phòng cháy chữa cháy : Người dân
vẫn chưa nhận biết được một số nguyên nhân gây cháy nổ dễ
dàng , thờ ơ trước việc quản lý tốt các nguồn dễ gây cháy nổ …
+Kỹ năng ứng phó xử lý đám cháy của người dân vẫn còn thiếu
xót , hạn
chế: Một số người vẫn chưa biết cách sử dụng các bình chữa
cháy cơ bản, không biết ứng phó khi xảy ra đám cháy hay xử lý
sai cách..
Một ví dụ đáng tiếc về thực trạng trên là vụ cháy lớn xảy ra tại
chung cư mini tại Khương Hạ gây thiệt hại nghiêm trọng về
người và tài sản. Trong đó có 56 người thiệt mạng và 37 người
bị thương
-Một số kỹ năng thoát hiểm :
+ Giữ bình tĩnh : Khi phát hiện đang có hỏa hoạn hãy bình tĩnh
xem xét nguồn cháy đang ở khu vực nào, tìm cách dập và lối
thoát an toàn nhất , việc mất bình tĩnh và hoảng loạn sẽ dễ dẫn
đến việc dập lửa sai cách hoặc chạy chen lấn giẫm lên nhau, bị
ngạt khói ….
+ Dập tắt đám cháy, không để đám cháy lan rộng:
-Ngắt cầu dao điện, aptomat
- Sơ tán mọi người ra khỏi đám cháy
- Sử dụng thiết bị dập lửa như bình chữa cháy bột, bình chữa
cháy khí co2, thảm thủy tinh dập lửa.
- Dịch chuyển các vật dụng dễ bắt lửa ra khỏi khu vực có đám
cháy.
- Chú ý trong trường hợp đám cháy lớn ko thể dập tắt hãy tìm
cách thoát thân nhanh nhất có thể.
+Lập kế hoạch thoát hiểm từ trước:
Mỗi gia đình hãy ngồi lại để phác thảo một bản đồ cho kế hoạch
thoát hiểm của mình. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi
đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan
trọng.tòa nhà và khu chung cư nên tổ chức các khóa đào dạo,
hướng dẫn tập huấn thoát hiểm khi có đám cháy.
+Kỹ năng kêu cứu, báo động cứu hộ:
Hãy dùng khăn, áo, mũ màu sắc nổi bật để vừa hô cứu vừa ra
hiệu khi có đám cháy bạn không thể có cách thoát hiểm ra ngoài
bằng lối thoát hiểm thông thường thì hãy ghé cửa sổ lớn, ban
công ra tín hiệu kêu cứu.
Đồng thời, gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
theo số 114. Đây là đường dây khẩn cấp không mất tiền. Mọi
công tác chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ đã được nhà nước chi trả,
người dân không phải mất một khoản chi phí nào.
Ngoài ra còn một số kỹ năng thoát hiểm khác như : Chú ý khi
chạy thoát hiểm ,chống bị nhiễm ngạt khói độc…..
-Hậu quả khi không có kỹ năng thoát hiểm :
+Khi đối mặt với hỏa hoạn mà bản thân không có các kỹ năng
thoát hiểm bạn sẽ đặt bản thân mình vào những hậu quả khó
lường.
+ Thương tích và tăng nguy cơ mất mạng: Người không biết
cách thoát khỏi khu vực nguy hiểm có thể bị thương tích do
cháy nổ hoặc ngạt khói thậm chí là mất cả tính mạng.
+Mất tài sản : Hỏa hoạn có thể gây mất mát lớn về tài sản khi
người ta không kịp thời đối phó và di chuyển khỏi khu vực nguy
hiểm.
+Gây hậu quả cho người thân và cộng đồng
+ Tăng nguy cơ lan rộng hỏa hoạn….

Câu 3: Tạo slides cho câu 2

You might also like