You are on page 1of 7

1.

KHÁI NIỆM VỀ TƢ DUY SÁNG TẠO

1.1 KHÁI NIỆM VỀ TƯ DUY

Dưới góc độ sinh lý học: Tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua
việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực
hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống.

Dứới góc độ tâm lý học: Tư duy là một hiện tượng tâm lý, là hoạt động nhận thức bậc cao ở con người.
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ảnh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên
trong, có tính chất qui luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan

Cơ sở sinh lý của Tư duy: Là hoạt động của võ đại não. Hoạt động tư duy đồng nghĩa với hoạt động trí
tuệ. Mục tiêu của tư duy là tìm ra các triết lý, lý luận, phương pháp luận, phương pháp, giải pháp trong
các tình huống hoạt động của con người phân tích xu hướng theo thời gian, đó là tư duy chiến lược

1.1.2 PHÂN LOẠI TƯ DUY

Xét về mức độ phát triển của tư duy có thể chia tư duy làm 3 loại:

• Tư duy trực quan – hành động (con người giải quyết nhiệm vụ bằng những hành động cụ thể, thực tế);
• Tư duy trực quan – hình ảnh (tư duy phụ thuộc vào hình ảnh của đối tượng đang tri giác);

• Tư duy trừu tƣợng (giải quyết nhiệm vụ dựa trên việc sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được
tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ)

Theo hình thức biểu hiện của nhiệm vụ và phương thức giải quyết nó, ta có:

• Tư duy thực hành: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan dưới hình thức cụ thể
và phương thức giải quyết là những hành động thực hành.

• Tư duy hình ảnh cụ thể: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức một hình ảnh cụ thể và
sự giải quyết nhiệm vụ được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có.

• Tư duy lý luận: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức lý luận và việc giải quyết nhiệm
vụ đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận

 Theo GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn, GS.TS Nguyễn Văn Lê và nhà giáo Châu An, tư duy được phân loại
như sau:

- Các loại tư duy cơ bản, phổ biến: tư duy logic, tư duy biện chứng và tư duy hình tượng.

- Xét về mức độ độc lập, tư duy được chia thành 4 bậc: tư duy lệ thuộc, tư duy độc lập, tư duy phê phán
(phản biện), tư duy sáng tạo.

- Xét đặc điểm của đối tƣợng để tư duy, tư duy được chia ra làm 2 loại: tư duy trừu tượng và tư duy cụ
thể.

1.1.3 CÁC CẤP ĐỘ CỦA TƯ DUY

**Nhà giáo dục Mỹ Benjamin S. Bloom, tư duy của con người gồm 6 cấp độ, thường được gọi tắt là
Thang Bloom (1956) hay Bảng phân loại Bloom (Bloom’s Taxonomy):
• Cấp độ 1: Biết (Knowledge) – có thể nhắc lại những tài liệu đã học trước đó bằng cách gợi nhớ các sự
kiện, thuật ngữ và khái niệm cơ bản.

• Cấp độ 2: Hiểu (Comprehension) – chứng tỏ việc hiểu vấn đề và ý tưởng thông qua khả năng sắp xếp,
so sánh, diễn giải trình bày các ý chính.

• Cấp độ 3: Vận dụng (Application) – Giải quyết các vấn đề bằng cách vận dụng những kiến thức đã học,
các sự kiện, phương pháp và quy tắc theo những cách khác nhau.

• Cấp độ 4: Phân tích (Analysis) - nghiên cứu và phân chia thông tin thành từng phần thông qua việc xác
định động cơ và lý do; tạo ra các lập luận và tìm ra các luận cứ để bổ trợ cho việc khát quát hóa.

• Cấp độ 5: Tổng hợp (Synthesis) – biên soạn và tổng hợp thông tin lại với nhau theo những cách khác
nhau, đề xuất những giải pháp thay thế.

• Cấp độ 6: Đánh giá (Evaluation) – Trình bày và bảo vệ ý kiến bằng cách đưa ra những phán đoán về
thông tin, tính hợp lý của các ý kiến hoặc chất lượng công việc dựa trên các tiêu chí, chuẩn mực.

**Giữa thập niên 1990, Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề
xuất sự điều chỉnh (Pohl, 2000) như sau

Cấp độ 1: Nhớ (Remembering): Có thể nhắc lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó. Ví dụ: Viết lại
một công thức, đọc lại một bài thơ, mô tả lại một sự kiện, nhận biết phương án đúng.

• Cấp độ 2: Hiểu (Understanding): Nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy
diễn, liên hệ, khái quát. Ví dụ: Giải thích một định luật, phân biệt cách sử dụng các thiết bị, viết tóm tắt
một bài báo, trình bày một quan điểm.

• Cấp độ 3: Vận dụng (Applying): Áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, điều kiện mới. Ví dụ:
Vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng, áp dụng một công thức để tính toán, thực hiện
một thí nghiệm dựa trên qui trình.

• Cấp độ 4: Phân tích (Analyzing): Chia thông tin thành những phần nhỏ và chỉ ra mối liên hệ của chúng
tới tổng thể. Ví dụ: Lý giải nguyên nhân thất bại của một doanh nghiệp, hệ thống hóa các văn bản pháp
qui, xây dựng biểu đồ phát triển của một doanh nghiệp. •

Cấp độ 5: Đánh giá (Evaluating): Đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với thông tin dựa trên
các chuẩn mực, tiêu chí. Ví dụ: Phản biện một nghiên cứu, bài báo; đánh giá khả năng thành công của
một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận.

• Cấp độ 6: Sáng tạo (Creating): Xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có.
Ví dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới, xây dựng một công thức mới, sáng tác một bài hát; xây dựng hệ thống
các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế;
xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm; lập kế hoạch tổ chức một sự kiện mới

Có ba sự thay đổi đáng lưu ý so với Thang Bloom (1956)

• (1) cấp độ tư duy thấp nhất là Nhớ thay vì Biết,


• (2) Cấp Tổng hợp đƣợc bỏ đi và đưa thêm Sáng tạo vào mức cao nhất,

• (3) Các danh động từ được thay cho các danh từ.
Như vậy, có thể thấy, sáng tạo là cấp độ tư duy cao nhất của con người.

1.2 KHÁI NIỆM TƯ DUY SÁNG TẠO

** Nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, sáng tạo có nhiều khái niệm

 Sáng tạo có thể được tiếp cận dưới góc độ quá trình hoạt động của con người, hoặc được tiếp cận
dưới góc độ nhân cách.

Sáng tạo được hiểu là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, có giá trị. Cái mới, có giá trị được thể hiện
trong ý tưởng, trong cách thức giải quyết vấn đề, trong sản phẩm ấy có thể diễn ra ở cấp độ cá nhân
hoặc/và ở cấp độ xã hội, dựa trên sự độc lập trong tư duy và hoạt động của con người

YẾU TỐ HÌNH THÀNH SỰ SÁNG TẠO

1. Tư duy sáng tạo: Sự nhạy bén của não bộ khi đưa ra ý tưởng khác biệt và đột phá quyết định ở mức
độ linh hoạt cùng khả năng tưởng tượng trong cách tiếp cận vấn đề.

2. Sự thông thạo kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn: Các kiến thức tổng hợp trong lĩnh vực nghiên
cứu, kinh nghiệm, kiến thức -> là “nguyên liệu” cho sự sáng tạo

3. Động lực thúc đẩy bên trong cá nhân: Những yếu tố thúc đẩy cá nhân tìm giải pháp sáng tạo bao gồm
cả các tác động của yếu tố chủ quan và khách quan

** Theo các nhà tâm lý học:

• Tư duy sáng tạo được xem là dạng hoạt động trí não cao nhất của con người.

• Năng lực sáng tạo là cốt lõi của tư duy sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo, nó
được xác định từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý bao gồm nhiều quá trình gắn kết như: quá
trình trí nhớ, tư duy, xúc cảm.

• Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên quá trình động não để tìm ra những phương án khả
thi, rồi rút ra được phương án tối ưu dựa trên các phương án đã nêu ra.

2.2 CƠ SỞ SINH LÝ THẦN KINH CỦA TƢ DUY SÁNG TẠO

2.2.1 CẤU TẠO, CHỨC NĂNG CỦA BỘ NÃO

- Tế bào thần kinh Lao động sáng tạo có nguồn gốc từ hệ thần kinh. Thần kinh trung ương bao gồm bộ
não nằm trong sọ và tủy sống nằm trong ống tủy; Bộ não gồm có 6 phần nằm trong hộp sọ: hai bán cầu
đại não, não trung gian, não giữa, cầu não, hành tủy và tiểu não. Não người trung bình có khoảng 15 tỉ tế
bào thần kinh, gọi là nơ-rôn có hình dạng và kích thước rất khác nhau, đường kính 1-50 micromet.

- Trụ não và tủy sống: Trụ não và tủy sống là phần dưới của đại não có thể được coi như hệ thần kinh
trung ương bậc thấp. Chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của tất cả
các cơ quan trong cơ thể, trong sự thống nhất hoạt động với hệ thần kinh trung ương bậc cao là đại não
nhằm làm cho con người thích ứng với môi trường luôn luôn biến đổi để tồn tại và phát triển.

Bán cầu não trái: Ngôn ngữ/ Số Logic, phân tích/ Vị Tây phương/ Trí tuệ/ Hội tụ /Quy nạp / Chiều dọc
Cụ thể/ Hiện thực/ Định hướng/ Biểu đạt ra bên ngoài/ Khách quan/ Theo thứ tự
Bán cầu não phải: phi ngôn ngữ, không gian/ tương tự /tổng thể, tổng hợp/trực giác/ vị đông
phương/cảm xúc/ phân kỳ/ diễn dịch/chiều ngang/ trừu tượng/ngụ ý bên trong/ chủ quan/đồng thời

*Hầu hết mọi người đều thuận một bên

Nửa bán cầu đại não sẽ có vai trò nổi trội hơn ở bên phía đối diện. Mặc dù mỗi bên não có một số chức
năng trùng lặp với phần não bên kia.

Có nhiều chứng cứ và nhiều tranh luận rằng bán cầu đại não phải chịu trách nhiệm về tư duy sáng tạo.
=> Sự suy đoán hơn là chứng cớ khoa học đã dẫn đến quan niệm phân đôi tất cả các chức năng và đưa
chúng vào một trong hai bán cầu đại não,

2.2.2CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ NÃO

Quy luật 1: Thể dục tốt – Não khỏe: xét về khía cạnh vận động sẽ cấp oxy cho não, do đó não làm việc
tốt hơn. Chúng ta hay có những ý tưởng hay khi ta thong dong đi bộ, hay đang làm một việc gì đó liên
quan tới cơ bắp

Quy luật 2: Chú ý có giới hạn: Bộ não của chúng ta tập trung trong một khoảng thời gian nhất định, vì
thế, trong quá trình tư duy chúng ta hãy thường xuyên thay đổi cách thức hay những hoạt động của
mình để bộ não linh hoạt hơn

Quy luật 3: Tiếp nhận thông tin vô thức: Bộ não tiếp nhận thông tin không chỉ bằng ý thức mà cả con
đường vô thức. Đôi lúc bạn nghĩ “mình đã gặp chuyện này ở đâu nhưng không nhớ”. Khi bạn tiếp nhận
một thông tin nào đó thì nó sẽ được “lưu vết” trong não bộ, giống như là cất giữ một cuốn sách, vì thế
hãy biết cách sắp xếp thông tin và biết càng nhiều càng tốt.

Quy luật 4: Liên kết thông tin: Bộ não tiếp nhận thông tin bằng các liên kết các thông tin với nhau, vì thế
hãy cải thiện suy nghĩ bằng cách mã hóa. Nhiều lời khuyên: “học phải hiểu thì mới nhớ, chỉ cần hiểu chứ
không cần nhớ lâu”.

Quy luật 5: Phối hợp giác quan: Bộ não kích thích khi phối hợp các giác quan. Phải đặt mình trong một
môi trường thoải mái thì bộ não mới phát huy tiềm năng của mình được

3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG TƢ DUY SÁNG TẠO

** Khả năng tư duy sáng tạo sẽ cung cấp những giải pháp đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại vài
tương lai;
**Tư duy sáng tạo không chỉ chỉ cần thiết với những người đang làm việc trong lĩnh vực quảng cáo,
marketing hay nghệ thuật -> cần cho việc phát triển công việc và thành công.

VD: Một nhà hóa học nếu có khả năng sáng tạo, anh ta có thể phát minh ra những phương pháp ứng
dụng các thiết bị như lò vi sóng vào lĩnh vực tổng hợp hợp chất hữu cơ, hay chiết suất tinh dầu từ thực
vật.

Một giảng viên sáng tạo sẽ không bao giờ thiếu những phương pháp hay để truyền đạt kiến thức cho
sinh viên một cách hiệu quả nhất: như lớp học đảo ngược (flipped classroom), thảo luận nhóm, video
clips.

Một người bán hàng sáng tạo sẽ luôn tràn ngập ý tưởng để tiếp cận khách hàng: họ có thể biến một
khách hàng chỉ có ý định mua chiếc cần câu thành khách hàng mua chiếc cano để đi câu..
** Những công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ =>
Giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ => hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu
quả hơn.

Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm => hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo
hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó

Nguyên nhân nào làm cho một cá nhân, công ty hoặc quốc gia thành công về kinh tế?

1. Có tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn;

2. Sinh ra đã giàu (như do thừa kế tài sản), có nguồn vốn tính theo đầu người cao;

3. Có công nghệ tiên tiến hơn các đối tượng khác xung quanh;

4. Có nguồn nhân lực tốt hơn những đối tượng xung quanh.

Câu trả lời cho vấn đề này là: các nguyên nhân đầu càng ngày càng giảm bớt vai trò của chúng, mà
nguồn nhân lực (mà cốt lõi là nguồn nhân lực có tính sáng tạo cao) sẽ là động lực dẫn dắt. Sáng tạo thật
sự là nguyên nhân chính cho sự thành công

** Thời đại cạnh tranh tri thức. Trong các lĩnh vực cần tri thức, chính sáng tạo làm tăng giá trị thặng dư
của tri thức, làm cho tri thức đem lại nhiều ích lợi hơn.

** Các quốc gia, tổ chức, công ty càng ngày càng thấy sự cần thiết phải nhanh chóng tái tạo, tái sáng
chế, đổi mới chính mình để phát triển. Sự cạnh tranh toàn cầu đòi => phải huy động các ý tưởng, tài
năng và sự sáng tạo => không coi trọng đúng mức điều này sẽ mất đi lợi thế về chiến lược

** Lĩnh vực dịch vụ, sản xuất sản phẩm hàm lượng chất xám cao phát triển, đòi hỏi nhiều người làm việc
công việc ngày càng sáng tạo và những người tài thường thay đổi/có cơ hội thay đổi chỗ làm việc hơn
bao giờ hết

** Sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu của khách hang ngày theo chiều hướng tang cao => Chỉ có sáng tạo
mới tạo ra được sự khác biệt

** Vì quản lý đang thay đổi vai trò từ kiểm soát sang giải phóng sức sáng tạo. Đây chính là tư duy quản lý
mới.

Tư duy sáng tạo sẽ mở rộng quá trình sáng tạo, đề xuất nhiều phương án độc đáo, sáng tạo, và triển khai
các hệ thống cần thiết cho việc thực hiện giải pháp.

Tư duy sáng tạo sẽ giúp cho mọi người có suy nghĩ thông minh hơn; giúp cho mọi người làm việc hiệu
quả hơn: đạt kết quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất.

4. NHỮNG RÀO CẢN CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO

Lối mòn tư duy: Càng trưởng thành, con người càng có nhiều định kiến về mọi thứ. Các định kiến đó là
do các lối mòn tư duy đã hình thành trong cuộc sống. Những định kiến này thường làm cho chúng ta
không nhìn nhận được thấu đáo những gì mà chúng ta đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra. Chúng ngăn
cản sự thay đổi và tiến bộ. Đó là những lối nghĩ thông thường. Đó là sức ỳ của tư duy do đã quen suy
nghĩ theo lối mòn

Tin vào kinh nghiệm: Khi thực hiện một kế hoạch hay quyết định một vấn đề gì đó, có thể người ta
không cần suy nghĩ, tìm giải pháp tốt nhất, ý tưởng mới, mà lại cho rằng những việc đó mình đã làm
nhiều lần rồi, không có gì phải suy nghĩ, đắn đo. Triệt tiêu tư duy sáng tạo của chính họ. Đừng vội
vàng tin tưởng vào những kinh nghiệm có sẵn mà hãy đặt ra những câu hỏi; tìm ra góc độ khác cho vấn
đề và thử tìm cách giải quyết theo hướng khác, cách thức khác.

Sợ thất bại:

• Sợ thất bại cũng là nguyên nhân chính gây cản trở tư duy sáng tạo.

• Những cách nghĩ mới, cách làm mới thường phải đối mặt với nhiều rủi ro và nguy cơ thất bại cao.

• Người mang tâm lý này thường nghĩ: tôi không phải là người sáng tạo, tôi không thể giải quyết vấn đề
đó, tôi sợ phải trả giá cho sự thất bại. Họ thường cảm thấy không đủ khả năng để giải quyết vấn đề gặp
phải: không đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo… Họ từ chối vấn đề khi chưa hề giải
quyết nó. Do đó, nhiều người chọn cách an toàn là cứ làm theo cái sẵn có.

• Chính suy nghĩ như vậy sẽ biến người ta trở thành kẻ nhát gan, không dám khám phá, thử những cái
mới, dần dần sẽ làm thui chột sự tư suy sáng tạo của chính mình.

• Bên cạnh đó, tính lười biếng cũng khiến chúng ta không suy nghĩ, mà không suy nghĩ thì không thể suy
nghĩ sáng tạo…Thực chất, ai cũng có năng lực sáng tạo, chỉ cần có đủ niềm tin và sự dũng cảm, ai cũng có
thể tìm ra lời giải cho những vấn đề mà mình gặp phải, ít nhất là những vấn đề liên quan đến cuộc sống
cá nhân

Sợ bị chê cƣời:

• Khi tạo ra một cái gì đó mới. Người có tâm lý ngại thay đổi thường quan tâm đến việc người khác sẽ
nghĩ gì và lo sợ các ý tưởng của mình bị đánh giá như “trò trẻ con”.

• Thực tế của cuộc sống, những ý tưởng mới ra đời thường có thể bị chế nhạo, chỉ trích. Những người
có sáng tạo là những người hay có những ý tưởng khác người và ít được sự chấp thuận của mọi người
xung quanh.

• Chính vì tâm lý sợ bị chê cười nên nhiều ý tưởng chỉ được dừng lại ở suy nghĩ và không dám bộc lộ ra,
lâu dần nó khiến người ta trở nên tự ti với chính những tư tưởng, sáng tạo của mình, không muốn nghĩ
đến những ý tưởng được cho là điên rồ đó nữa. những tiến bộ được thực hiện chỉ bởi những ngƣời có
đủ sức mạnh để chịu đựng sự cười chê. Khi vượt qua tâm lý ngại thay đổi, mỗi cá nhân tự cởi bỏ những
ràng buộc cho tư duy sáng tạo của mình

Không muốn chấp nhận những ý tưởng khác thường:

• Nhiều người có thói quen làm theo người khác, làm theo ý tưởng có sẵn trước chƣa động não, tư duy
để tìm ra những sáng kiến, ý tưởng mới cho công việc cũng như trong cuộc sống => người dám vƣợt qua
những quy tắc, chuẩn mực có sẵn trước đó là Những người có tư duy sáng tạo.
• Người chỉ dám thu mình, không dám đột phá vượt ra ngoài những quy tắc, luôn chỉ để đảm bảo an
toàn. => khó có những ý tưởng hay, khác lạ, khó có hướng giải quyết công việc khác cho dù họ có thể đã
nghĩ đến nó => Họ luôn giải quyết mọi việc theo hướng mà người khác đã làm; thích làm theo kiểu
“nước tới đâu bắc cầu tới đó” để giải quyết công việc.

Chấp nhận sự sẵn có:

• Đó là khi con người chỉ muốn đi theo một lối mòn đã được nhiều người đi trước đó hoặc chính họ là
người cũng đã nhiều lần đi trên con đường đó; sự có sẵn lúc nào cũng mang lại cảm giác an toàn, cho dù
nó có cũ đến mức nào => Hãy nhanh chóng thay đổi, nếu không đó sẽ là rào cản rất lớn đối với việc tư
duy sáng tạo.

• Đó là sức ỳ của tƣ duy do đã quen suy nghĩ theo cái có sẵn. => Hãy xóa bỏ khỏi tâm trí cụm từ “Không
thể có ý tưởng/ cách/giải pháp nào hay hơn nữa!”. => Đừng luôn tuân theo những cách giải quyết vấn
đề đã có, đừng chấp nhận những ý tưởng mà ai cũng nghĩ ra được, đừng hài lòng với sản phẩm hiện
đang có. => Luôn đặt ra cho mình một đòi hỏi là hãy tìm tòi điều gì đó mới hơn, lạ hơn, “độc” hơn

Các rào cản khác của tư duy sáng tạo:

Rào cản về văn hóa

Rào cản về thông tin

Rào cản về nhận thức

Sức ỳ tâm lý….

Học kỹ năng tư duy sáng tạo là học các cách thức, các kỹ thuật để có những cách tiếp cận, nhìn nhận và
giải quyết vấn đề đề một cách linh hoạt, mới mẻ và hữu ích. Đó là kiểu tư duy ra khỏi “chiếc hộp”, ra
khỏi “lối mòn”

You might also like