You are on page 1of 5

Câu 1 (3 điểm): Tư duy là gì?

Trình bày các loại hình tư duy và tầm quan trọng của tư duy phản biện?
Câu 2 (4 điểm): Phân tích phương pháp “06 chiếc mũ tư duy”? Cho một ví dụ minh hoạ cụ thể việc vận dụng
phương pháp trên vào việc rèn luyện tư duy phản biện?
Câu 3 (3 điểm): Tư duy phản biện là gì? Phân tích các đặc điểm của người có tư duy phản biện? bạn hiểu như
thế nào về đặc điểm “không có thành kiến”?
BÀI LÀM
Câu 1:
-Khái niệm tư duy:
Tiến trình nhận thức của con người gồm hai giai đoạn: đầu tiên là giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức
cảm tính), đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để nhận thức các hiện tượng, sự vật khách quan.
Tiếp theo là giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) tức là giai đoạn sử dụng lý trí (bộ óc) để nhận thức.
Đây là quá trình tư duy. Hai giai đoạn này không tách rời nhau mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Tư duy chính là
quá trình con người chọn lọc, sắp xếp, liên kết, phối hợp các dữ liệu thu được từ nhận thức cảm tính để tìm hiểu
bản chất của các đối tượng trong hiện thực và mối quan hệ giữa chúng; là quá trình rút ra các thông tin mới từ
các thông tin đã có.
Tư duy là hoạt động nhận thức của con người trước thế giới, đó là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện
thực khách quan vào đầu óc con người, được thực hiện do khả năng suy lý, kết luận logic, chứng minh của con
người trong quá trình hoạt động thực tiễn cải biến thế giới xung quanh. Đó chính là quá trình nhận thức vấn đề
và ra quyết định để giải quyết vấn đề. Trong quá trình tư duy, bộ não không ngừng hoạt động để đưa ra những
nhận định, phán đoán, đánh giá vấn đề. Nói khác đi, thông qua tư duy mà con người tự khám phá, tìm kiếm và
phát hiện cái mới để tái tạo lại những tri thức cho bản thân mình. Như vậy, tư duy mở đường cho sự phát triển
của con người.
-Các loại hình tư duy:
Tư duy tri giác [perceptual] hoặc cụ thể [concrete]: Đây là hình thức tư duy đơn giản nhất, cơ sở của loại hình
tư duy này là đến từ tri giác, tức là giải thích cảm giác theo kinh nghiệm của một người. Nó còn được gọi là tư
duy cụ thể vì nó được thực hiện dựa trên các đối tượng và sự kiện thực tế hoặc cụ thể được tri giác.
Tư duy khái niệm [conceptual] hoặc trừu tượng [abstract]: Loại hình tư duy sử dụng các khái niệm, các đối
tượng và ngôn ngữ khái quát, nó được coi là ưu việt hơn so với tư duy tri giác vì nó tiết kiệm các nỗ lực trong
việc hiểu và giải quyết vấn đề.
Tư duy phản chiếu [reflective]: Loại tư duy này nhằm mục đích giải quyết các vấn đề phức tạp, do đó nó đòi
hỏi phải tổ chức lại tất cả các kinh nghiệm liên quan đến một tình huống hoặc loại bỏ các trở ngại thay vì liên
quan đến kinh nghiệm hoặc ý tưởng đó. Đây là một cách tiếp cận nhận thức sâu sắc trong tư duy phản chiếu vì
hoạt động tâm lý ở đây không liên quan đến kiểu thử và sai máy móc. Trong loại hình này, các quá trình tư duy
đưa tất cả các dữ kiện liên quan được sắp xếp theo một trật tự logic vào một chỗ để đi đến giải pháp của vấn
đề.
Tư duy sáng tạo [creative]: Loại tư duy này có liên quan đến khả năng của một người để tạo ra hoặc xây dựng
một cái gì đó mới mẻ hoặc khác thường. Nó tìm kiếm các mối quan hệ và liên kết mới để mô tả và giải thích
bản chất của sự vật, sự kiện và tình huống. Ở đây, bản thân cá nhân thường xây dựng các bằng chứng và công
cụ cho giải pháp của mình. Ví dụ; nhà khoa học, nghệ sĩ hoặc nhà phát minh. Tư duy sáng tạo có đặc điểm bao
gồm:
• Tư duy sáng tạo, dưới mọi hình thức và hình thức của nó hoàn toàn là một quá trình tâm lý bên
trong và do đó cần được coi là một thành phần quan trọng trong hành vi nhận thức của một người.
• Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng tư duy sáng tạo và do đó nó là một hiện tượng phổ
quát.
• Tư duy sáng tạo dẫn đến việc tạo ra một cái gì đó mới hoặc tiểu thuyết bao gồm một hình thức
sắp xếp mới của các yếu tố cũ.
• Tư duy sáng tạo trong tất cả các chiều của nó liên quan đến tư duy phân kỳ [divergent thinking]
thay vì các loại tư duy hội tụ [divergent thinking] thông thường.
• Tâm lý phải có hoàn toàn tự do để tạo ra một ý tưởng mới.
• Lĩnh vực tư duy sáng tạo và một phần của nó khá toàn diện và được xây dựng rộng rãi. Nó bao
gồm tất cả các khía cạnh của thành tích con người thuộc về cuộc sống của một cá nhân.
Tư duy phản biện [critical]: Đó là một kiểu tư duy giúp một người gạt bỏ niềm tin, định kiến và quan điểm
cá nhân của mình để khám phá sự thật, ngay cả khi phải trả giá bằng hệ thống niềm tin cơ bản của mình. Ở đây,
người ta sử dụng để thiết lập các kỹ năng và khả năng nhận thức cao hơn để giải thích, phân tích, đánh giá và
suy luận thích hợp, cũng như giải thích thông tin được thu thập hoặc truyền đạt dẫn đến một đánh giá có mục
đích không thiên vị và tự điều chỉnh. Người tư duy có thói quen ham học hỏi, nắm rõ thông tin, cởi mở, linh
hoạt, công bằng trong đánh giá, không có thành kiến và định kiến cá nhân, trung thực trong việc tìm kiếm thông
tin liên quan, có kỹ năng sử dụng hợp lý các khả năng như diễn giải, phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra kết
luận và suy luận, v.v
Tư duy phi hướng [non-directed] hoặc liên kết [associative]: Có những lúc chúng ta thấy mình bị cuốn vào
một kiểu tư duy độc đáo không định hướng và không có mục tiêu. Nó được phản ánh thông qua giấc mơ và các
hoạt động tự do không kiểm soát khác. Về mặt tâm lý, những hình thức tư duy này được gọi là tư duy liên
tưởng.
- Tầm quan trọng của tư duy phản biện:
Tư duy phản biện giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau, vừu sâu sắc, vừa toàn diện.
tư duy phản biện là nhu cầu tất yếu, là công cụ không thể thiếu để xem xét giải quyết các vấn đề đặt ra trong
mọi mặt hoạt động của đời sống, là nhân tố đặc biệt quan trọng và là tiền đề cho sự phát triển.
-Tư duy phản biện sẽ cho phép con người nhận thức đúng đắn và sâu sắc phần “bên trong”, tức nhìn thấy bản
chất của sự vật. Từ đó, loại bỏ thói quen lặp lại, không suy nghĩ thấu đáo, loại bỏ những sai lầm để tiệm cận tới
sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình, để có những giải pháp, những quyết định đúng đắn, phù
hợp và hiệu quả tác động lên đối tượng.
-Tư duy phản biện giúp chúng ta vượt ra khỏi các khuôn mẫu có sẵn, thoát khỏi những thói quen truyền
thống, những định kiến, những áp đặt trong suy nghĩ để có tâm thế sẵn sàng tìm tòi, tiếp nhận cái mới, cái tiến
bộ cũng như phát hiện những giá trị mới từ những vấn đề cũ, phát huy óc sáng tạo khi xem xét và giải quyết
vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp, đa dạng trong cuộc sống, đặc biệt là trong thế giới không ngừng biến
động và khó lường như hiện nay.
- Tư duy phản biện giúp chúng ta biết lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu ý kiến người khác trước khi kết luận
vấn đề, dám loại bỏ cái sai của mình và thừa nhận cái đúng của người khác. Bởi cái đúng, cái tích cực bao giờ
cũng nảy sinh và phát triển lên từ quá trình đấu tranh, phủ định cái sai, cái tiêu cực.
-Tư duy phản biện giúp loại bỏ những sai lầm để đạt tới sự hợp lý, đúng đắn trong việc lựa chọn quyết định
cũng như hành động; giúp con người suy nghĩ theo hướng tích cực, giảm được trạng thái tâm lý buồn rầu, thất
vọng, chán nản, mất lòng tin khi gặp thất bại. Tư duy phản biện thúc đẩy tái nhận thức, điều chỉnh thái độ.

Câu 2:
-Phân tích phương pháp “06 chiếc mũ tư duy”:
Đây là phát kiến của Tiến sĩ Edward de Bono trong năm 1980 Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn
“Six thinking Hats” của De Bono Phương pháp này đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều tổ chức lớn trên
thế giới như: IBM, Federal Express, British Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont…
Sáu chiếc mũ tư duy là một kỹ thuật được thiết kế nhằm giúpp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối
tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn
mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral thinking) Trong phương pháp
này thì các phán xét c giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị
như là thường thấy lối suy nghĩ thông thường.
Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tùy theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội nón màu gì.
Các nón không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó “dường như”
hay “có vẻ” thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tác dụng định hướng suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho
ý kiến đội lên mà thôi.
* Các đặc tính của nón màu:
-Mũ trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc
mũ trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết, tập
trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng. Một
số câu hỏi có thể sử dụng:
• Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?
• Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
• Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?
-Mũ đỏ: mang hình ảnh của lửa đang chảy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ẩm áp. Khi tưởng tượng
đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng
minh hay giải thích, Lý lẽ của minh về vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra các điều bộc phát đó, không cần giải
thích.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
• Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
• Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
• Tôi thích hay không thích vấn đề này?
-Mũ vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích. Khi tưởng tượng đang
đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
• Những lợi ích khi chúng ta tiến hành công việc này?
• Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
-Mũ đen: mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Người đội mũ đen sẽ phê phán, bình luận, liên tưởng đến các
điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, thái độ bi quan. Vai trò của chiếc nón đen là giúp chỉ
ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Chiếc nón đen để dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra
các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bât lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc nón đen đóng
vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều
sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
• Những rắc rồi, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
• Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
• Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?
-Mũ xanh lục: Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự phát triển. Chiếc nón xanh
lục tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Khi đội chiếc nón này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng mới
cho vấn đề đang thảo luận.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
• Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
• Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
• Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?
-Mũ xanh dương: Chiếc nón xanh sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác
– tổ chức tư duy: Điều khiển, chi phối quá trình, các bước, tổ chức lãnh đạo.
Ứng dụng:
- Kích thích suy nghĩ song song.
- Kích thích suy nghĩ toàn diện.
- Tách riêng cá tính và chất lượng.
- Đào tạo về sáng tạo, diều phối cuộc họp, quản lí cuộc họp.
- Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm.
- Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án.
- Phát triển tư duy phân tích, và ra quyết định.
Một ví dụ minh hoạ cụ thể việc vận dụng phương pháp trên vào việc rèn luyện tư duy phản biện:
Khi vận dụng sáu chiếc nón suy nghĩ trong ứng xử, giao dịch với khách hàng, đối tác, chúng ta tưởng tượng
sẽ đội lần lượt sáu chiến nón trên đầu. Sáu chiếc nón đó sẽ hướng dẫn, nhắc nhở chúng ta suy nghĩ, phản hồi và
ra quyết định khi đón tiếp một khách hàng, khi tìm hiểu, làm việc với một đối tác.
-Nón trắng: Màu trắng thể hiện sự khách quan, trung tính. Làm việc với khách hàng, đối tác chúng ta cần
nắm rõ những thông tin về nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng, nhất là nhu cầu có khả năng
thanh toán. Nón trắng nhắc nhở chúng ta nhớ đến thông tin liên lạc (công ty, chức vụ, địện thoại, email). Trong
một số trường hợp quan trọng, thông tin về tính cách, sở thích, ngày sinh hoặc về gia đình của khách hàng, đối
tác cũng cần được quan tâm, không chỉ để tạo thiện cảm trong giao tiếp mà còn làm cơ sở để xây dựng sự hợp
tác lâu dài.
Muốn có được thông tin khách quan trong quá trình giao tiếp đòi hỏi phải lắng nghe tốt. Thực tế cho thấy
nhiều trường hợp nhân viên kinh doanh nắm bắt không đầy đủ, thậm chí không chính xác yêu cầu của khách
hàng nhất là đối với những sản phẩm lớn hoặc vô hình như các phần mềm, dịch vụ bảo hiểm, đào tạo. Do mong
muốn bán hàng hoặc ký hợp đồng, chúng ta thường nghe “chọn lọc” những thông tin có lợi cho việc bán hàng
của mình. Điều này có thể dẫn đến hậu quả là nghe không đầy đủ và chính xác nhu cầu của khách hàng.
-Nón đỏ: Màu đỏ là màu của máu, màu nóng nên biểu trưng cho cảm xúc. Trước hết, chiếc nón đỏ nhắc nhở
chúng ta quan tâm đến cảm xúc, tâm trạng của khách hàng. Khách hàng đã rất háo hức và quyết tâm bằng mua
được hay còn có muốn tìm hiểu, thăm dò. Khách hàng đã thật sự tin tưởng hay vẫn còn hoài nghi, lo lắng về
chất sản phẩm, dịch vụ. Vì quyết định mua hàng trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào cảm xúc của người
người mua nên nghệ thuật bán hàng nằm trong khả năng đáp ứng, tác động vào cảm xúc của người mua hàng.
Mặt khác, chiếc nón đỏ cũng nhắc nhở chúng ta chú ý đến khía cạnh cảm xúc, linh cảm, trực giác trong quá
trình giao dịch. Một người bán hàng kinh nghiệm có thể “biết” được người đến cửa hàng sẽ mua hàng hay
không. Một nhà quản lý từng trải có thể “cảm nhận” được sự tin cậy, khả năng tiến tới đối với đối tác chỉ trong
vòng vài phút ban đầu tiếp xúc. Trong những trường hợp này, trực giác đóng vai trò chi phối. quyết định.
-Nón đen: Màu đen trong nhiều nền văn hóa thể hiện cho những điều xui xẻo. Trong giao dịch, nón đen nhắc
nhở chúng ta nhớ đến những rủi ro tiềm ẩn, những bất lợi có thể xảy ra xảy ra trong quá trình phục vụ khách
hàng, hay làm việc với đối tác. Một công trình xây dựng kéo dài trong một năm phải đối diện với khả năng tăng
chi phí vật liệu xây dựng, khả năng hao tổn những nhân sự. Quá trình triển khai một phần mềm quản trị nguồn
nhân lực sẽ gặp bất lợi nếu trình độ tin học của nhân viên quản trị nhân sự thấp hoặc có thái độ không muốn
hợp tác. Nhìn thấy trước những rủi ro, bất lợi phát sinh sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và trao đổi về những phương
pháp dự phòng phù hợp.
-Nón vàng: Màu vàng là màu của chiến thắng, huy hoàng (cúp vàng, long bào của vua). Nón vàng nhắc nhở
chúng ta phải cung cấp cho khách hàng những lợi ích nếu sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Một bức tranh chi tiết và
sinh động về kết quả giao dịch sẽ làm cho khách hàng thêm “cảm hứng” để mua hàng.
-Nón xanh lá cây: Đây là màu của cây cỏ nên mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở. Vận dụng trong giao tiếp ứng
xử, đây là thời điểm chúng ta giới thiệu với khách hàng, đối tác các giải pháp khác nhau để cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ. Khách hàng thường cảm thấy hài lòng hơn khi chúng ta có thể giới thiệu một số sản phẩm hoặc
giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
-Nón màu xanh dương: Màu xanh dương là màu của bầu trời bao phủ vạn vật. Đây là thời điểm chúng ta tóm
tắt lại những gì đã trao đổi, thỏa thuận. Những việc đã đồng ý, chưa thống nhất, còn phải trao đổi thêm. Tư đó,
chúng ta có thể xác định các bước làm việc tiếp theo sau buổi làm việc, trao đổi.
Như vậy, mặc dù không đội các chiếc nón lên đầu nhưng hình ảnh sáu chiếc nón với những màu sắc riêng
biệt ở trong đầu, chúng ta đã có được một phương pháp giao tiếp, ứng xử với khách hàng, đối tác một cách có
hệ thống.

Câu 3:
-Tư duy phản biện:
Có thể hiểu tư duy phản biện là một phạm trù của tư duy, trong đó người tư duy huy động vốn tri thức, vốn
kinh nghiệm, năng lực lập luận, năng lực biện bác,… để phân tích, 15 suy xét, đánh giá nhằm chỉ ra những điểm
đúng/sai, tốt/xấu, phải/trái, hay/dở, tích cực/tiêu cực, hợp lý/bất hợp lý, khả thi/bất khả thi, khả dụng/bất khả
dụng,… của vấn đề, đối tượng, sự vật… Nếu như suy nghĩ thông thường chỉ dừng ở mức độ tiếp nhận thông tin
một cách bị động mà không chất vấn, nghi ngờ, không so sánh, đối chiếu, thì tư duy phản biện là quá trình chủ
động tự đối chiếu, tự suy xét, tự nghi vấn, tự tìm ra những thông tin cần thiết để xác lập niềm tin của mình. Vì
vậy, tư duy phản biện là mô hình tư duy có mục đích cải tiến chất lượng tư duy, giúp khai minh trí tuệ, nhằm
đạt được sự minh định trong nhận thức.

-Các đặc điểm của người có tư duy phản biện:


Không có thành kiến: người có tư duy phản biện là người ham tìm hiểu, biết lắng nghe và có thể chấp nhận
ý kiến trái ngược với mình, đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng lý lẽ, thích sự rõ ràng, chính xác,
biết xem xét các quan điểm khác nhau, chi thay đổi quan điểm khi sự suy luận cho thấy phải làm như vậy.
Biết vận dụng các tiêu chuẩn: cần phải có các điều kiện được thỏa mãn nhất định để một phát biểu trở thành
có thể tin cậy được. Mặc dù các lĩnh vực khác nhau có thể có các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng có một số tiêu
chuẩn có thể được áp dụng chung cho nhiều vấn đề, ví dụ như: “…một khẳng định bất kỳ phải … được dựa trên
những sự thật chính xác có liên quan, từ các nguồn đáng tin cậy, rõ ràng, không thiên lệch, thoát khỏi logic
ngụy biện, hợp logic, lý lẽ vững chắc.”
Có khả năng tranh luận: đưa ra các lý lẽ với các bằng chứng hỗ trợ. Tư duy phản biện bao gồm cả việc nhận
dạng, đánh giá và xây dựng các lý lẽ.
Có khả năng suy luận: có khả năng rút ra kết luận từ một hoặc nhiều chi tiết. Để làm được việc này cần phải
nhìn thấy được mối quan hệ logic giữa các dữ liệu.
Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau: người có tư duy phản biện cần phải tiếp cận hiện tượng từ
nhiều quan điểm khác nhau.
Áp dụng các thủ thuật tư duy: tư duy phản diện sử dụng nhiều thủ thuật tư duy khác nhau, bao gồm đặt câu
hỏi, đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định.
-Đặc điểm “không có thành kiến”:
Người có tư duy phản biện tôn trọng bằng chứng lý lẽ, thích sự rõ ràng công bằng, nhìn nhận vấn đề theo
những góc độ khác nhau, vừu sâu sắc, vừa toàn diện nên sẽ nhìn nhận một cách “không có thành kiến”, không
có ý nghĩ cố định về người hay vật, xuất phát từ cách nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính và thường xuyên có
chiều hướng đánh giá thấp. “Thành kiến” thường được định hình trong mỗi theo thời gian, từ trải nghiệm của
bản thân, do được tuyên truyền, do thế hệ trước truyền lại, do môi trường sống. Còn bản thân người có tư duy
luôn vượt ra khỏi các khuôn mẫu có sẵn, thoát khỏi những thói quen truyền thống, những áp đặt trong suy nghĩ
để có tâm thế sẵn sàng tìm tòi, tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ cũng như phát hiện những giá trị mới từ những vấn
đề cũ, phát huy óc sáng tạo khi xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp, đa dạng trong cuộc
sống, đặc biệt là trong thế giới không ngừng biến động và khó lường như hiện nay.
Tính chất của tư duy phản biện chính là đa dạng trong cách cảm nhận và nhìn nhận vấn đề, để phong phú lối
suy nghĩ và linh hoạt nhận thức. Đưa ra các quan điểm của mình và không ngần ngại thay đổi nếu chúng chưa
thật sự phù hợp. Tư duy phản biện còn phản ánh lên cách bạn đánh giá vấn đề, sẵn sàng thay đổi và tìm kiếm
những gì phù hợp hơn để giải quyết vấn đề, mang lại hiệu quả cao và khắc phục được những khuyết điểm của
bản thân và vấn đề.

You might also like