You are on page 1of 39

HƯỚNG DẪN

DEADLINE: Hết ngày 07/04/2024 (CHỦ NHẬT)

Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1. Sáng tạo là gì? → An
2. Tư duy sáng tạo là gì? → An
3. Khởi nghiệp sáng tạo là gì? → An
4. Đặc trưng, đặc điểm. → Dung
5. Vai trò. → Dung
6. Một số mô hình. → Nhi
7. Ma trận SWOT. → Nhi

Chương 2. Thực trạng


1. Khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. → Nhi
2. Đặc điểm, cơ hội thách thức của khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. → Duy
3. Đánh giá mặt đạt được và hạn chế tại Việt Nam. → Duy
4. Phân tích 1 Case Study → COOLMATE → Nguyện

Chương 3: Khắc phục hạn chế


3 mô hình → Tuấn Anh + Nguyện
+ Mô hình máy chủ ảo.
+ AI.
+ Công nghệ thực tế ảo: robot lau nhà, trả lời tự động…

TIỂU LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Đổi mới sáng tạo:

1.1. Thuật ngữ “Đổi mới”?

Đổi mới (creativity) là việc người lao động sử dụng các hoạt động nhận thức để đưa ra
những ý tưởng mới trong doanh nghiệp. Những ý tưởng này được người lao động hình
thành thông qua quá trình học tập, làm việc và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm
việc tại doanh nghiệp. Đổi mới là việc người lao động đưa ra những ý tưởng sáng tạo
hoặc cách tiếp cận độc đáo trong giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Amazon: Amazon sử dụng robot và trí tuệ nhân tạo để tự động hóa các quy trình
trong kho hàng, giúp giảm chi phí và tăng tốc độ giao hàng.

1.2. Thuật ngữ “Sáng tạo”?

Sáng tạo là khả năng tạo ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo và có giá trị, quá trình tạo ra
cái mới, khám phá ý tưởng mới hoặc phát triển điều gì đó một cách độc đáo. Nó thường
được liên kết với trí tuệ, khả năng tưởng tượng, sự đổi mới và năng lực thích ứng với môi
trường thay đổi. Sáng tạo có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghệ thuật,
thiết kế, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, cho đến các hoạt động giáo dục và xã hội.

Ví dụ: Điện thoại thông minh: Phát minh ra điện thoại thông minh là một trong những sự
sáng tạo quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Điện thoại thông minh đã thay đổi cách
chúng ta giao tiếp, học tập, làm việc và giải trí.

1.3. Đổi mới sáng tạo?

Đổi mới sáng tạo là quá trình tạo ra hoặc áp dụng những ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ mới
hoặc cải tiến để tạo ra giá trị mới. Nó bao gồm việc tận dụng kiến thức, kỹ năng, công
nghệ, và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề trong một cách đột phá
hoặc bền vững.

Sự đổi mới sáng tạo có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kỹ thuật và công
nghệ, kinh doanh, y tế, giáo dục, nghệ thuật, đến xã hội và môi trường. Nó không chỉ liên
quan đến việc phát triển sản phẩm mới, mà còn có thể liên quan đến cách tổ chức hoạt
động, quản lý quy trình, tạo ra mô hình kinh doanh mới, hoặc thay đổi cách mọi người
làm việc và tương tác với nhau.
Ví dụ: Điện thoại thông minh gập: Samsung Galaxy Z Fold 3 và Huawei Mate Xs là những
ví dụ về điện thoại thông minh gập, có thể thay đổi hình dạng từ điện thoại sang máy
tính bảng, mang đến trải nghiệm sử dụng mới mẻ và tiện lợi hơn.

2. Tư duy sáng tạo:

2.1. Tư duy sáng tạo là gì?


Tư duy sáng tạo là khả năng suy nghĩ và tiếp cận vấn đề theo cách mới mẻ, độc đáo và
hiệu quả. Nó liên quan đến việc kết nối các ý tưởng tưởng chừng như không liên quan,
đưa ra những giải pháp mới mẻ và sáng tạo cho các vấn đề, và tạo ra những giá trị mới
cho bản thân và cho xã hội. Tư duy sáng tạo yêu cầu sự linh hoạt, tò mò, khả năng tưởng
tượng và sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới. Đây được xem là một kỹ năng quan
trọng trong thế giới hiện đại, khi con người đang bị đe dọa bởi trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật
số,... kỹ năng này sẽ giúp con người tìm ra những giải pháp tốt hơn cho các thách thức,
cải tiến đời sống của mình.

2.2. Kỹ năng quan trọng của tư duy sáng tạo.

Khi bạn đau khổ, sức sáng tạo của bạn là lớn nhất – bạn phải đổ tất cả năng lượng của
mình vào thứ khác để không nghĩ tới nỗi đau. Sự thỏa mãn là kẻ sát nhân đối với sáng
tạo, nhưng đừng lo – tôi rất có khả năng khiến mình bất mãn. – Florence Welch

Nghịch cảnh là thứ kích thích sự sáng tạo và tư duy của mỗi con người, có thể nói là khi
ta gặp phải những chuyện đau khổ, mệt mỏi thì ta sẽ chuyển hướng tìm những việc giúp
ta tránh được những thứ đó và cũng như là được thư giãn hơn, lúc đó sự kích thích, sáng
tạo sẽ được bộc phát dẫn đến những việc sáng tạo hoặc những ý tưởng mang thiên
hướng sáng tạo nào khác.

Những kỹ năng quan trọng cần thiết của tư duy sáng tạo:

- Tưởng tượng: Khả năng tưởng tượng là khích lệ sáng tạo. Hãy dám mơ ước và
tưởng tượng các ý tưởng mới, thậm chí nếu chúng có vẻ không thực tế ban
đầu.
Ví dụ: Nhà văn J.K. Rowling đã tưởng tượng ra thế giới phép thuật của Harry
Potter trong khi đi tàu hỏa bị chậm trễ.
Khó khăn ban đầu:
Bà bị chỉ trích vì lúc nào tâm trí cũng trong thế giới tưởng tượng và cũng bị
nhiều bạn bè bắt nạt
Thời niên thiếu không hạnh phúc từng được Rowling miêu tả:
"Thời niên thiếu của tôi không lấy gì làm vui vẻ. Mẹ tôi bệnh nặng. Tôi bất
hòa đến độ không thể nói chuyện với bố".
Năm 1982, bà tốt nghiệp trung học và mạnh dạn nộp đơn và Đại học Oxford
với hi vọng sẽ được thỏa sức theo đuổi đam mê sáng tác văn học nhưng rất
tiếc lại bị từ chối.
Cha mẹ Rowling khuyên bà nên học một ngành nào đó thực tế hơn văn
chương, như kinh tế hoặc ngôn ngữ. Cuối cùng, Rowling theo học tiếng
Pháp và văn học cổ điển tại ĐH Exeter.
Ý tưởng đến bớt chợt:
Sau khi tốt nghiệp Đại học Exeter, ý tưởng về Harry Potter đến với Rowling
một cách khá bất ngờ khi bà đang ngồi chờ tàu để đi từ Manchester đến
London vào năm 1990.
- Linh hoạt: Có khả năng thích nghi và linh hoạt trong việc thay đổi hướng tiếp
cận khi cần thiết.
Ví dụ: Nhà thiết kế Lego đã phát minh ra những viên gạch Lego có thể xếp
chồng lên nhau sau khi nhận ra rằng những viên gạch hiện có không đủ linh
hoạt.
- Tư duy bất định: Sẵn sàng đặt ra các câu hỏi và không ngừng tìm kiếm các
phương án khác nhau. Đừng giới hạn mình bằng giả định và suy nghĩ cố định.
Ví dụ: Nhà vật lý Albert Einstein đã phát triển thuyết tương đối bằng cách đặt
câu hỏi về bản chất của không gian và thời gian.
- Sự quan sát: Lắng nghe và quan sát thế giới xung quanh để thu thập thông tin
và cảm hứng cho tư duy sáng tạo.
- Kết hợp ý tưởng: Kỹ năng kết hợp các ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau để
tạo ra giải pháp hoặc sản phẩm mới.
- Tư duy tương tác: Hiểu rằng mọi vấn đề và ý tưởng có thể liên quan đến nhau
và có thể tương tác để tạo ra giải pháp tốt hơn.
- Khả năng phân tích: Có khả năng phân tích vấn đề thành các phần nhỏ để
hiểu sâu về nó và tìm cách giải quyết từng phần một.
- Tư duy khả thi: Đánh giá khả năng thực hiện và tài nguyên cần thiết cho ý
tưởng, đảm bảo tính khả thi của nó.
- Kiên nhẫn: Sáng tạo thường đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn. Đừng bao giờ từ bỏ
trước khó khăn.
- Hợp tác: Có khả năng làm việc trong nhóm và tận dụng sự đa dạng trong ý
tưởng và kiến thức của các thành viên khác để tạo ra sáng tạo mạnh mẽ hơn.

2.3. Tư duy sáng tạo với phương pháp 6 chiếc mũ.

2.3.1. Khái niệm.

6 Chiếc mũ tư duy là phương pháp sử dụng 6 chiếc mũ ẩn dụ, mỗi chiếc mũ đại diện
cho một cách suy nghĩ, một vai trò khác nhau trong quá trình giải quyết vấn đề, giúp
đánh giá các khía cạnh khác nhau một cách toàn diện, nhằm đưa ra quyết định thông
minh và hợp lý. Phương pháp này được Tiến sĩ Edward de Bono phát triển lần đầu
năm 1980 và được giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinking Hats” xuất bản năm 1985.
6 Chiếc mũ tư duy bao gồm:

1. Chiếc mũ trắng: Tập trung vào việc thu thập thông tin khách quan và sự thật.
2. Chiếc mũ đỏ: Tập trung vào cảm xúc và trực giác.
3. Chiếc mũ đen: Phân tích và đánh giá các khía cạnh tiêu cực và những rủi ro.
4. Chiếc mũ vàng: Đánh giá các khía cạnh tích cực và những cơ hội để tận dụng.
5. Chiếc mũ xanh lá cây: Tập trung vào việc tạo ra các ý tưởng mới và sáng tạo.
6. Chiếc mũ xanh dương: Đánh giá các giải pháp và đưa ra quyết định.

2.3.2. Đặc điểm.

● Mũ trắng – Dữ liệu, khách quan

Mũ màu trắng đại diện cho tư duy về mặt dữ liệu, các thông tin khách quan. Chiếc mũ
này đưa ra những lập luận cụ thể dựa vào việc xem xét, đánh giá các dữ liệu thực tế.
Một số vấn đề cần được giải đáp thông qua các câu hỏi:
- Vấn đề này đã có sẵn những thông tin gì?
- Cần thêm những thông tin gì liên quan đến vấn đề đang xem xét?
- Những thông tin, dữ kiện nào còn thiếu? Làm thế nào để bổ sung?
● Mũ đỏ – Trực giác, cảm tính

Mũ màu đỏ đại diện cho tư duy về mặt cảm tính, trực giác. Những người đội chiếc mũ
này sẽ phát biểu dựa vào cảm xúc mà không cần phải đưa ra những luận điểm, chứng
cứ để giải thích về vấn đề hiện tại. Một số vấn đề cần được giải đáp thông qua các câu
hỏi sau:
- Cảm giác hiện tại của bản thân là gì?
- Trực giác đang mách bảo điều gì về vấn đề này?
- Bản thân có thực sự hứng thú với vấn đề này hay không?

● Mũ vàng – Tích cực


Mũ màu vàng đại diện cho tư duy theo chiều hướng tích cực. Những người đội mũ
màu vàng thường đưa ra những suy nghĩ, ý kiến lạc quan và logic về một vấn đề nào
đó, bằng cách chỉ ra những ưu điểm khi ứng dụng nó và chứng minh mức độ khả thi
của một dự án. Phương pháp tư duy này cung cấp nhiều động lực để tiếp tục đưa ra
những giải pháp mới lạ, độc đáo hơn cho bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống.

Hãy sử dụng một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ vàng:

- Những mặt tích cực của vấn đề này là gì?


- Lợi ích khi áp dụng giải pháp này là gì?
- Tính khả thi của dự án này?

● Mũ đen – Tiêu cực, điểm tối

Trái ngược với mũ vàng, mũ đen đại diện cho tư duy sâu sắc hơn, nhận ra những điểm
tối, tiêu cực trong dự án hiện tại cần giải quyết. Những người đội chiếc mũ này
thường có những quan điểm sâu sắc hơn để nhìn nhận vấn đề một cách thận trọng,
đảm bảo một dự án tránh khỏi những sự cố, rủi ro, có thể chuẩn bị những phương án
dự phòng hoặc điều kịp thời điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh.

Nếu chỉ tư duy theo mũ vàng với chiều hướng lạc quan, tích cực sẽ khiến chúng ta
không trở tay kịp với những sự cố. Chính vì vậy, khi tư duy theo cả 2 mặt tích cực và
tiêu cực, điều này giúp chuẩn bị tốt hơn cho mọi vấn đề, ngay cả những tình huống
xấu nhất vẫn có phương án để ứng phó kịp thời.

Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ đen:

- Tình huống rủi ro nào có thể xảy ra?


- Tình huống xấu nhất của vấn đề này là gì?
- Vấn đề này có nguy cơ tiềm ẩn gì không?
- Khó khăn khi triển khai dự án này là gì?
● Mũ xanh lá cây – Sáng tạo, nhìn nhận vấn đề

Mũ màu xanh lá cây đại diện cho một tư duy sáng tạo, nhìn nhận vấn đề theo nhiều
góc cạnh khác nhau. Màu xanh lá thể hiện một sức sống mãnh liệt và bền vững, những
người đội chiếc mũ này sẽ luôn có những ý tưởng sáng tạo, dồi dào, phong phú.
Những người này sẽ dễ dàng tìm ra những giải pháp sáng tạo cho bất kỳ vấn đề nào
trong cuộc sống.

Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ xanh lá cây:

- Vấn đề này còn cách khác để giải quyết không?


- Trường hợp này có thể làm gì khác không?
- Điểm tích cực của vấn đề này là gì?
- Tiến hành dự án này có khả thi không và có những lợi ích gì?

● Mũ xanh dương – Tiến trình, tổng kết kết quả


Mũ màu xanh dương đại diện cho tư duy tổ chức, theo tiến trình, giúp hệ thống lại
toàn bộ vấn đề một cách bao quát nhất. Những người đội chiếc mũ xanh dương sẽ dễ
dàng điều phối, tổ chức, kiểm soát tiến trình tư duy của những chiếc mũ trên.

Chẳng hạn như nếu dự án có thể gặp những rủi ro trong tương lai thì người đội mũ
xanh dương có thể điều hướng tư duy sang mũ đen để nhìn thấy được những điểm tối,
điểm hạn chế và rủi ro có thể xảy đến.

Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ xanh dương:

- Vấn đề trọng tâm của vấn đề này là gì?


- Tư duy nào thích hợp với vấn đề này nhất?
- Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất là gì?
- Cần thêm thời gian hay thông tin gì để giải quyết vấn đề?

2.3.3. Vai trò.


VD1: Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là một trong những kĩ năng rất quan trọng khi kinh doanh và cũng
như trong đóng vai trò then chốt của một doanh nghiệp. Thông thường nói tư duy
sáng tạo một cái mới thì nghe có vẻ dễ nhưng mà tiềm ẩn những rủi ro, mâu thuẫn mà
ta không ngờ tới. Với phương pháp 6 chiếc mũ thì ta có thể đánh giá chính xác những
vấn đề xoay quanh khi ta thực hiện tư duy sáng tạo trong một lĩnh vực nào đó.
1. Chiếc mũ xanh (Blue Hat): Người điều hành đảm nhận vai trò này để quản lý quá
trình tư duy và định hình mục tiêu cho cuộc thảo luận. Tổng kết và rút ra kết luận
từ quá trình tư duy. Họ có trách nhiệm đưa ra kết luận cuối cùng dựa trên ý kiến
và thông tin đã được đóng góp từ các chiếc mũ khác nhau.

2. Chiếc mũ trắng (White Hat): Người đeo chiếc mũ trắng tập trung vào việc thu thập
thông tin và dữ liệu liên quan đến vấn đề. Họ cung cấp những thông tin về sản
phẩm cũng như về những cơ hội, rủi ro, nhu cầu của thị trường. Thu thập và phân
tích dữ liệu từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh

3. Chiếc mũ đỏ (Red Hat): Người đeo chiếc mũ đỏ được tự do diễn đạt cảm xúc, linh
cảm và quan điểm cá nhân về vấn đề. Họ sẽ xem xét được những suy nghĩ về ý
tưởng mới trong kinh doanh và cũng như đưa ra được mặt cảm nhận cá nhân,
khách hàng, thể hiện các giả định và kỳ vọng về ý tưởng đó.

4. Chiếc mũ đen (Black Hat): Người đeo chiếc mũ đen tập trung vào việc tìm các khía
cạnh tiêu cực, những cạm bẫy và khoảng trống tiềm ẩn, các rủi ro chẳng hạn như
là thiếu thốn về nguồn vốn để bắt đầu những ý tưởng mới…, hạn chế có thể xảy
ra trong quá trình tư duy.

5. Chiếc mũ vàng (Yellow Hat): Người đeo chiếc mũ vàng tập trung vào các khía cạnh
tích cực và lợi ích của các ý tưởng. Họ đưa ra các góc nhìn tích cực, nhận biết
những tiềm năng và giá trị của các ý tưởng được đề xuất, hình dung và khám phá
các cơ hội và phân khúc mới.

6. Chiếc mũ xanh lá cây (Green Hat): Người đeo chiếc mũ xanh lá cây đóng vai trò
của người sáng tạo, đưa ra các ý tưởng mới và giải pháp sáng tạo. Họ khám phá
các phương án khác nhau, tư duy ngoại vi và đóng góp vào quá trình tạo ra ý
tưởng mới.

VD2: Học sinh nói chuyện trong lớp


Vấn đề học sinh nói chuyện trong lớp cũng là vấn đề muôn thuở dễ bắt gặp nhất,
chúng ta sẽ thường thấy những cách xử lý cũng được gọi là quen thuộc đến từ vị trí
của giáo viên. Nhưng mà bằng cách sử dụng tư duy 6 chiếc mũ thì ta có thể phân tích
được vấn đề này theo những góc cạnh đa chiều hơn và nhìn nhận vấn đề một cách
khách quan hơn.

1. Chiếc mũ trắng (White Hat)


● Các học sinh nói chuyện trong khi cô giáo đang nói
● Có sự ồn ào làm cho các học sinh khác bị xao lãng hoặc không nghe được bài
giảng
● Học sinh không biết làm gì sau khi cô giáo đã hướng dẫn cách thức
● Nhiều học sinh bực mình hay không muốn học nữa

2. Chiếc mũ đỏ (Red Hat)


● Cô giáo cảm giác bị xúc phạm
● Các học sinh nản chí vì không nghe được hướng dẫn (của cô)
● Người nói chuyện trong lớp vui vẻ được tán dóc (chat chit)

3. Mũ đen (Black Hat)


● Lãng phí thì giờ
● Buổi học bị làm tổn thương
● Nhiều người bị xúc phạm rằng những người nghe không bất cần đến những gì
được nói
● Mất trật tự trong lớp

4. Mũ vàng (Yellow Hat)


● Mọi người được nói những gì họ nghĩ
● Có thể thấy vui và thích thú
● Mọi người không phải đợi tới lượt của mình để nói nên sẽ không bị quên cái gì
mình muốn nói
● Không chỉ những học sinh giỏi mới được nói

5. Mũ xanh lá cây (Green Hat)


● Cô giáo sẽ nhận thức hơn về “thời lượng” mà cô nói.
● Cô giáo sẽ cố gắng tác động qua lại (để ý cho phép nhiều đối tượng tham gia)
với nhiều học sinh không chỉ với các học sinh “giỏi”.
● Học sinh sẽ phải làm việc để không phải phác biểu linh tinh. Học sinh sẽ tự hỏi
“điều muốn nói có liên hệ đến bài học hay không?” và có cần để chia sẻ ý kiến
vói các bạn khác hay không? Sẽ cần thêm bàn thảo làm sao học sinh vượt qua
khó khăn này!
● Học sinh sẽ suy nghĩ rằng có nên chen vào phá sự học của người khác hay
không?
● Sẽ giữ bản tường trình này lại làm tài liệu sau này xem xét có tiến bộ hay
không?

6. Mũ xanh da trời (Blue Hat)


● Cô giáo rút kinh nghiệm rằng cần phải giới hạn thời gian dùng để nói.
● Cô giáo cần tham gia bàn luận với tất cả học sinh và cần phải ưu tiên hơn đến
những học sinh ít khi tham gia phát biểu hay là các học sinh chỉ thụ động im
lặng chờ được gọi trả lời.
● Cô giáo cần để học sinh có thời gian suy nghĩ trước khi họ tham gia vào bàn
luận. Thì giờ cho học sinh suy nghĩ trong buổi học quan trọng rất cần thiết.
● Học sinh hiểu rằng “nói chuyện làm ồn trong lớp” sẽ làm cho các học sinh khác
bị ảnh hưởng và bực mình.
● Học sinh hiểu rằng chỉ cần cười giỡn trong một tí thì cũng đủ phá hỏng sự học
của người khác.
● Học sinh ý thức rằng nói bất kì lúc nào mình muốn là hành đông thiếu kỷ luật
với chính những giá trị kiến thức của bản thân.
● Học sinh và giáo viên cần xem lại đề tài này để kiểm xem có tiến bộ hay
không?
VD3: Những lời phê bình từ khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại quán cà phê
Khi nhận được lời phê bình đến từ khách hàng thì thay vì ta vội vàng sửa chữa ngay
lập tức thì thay vào đó ta có thể sử dụng phương pháp 6 chiếc mũ để có thể đánh giá
những góc cạnh còn thiếu sót cần được bổ sung và cũng như là xem xét lại vấn đề một
cách đa chiều khi nhận được những lời phê bình đến từ khách hàng.

1. Mũ trắng (White Hat)


● Họ đã nhận được 5 lời phê bình từ khách hàng trên tổng số 5/10 khách hàng.
● Họ mất tầm 15 phút để cho ra 1 ly cà phê
● Nhân viên của quán làm việc quá ít

2. Mũ đỏ (Red Hat)
● Nhân viên bị áp lực và cảm thấy buồn khi nhận được lời rên rỉ từ khách hàng.
● Chủ quán sẽ không vui vì doanh thu quán giảm đi.
● Chủ quán sẽ buồn khi phải bỏ ra một số tiền để hoạt động bổ sung

3. Mũ đen (Black Hat)


● Lời phàn nàn có thể ngày càng nhiều.
● Khách hàng trung thành của họ bị mất đi.
● Doanh thu họ giảm mạnh và thu lợi âm.
● Nhân viên áp lực công việc.

4. Mũ xanh lá cây (Green Hat)


● Mua máy pha cà phê mới
● Sửa đổi chế độ công thức cho món ăn nhanh hơn.
● Tăng số lượng nhân viên ở quán lên.
● Đưa ra lời động viên dành cho nhân viên

5. Mũ vàng (Yellow Hat)


● Nhân viên có thể thoải mái làm việc
● Doanh thu thu nhập tăng cao và thu lợi nhuận cao.
● Có thêm nhiều khách hàng trung thành.
● Tốc độ tăng nhanh hơn trước nhiều lần

6. Mũ xanh dương (Blue Hat)


● Cần phải cải thiện chế độ công thức
● Đầu tư thêm trang thiết bị theo chế độ
● Thêm nhân viên quán cà phê
● Cải thiện thời gian ra sản phẩm cho khách hàng
3. Khởi nghiệp sáng tạo.

3.1. Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy nhất đó là
thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó.

“Khởi nghiệp mà nhiều người hay nhầm lẫn thực chất là khởi nghiệp kinh doanh, theo
thời gian cũng như do khởi nghiệp hay đi liền với kinh doanh nên cụm từ này được rút
gọn chỉ còn là khởi nghiệp” (Không để trong luận nhé, cái này tôi sẽ nói í, xin cảm ơn ạ)
Khái niệm “khởi nghiệp” đã tồn tại từ rất lâu và đã diễn ra ở nhiều quốc gia từ hàng trăm
năm nay, trong khi đó khái niệm “startup” chỉ mới xuất hiện gần đây.

3.2. Khởi nghiệp sáng tạo là gì?

Khởi nghiệp sáng tạo là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm
mới hoặc cải tiến sản phẩm cũ, dịch vụ đã có trên thị trường. Khởi nghiệp sáng tạo là
khởi nghiệp dựa trên sự đam mê tột độ, trải nghiệm tột cùng và công nghệ tột bậc để từ
đó tạo ra các mô hình, sản phẩm sáng tạo, các đột phá trong tăng trưởng, vượt trội trong
cạnh tranh,… nhằm giải quyết một hoặc nhiều nhu cầu nào đó đến từ thị trường.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (hay còn gọi là Startup) thường có khả năng tăng
trưởng nhanh và tạo ra giá trị cao cho nền kinh tế, thành lập để thực hiện ý tưởng trên
cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng
trưởng nhanh. Các DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải có gì đó khác biệt không chỉ với
các DN ở trong nước, với tất cả các công ty trước đây và cả với các DN khác trên thế
giới. Vì đặc điểm đó nên DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu
tư trong và ngoài nước để phát triển nhanh, ví dụ như Facebook, Google,...

Theo Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parker được trích dẫn trên
tạp chí Forbes thì : “A startup is a company working to solve a problem where the
solution is not obvious and success is not guaranteed.” (tạm dịch: Startup là một công ty
hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và
sự thành công không được đảm bảo).

3.3 Sự khác nhau giữa khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo (start-up)

“Start-up có thể là khởi nghiệp nhưng mà khởi nghiệp không thể là start-up"
Khởi nghiệp và start-up có thể giống nhau ở chỗ cùng bắt đầu với yếu tố “con người” để
tạo ra một giải pháp nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó từ bàn tay trắng, cùng có mục đích
giải quyết nó để thu về doanh thu và lợi nhuận

● Sự khác nhau
“Khởi nghiệp là khái niệm chỉ việc bắt đầu tạo dựng công việc, sự nghiệp riêng, khởi
nghiệp là một khái niệm rộng hơn, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc bắt
đầu một doanh nghiệp mới” → Ví dụ: Quán cà phê, tiệm tạp hoá, v.v.

“Start-up là một trong những loại hình thức, cách thức mà người ta có thể lựa chọn để
khởi nghiệp, dựa trên những ý tưởng mới mẻ, không có trên thị trường và thường có khả
năng tạo lợi nhuận nhanh chóng" → Ví dụ: Cà phê mèo, shopee, tiktok shop, lazada, v.v.

3.4. Đặc điểm của khởi nghiệp sáng tạo:

● Đột phá và sáng tạo:


- Đây là đặc điểm cốt lõi của khởi nghiệp sáng tạo.
- Khởi nghiệp sáng tạo mang đến những ý tưởng mới, giải pháp mới cho các
vấn đề hiện có hoặc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới mẻ.
- Sáng tạo ở đây không chỉ đơn giản là sự khác biệt, mà còn cần có tính ứng
dụng cao, khả thi và mang lại giá trị cho cộng đồng.
● Tiềm năng tăng trưởng cao:
- Khởi nghiệp sáng tạo thường có tốc độ phát triển nhanh chóng do tính mới
mẻ, độc đáo và đáp ứng được nhu cầu thị trường.
- Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có khả năng mở rộng thị trường, thu hút
vốn đầu tư và tạo ra lợi nhuận cao.
● Khả năng thích ứng cao:
- Khởi nghiệp sáng tạo thường hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao và
đầy biến động.
- Do đó, họ cần có khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị
trường, công nghệ và nhu cầu khách hàng.
- Khả năng thích ứng cao giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tồn tại và phát
triển bền vững.
● Sử dụng công nghệ hiệu quả:
- Khởi nghiệp sáng tạo thường ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh
doanh để nâng cao hiệu quả và năng suất.
- Việc sử dụng công nghệ giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình, tối ưu
hóa chi phí và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.
● Văn hóa doanh nghiệp năng động:
- Khởi nghiệp sáng tạo thường có môi trường làm việc năng động, sáng tạo và
khuyến khích tinh thần khởi nghiệp.
- Nhân viên được khuyến khích đưa ra ý tưởng mới, thử nghiệm và học hỏi từ
những sai lầm.
- Văn hóa doanh nghiệp năng động giúp thu hút và giữ chân nhân tài, tạo động
lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
● Quy mô nhỏ:
- Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường có quy mô nhỏ với số lượng nhân
viên ít.
● Thiếu nguồn lực:
- Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường thiếu nguồn lực tài chính, nhân lực
và kinh nghiệm.
● Rủi ro cao:
- Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường phải đối mặt với nhiều rủi ro như
rủi ro thị trường, rủi ro tài chính và rủi ro cạnh tranh.

Với những đặc điểm nổi bật kể trên, khởi nghiệp sáng tạo đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra việc làm và nâng cao đời sống xã hội.

3.5. Vai trò của khởi nghiệp sáng tạo.

3.5.1. Đối với nền kinh tế:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Khởi nghiệp sáng tạo tạo ra các doanh nghiệp
mới, góp phần tăng trưởng GDP và tạo ra việc làm.
- Nâng cao năng suất lao động: Khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ tiên
tiến, giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
- Tăng cường cạnh tranh: Khởi nghiệp sáng tạo tạo ra môi trường cạnh tranh
năng động, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ.

3.5.2. Đối với xã hội:

- Giải quyết các vấn đề xã hội: Khởi nghiệp sáng tạo mang đến những giải pháp
mới cho các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, môi trường, v.v.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Khởi nghiệp sáng tạo cung cấp những sản
phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
- Tạo ra cơ hội cho người trẻ: Khởi nghiệp sáng tạo tạo ra cơ hội việc làm và
phát triển cho người trẻ, góp phần giảm thiểu thất nghiệp.

3.5.3. Đối với hệ sinh thái khởi nghiệp:

- Mở rộng hệ sinh thái khởi nghiệp: Khởi nghiệp sáng tạo thu hút các nhà đầu
tư, quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, v.v., góp phần mở rộng hệ sinh
thái khởi nghiệp.
- Tạo môi trường thuận lợi cho khởi nghiệp: Khởi nghiệp sáng tạo thúc đẩy
xây dựng môi trường pháp lý, chính sách và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho hoạt
động khởi nghiệp.
- Nâng cao năng lực của hệ sinh thái khởi nghiệp: Khởi nghiệp sáng tạo chia sẻ
kinh nghiệm, kiến thức và kết nối với các bên liên quan trong hệ sinh thái, góp
phần nâng cao năng lực của hệ sinh thái khởi nghiệp.

Tóm lại, khởi nghiệp sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh những vai trò tích cực, khởi nghiệp sáng tạo cũng có thể tiềm ẩn một số rủi
ro như:
● Rủi ro thất bại: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tỷ lệ thất bại cao do
thiếu kinh nghiệm, nguồn lực và thị trường cạnh tranh.
● Rủi ro bong bóng khởi nghiệp: Việc đầu tư quá nhiều vào các doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo có thể dẫn đến bong bóng khởi nghiệp, gây ảnh hưởng
đến nền kinh tế.

Do đó, cần có những chính sách và giải pháp phù hợp để hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo
phát triển bền vững, đồng thời giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn.

4. Một số mô hình.

Từ những năm đầu của thế kỷ 21, start-up ngày càng được nhắc đến nhiều hơn và sự
thành công của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp khiến phong trào này sôi nổi hơn bao
giờ hết. Nếu có ý định khởi nghiệp sáng tạo hoặc xây dựng một doanh nghiệp, việc lựa
chọn và xây dựng mô hình kinh doanh là vô cùng quan trọng. Bởi mô hình kinh doanh
tựa như kim chỉ nam cho doanh nghiệp và cũng là cách giúp doanh nghiệp hiểu rõ về thị
trường, xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và có những chiến lược phát triển
bền vững.

4.1. Khái niệm mô hình khởi nghiệp:

Mô hình khởi nghiệp có thể được hiểu như một bản thiết kế cho việc tạo ra doanh số và
lợi nhuận. Nó không chỉ xác định các yếu tố tiềm năng mà còn thiết lập một cơ cấu
mạnh mẽ giúp tổ chức vượt qua những thách thức ban đầu. Mô hình này bao gồm mọi
khía cạnh mà những người đầu tư dự định phát triển trong tương lai. Nó là một khung
tổng thể giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xác định: ý tưởng kinh doanh, khách
hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu, kênh phân phối, chiến lược quảng bá, đội ngũ sáng
lập, nguồn vốn, kế hoạch tài chính, chiến lược tăng trưởng,...

4.2. Các yếu tố tạo nên mô hình khởi nghiệp hiệu quả:

Tạo dựng mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo - chìa khóa chinh phục thị trường.
Bước ngoặt đầu tiên cho bất kỳ doanh nghiệp khởi nghiệp chính là xây dựng mô hình
kinh doanh riêng biệt và hiệu quả. Giống như nền móng vững chắc, mô hình kinh doanh
sẽ định hướng chiến lược phát triển, giúp doanh nghiệp bạn tạo dựng vị thế cạnh tranh
và tránh khỏi "bẫy" sao chép bởi đối thủ. Để sở hữu một mô hình khởi nghiệp hiệu quả,
hãy chú ý vào những yếu tố then chốt sau:

- Đảm bảo hiểu rõ thị trường và phân khúc khách hàng: Mô hình kinh doanh khởi
nghiệp cần vạch ra được tình hình thị trường và phân khúc khách hàng mục tiêu.
Đánh giá chính xác thị trường và xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu giúp
doanh nghiệp phát triển sản phẩm/dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Đây
là bước quan trọng để xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển và hiệu quả bền
lâu.

- Sản phẩm có tiềm năng kinh doanh và phát triển: Giá trị của sản phẩm cần đáp ứng
được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng cũng như giá cả
cạnh tranh, nhằm thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay
vì của đối thủ cạnh tranh

- Cần có chiến lược tiếp thị hiệu quả: Doanh nghiệp phải có chiến lược quảng bá sản
phẩm hiệu quả, dùng kênh phân phối để tiếp cận với nhiều nguồn khách hàng mục
tiêu. Doanh nghiệp có thể sử dụng Marketing hiện đại, quảng bá sản phẩm trên các
kênh Digital Marketing (social media, website, email,…), quảng bá trên các sàn
thương mại điện tử và Marketing truyền thống.

- Quan hệ khách hàng: Doanh nghiệp cần có các chính sách chăm sóc khách hàng tốt,
các chương trình ưu đãi khuyến mãi để giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm
khách hàng mới.

- Đảm bảo doanh thu: Doanh nghiệp cần thiết lập một kế hoạch tài chính chặt chẽ,
quản lý nguồn vốn và xác định. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải hiểu rõ cách
doanh thu được tạo ra như thế nào và từ nguồn nào để đảm bảo tối ưu hóa lợi
nhuận.

4.3. Một số mô hình khởi nghiệp hiện nay:

Mô hình kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki,… là mô hình
tiêu biểu của kinh doanh sàn thương mại điện tử. Người mua và người bán dễ dàng tiếp
cận mua bán trực tuyến với nhau. Người mua dễ tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ từ nhiều
nhà cung cấp và có nhiều lựa chọn dựa trên đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng và
số lượt mua sản phẩm của các khách hàng khác.
Một số ví dụ về các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong việc kinh doanh trên
các nền tảng thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm của mình:

Mô hình nhượng quyền kinh doanh: Nhượng quyền kinh doanh cho phép bên nhượng
quyền và bên nhận quyền chuyển giao công nghệ, trao đổi, mua bán sản phẩm, dịch vụ.
Đây là một trong những mô hình kinh doanh khởi nghiệp phổ biến bởi doanh nghiệp có
thể tận dụng được lợi thế có sẵn về độ phủ thương hiệu, cơ cấu tổ chức, nguồn hàng…
của thương hiệu.

Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing): Mô hình kinh doanh Affiliate Marketing
đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Đây là một hình thức cộng tác giữa
những người tham gia và nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. Người tham gia trong mô
hình này có cơ hội nhận hoa hồng khi họ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung
cấp đến người tiêu dùng.

Mô hình kinh doanh online: Trong thời đại Công nghệ 4.0, kinh doanh online là một mô
hình kinh doanh lý tưởng cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tận dụng sức
mạnh của các kênh trực tuyến và mạng xã hội như Facebook, TikTok... để thu hút một
lượng lớn khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng khám phá sản phẩm và thực hiện đặt
hàng một cách nhanh chóng.

Mô hình Agency: Agency cũng là một mô hình kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ
trong những năm gần đây. Đây là một hình thức cung cấp dịch vụ tư vấn và giải pháp về
Marketing cho các tổ chức, công ty khác. Các Agency này tổng hợp những chuyên gia có
kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm đáng kể trong lĩnh vực Marketing và có khả năng sáng
tạo và triển khai các chiến lược tiếp thị một cách chuyên nghiệp.

Mô hình “Freemium” - bán trả phí: Đây là mô hình thường áp dụng để tạo phễu đầu
vào. Bằng cách cung cấp các dịch vụ cơ bản theo dạng miễn phí và bản full theo dạng trả
phí. Đây là một mô hình kinh doanh có khả năng thu hút khách hàng mới và tăng doanh
thu từ những khách hàng hiện tại đã sử dụng dịch vụ miễn phí.

5. Ma trận SWOT.

5.1. Ma trận SWOT là gì?

Xác định cơ hội và thách thức mà bạn phải đối mặt là một trong những điều quan trọng
sẽ ảnh hưởng tới quá trình xây dựng chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Và SWOT là thuật
ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong mọi doanh nghiệp. Phân tích mô hình SWOT là một
công cụ hữu ích để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một doanh
nghiệp, dự án hoặc ý tưởng kinh doanh.

SWOT là thuật ngữ được viết bởi 4 từ ngữ quen thuộc trong tiếng Anh, bao gồm:
Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách
thức). SWOT còn được biết đến là chạy mô hình dùng để phân tích kinh doanh phổ biến
và thông dụng cho doanh nghiệp. Chúng giúp công ty có lối hoạch định đúng đắn và xây
dựng các nền tảng phát triển vững mạnh hơn.

Cụ thể hơn, Strengths (điểm mạnh) và Weakness (điểm yếu) được coi là những yếu tố nội
bộ của công ty. Đây cũng là hai yếu tố mà tổ chức/công ty có thể thay đổi dựa trên sự
nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và nhân viên. Trong đó, yếu tố nội bộ có thể hiểu là thương
hiệu, hình ảnh, vị trí , đặc điểm và sứ mệnh.
Mặt khác, Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) là những yếu tố bên ngoài. Sở dĩ
xem đây là các yếu tố bên ngoài bởi chúng không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát
được, cũng không phải muốn là có thể thay đổi được.

5.2. Phân tích SWOT:

Phân tích SWOT là doanh nghiệp thực hiện phân tích cụ thể từng yếu tố trong mô hình,
bao gồm:
Strengths (điểm mạnh): là những yếu tố vượt trội, tách biệt, độc đáo của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như nguồn lực nội bộ (kỹ năng nghề
nghiệp, kiến thức chuyên môn, mindset đội ngũ nhân viên), tài sản hữu hình (máy móc,
thiết bị), tài sản vô hình (kỹ thuật độc quyền, sáng chế,..).
Weakness (điểm yếu): là những khía cạnh hay chuyên môn mà doanh nghiệp làm chưa
tốt, những việc đối thủ mạnh hơn, những nguồn lực bị giới hạn so với đối thủ, yếu điểm
cần cải thiện trong nội bộ, những điểm cần cải thiện, những điều khoản hợp đồng mua
bán chưa rõ ràng.
Opportunities (cơ hội): là những yếu tố tác động ở ngoài tác động thuận lợi, tích cực,
mang lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị
trường.
Threats (thách thức): đối thủ mạnh, đối thủ mới nổi, những thay đổi bất ngờ trong
môi trường pháp lý, nhu cầu mới nổi cho sản phẩm hoặc dịch vụ chưa kịp nắm bắt,
những thông tin tiêu cực,..
Mô hình SWOT tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình về nguồn lực
hiện tại, đồng thời chỉ ra những lợi thế và hạn chế mà công ty đang gặp phải để kịp thời
cải thiện. Song song với đó, SWOT còn giúp các tổ chức đánh giá được những nguy cơ
gây tác động đến công ty từ bên ngoài, đồng thời nêu rõ những cơ hội mà doanh nghiệp
hiện có hoặc sẽ có trong tương lai. Khi đã hình thành được “bức tranh” tổng quát, các
nhà vận hành sẽ có những cơ sở và dữ liệu chắc chắn để lên chiến lược kinh doanh hiệu
quả, giảm thiểu các rủi ro trong tương lai.

5.3. Ưu điểm và nhược điểm của SWOT:

● Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí: SWOT là phương pháp phân tích hiệu quả và tiết kiệm chi
phí dành cho bất cứ ai làm kinh doanh. Đây cũng là một trong những lợi thế
lớn nhất của phân tích SWOT.
- Đưa ra kết luận quan trọng: Mục đích của việc phân tích SWOT là tìm ra điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức để từ đó rút ra kết quả chính xác
và tối đa hóa các điểm mạnh và giảm thiểu các điểm yếu để doanh nghiệp có
thể tận dụng các cơ hội, vượt qua các mối rủi ro đã xác định.
- Xây dựng ý tưởng mới: giúp doanh nghiệp xác định rõ thế mạnh và điểm yếu
để cải thiện và phát triển. Đồng thời, SWOT chỉ ra những cơ hội mà công ty đã
hoặc sẽ có và những thách thức cần phải đổi mặt.

● Nhược điểm:
- Kết quả phân tích chưa chuyên sâu: Việc phân tích SWOT khá đơn giản, hầu
hết các mô hình đều không đưa ra phản biện. Nếu chỉ tập trung vào việc chuẩn
bị dự án dựa trên SWOT thì nó sẽ không đủ để hoàn thiện đánh giá và định
hướng các mục tiêu.
- Chủ quan trong lối phân tích: chưa đáp ứng được một phương pháp phân tích
đầy đủ, điều này gây tác động đến công ty cùng với nguồn dữ liệu cần xác định
lại đã đủ tin cậy hay chưa.
- Cần có nghiên cứu bổ sung cần thiết: để “bù đắp” những tiêu chí cụ thể mà
SWOT chưa thể mang lại.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

2.1. Khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.

Khởi nghiệp trở thành một trong những yếu tố giúp đa dạng hóa các hoạt động kinh tế
và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đã và đang tạo ra những
động lực mới cho nền kinh tế với những hướng đi mới, những cách làm sáng tạo.

Trong thời gian qua, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã cải thiện tích cực về điểm
số và thứ hạng luôn đạt trên mức trung bình. Điều này cho thấy, kết quả của việc cải
thiện môi trường kinh doanh và các chính sách khuyến khích ở Việt Nam đã phát huy
hiệu quả trong thời gian qua.

Bắt đầu từ năm 2016, hai từ “khởi nghiệp” lần đầu tiên xuất hiện trong dự thảo văn kiện
của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu
của Chính phủ. Cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam đã đạt được thành công với các công ty
thế hệ thứ nhất được thành lập vào đầu những năm 2000; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
thế hệ thứ hai hình thành khoảng năm 2010, trong giai đoạn 2016 - 2022, các công ty thế
hệ thứ ba đã xuất hiện trong các lĩnh vực công nghệ giáo dục, nông nghiệp, dịch vụ y tế,
công nghệ tài chính và thương mại điện tử .

Báo cáo "Những người khổng lồ mới nổi ở châu Á - Thái Bình Dương 2022" do Ngân hàng
HSBC và Công ty KPMG công bố, Việt Nam là một trong các quốc gia có môi trường khởi
nghiệp non trẻ và năng động bậc nhất châu Á. Báo cáo "Toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở
Việt Nam" năm 2022 cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã nhảy từ vị trí thứ 5
lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế top đầu ASEAN, chỉ sau Indonesia và Singapore.

Trong những năm gần đây, sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đã
thu hút sự chú ý của giới kinh doanh và cộng đồng đầu tư. Năm 2022, số lượng doanh
nghiệp khởi nghiệp trên toàn quốc đạt khoảng 115.000, tăng 14,6% so với năm 2021, theo
thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Trong số đó, TP.HCM đóng góp một phần quan trọng
với khoảng 44.300 doanh nghiệp khởi nghiệp, chiếm gần 39% tổng số doanh nghiệp khởi
nghiệp của cả nước.

Lĩnh vực khởi nghiệp phần mềm và công nghệ số là ngành được quan tâm và phát triển
mạnh nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất là 31,6% trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp, theo
báo cáo của TopDev năm 2022. Tiếp đến là lĩnh vực thương mại điện tử với tỷ lệ 13,7%,
giáo dục 7,5%, nông nghiệp 6,8%, và các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, quy mô vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam còn khá thấp.
Năm 2022, khối khởi nghiệp Việt Nam chỉ gọi vốn được khoảng 1,4 tỷ USD, giảm 57% so
với năm 2021, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Crevado. Mặc dù có sự giảm
nhưng vẫn có những thành công đáng chú ý như Tiki và Momo, hai startup Việt đã gọi
vốn trên 100 triệu USD.
Về nguồn nhân lực, Việt Nam đang đối mặt với thách thức trong việc đào tạo và thu hút
nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực khởi nghiệp. Theo Viện Nghiên cứu và Doanh
nghiệp Việt Nam (VCCI), mỗi năm có khoảng 300.000 sinh viên ra trường, nhưng chỉ có
khoảng 27% trong số đó được đào tạo về khởi nghiệp. Hiện tại, Việt Nam chỉ có khoảng
1.000 chuyên gia khởi nghiệp đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường. Điều này cho
thấy cần có sự đầu tư và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực khởi nghiệp,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của startup tại Việt Nam.

Nhìn chung, lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam đang dần phát triển nhưng còn
nhiều thách thức về quy mô vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao cần được quan tâm hỗ
trợ hơn nữa.

2.2. Đặc điểm, cơ hội thách thức của khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.
2.2.1 Đặc điểm
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có những đặc điểm riêng khác với các doanh nghiệp
thông thường. Các đặc điểm này được thể hiện, bao gồm:

a. Luôn đi liền với sự sáng tạo và đột phá


Đây là đặc trưng nổi bật nhất của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo so với các doanh
nghiệp khác trong nền kinh tế. Ý tưởng sáng tạo của quá trình khởi nghiệp sáng tạo rất
phong phú, đa dạng, với nhiều phương thức thể hiện khác nhau, nhưng cốt lõi là phải có
tính mới. Đó có thể là việc ứng dụng các công nghệ mới; cung cấp sản phẩm, dịch vụ
mới, độc đáo mà thị trường chưa có; ứng dụng mô hình sản xuất, kinh doanh mới hoặc
áp dụng những phương thức, giải pháp mới để cải tiến, giải quyết những vấn đề cố hữu
của quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, cung ứng dịch vụ... Tính mới này vừa là lý
do để khởi nghiệp, vừa là yếu tố đem lại sức cạnh tranh của doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo khi tham gia thị trường, lại vừa là công cụ để doanh nghiệp thu lợi lớn, tăng
trưởng nhanh. Giải pháp sáng tạo, đột phá của doanh nghiệp là thành tố đặc biệt quan
trọng, không chỉ phản ánh rõ nét nhất đặc trưng của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp này.

Ví dụ tiêu biểu: VNG - Biểu tượng cho tinh thần sáng tạo và dám thử nghiệm trong khởi
nghiệp Việt Nam

VNG không chỉ là một cái tên quen thuộc trong ngành công nghệ Việt Nam, mà còn là một
biểu tượng cho tinh thần sáng tạo và dám thử nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp. Trải qua
hơn 18 năm hình thành và phát triển, VNG đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với những sản phẩm
và dịch vụ đột phá, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dùng Việt Nam và vươn tầm
quốc tế.

Đi đầu trong đổi mới:


Năm 2004: VNG tiên phong mang đến cho người dùng Việt trải nghiệm giải trí
online mới mẻ với các tựa game đình đám như Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế,...
Năm 2012: Nắm bắt xu hướng bùng nổ của smartphone, VNG ra mắt Zalo - ứng
dụng nhắn tin miễn phí nhanh chóng trở thành mạng xã hội phổ biến nhất Việt
Nam với hơn 100 triệu người dùng.
Tiếp nối thành công: VNG liên tục cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo,
thiết thực như ZaloPay, 123GO, VNG Cloud, Zalo AI,...

Thành tựu vang dội:


Năm 2023, VNG được vinh danh với hai giải thưởng danh giá:
"Doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xã hội sáng tạo nhất 2023" do tạp chí
Global Business Review trao tặng.
"Thương hiệu truyền cảm hứng" tại Lễ trao giải Doanh nghiệp châu Á Thái Bình
Dương - Asia Pacific Enterprise Awards 2023 (APEA 2023).

b. Chưa có chỗ đứng ổn định trên thị trường


Thông thường, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp mới được thành
lập, có thời gian hoạt động chưa lâu. Nhìn chung, trừ một số trường hợp hình thành
doanh nghiệp thông qua việc tổ chức lại doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp được thành
lập và hoạt động đều phải trải qua giai đoạn khởi nghiệp, bất kể hình thức hoạt động,
loại hình doanh nghiệp hay ngành nghề kinh doanh nào. Xuất phát từ bản chất của
hoạt động khởi nghiệp là gắn liền với trạng thái mới bắt đầu kinh doanh của doanh
nghiệp, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp sau khi được thành lập thực chất là để
thoát khỏi trạng thái khởi nghiệp, đồng nghĩa với việc có chỗ đứng ổn định trên thị
trường.

Bên cạnh đó, do doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo luôn gắn với những ý tưởng sáng
tạo, những giải pháp mới nên quá trình biến ý tưởng thành sản phẩm, dịch vụ phải
diễn ra nhanh chóng để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Thực tiễn cho thấy có nhiều
doanh nghiệp startup bắt đầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường thì chỉ
một thời gian ngắn sau đã có doanh nghiệp khác cung ứng sản phẩm, dịch vụ tương
tự.

c. Rủi ro cao
Theo số liệu mới nhất của bộ kế hoạch và đầu tư ta thấy được rằng:
Trong năm 2023 có 172.578 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,5% so với
cùng kỳ năm 2022. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm
ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 51,6%)

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 89.060 doanh nghiệp, tăng 20,7% so
với cùng kỳ năm 2022. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong năm 2023
có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 41.387 doanh nghiệp (chiếm 46,5%); tập
trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng)

Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 65.480 doanh nghiệp, tăng 28,9% so với
cùng kỳ năm 2022. Các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở quy
mô vốn dưới 10 tỷ đồng với 57.554 doanh nghiệp (chiếm 87,9%, tăng 29,3% so với cùng
kỳ năm 2022).
Số doanh nghiệp giải thể là 18.038 doanh nghiệp, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, có 8/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so
với cùng kỳ năm 2022. Phần lớn doanh nghiệp giải thể trong năm 2023 có thời gian
hoạt động ngắn (dưới 5 năm) với 12.295 doanh nghiệp (chiếm 68,2%) và tập trung chủ
yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng với 15.568 doanh nghiệp (chiếm 86,3%, giảm 3,7%
so với cùng kỳ năm 2022).

Vậy nguyên nhân tại sao đa số các số liệu tiêu cực trên lại liên quan đến các doanh
nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp?

Ta có thể thấy được rằng, hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường
phải chịu rủi ro thất bại cao. Nhìn chung, giai đoạn mới thành lập của doanh nghiệp
thường là giai đoạn khó khăn nhất, do doanh nghiệp mới bắt đầu thâm nhập vào thị
trường, chưa có nguồn vốn lớn, chưa có lượng khách hàng và đối tác kinh doanh ổn
định, còn thiếu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp và điều hành kinh doanh. Ngoài
những khó khăn chung như các doanh nghiệp mới thành lập khác, doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo còn gặp những khó khăn riêng, như: thử nghiệm mới thường khó
thành công ngay từ ban đầu; thị trường không chấp nhận hoặc chậm chấp nhận
những sản phẩm, dịch vụ mới; các ý tưởng, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dễ bị
các doanh nghiệp khác bắt chước hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó gây nên
được sự chênh lệch vô cùng lớn giữa kỳ vọng và thực tế. Đồng thời khi kinh doanh
chúng ta cũng sẽ gặp phải những tình huống bất khả kháng mà chúng ta không lường
trước được ví dụ như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn ngoài ý muốn, Chính vì thế, doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường gặp nhiều bất trắc và rủi ro về cả khía cạnh kỹ
thuật, tài chính và pháp lý. Vào thời điểm đó chúng ta cần chấp nhận đối diện với nó,
sẵn sàng trước những khó khăn thử thách ban đầu để gặt được quả ngọt ở phía cuối
hành trình.

2.2.2 Cơ hội
a. Dân số trẻ
Việt Nam có dân số trẻ, năng động và ham học hỏi, tạo nguồn nhân lực dồi dào cho
các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Theo World Bank, 64% dân số Việt Nam dưới 35
tuổi, là một trong những tỷ lệ cao nhất khu vực Châu Á.

b. Hỗ trợ từ phía chính phủ


Trong nhiều năm qua, hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo đã được Chính phủ
và các cơ quan quản lý hết sức quan tâm và đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ,
phát triển hệ sinh thái theo pháp luật về đầu tư, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa, các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ chuyển đổi số
quốc gia và chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Đến nay, Việt Nam có 24 quỹ đầu tư khởi
nghiệp sáng tạo tư nhân được thành lập theo Nghị định số 38 năm 2019 của Chính
phủ với tổng số vốn điều lệ đạt 160 tỷ đồng. Những cơ chế, chính sách hỗ trợ của
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tạo ra tiền đề cần thiết cho sự phát triển
mạnh mẽ các chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, bước đầu thiết lập được hệ
thống các đơn vị hỗ trợ, ươm tạo từ viện, trường, đến doanh nghiệp, các mạng lưới tư
vấn, cố vấn khởi nghiệp sáng tạo trên phạm vi toàn quốc

Một số chính sách và hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam:
● Chính sách về chuyển giao công nghệ
● Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo
● Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
● Chính sách huy động vốn hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của chính phủ Việt Nam.
● NATEC: Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
● NATIF: Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia
● NSSC: Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC)
● NIC – Vietnam National Innovation Center: Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc
gia

Một số chương trình hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua.
● Techfest
● Vietnam Venture Summit
● Festival khởi nghiệp
● Startup wheel Vietnam
● Vietnam innovation summit
● Start up kit

c. Quỹ nội địa cởi mở hơn trong việc đầu tư


Các quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ sinh thái
khởi nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi startup có thể gặp khó khăn
trong việc thu hút nguồn vốn từ các công quỹ nước ngoài. Giá trị đầu tư và số lượng
thương vụ có sự tham gia của các quỹ nội địa có xu hướng tăng dần qua các năm.

d. Nền kinh tế ngày càng phát triển


Nền kinh tế Việt Nam hiện tại như một điểm sáng cho các hoạt động khởi nghiệp sáng
tạo. Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 4 và năm 2023 ta thấy được rằng,
tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ
năm trước, với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II
tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%).
Đồng thời, Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng,
tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước
đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3
triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm
2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động
được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%,
cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

e. Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế tăng


Các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đã và đang khẳng định được thành tích tăng
trưởng rõ rệt cùng vô vàn tiềm năng dẫn đầu thị trường Đông Nam Á - nơi có nhiều
mô hình kinh doanh đang phát triển mạnh. Qua đó, Việt Nam được đánh giá là “điểm
đến lý tưởng” cho hoạt động đầu tư mạo hiểm.

Trong báo cáo Southeast Asia: Startup Ecosystem 2.0 (Đông Nam Á: Hệ sinh thái Khởi
nghiệp 2.0) mới công bố gần đây, Quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures ghi
nhận rằng Việt Nam đã bắt đầu củng cố vững chắc các hoạt động kinh doanh trong
khu vực. Đến năm 2022, dự kiến số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào thị
trường Đông Nam Á đầu tư vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu của Việt Nam sẽ
tăng lên đáng kể.

Báo cáo cũng cho biết thêm, những công ty hoạt động trong các ngành thương mại
điện tử, dịch vụ tài chính, truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến, thực phẩm và
vận tải, sẽ có khả năng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài hơn cả.

Tổng giá trị hàng hóa của thương mại xã hội sẽ vượt 5 tỷ USD vào năm 2025, và vượt
25 tỷ USD vào năm 2030, nhờ sự gia tăng không ngừng của các loại hình ứng dụng
thương mại điện tử. Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
truyền thông và giải trí sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn, khi Việt Nam và khu vực
ngày càng đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số. Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này sẽ đạt
700 triệu USD vào năm 2030.
Các quỹ đầu tư, trong đó có thể kể đến CyberAgent Capital, 500 Startups, AlphaJWC,
Monk’s Hill Ventures, và Access Ventures, cũng được dự đoán là sẽ đẩy mạnh đầu tư
vào lĩnh vực công nghệ trong những năm tới đây.

2.2.3. Thách thức


a. Không có bản kế hoạch rõ ràng để giữ chân các nhà đầu tư một cách lâu
dài
Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò như kim chỉ nam cho sự phát triển của startup. Nó
không chỉ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu rõ ràng, vạch ra chiến lược hiệu quả,
mà còn là công cụ đắc lực để thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn.

Nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) Việt Nam đang gặp phải
rào cản lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư do thiếu hụt một kế hoạch kinh
doanh bài bản và chi tiết. Kế hoạch thường thiếu đi những phân tích quan trọng như
thị trường, mô hình doanh thu và dự báo tài chính rõ ràng, khiến các quỹ đầu tư e
ngại trong việc đánh giá tiềm năng và rủi ro của dự án.

b. Thủ tục hành chính rườm rà


Thủ tục hành chính rườm rà là một rào cản lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo ở Việt Nam. Thông thường, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có đặc điểm
hình thành nhanh chóng, thay đổi vốn góp liên tục, thoái vốn nhanh và cũng có thể
"chết" nhanh. Tuy nhiên, thủ tục hành chính ở Việt Nam lại quá phức tạp, mất nhiều
thời gian, công sức và nhân lực. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo khiến họ chậm trễ trong quá trình thành lập và hoạt động, tốn
kém chi phí, nản lòng nhà đầu tư, và cản trở sự phát triển của họ.

c. Tâm lý sợ hãi thất bại khi khởi nghiệp


Thất bại thường dẫn đến những hậu quả nhất định trong cuộc sống của người khởi
nghiệp, nhẹ thì hao tốn tài sản, nặng thì nợ nần, xung đột với cộng sự, gia đình... Tùy
vào mức độ thất bại mà chúng tạo ra nỗi ám ảnh cho người khởi nghiệp.

Với người có bản lĩnh, được trang bị kiến thức tốt, thất bại giúp họ rút ra những bài
học quý báu cho những lần khởi nghiệp tiếp theo. Nhờ vào thất bại trong quá khứ mà
họ sẽ viết nên những câu chuyện về thành công trong tương lai. Tuy nhiên, không
phải tất cả đều nhận ra được những bài học quý giá từ thất bại, mà vẫn còn một tỷ lệ
khá lớn bị "ám ảnh", không dám khởi nghiệp lại, hoặc khởi nghiệp lại nhưng không
dám triển khai các ý tưởng lớn.

Một số nguyên nhân tiêu biểu của tâm lý sợ hãi thất bại khi khởi nghiệp:
● Ảnh hưởng từ văn hóa Á Đông: đề cao sự ổn định, an toàn và thành công. Thất
bại thường được nhìn nhận như một điều tiêu cực, đáng xấu hổ.
● Thiếu sự hỗ trợ: hệ sinh thái khởi nghiệp còn non trẻ, thiếu các chương trình
hỗ trợ hiệu quả cho các nhà khởi nghiệp thất bại.
● Áp lực từ gia đình, xã hội: nhiều người đặt kỳ vọng cao vào các nhà khởi nghiệp,
khiến họ e ngại việc đối mặt với thất bại.

Biết được hiện trạng đó, chính phủ Việt Nam ta ngày luôn động viên và tạo điều kiện
hết mực cho các startup còn non trẻ.

Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp vào tháng 10/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã động viên, khuyến khích các bạn trẻ khởi nghiệp:

“Các bạn đã sẵn sàng chấp nhận “thử và sai” chưa? Tất cả chúng ta hãy hun đúc tinh
thần khởi nghiệp không sợ hãi. Có vấp ngã thì đứng dậy đi tiếp, không nản chí bởi có
câu "có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Theo Thủ tướng, hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là điều mạo hiểm thú vị với cả
quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và khám phá khả năng của bản thân. Đảng và
Nhà nước rất quan tâm đến thế hệ trẻ. Các bạn không chỉ là tiềm năng của tương lai, là
nguồn lực và tài nguyên hiện tại, mà sẽ là chủ nhân của đất nước.

“Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để có một môi trường khởi nghiệp đổi mới,
sáng tạo thuận lợi nhất. Nhưng khởi nghiệp có thành công được hay không phụ thuộc
vào chính bản thân các bạn. Nhiệt huyết khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là thể hiện
lòng yêu nước, làm cho quốc phú, dân cường”, Thủ tướng nói.

d.. Hội nhập quốc tế bất lợi do “Rào cản ngôn ngữ”
Trong thời đại ngày nay, khi các nhà đầu tư quốc tế ngày càng chú trọng đến thị
trường startup tại Việt Nam, nhưng bất lợi mà đa số các nhà khởi nghiệp gặp phải đó
chính là rào cản ngôn ngữ. Đặc biệt đó là tiếng anh, một ngôn ngữ quốc tế rất phổ
biến.

Tiếng Anh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của lĩnh
vực khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều
hạn chế về khả năng tiếng Anh, dẫn đến những khó khăn, bất lợi như sau.

Khó khăn trong giao tiếp:


● Tiếp cận thông tin: Khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường quốc
tế, các nhà đầu tư tiềm năng, và các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.
● Kết nối: Gặp khó khăn trong việc kết nối với các đối tác, nhà đầu tư, và khách
hàng quốc tế.
● Trình bày: Khó khăn trong việc trình bày ý tưởng và sản phẩm của mình một
cách hiệu quả trước các nhà đầu tư và khách hàng quốc tế.
Thiếu tự tin:
● Khả năng tiếng Anh hạn chế khiến các startup thiếu tự tin khi tham gia vào các
hoạt động khởi nghiệp quốc tế. Để rồi từ đó bỏ lỡ đi nhiều cơ hội phát triển
cũng như lĩnh hội kinh nghiệm từ các nước bạn. Đồng thời khi các startup
muốn giới thiệu sản phẩm của của doanh nghiệp mình đến các nhà đầu tư
quốc tế, thì việc gặp khó khăn trong việc giới thiệu ý tưởng, sản phẩm một
cách hiệu quả, thu hút là một điều không thể tránh khỏi. Để rồi từ đó dẫn đến
việc mất đi cơ hội hợp tác và phát triển.
Thiếu kinh nghiệm:
● Nhiều nguồn thông tin, kiến thức và kinh nghiệm quan trọng về khởi nghiệp và
kinh doanh quốc tế chỉ có sẵn bằng tiếng Anh. Do đó, việc hạn chế trong giao
tiếp tiếng Anh có thể khiến các startup bỏ lỡ những cơ hội quan trọng để nâng
cấp doanh nghiệp của bản thân họ

2.3. Những mặt đạt được và chưa đạt được trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của
giới trẻ, đặc biệt là gen Z tại Việt Nam
2.3.1. Mặt đạt được
a. Tiếp nhận được sự ảnh hưởng to lớn của công nghệ số

Báo cáo tổng quan toàn cảnh ngành Digital tại Việt Nam mới nhất năm 2021 do
WeAreSocial (công ty toàn cầu chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội có trụ sở tại
Anh), và Hootsuite (dịch vụ quen thuộc với các blogger, chuyên gia marketing xã hội)
mới công bố cho thấy, mạng xã hội đã dần trở thành phần thiết yếu trong cuộc sống
của tất cả mọi người.

Cụ thể, trong tổng 97,8 triệu dân, số lượng người dùng internet tại Việt Nam vào
tháng 1/2021 là 68,72 triệu người và tỷ lệ sử dụng internet là 70.3%. Trong đó, tỉ lệ sử
dụng internet của nhóm người trên 13 tuổi và trên 18 tuổi lần lượt là 79,7% và 72,8%.
Điện thoại di động là thiết bị chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong công nghệ kỹ thuật số, với
154,4 triệu thiết bị kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1/2021.

Lớn lên trong thời đại công nghệ số, Gen Z có khả năng sử dụng thành thạo các công
cụ và ứng dụng công nghệ vào hoạt động khởi nghiệp. Họ nhạy bén với xu hướng thị
trường, từ đó đưa ra những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, phù hợp với nhu cầu của
thời đại

Một trong những lợi thế quan trọng nhất của Gen Z khi khởi nghiệp là sự kết nối
mạng xã hội mạnh mẽ. Với khả năng sử dụng linh hoạt các nền tảng truyền thông xã
hội như Instagram, TikTok và LinkedIn, Gen Z dễ dàng xây dựng và quản lý hình ảnh
cá nhân và doanh nghiệp một cách hiệu quả. Điều này giúp họ nhanh chóng thu hút
sự chú ý từ cộng đồng mạng và những người có thể hỗ trợ kinh doanh của họ.

b. Ý chí không bỏ cuộc


.Theo khảo sát năm 2022 của Herbalife Nutrition, 94% doanh nhân Việt tin rằng
"muốn thành công thì không thể sợ mắc sai lầm". 95% khẳng định họ sẽ không đạt
được vị trí hiện tại nếu ngừng cố gắng sau mỗi sai lầm.

Nhóm Gen Z là những người có tỷ lệ đồng ý cao nhất với quan điểm này. Ngoài ra, họ
cũng dễ dàng liệt kê các bài học kinh nghiệm rút ra từ những sai lầm của họ. Điều này
cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng có tư duy cởi mở. Họ không ngại mắc sai lầm
và sẵn sàng học hỏi từ những sai lầm đó để phát triển bản thân và đạt được thành
công.

Chính vì vậy ta có thể thấy giới trẻ hiện nay coi việc startup là một trải nghiệm thỏa
mãn và thú vị. Sự thay đổi này trong quan niệm đã biến việc làm việc tại startup từ
một sự lựa chọn nghề nghiệp trước đây được coi là rủi ro và không ổn định thành một
nỗ lực hấp dẫn và đáng giá cho lực lượng lao động Gen Z.

c. Dám nghĩ khác, dám mơ lớn


Dễ thấy điểm đặc biệt ở thế hệ gen Z là nhận thức mạnh mẽ về việc phải sống trọn
vẹn và tạo giá trị của riêng mình. Họ dám phá bỏ tư tưởng sống an phận, luôn sáng
tạo để tìm hướng đi mới và làm nên những giá trị khác biệt.

Con đường ấy tất yếu sẽ có khó khăn, thử thách, nhưng vì tính cách ưa mạo hiểm,
đam mê trải nghiệm cùng bản lĩnh đương đầu, gen Z chọn cách đối mặt thay vì từ bỏ.
Họ đặt chữ “dám” vào tuyên ngôn sống của mình để tạo dựng nên một cộng đồng trẻ
trung hiện đại, một thế hệ “nghĩ khác và mơ lớn”. Mỗi một người tham gia một lĩnh
vực với mục tiêu chinh phục khác nhau, nhưng mẫu số chung là sức trẻ không ngại
khó, luôn sẵn sàng thể hiện bản thân và khao khát khẳng định cái tôi.

Bằng tinh thần cầu tiến và ý chí dấn thân, thế hệ gen Z không ngừng tích lũy kiến
thức, trau dồi hiểu biết, kinh nghiệm để chinh phục những đỉnh cao một cách tự tin
và đầy kiêu hãnh. Và những đức tính trân quý ấy là một điều không thể thiếu của một
nhà khởi nghiệp sáng tạo.

d. Thích ứng nhanh


Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc đáp
ứng nhanh chóng với những thay đổi và thích nghi với môi trường mới trở thành yếu
tố then chốt để các startup có thể tồn tại và phát triển. Đây chính là phẩm chất nổi
bật của thế hệ Gen Z - những người được xem là "người bản xứ số" và là lực lượng
quan trọng trong làn sóng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.

Thứ nhất, Gen Z thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh chóng với môi
trường làm việc trong các startup. Họ dễ dàng hòa nhập và làm quen với văn hóa công
ty mới, các phương pháp làm việc độc đáo, không bị gò bó bởi khuôn khổ truyền
thống. Điều này giúp họ phát huy tối đa năng lực và sáng tạo trong công việc.
Thứ hai, Gen Z là những "người bản xứ số" với khả năng tiếp cận và ứng dụng các công
nghệ mới một cách nhanh chóng. Họ luôn sẵn sàng nắm bắt và vận dụng các công cụ,
kỹ thuật số mới nhất vào hoạt động kinh doanh, giúp các startup có thể tiếp cận và
triển khai những ý tưởng sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Thứ ba, Gen Z thể hiện sự linh hoạt trong việc xử lý các tình huống thách thức. Khi
gặp phải những biến động bất ngờ, họ không bị động mà luôn tìm cách điều chỉnh kế
hoạch, tìm ra những giải pháp mới phù hợp. Khả năng ứng phó nhanh chóng và sáng
tạo của Gen Z là một lợi thế lớn trong môi trường khởi nghiệp luôn đầy biến động.

Thứ tư, Gen Z luôn chủ động trong việc học hỏi, tìm tòi và tiếp thu kiến thức mới. Họ
sẵn sàng cập nhật kiến thức, điều chỉnh cách làm để có thể thích ứng tốt hơn với môi
trường khởi nghiệp. Tinh thần học hỏi và cải thiện liên tục này là chìa khóa giúp Gen
Z duy trì sự phát triển và thành công trong hoạt động khởi nghiệp.

Cuối cùng, với tư duy toàn cầu, Gen Z dễ dàng thích ứng và ứng biến trong các hoạt
động hợp tác quốc tế. Họ có khả năng thích nghi với các môi trường, văn hóa khác
nhau, góp phần mở rộng cơ hội hợp tác và phát triển cho các startup.

Nhờ những phẩm chất nổi trội về sự linh hoạt và khả năng thích ứng, Gen Z đang
đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt
Nam. Họ là lực lượng mang đến sức sống và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động khởi
nghiệp, góp phần tạo nên những thành công mới trong bối cảnh kinh doanh đầy biến
động hiện nay.

2.3.2. Mặt chưa đạt được


a. Thiếu kinh nghiệm
Phần lớn Gen Z mới chỉ bắt đầu khởi nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp, họ chưa có nhiều
cơ hội được tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế trong các môi trường doanh nghiệp.
Điều này đôi khi trở thành rào cản lớn khi họ phải đối mặt với các tình huống phức
tạp, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về thị trường, khách hàng và quá trình điều hành
doanh nghiệp.

Thiếu kinh nghiệm thực tế khiến Gen Z gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các vấn
đề thực tế và ra các quyết định quan trọng. Họ còn thiếu sự hiểu biết về những thách
thức, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh, từ đó dễ bị động và lúng túng khi
gặp phải những biến động bất ngờ.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm thực tế còn là yếu tố quan trọng giúp Gen Z nâng cao khả
năng quản lý và lãnh đạo. Nhiều startup do Gen Z khởi xướng đang gặp khó khăn
trong việc xây dựng và dẫn dắt đội ngũ, do họ chưa có đủ kỹ năng cần thiết. Sự thiếu
vắng kinh nghiệm thực tế làm hạn chế năng lực của Gen Z trong vai trò lãnh đạo và
quản lý tổ chức.

b. Thiếu kế hoạch và định hướng.


Nhiều startup do Gen Z khởi xướng thường tập trung quá nhiều vào các ý tưởng hay
công nghệ mới mà chưa đủ cân nhắc về tính khả thi và lộ trình triển khai cụ thể. Họ
thường bị cuốn hút bởi sự sáng tạo và mong muốn nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị
trường, mà chưa xây dựng được định hướng phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.
Thiếu định hướng rõ ràng khiến Gen Z gặp khó khăn trong việc xác định mục tiêu, ưu
tiên và lên kế hoạch triển khai hiệu quả. Họ dễ bị rối loạn trong việc phân bổ nguồn
lực, thiếu sự tập trung và liên kết giữa các hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ và
hiệu quả của dự án.

Bên cạnh đó, sự thiếu vắng kế hoạch dài hạn cũng khiến Gen Z khó có thể dự báo và
ứng phó kịp thời với những thay đổi, rủi ro đến từ môi trường kinh doanh. Họ thường
chỉ tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn mà chưa xây dựng được những kế hoạch,
chiến lược phát triển lâu dài cho startup.

c. Tài chính hạn chế


Bước vào cuộc chơi kinh doanh với nhiều ý tưởng đầy tham vọng, nhiều startup do Gen Z
khởi xướng lại phải vật lộn với những khó khăn về tài chính. Họ thiếu kinh nghiệm và mối
quan hệ để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp hay các nhà tài trợ
tiềm năng. Điều này không chỉ hạn chế khả năng triển khai các dự án mà còn ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển lâu dài của những startup này.

Với tình trạng thiếu vốn, Gen Z thường buộc phải tự trang trải hoặc vay mượn từ những
nguồn không ổn định như bạn bè, gia đình. Điều này không chỉ gây ra áp lực tài chính lớn
mà còn hạn chế họ trong việc đầu tư vào những yếu tố quan trọng như nhân sự chuyên
môn, nghiên cứu & phát triển, hay các hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu. Tình
trạng thiếu vốn cũng khiến các startup do Gen Z khởi xướng gặp khó khăn trong việc mở
rộng quy mô hoạt động và duy trì tính bền vững.

Đây quả thực là một thách thức lớn mà Gen Z phải đối mặt nếu muốn tiếp tục khẳng
định vai trò tiên phong của mình trong làn sóng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Vì
vậy, việc tìm kiếm và khai thác các nguồn lực tài chính phù hợp sẽ là bước đi then chốt,
góp phần giúp thế hệ này vượt qua trở ngại và hiện thực hóa những ý tưởng đầy triển
vọng của mình.

4. Case Study từ Biti’s

4.1. Giới thiệu về Biti’s


● Thành lập năm 1982, Công ty TNHH Bình Tiên, với thương hiệu Biti's luôn tự hào là một
trong những doanh nghiệp Việt Nam thành công trong việc quảng bá thương hiệu giày
dép Việt Nam ra thế giới.

● Lĩnh vực sản xuất


- Thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giày dép: Giầy Da Thời Trang,
Giày Thể Thao, Dép Xốp, Giầy Sandal, Dép Sandal, Giầy Tây, Giầy Da, Giốc Gỗ,
Giày dép Thời Trang.

Hình ảnh.

- Nguyên liệu chính là cao su tổng hợp, da, giả da và các loại vải.

● Quy mô
- Thị trường trong nước: Đến nay, Biti’s đã sở hữu một hệ thống phân phối sản
phẩm trải dài từ Bắc vào Nam với 7 trung tâm chi nhánh, 156 cửa hàng tiếp thị
và hơn 1.500 trung gian phân phối bán lẻ.
- Thị trường quốc tế: công ty có thị trường xuất khẩu hơn 40 nước trên thế giới.

-------------------------------------------------
-------------------------------------------------
Từ năm 1990, Biti’s được coi là biểu tượng thời trang của thế hệ 7x, 8x có điều kiện tại
Việt Nam, Biti’s được biết đến là một sản phẩm với chất lượng siêu bền. Tuy nhiên, đến
năm 2000 – thời điểm của cạnh tranh mở cửa. Các nhãn hiệu giày đình đám thế giới như
Nike, Adidas xâm nhập vào thị trường Việt Nam, gây sức ép cực lớn về thị phần cho Biti’s.
Với những hạn chế về mẫu mã ít, các vấn đề về mùi hôi chân, kèm với tâm lý sính ngoại
của người Việt, và xu hướng theo trend chuộng sneaker, chán sandal của giới trẻ đã làm
cho Biti’s hoàn toàn đứng ngoài cuộc chiến với các nhãn hiệu quốc tế. Thị phần mất,
kinh doanh vô cùng khó khăn làm cho Biti’s bước vào giai đoạn suy thoái trầm trọng.
Biti’s cần phải thay đổi để tồn tại và phát triển.

Đây cũng là lý do mặc dù trong suốt nhiều năm tuy vẫn nằm trong “top-of-mind” về
ngành hàng giày dép nhưng Biti’s lại bị nhận định là “lỗi thời”, “nhãn hàng của ba mẹ",
không còn phù hợp với khách hàng trẻ.

4.2. Sự ra đời của Biti’s Hunter

Có thể nói, chương khởi điểm của câu chuyện thành công của Biti’s chính là nằm ở việc
nhãn hàng này đã “chơi lớn”, “đẻ” ra hẳn một nhãn hiệu con với nỗ lực kết nối với giới trẻ
bằng dòng sản phẩm Hunter mới, tập trung vào phân khúc ngách giày phổ thông “sport
inspired” chiếm khoảng 70% nhu cầu, không phải giày thể thao chuyên dụng (chỉ khoảng
20%). Đây là một phân khúc hứa hẹn sẽ phát triển cực kì nhanh và mạnh mẽ tại Việt Nam
bởi sự thời trang, tiện dụng, phù hợp với nhiều hoàn cảnh (đi học, đi chơi, đi hàng
ngày…). Không chỉ thành công trong việc nhìn ra xu hướng của thị trường, Biti’s Hunter
còn chọn được một tệp khách hàng vô cùng tiềm năng: giới trẻ trong độ tuổi 18 - 24. Đây
là những khách hàng trẻ, thích khám phá, thích trải nghiệm và chinh phục. Họ cũng bắt
đầu có khả năng mua sắm, và đặc biệt thích các sản phẩm thời trang có thương hiệu. Tuy
nhiên, không phải người trẻ nào cũng có đủ khả năng tài chính để sẵn sàng mở ví chi 2 –
3 triệu đồng cho một đôi giày Nike và Adidas. Chính vì vậy, Biti’s Hunter đã tìm cho mình
được một chỗ đứng rất riêng trong một thị trường vô cùng tiềm năng: một hãng giày
tầm trung cho nhóm thu nhập bình thường, có thương hiệu (trước Biti’s Hunter không có
một thương hiệu nào nổi tiếng ở tầm giá 500 – 700k/ 1 đôi), thiết kế trẻ trung, khỏe
khoắn, chất liệu đem lại sự thoải mái và hình dáng cực kì hiện đại. Hunter đại diện cho
một nhóm người Việt trẻ mới năng động, luôn cầu tiến, thích khám phá và thể hiện bản
thân mình.
4.2. Sản phẩm: Tập trung cải tiến sản phẩm không ngừng
CHƯƠNG 3: KHẮC PHỤC HẠN CHẾ

3 mô hình
+ Mô hình máy chủ ảo.
+ AI.
● Công nghệ thực tế ảo: robot lau nhà, trả lời tự động…

Các nhãn hàng lớn gần như chỉ tập trung vào các loại trang phục thiết kế cầu kỳ, đồ
công sở hay đồ có phong cách mà ngành đồ đơn giản (đồ “basic”, gồm áo phông trơn, áo
lót, vớ, đồ lót,...) lại chỉ được xem là các sản phẩm phụ, sản phẩm bán kèm của hãng.
Không ít người Việt vẫn chấp nhận chi trả rất nhiều tiền cho các đồ “basic” ngoại nhập,
ví dụ như chi trả từ vài trăm đến vài triệu đồng cho một bộ quần áo đi cà phê đơn giản
của Uniqlo, hay những chiếc áo của hãng Adidas chỉ để chạy bộ,.. Giai đoạn trước đại
dịch COVID-19, thế hệ trẻ càng có xu hướng quan tâm hơn đến bản thân họ, họ bắt đầu
chọn phong cách ăn mặc thoải mái, không cầu kì, và dần ủng hộ các sản phẩm đến từ
nước nhà.

Tính từ năm 2020 đến hiện tại (năm 2024), Coolmate đã liên tiếp gặt hái được những trái
ngọt. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ chuyển đổi số liên tục, đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp trẻ như Coolmate, chỉ cần ngủ quên trên chiến thắng bất kì giây phút nào
cũng có thể tụt lại so với đối thủ. Vì vậy, nhóm chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp để
khắc phục và cải thiện trong cách hoạt động kinh doanh của thương hiệu:

● Cải thiện chất lượng nội bộ:

Coolmate hiện nay theo nhiều chuyên gia nhận định là đã và đang cho ra mắt thị trường
các sản phẩm có chất lượng đến khoảng 75% so với các sản phẩm cùng ngành của các
doanh nghiệp lớn khác với một mức giá rẻ hơn rất nhiều lần khi đặt lên bàn cân so sánh.
Việt Nam hiện đang là một nước chuyên gia công thời trang cho các thương hiệu lớn,
chính vì vậy, cải thiện chất lượng vải trên từng sản phẩm hay cải tiến kỹ thuật dệt may là
rất quan trọng để có thể theo kịp các ông lớn khác trong ngành dệt may.

Coolmate hiện đang có quy trình sản xuất bán tự động, các công đoạn cắt và may sẽ
được tự động hóa, còn công đoạn hoàn thiện sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm
lại được các công nhân phụ trách. Để có thể cải thiện tốc độ sản xuất, Coolmate có thể
học tập các doanh nghiệp trên toàn thế giới như công nghệ tự động hóa hoàn toàn của
Tập đoàn Saitex (Trung Quốc), Tập đoàn Fast Retail (cha đẻ của Uniqlo Nhật Bản),...

● Tích hợp công nghệ thực tế ảo (VR) qua việc phát triển công nghệ thử đồ online

Coolmate đang thực hiện tốt chính sách đổi trả, tuy nhiên vì còn hạn chế về mặt nhân
sự, khi muốn được biết cân nặng, chiều cao của mình thì phải hỏi các bạn affiliate, kol,
koc hay nhân viên của hãng để được tư vấn. Tuy nhiên do Coolmate chọn cách thức bán
sản phẩm của mình trên các sàn giao dịch điện tử và các trang mạng xã hội như Tiktok,
Shopee,... thông qua hoạt động livestream, marketing video clip cho nên đôi khi để được
tư vấn size cũng khá là khó khăn.

Thiết kế một trang web nơi người dùng có thể nhập cân nặng, chiều cao và một số thông
tin khác đặc thù hơn như số đo 3 vòng, chiều rộng bắp tay, bắp đùi,... sẽ giúp người dùng
chọn được form đồ phù hợp hơn với dáng vẻ của mình.

Qua các nội dung phân tích trên, nhóm chúng tôi đã đúc kết được những thành tựu và
cũng như là khó khăn mà Coolmate đã và đang mắc phải. Từ đó, nhóm chúng tôi sẽ đưa
ra một số gợi ý để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và nâng cao doanh thu của tập
đoàn trẻ của Việt Nam:
Khảo sát sơ lược cho thấy đã có hơn 75% sản phẩm hiện có mặt trên thị trường của
thương hiệu Coolmate có nguồn gốc từ vải cotton, vải polyester và vải từ những loại cây
thân gỗ khác nhau. Vải cotton được xem là “vua của các loại vải bởi đặc tính vượt trội
của nó, tuy nhiên khó tránh khỏi các hiện tượng đổ lông, vón lông của chất liệu này. Ứng
dụng công nghệ Biopolishing (công nghệ làm bóng sinh học) sẽ loại bỏ phần đầu của sơ
vải bằng các enzyme đặc thù, công nghệ này sẽ giúp cho từng thành phẩm từ sợi cotton
có tuổi thọ cao hơn, hướng đến thời trang bền vững.
Các nước châu Âu hiện đang có các ưu đãi chính sách đối với các sản phẩm “xanh”
thân thiện với môi trường, vì vậy chú tâm vào chất lượng sản phẩm của mình sẽ mở ra
cho Coolmate một cơ hội để xúc tiến thương mại đến với các thị trường khó tính hơn.
Bằng cách liên kết với các doanh nghiệp sản xuất những loại nguyên liệu “xanh” trong
nước để có những sản phẩm “bền vững” hơn như tiêu chí và sứ mệnh mà Coolmate đã đề
ra. Một số loại vải thân thiện với môi trường đạt các tiêu chuẩn quốc tế của các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam đã ra mắt thị trường như sản phẩm vải từ cây gai xanh thuộc
tập đoàn gai Thiên Phước, hay vải từ sợi tre của công ty vải sợi Bảo Lân,...
Coolmate tiên phong là nhãn hiệu về thời trang nam không có các cửa hàng truyền
thông (offline) để cho khách hàng đến trực tiếp thử đồ. Hầu hết các hoạt động từ tư vấn,
mua hàng, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, ưu đãi và hậu mãi,... đều diễn ra thông qua
các trang thương mại điện tử và mạng xã hội, điều này sẽ khó tránh khỏi những hạn chế
khi một số hoạt động như thử đồ, đổi trả,... gặp nhiều khó khăn. Một số đề xuất cho
Coolmate nhầm khắc phục các yếu điểm trên bao gồm:
Một là, tích hợp công nghệ thực tế ảo (VR) trong việc phát triển công nghệ thử
đồ online. Coolmate thường có các phiên livestream bán hàng, trong phiên chợ online
đấy, có rất nhiều hoạt động diễn ra từ đưa ra các “deal sốc”, mã giảm giá cho đến tư vấn
size quần áo, tuy nhiên với số lượng nhân sự hạn chế nên đôi khi việc bỏ qua một số câu
hỏi trên sẽ làm cho các khách hàng tiềm năng khó chịu và đôi khi là cái nhìn không tốt
dành cho nhãn hàng. Học tập các đàn anh đi trước

Những điểm chưa tốt của Biti’s:


Chất lượng và giá thành của sản phẩm vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp:
Hiện nay giá cả của đa số sản phẩm của Biti’s giao động từ 1 triệu cho đến 2 triệu đồng,
đây là mức giá tương đối cao đối khi so sánh với thu nhập bình quân đầu người của Việt
Nam (khoảng 8 triệu đồng). Tuy nhiên chất lượng của một số sản phẩm theo trải nghiệm
của một bộ phận khách hàng cho rằng là chưa tốt với một mức giá như vậy khi so sánh
với các nhãn hiệu khác đang có mặt trên thị trường.
Nhiều chiến dịch quảng bá truyền thông vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn:
Đã có không ít những chiến lược mang lại thành công vang dội, vực dậy cả một thương
hiệu dường như đã biến mất như hợp tác với các ca sĩ đình đám như Soobin Hoàng Sơn
với “Đi để trở về” hay Sơn Tùng MTP với “Lạc Trôi”. Tuy nhiên, theo chia sẻ của CEO
Biti’s Vưu Lệ Quyên: “Biti’s cũng từng có các chiến dịch truyền thông tốn rất nhiều tiền,
nhưng không hề đạt đến thành công vang dội như mình muốn.” Có thể kể đến các chiến
dịch gây tranh cãi của Biti’s như việc In dấu sneaker lên thân cây ở Đà Lạt trong phim
ngắn “Chuyến đi của thanh xuân”, hay lên bài “tôn vinh vẻ đẹp miền Trung” nhưng lại sử
dụng gấm Trung Quốc,... Các khủng hoảng truyền thông trên cho thấy sự thiếu ổn định
và thống nhất trong đội ngũ marketing của Biti’s
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa thực sự tốt: Nếu như trong cùng ngành thời trang,
không ít các doanh nghiệp trẻ của Việt Nam tích cực trong việc đổi trả sản phẩm cho
khách hàng như Coolmate, Juno, VM Style,... thì ngược lại, Biti’s lại rất rề rà và lòng vòng
trong vấn đề này (từ việc đổi trả cho đến bảo hành sản phẩm đều mất một khoảng thời là
từ 1 tuần cho đến 1 tháng.) Ngoài ra, các chương trình ưu đãi và hậu mãi của Biti’s nhằm
tìm kiếm các khách hàng tiềm năng khác cũng như tạo độ trung thành cho khách hàng
vẫn còn hạn chế.
Xu hướng bán hàng thay đổi, Biti’s cần phải thích nghi nhanh chóng để có thể bắt kịp
các thương hiệu khác: Với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội,
Biti’s hiện nay chỉ mới xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử, còn ở mạng xã hội mà
cụ thể là Tiktok, với sự phát triển rầm rộ của các dạng tiếp thị liên kết (affiliate), bán
hàng thông qua các phiên phát trực tiếp (livestream),... Biti’s hiện nay vẫn chưa làm tốt ở
mảng này và có thể sẽ bị đối thủ bỏ xa nếu tiếp tục không có sự đổi mới.
NGUỒN

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-va-quan-tri-kinh-
doanh-dai-hoc-thai-nguyen/linear-algebra/case-study-cool-mateas/86831576

https://advertisingvietnam.com/coolmate-chien-dich-don-song-truyen-thong-hieu-
qua-hau-chuong-trinh-shark-tank-p16782

https://blog.tomorrowmarketers.org/thuong-mai-dien-tu-bung-no/

https://stringeex.com/vi/blog/post/mo-hinh-kinh-doanh-khoi-nghiep

https://hocvienagile.com/5-mo-hinh-kinh-doanh-khoi-nghiep-hieu-qua-nhat/

https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/ma-tran-swot-la-gi-ung-dung-cua-swot-vao-
phan-tich-chien-luoc-kinh-doanh

https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/swot-la-gi

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-cac-giai-phap-ho-tro-khoi-
nghiep-tai-viet-nam-103441.htm

https://phunubinhphuoc.org.vn/phu-nu-kinh-te/thuc-trang-hoat-dong-khoi-
nghiep-o-viet-nam-hien-nay-998.html

https://kinhtevadubao.vn/thuc-day-phat-trien-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-o-
viet-nam-hien-nay-28344.html

http://kqtkd.ou.edu.vn/khoi-nghiep-va-startup-khac-nhau-nhu-the-nao)

https://vtv.vn/kinh-te/phan-biet-dn-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-va-khoi-nghiep-
lap-nghiep-20170410180923025.htm

https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/tu-duy-sang-tao#sang-tao-la-gi

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hieu-dung-ve-doi-moi-va-sang-tao-84761.htm

https://chamdocsach.com/innovation-doi-moi-sang-tao/
https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/tu-duy-sang-tao#ky-nang-tu-duy-sang-
tao

https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/6-chiec-mu-tu-duy

You might also like