You are on page 1of 9

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ


KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Giảng viên: Trần Thanh Mai


Tên sinh viên: Hứa Duy Anh
Mã sinh viên: B22DCCN018
Nhóm lớp học: Nhóm 08
Số điện thoại: 0914615581

HÀ NỘI, THÁNG 11/2023


MỤC LỤC

Lời nói đầu


Câu 1: Hãy nêu lợi ích của môn học Kỹ năng thuyết trình
Câu 2: Viết chuyên đề: “Sinh viên với kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa
hoạn”
Câu 3: Tạo slide nội dung câu 2.

2|Page
LỜI NÓI ĐẦU

Thuyết trình là trình bày một cách hệ thống và rõ ràng một vấn đề trước đám
đông. Hiểu một cách đơn giản, thuyết trình là trình bày trước nhiều người về
một vấn đề nhằm mục đích thuyết phục, cung cấp thông tin hoặc tạo sức ảnh
hưởng cho người nghe.

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng. Kỹ năng
này mang lại nhiều cơ hội hơn để tạo ra những tác động tích cực trong kinh
doanh và các lĩnh vực khác trong cuộc sống mỗi người. Dù bạn là ai, học ngành
nào thì đã và sẽ phải thuyết trình. Đối với nhiều người, kỹ năng thuyết trình là
một thử thách, khó khăn, nhưng mọi người đều có thể cải thiện kỹ năng này nếu
như cố gắng và có phương pháp phù hợp.

Vì vậy môn Kỹ năng thuyết trình là một môn học rất cần thiết đối với mọi sinh
viên. Qua quá trình học, sinh viên có thể nắm được những kỹ năng cơ bản nhất
về thuyết trình, cũng như giúp cho sinh viên nắm được các bước để xây dựng
một bài thuyết trình hiệu quả. Môn này chính là cơ hội đối với tất cả những bạn
sinh viên để có thể cải thiện khả năng thuyết trình, nhất là đối với sinh viên
ngành kỹ thuật. Kỹ năng thuyết trình cũng rất quan trọng đối với công việc, khi
ta có kỹ năng thuyết trình tốt thì việc thăng tiến cũng sẽ đơn giản hơn.

3|Page
Câu 1: Hãy nêu lợi ích của môn học Kỹ năng thuyết trình
Những lợi ích của môn Kỹ năng thuyết trình:

1. Nâng cao khả năng giao tiếp trước đám đông:


Vì kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt ý tưởng của mình cho đám
đông vì vậy khi ta thuyết trình nhiều thì ta cũng có thể nâng cao khả năng giao
tiếp trước đám đông. Khi sinh viên làm bài tập lớn môn chuyên ngành; Truyền
đạt ý tưởng cho đồng nghiệp…

2. Phát triển sự tự tin:


Học môn học Kỹ năng thuyết trình thì sẽ đưa ra đề tài để ta thuyết trình về đê
tài đó, vậy nên ta có thể phát triển sự tự tin bằng cách xung phong làm người
thuyết trình, và khi thuyết trình thì ta sẽ thuyết trình trước cả lớp vì vậy ta có
thể dần dần phát triền sự tự tin thông qua những lần thuyết trình đó. Khi hoàn
thành tốt phần thuyết trình của bản thân thì sự tự tin sẽ được nhân lên gấp bội,
và sự tự tin này không chỉ thể hiện trong việc thuyết trình mà nó sẽ còn ảnh
hưởng đến những lĩnh vực khác.

3. Phát triển kỹ năng thuyết trình của bản thân:


Trong quá trình học kỹ năng thuyết trình, qua những lần thuyết trình ta có thể
phát triển kỹ năng thuyết trình thông qua những lời nhận xét của giảng viên
sau mỗi phần thuyết trình của mỗi nhóm.

4. Nơi để thực hành và tích lũy kinh nghiệm:


Lớp Kỹ năng thuyết trình chính là nơi tạo điều kiện tốt nhất, hoàn hảo nhất
cho sinh viên để có thể thực hành cũng như tích lũy kinh nghiệm, vì không
giống như trong công việc, nếu ta không có kỹ năng thuyết trình tốt có thể bị
trừ lương cũng như đuổi việc. Việc thuyết trình ờ lớp là thuyết trình cho giảng
viên và những sinh viên khác, và hầu hết đều là những bạn sinh viên thiếu
kinh nghiệm trong việc thuyết trình, vì vậy dù ta thuyết trình không tốt thì
cũng chỉ nhận được những lời nhận xét để rút kinh nghiệm cho sau này.

5. Học được kỹ năng ứng dụng trong cuộc hội thoại:


Thuyết trình là truyền đạt ý tưởng, vậy nên để có thể truyền đạt ý tưởng một
cách tốt nhất thì ta phải biết được cách dùng từ, cách diễn tả hợp lý để sao cho
người nghe thuyết trình bị cuốn hút vào bài thuyết trình. Vì vậy khi học môn
Kỹ năng thuyết trình, ta cũng học được kỹ năng ứng dụng trong cuộc hội
thoại.

4|Page
Câu 2. Viết chuyên đề: “Sinh viên với Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hoản
hoạn”.
I. Phần mở đầu.
Hỏa hoạn là hiểm họa do lửa gây ra. Tình trạng hỏa hoạn ở Việt Nam những
năm gần đây rất phổ biến và gây ra rất nhiều hệ quả. Nổi bật là vụ cháy chung cư
mini gần đây rầm rộ trên những trang báo mạng, trang thông tin, vụ hỏa hoạn đau
thương làm cho 56 người chết. Khi những tình huống như này xảy ra với mình
nếu ta trang bị được những kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn thì sẽ hạn chế
được phần nào hậu quả. Và sau đây em sẽ nói về thực trạng của sinh viên với kỹ
năng thoát hiểm cũng như những kỹ năng thoát hiểm cần có của sinh viên khi gặp
hỏa hoạn

II. Hoản hoạn và sinh viên với Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
2.1 Hỏa hoạn và nguyên nhân gây ra hỏa hoạn:
Hỏa hoạn là hiểm họa do lửa gây ra, đó là thuật ngữ để chỉ một đám cháy
lớn thiêu đốt phá hủy tài sàn, đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống con người, sự
sống động vật và thiêu đốt thảm thực vật. Theo thống kê của cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, những năm gần đây số vụ cháy nổ trên toàn
quốc thì có tới 60% đến 70% nguyên nhân là do sử dụng điện.

2.2 Thực trạng hỏa hoạn ở Việt Nam những năm gần đây:
Năm 2020 toàn quốc xảy ra 5.354 vụ cháy, năm 2021 xảy ra 2.245 vụ
cháy, năm 2022 xảy ra 1.741 vụ cháy, tháng 1 đến tháng 9 năm 2023 toàn quốc
xảy ra 1.485 vụ cháy. Theo những con số thống kê này ta thấy những vụ cháy
trên cả nước ta đang giảm dần, và một trong những lý do chính là do nhà nước
vận động người dân tham gia những buổi tuyên truyền về cháy nổ, vận động
nhà trường làm những chuyên đề về cách phòng tránh cũng như kỹ năng thoát
hiểm cho học sinh và sinh viên.

2.3 Tầm quan trọng của kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn đối với sinh viên:
Qua những thông số, ta có thể thấy việc trang bị những kỹ năng thoát hiểm
khi gặp hỏa hoạn rất quan trọng. Nhất là đối với sinh viên, hầu hết là những bạn
từ quê lên thuê trọ, thuê chung cư mini, ở ký túc xá. Khả năng xảy ra hỏa hoạn
ở những nơi trọ là rất cao đối với những nơi thuê trọ giá rẻ, điển hình là vụ cháy
chung cư mini xảy ra gần đây. Nếu như ta trang bị được kỹ năng thoát hiểm khi
gặp hỏa hoạn thì ta cũng sẽ giảm được hệ quả của hỏa hoạn cũng như bảo toàn
tính mạng của ta, và ta cũng có thể giúp được những người khác nếu như ta vô
tình vướng vào một vụ cháy. Không những vậy khi ta biết xử lý tình huống
khẩn cấp, ta có thể giảm áp lực tâm lý khi ta biết rằng ta có khả năng đối phó
với sự nguy hiểm. Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn giúp ta nhận diện và

5|Page
phòng tránh nguy hiểm từ trước, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố.
2.4 Thực trạng kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn của sinh viên:
Thực tế, hầu hết đối với những bạn sinh viên, sự hiểu biết về kỹ năng thoát
hiểm khi gặp hỏa hoạn là rất “mù mờ”. Sinh viên hiện nay sống trong thời kỳ
4.0 thời kỳ công nghệ cao, thế giới số và thường chú ý nhiều hơn vào điện thoại
di động, máy tính, các thiết bị khác hơn là chú ý vào sự an toàn cá nhân, chỉ
một số ít dùng những thiết bị đó để nâng cao sự hiểu biết của mình về kỹ năng
thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.

Sinh viên thời nay thường chưa đủ sự chú ý và nhận thức về nguy cơ hoả
hoạn xung quanh mình, với sự phát triển của công nghệ giúp cho cuộc sống
hiện tại quá an toàn, sạc xe điện có tự động ngắt, ổ cắm lioa tự ngắt điện khi
quá tải, … Nhưng chỉ cần một sơ xuất nhỏ, một sự cố nhỏ xảy ra như đồ dùng
điện quá cũ, chập điện cũng có thể dẫn đến hỏa hoạn.

Lấy ví dụ như đợt sinh hoạt công dân gần đây của trường Học viện Công
nghệ bưu chính Viễn thông. Trong đợt sinh hoạt trường đã tổ chức một buổi
dạy về những cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, chỉ có những lớp được phân
công để đi thì mới có thể đến hội trường tham gia, và những ai không đến hội
trường thì có thể xem thông qua Zoom. Nhưng theo em nghĩ, phải có hơn 50%
số sinh viên tham gia vào đợt sinh hoạt công dân này chủ yếu là vì điểm rèn
luyện, chỉ có một số ít những bạn tham gia thật sự chú ý đến buổi sinh hoạt
công dân, và những bạn tham gia qua Zoom chắc chắn có những bạn sẽ treo
máy ở đó và đợi cho đến thời điểm quét mã QR điểm danh.

“Giả dụ khi có cháy xảy ra, mình cũng không biết thoát ra kiểu gì”, đó là
lời thừa nhận của Huy Cường, một bạn là sinh viên của trường Học viện Tài
Chính, khi được hỏi về “cách thoát thân khỏi hỏa hoạn”. “Hồi học cấp 3, trường
mình có tổ chức nhiều ngoại khóa về kỹ năng phòng chống hỏa hoạn, thậm chí
còn đầu tư đến mức mang cả xe cứu hỏa đến trường, tạo dựng tình huống giả
định dập tắt lửa như thật luôn. Nhưng trong suốt buổi tham gia ngoại khóa,
mình chẳng tập trung nghe gì cả, chỉ đến khi phun nước mình mới thích thú tập
trung. Kiến thức về kỹ năng thoát hiểm hiện tại của mình hiện tại không có
nhiều”, đó là câu trả lời của bạn Phạm Hà Thu, sinh viên của trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn khi được hỏi về kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa
hoạn. Qua hai bạn trên ta có thể thấy, hiện tại có rất nhiều bạn sinh viên thiếu
hụt sự hiểu biết về kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.

Nhưng vẫn có những bạn sinh viên đã trang bị sẵn cho mình những kỹ
năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn. Đơn cử như bạn Giang Ngọc Anh, sinh viên
của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, do có người quen là cảnh sát

6|Page
phòng cháy chữa cháy nên bạn đã được phổ cập kiến thức thường xuyên. “Mình
nghĩ kỹ năng này quan trọng, mọi người nên học càng sớm càng tốt bởi chúng
ta sẽ không biết được rằng bao giờ nguy hiểm sẽ rình rập đến với chúng ta”,
Ngọc anh giãi bày.

2.5 Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn:


Qua vụ cháy chung cư mini gần đây, chắc chắn phần nảo mọi người đã
hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn. Đặc biệt
đối với những bạn sinh viên, những bạn đang trong quá trình học với một tương
lai tươi sáng ở phía trước, thì việc trang bị những kỹ năng này chưa bao giờ là
thừa. Dưới đây là một số kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn:

-Luôn giữ thái độ bình tình: Khi xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn, những tình
huống nguy hiểm, ta phải luôn “giữ một cái đầu lạnh” để có thể nghĩ ra một
cách giải quyết tốt nhất, vì khi hoảng loạn ta không thể nghĩ được gì khác. Phải
thật bình tĩnh để xác định ngọn lửa và nguồn khói từ đâu tới. Ổn định tâm lý để
xử lỹ với tình huống đang gặp phải, tìm cách rời đi nhanh chóng và an toàn
càng sớm càng tốt.

-Tìm cách di chuyển hợp lý để thoát thân: Trong một vụ hỏa hoạn nếu
ta không có cách di chuyển hợp lý thì ta sẽ có thể bị kẹt trong đám cháy hoặc
hít phải khói từ đó ta có thể bị ngạt. Khói trong đám cháy có thể cản trở tầm
nhìn, để trang bị ngạt khói, ta có thể bò sát dưới mặt đất và men bờ tường để
tìm lối thoát cũng như giúp ta có không khí để thở, tránh bị ngạt thở do khói.
Và tuyệt đối không được dùng thang máy khi có hỏa hoạn, bởi vì nguồn điện sẽ
bị cắt nên thang máy không thể hoạt động được, uy tiên nhất là dùng thang bộ
để tăng khả năng thoát khỏi đám cháy

-Lập kế hoạch thoát hiểm từ trước: Trước khi muốn làm gì thì ta đều
phải có một kế hoạch cụ thể, thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn cũng vậy. Trước khi
thoát hiểm, ta phải lập một kế hoạch, nếu như nhớ được vị trí của nơi mình
đang ở cũng như những lối ra gần đó, hãy vẽ một bản đồ phác thảo để có thể dễ
dàng tìm được vị trí của lối thoát hơn.

-Dập tắt đám cháy, không để đám cháy lan rộng: Đây là một trong
những kỹ năng thoát hiểm hiệu quả nhất, nếu ta biết cách cô lập cũng như dập
tắt đám cháy sẽ làm cho việc cứu hộ và phòng ngừa thiệt hại cho tài sản, con
người hiệu quả hơn. Có một số cách như ngắt cầu dao điện, sơ tán mọi người
khỏi đám cháy, sử dụng bình cứu hỏa, dịch chuyển vật dụng dễ cháy ra xa khỏi
đám cháy,…

-Kỹ năng kêu cứu, tìm kiếm sự giúp đỡ: Hãy dùng khăn, áo, mũ màu sắc
7|Page
nổi bật để vừa hô cứu vừa ra hiệu khi có đám cháy, di chuyển ra ngoài ban công
cửa sổ và gọi to để cầu cứu. Đồng thời gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy theo số 114.

-Kỹ năng mở cửa: Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa,
nếu thấy ấm, đừng mở - mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để
thử, không dùng lòng bàn tay. Khi mở cửa, cần tránh sang một bên để tránh
trường hợp lửa tạt vào người, nếu thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào
phòng, hãy đóng cửa thật nhanh.

-Kỹ năng bảo vệ bản thân: Khi xảy ra hỏa hoạn, tuyệt đối không trốn vào
những nơi nhỏ hẹp như nhà vệ sinh vì đây là nơi dễ bị ngạt thở. Bạn có thể
thoát ra từ cửa sổ, ban công hay mái nhà bên cạnh. Để tránh tạm thời và chờ đội
cứu hộ đến. Nếu như không thể thoát ra ngoài, ngăn khói tràn vào phòng bằng
cách dùng áo, khăn mềm nhúng nước chèn kín khe hở của cửa. Dùng mảnh
quần áo hay khăn mặt nhúng nước đặt nó lên miệng mũi. Không núp dưới gầm
giường vì nó sẽ khiến cho đội cứu hộ khó tìm thấy bạn.

-Hợp tác với đội cứu hộ: Khi hỏa hoạn xảy ra, nếu đội cứu hộ đã đến hãy
bình tĩnh làm theo chỉ dẫn của đội cứu hộ, lực lượng cảnh sát.

Trên đây là một số những kỹ năng thoát hiểm mà em tổng hợp được.
Những kỹ năng thoát hiểm này không chỉ dành cho đối tượng là sinh viên, mà
còn dành cho tất cả mọi người. Đây là những kỹ năng tối thiểu cần có của mỗi
người để có thể giảm thiệt hại nếu như vô tình vướng vào một vụ hỏa hoạn.

III. Kết luận.


Kỹ năng thoát hiểm rất quan trọng đối với tất cả mọi người, là sinh viên những
người sống xa nhà, những người vẫn còn cả một quãng đường dài ở phía trước, ta
nên trang bị những kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, thường xuyên để ý về
những tin tức về hỏa hoạn, những cách phòng tránh cháy nổ cũng như học thêm
những kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn. Để sau này lỡ như ta gặp phải hỏa hoạn
hoặc bị dính phải một vụ hỏa hoản, thì ta có thể áp dụng những kỹ năng ấy để có thể
cứu người cũng như chạy thoát được khỏi vụ hỏa hoạn đó.

8|Page
Câu 3. Tạo slide nội dung câu 2.

9|Page

You might also like