You are on page 1of 14

Nội dung

2.a Khái niệm về tư duy phản biện


- Phản: về mặt nghĩa chung thì “phản” là làm bật ngược lại một cái gì đấy, như một tia sáng
chẳng hạn
- Biện: ở đây nghĩa là phân tích, biện luận
- Phản biện: tổng hợp hai khái niệm trên lại thì có thể hiểu “phản biện” là xét lại một sự việc,
một vấn đề trên cơ sở lập luận, phân tích một cách khách quan khoa học có sức thuyết
phục, nhằm đưa các chính kiến trở về đúng giá trị của nó (nếu như quan điểm gốc đang sai
lệch), hoặc là đưa ra quan điểm cá nhân về một ý kiến, quan điểm vốn có trước đó (chưa rõ
đúng sai)
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tư duy phản biện (Critical thinking). Dưới đây là
một số câu nói định nghĩa tiêu biểu:
a.0 “Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được những
dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh luận”
(Michael Scriven).
a.i “Tư duy phản biện là loại tư duy nỗ lực để đưa ra một phán đoán sau khi đã tìm
cách thức đáng tin cậy để đánh giá thực chất về mọi phương diện của các bằng
chứng và các luận cứ” (Hatcher).
Tư duy phản biện liên quan đến nhiều kỹ năng như: khả năng lắng nghe và đọc một
cách cẩn thận; khả năng đánh giá các lập luận; khả năng tìm kiếm, phát hiện các giả định
bên trong, khả năng thể hiện quan điểm của mình một cách thuyết phục.
2.b Tầm quan trọng tư duy phản biện
Tư duy phản biện giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau,
vừa sâu sắc, vừa toàn diện. Tư duy phản biện là một quá trình vận dụng tích cực trí tuệ
vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, ý tưởng, giả thuyết… từ sự quan sát, kinh
nghiệm, chứng cứ, thông tin, và lý lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc, ra quyết định, và
hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân.

Đối với sinh viên, sở hữu khả năng tư duy phản biện thành thạo có nghĩa là bạn đã
có một hành trang thiết yếu quan trọng để thành công tại các trường đại học nước ngoài.
Kỹ năng tư duy phản biện không chỉ giúp bạn hiểu được những bài học sâu và rộng trong
sách vở tài liệu mà còn giúp bạn trong khi viết tiểu luận, nghe giảng và cả khi làm bài thi.
Nếu sinh viên học cách tư duy phản biện có hiệu quả, họ có thể sử dụng tư duy tốt như là

1
sách cẩm nang cho đời sống của mình.
2.c Những đặc điểm của người tư duy phản biện
Tác giả K. B. Beyer (1995) nêu các đặc điểm thiết yếu của người có tư duy phản
biện tốt là:
c.0 Không có thành kiến: người có tư duy phản biện là người ham tìm hiểu, biết lắng
nghe và có thể chấp nhận ý kiến trái ngược với mình, đề cao giá trị công bằng, tôn
trọng bằng chứng và lý lẽ, thích sự rõ ràng, chính xác, biết xem xét các quan điểm
khác nhau, và sẽ thay đổi quan điểm khi sự suy luận cho thấy phải làm như vậy.
c.i Biết vận dụng các tiêu chuẩn: cần phải có các điều kiện được thoả mãn nhất định
để một phát biểu trở thành có thể tin cậy được. Mặc dù các lĩnh vực khác nhau có
thể có các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng có một số tiêu chuẩn có thể được áp dụng
chung cho nhiều vấn đề, ví dụ như: “…một khẳng định bất kỳ phải … được dựa
trên những sự thật chính xác có liên quan, từ các nguồn đáng tin cậy, rõ ràng,
không thiên lệch, thoát khỏi logic ngụy biện, hợp logic, lý lẽ vững chắc”
c.ii Có khả năng tranh luận: đưa ra các lý lẽ với các bằng chứng hỗ trợ. Tư duy phản
biện bao gồm cả việc nhận dạng, đánh giá, và xây dựng các lý lẽ.
c.iii Có khả năng suy luận: có khả năng rút ra kết luận từ một hoặc nhiều chi tiết. Để
làm được việc này cần phải nhìn thấy được mối quan hệ logic giữa các dữ liệu.
c.iv Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau: người có tư duy phản biện cần
phải tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau.
c.v Áp dụng các thủ thuật tư duy: Tư duy phản biện sử dụng nhiều thủ thuật tư duy
khác nhau, bao gồm đặt câu hỏi, đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định.
2.d Rèn luyện tư duy phản biện
Rèn luyện tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và nuôi dưỡng ý thức tự
thay đổi mình, có sự kiên nhẫn khi thực hiện các thao tác tư duy. Ví dụ cụ thể:
Giả sử có một niềm tin rằng: “Chỉ có học vấn cao mới là con đường duy nhất dẫn
đến thành công”. Các bước thao tác tư duy phản biện sẽ là:
Bước 1: Đặt câu hỏi nghi vấn
“Có đúng vậy không?”. Vậy những người không học đại học đều thất bại sao? Có
ai học đại học mà vẫn không thành công? Có cách nào không học đại học mà vẫn thành
công không?
Bước 2: Quan sát.
Quan sát là nhìn trước, ngó sau xem có ai không học đại học mà vẫn hạnh phúc, có
ai học đại học (thậm chí là tiến sĩ) vẫn bất hạnh. Hãy chỉ ra một vài ví dụ thực tế:
2
- Anh T là tiến sĩ, nhưng đến bây giờ vẫn long đong, cuộc sống vất vả, kinh tế gia
đình khó khăn
- Chị Y học xong cấp III thì đi làm ngay, nay chị ấy đã có vốn tự thân với thu nhập
đến 40 triệu mỗi tháng
Bước 3: Tìm kiếm lý lẽ và lập luận.
- Thế nào là thành công tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi người, không có khái
niệm thành công (hay hạnh phúc, kể cả đúng sai cũng thế) chung cho tất cả mọi
người.
- Học vấn cao là một “khởi đầu thuận lợi”, nhưng không nhất thiết là điều kiện
quyết định thành công. Có nhiều con đường dẫn tới thành công nhờ vào sự nỗ lực
tìm đúng hướng đi của cá nhân.
Bước 4: Nhận thức và lý giải vấn đề.
- Người ta nêu vấn đề này ra để làm gì?
- Ai là người tin vấn đề này? Tại sao người ta lại nói, lại tin như vậy?
- Khẳng định trên có ý nghĩa gì, dẫn tới hậu quả gì?
Bước 5: Khẳng định giá trị cá nhân.
Tôi cho rằng: “Thành công là khi…”, “Không phải nhiều tiền, có chức quyền là
thành công”, “Thành công là khi ta nỗ lực hết mình, phát huy hết khả năng, sở trường
của mình và đạt được những thành tựu lớn trong lĩnh vực mình lựa chọn”.
Bước 6: Khẳng định lại.
Như vậy không phải cứ học vấn cao là chắc chắn thành đạt!
2.e Sáu chiếc mũ tư duy (6 thinking hat)
Khái quát về phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”
Đây là phát kiến của Tiến sĩ Edward de Bono trong năm 1980. Năm 1985 nó đã
được mô tả chi tiết trong cuốn “Six thinking Hats” của De Bono.
Sáu chiếc mũ tư duy là một kỹ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có được
nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người

3
thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết
hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral thinking). Trong phương pháp này thì các phán
xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép
thống trị như là thường thấy lối suy nghĩ thông thường.

Kỹ thuật này có nhiều ứng dụng to lớn nhưng có thể tóm gọn là giúp kích thích tư
duy, suy nghĩ một cách toàn diện, giúp tăng năng suất hoạt động cũng như chất
lượng sản phẩm
(mà màu này chỉ đại diện cho 1 dạng thức duy nhất của suy nghĩ).

4
❖ Các đặc tính của nón màu:
- Mũ trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta
tưởng tượng đang đội chiếc mũ trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin,
dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết, tập trung trên thông tin rút ra
được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng.

- Mũ đỏ: mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm
áp. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm giác,
cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích.

- Mũ vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi
ích. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan,
có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề

- Mũ đen: mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Người đội mũ đen sẽ phê phán, bình
luận, liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối,

5
thái độ bi quan. Vai trò của chiếc nón đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình
suy nghĩ của chúng ta. Chiếc nón đen để dùng cho "sự thận trọng", nó chỉ ra các lỗi, các
điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc nón
đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi
ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.

(ĐỘI LÀM SLIDE Ở NỘI DUNG NÀY CỨ CĂN THEO CÁI HÌNH NÀY LÀ
ĐƯỢC, KHÔNG CẦN NHIỀU CHỮ LÀM GÌ)

- Mũ xanh lục: Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự
phát triển. Chiếc nón xanh lục tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Khi đội chiếc
nón này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng mới cho vấn đề đang thảo luận.

- Mũ xanh dương: Chiếc nón xanh dương sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng,
nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác - tổ chức tư duy: Điều khiển, chi phối quá trình,
các bước, tổ chức lãnh đạo.

Quy trình thực hành tư duy phản biện


Tư duy phản biện đòi hỏi những khả năng: (phần này đã lược gọn, cứ cho cả vào slide cũng
được)
- Nhận ra vấn đề
- Thu thập những thông tin thiết yếu và sắp xếp theo một trật tự nhất định
- Nhận ra những giả định và giá trị không được nêu rõ
- Lĩnh hội thấu đáo và dùng ngôn ngữ một cách rõ ràng, chính xác, sáng suốt
- Diễn giải các dữ liệu nhằm đánh giá các minh chứng và luận điểm

6
- Rút ra những kết luận và khái quát hóa được đảm bảo
- Đưa những kết luận và khái quát hóa ấy ra kiểm nghiệm
- Xây dựng lại mô hình niềm tin của mình trên cơ sở những trải nghiệm rộng hơn
- Đưa ra những nhận định, đánh giá xác đáng về những điều cụ thể trong đời sống hàng ngày
Tóm lại:
"Tư duy phản biện là một nỗ lực nhất quán nhằm xem xét bất cứ niềm tin nào hay bất cứ hình
thức tri thức nào dưới ánh sáng của các minh chứng hỗ trợ cho nó và những kết luận xa hơn
mà nó nhắm tới.

Đặc điểm của tư duy phản biện:

· Tính khách quan

Nhận thức của con người luôn hữu hạn trước sự phong phú, đa dạng, phức tạp và
không ngừng biến động của thế giới khách quan. Mặt khác, cái “tôi” bản năng trong
ý thức chủ quan của mỗi người thường chi phối, điều khiển mục đích tìm hiểu, nhìn
nhận một vấn đề, một đối tượng. Chính những nhận thức, mong muốn mang nặng
cái “tôi” từ phía chủ quan đã hình thành rào cản trong việc tiếp cận chân lý khách
quan. Để xem xét, đánh giá đối tượng, sự việc một cách đúng đắn, tư duy phản biện
đòi hỏi phải xem xét đối tượng, sự việc với thái độ thực sự khách quan, công bằng;
có ý thức công tâm và bình đẳng khi nhìn nhận sự việc ở tất cả các góc nhìn khác
nhau; tôn trọng sự thật khách quan đồng nghĩa với việc không cho phép gán ghép,
bóp méo, cường điệu hay tô vẽ thêm cho đối tượng những đặc điểm, tính chất mà nó
không có trên thực tế, nói khác đi là không được để cho ý chí, tình cảm, lợi ích, định
kiến cá nhân ảnh hưởng đến việc xem xét, đánh giá sự việc; tính khách quan của tư
duy phản biện cũng đòi hỏi khi phán đoán, phân tích, thẩm định, đánh giá một vấn
đề cần xuất phát và tôn trọng các dữ kiện, bằng chứng từ những nguồn thông tin
chính xác, cập nhật và tin cậy, đi kèm với lập luận logic, không được áp đặt, thiên
lệch, phiến diện, bảo thủ, cố chấp.

· Tính khoa học và logic

Quá trình tư duy phản biện là quá trình thao tác theo trình tự khoa học và hợp lý một
chuỗi các thuật tư duy khác nhau và được thực hiện trên cơ sở của năng lực phân

7
tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, bao gồm: quan sát, tìm tòi, nhận diện vấn đề; đặt
câu hỏi và tìm câu trả lời để làm sáng tỏ bản chất vấn đề; đưa ra các phán đoán, thiết
lập các giả định, suy luận, xây dựng lập luận để bảo vệ hạt nhân logic, hợp lý cũng
như chỉ ra những điểm bất hợp lý, phi logic; tìm kiếm lý lẽ, bằng chứng để bảo vệ;
nhanh nhạy phát hiện và lập luận để bác bỏ ngụy biện; sắp xếp và trình bày lập luận
rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, khúc triết, dễ hiểu… Tất cả các thao tác đó chỉ thực hiện
được trên cơ sở thấu hiểu rõ ràng, chắc chắn, cặn kẽ về đối tượng, không chấp nhận
thái độ hời hợt, đại khái, mơ hồ trong tư duy.

· Tính toàn diện

Trong thực tế không có sự việc, hiện tượng, tình huống, … nào có thể tồn tại cô lập,
tĩnh tại mà không liên hệ đến các sự việc, hiện tượng, tình huống khác. Vì vậy, tư
duy phản biện không cho phép xem xét, đánh giá sự việc một cách biệt lập mà luôn
đòi hỏi phải đánh giá, nhìn nhận các vấn đề, các đối tượng, các tình huống một cách
toàn diện từ nhiều mặt, nhiều phương diện, nhiều khía cạnh, nhiều quan điểm, nhiều
góc độ khác nhau; luôn đặt đối tượng trong sự vận động với nhiều mối liên hệ, gắn
kết nhân quả giữa các vấn đề, đối tượng khác để phân tích, đánh giá. Thực tế đã
chứng tỏ: giá trị đúng/sai, phải/trái, tốt/xấu của vấn đề, sự việc còn tùy thuộc rất lớn
vào góc nhìn, chỗ đứng khi nhìn nhận, xem xét, phân tích. Vì vậy, để đề xuất được
những quyết định đúng đắn, phù hợp khi giải quyết vấn đề thì yếu tố quan trọng là
phải nhìn nhận, đánh giá vấn đề bằng tư duy đa diện, đa logic.

Tính toàn diện của tư duy phản biện luôn yêu cầu việc nhận định, đánh giá, kết luận
một sự vật, hiện tượng chỉ được thực hiện dựa trên cơ sở xây dựng được một bức
tranh toàn cảnh, hoàn chỉnh và rõ nét các chiều kích về sự vật, hiện tượng đó.

· Tính đối thoại

Đặc điểm đối thoại đòi hỏi tư duy phản biện phải:

– Loại bỏ các định kiến cá nhân khỏi tư duy của mình. Phải tiếp cận vấn đề dựa trên
những bằng chứng và lý lẽ khách quan, không bảo thủ, cố chấp dựa vào nhận thức
chủ quan. Ý thức coi mình là “trung tâm”, là “chân lý”, không chịu tiếp nhận những
quan điểm đúng đắn của người khác là thái độ cực đoan, dẫn đến tình trạng đối thoại
8
như giữa “những người điếc” hay giữa những người máy “có hệ điều hành hoàn
toàn khác nhau”, mà thực chất là giết chết đối thoại.

– Sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và nghiêm túc tiếp nhận ý kiến, quan điểm của
người khác, lấy chân lý khách quan làm tiêu chuẩn để tiếp nhận các quan điểm, cách
đánh giá và suy nghĩ phù hợp, đúng đắn. Từ đó, điều chỉnh nhận thức của bản thân,
giúp hạn chế rủi ro khi vận dụng, hành động.

– Có ý thức thường xuyên tự vấn, tự đối thoại, tranh luận với chính bản thân mình.
Tự đối thoại với bản thân là biểu hiện cao nhất và là thử thách lớn nhất của phẩm
chất dũng cảm, chính trực – một phẩm chất hàng đầu của người có tư duy phản biện.
Thái độ nghiêm túc, cầu thị khi “tự chiêm nghiệm” bản thân cũng là phương thức
hiệu quả giúp mỗi người nhận ra những thiếu sót, sai lầm và chủ quan trong suy
nghĩ, hành động để hoàn thiện chính mình. Đó cũng là cách tốt nhất để đào luyện
năng lực tư duy phản biện ngày càng trở nên sâu sắc và nhạy bén.

· Tính độc lập

– Tính độc lập thể hiện trước hết là sự độc lập giữa lý trí và cảm xúc. Tư duy phản
biện đòi hỏi mọi nhìn nhận, đánh giá, kết luận, … phải hướng đến và tuân thủ giá trị
của chân lý. Điều đó chỉ đạt được khi xuất phát từ sự tôn trọng tiếng nói của lý trí và
thông qua sự sàng lọc, thẩm định của trí tuệ. Cảm xúc là biểu hiện của cái “tôi”, là
xu hướng thiên vị cho cái gọi là “ta”, “của ta”, “liên quan đến ta” mà không thừa
nhận hoặc đánh giá thấp những gì là “của người khác”, “không liên quan đến ta”. Vì
vậy, cảm xúc là một trong những trở ngại trên con đường đi tìm chân lý. Nếu để
cảm xúc giành được quyền kiểm soát thì trong bất cứ tình huống nào tư duy sẽ mất
sáng suốt và tính độc lập sẽ bị thủ tiêu. Vì thế, để nhận thức đúng chân lý khách
quan, tuyệt đối không được để cảm xúc chi phối, dẫn dắt lý trí.

– Sự khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, môi trường xã hội, trình độ hiểu biết
và nhận thức của mỗi người làm xuất hiện những dị biệt (có khi đối lập) về quan
điểm, cách nhìn nhận, đánh giá về một vấn đề, một niềm tin. Tính độc lập đòi hỏi tự
thân mỗi người phải có năng lực và bản lĩnh để xây dựng và hình thành niềm tin của
chính mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai khác. Hành động “tự thân” bao

9
gồm: tự tìm tòi, tự quan sát, tự suy luận, tự nhận diện vấn đề, tự đặt câu hỏi, tự tìm
câu trả lời, tự kiểm tra và thử thách những điều mà mình vốn tin, những quan điểm,
suy nghĩ, những giả định của mình và của người khác. Độc lập hoàn toàn trái ngược
với thái độ “cô lập”, “cố thủ” với những gì đang diễn ra bên ngoài. Độc lập nhưng
vẫn sẵn sàng và biết cách lắng nghe, tiếp thu chọn lọc những quan điểm, ý kiến đúng
đắn, hợp lý và có sơ sở khoa học, “mở lòng” để đón nhận và tiếp thu qua “bộ lọc”
của tiêu chuẩn, của thước đo khoa học. Đó chính là những điều kiện không thể thiếu
để hình thành phẩm chất kiên định. Không biết, không chịu “mở lòng” là thái độ bảo
thủ, cố chấp. Ngược lại, “mở lòng” một cách thụ động, nhẹ dạ, không kiểm soát,
chọn lọc, đánh giá và tiếp thu bằng những tiêu chuẩn khoa học thì đó lại là thái độ
“a dua”, “ba phải”. Chính vì vậy, độc lập trên cơ sở đối thoại là cách tốt nhất để
đánh giá, kiểm chứng độ vững chắc của tư duy và lập luận của mình, từ đó hình
thành bản lĩnh vững vàng, thái độ tự tin để hành động theo những gì mà mình đã lựa
chọn.

· Tính nhạy bén

– Nhiều vấn đề, sự việc diễn ra trong thực tiễn thường rất phức tạp, ẩn chứa nhiều
mối quan hệ, nhiều nguyên nhân, nhiều hệ quả và không phải lúc nào cũng dễ dàng
nhận thức rõ ràng và đầy đủ bản chất. Tư duy phản biện đòi hỏi phải có đầu óc nhạy
bén để nắm bắt, phát hiện và thích ứng nhanh với những tình huống khác thường,
đặc biệt, ngoại lệ…; thích ứng với những yếu tố mới, những yêu cầu mới, … từ đó
hình thành nhu cầu, mong muốn phải tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Một ví dụ thú vị
là khi gặp hiện tượng “nước chảy lá môn”, người có óc tư duy nhạy bén sẽ không
giới hạn ở sự mặc định “trời sinh ra thế”. Họ đặt câu hỏi và nỗ lực tìm câu trả lời
cho hiện tượng đó. Kết quả là đã khám phá ra bản chất của hiện tượng này và từ đó
phát minh ra một loại vải không thấm nước, mau khô, không bắt bụi rất tiện dụng để
sản xuất áo đi mưa.

– Trong cuộc sống nói chung cũng như trong các hoạt động thuộc lĩnh vực luật nói
riêng, tính nhạy bén là “công cụ” hữu ích để tư duy không bị che lấp bởi những dấu
hiệu tương đồng bên ngoài các sự việc, hiện tượng… Phản ứng nhanh nhạy và năng
lực tổng hợp quy nạp là tố chất cần thiết để tâm trí luôn sáng suốt, tỉnh táo nhận rõ

10
những điểm khác thường, những dấu hiệu điển hình, những quan hệ logic bên trong
các sự vật. Từ đó, nhận chân được những mâu thuẫn chứa đựng bên trong của sự
vật, hiện tượng, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cho những điều quan tâm.

· Tính linh hoạt

– Đặc điểm linh hoạt của tư duy phản biện thể hiện trước hết ở thói quen xem xét,
đánh giá và giải quyết vấn đề không bị phụ thuộc theo một khuôn mẫu có tính
truyền thống. Tính linh hoạt trong tư duy bắt nguồn từ cách nghĩ đa chiều, không
theo lối mòn. Xã hội nào cũng có những nhu cầu nhìn nhận vấn đề đa chiều vì tự
thân xã hội đã đa chiều. Vì thế, bất kỳ một sự việc – dù đơn giản hay phức tạp – khi
xem xét đều phải được đặt trong nhiều hoàn cảnh, nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Mục đích làm sáng tỏ bản chất của sự việc được thực hiện dựa trên những câu hỏi
gợi mở cho sự tìn tòi, khám phá thấu triệt và sâu sắc, thậm chí đặt lại vấn đề, sự việc
theo hướng hoàn toàn khác. Đó là cơ sở để đưa ra những đối sách ưu việt cho vấn
đề, sự việc đang quan tâm. Tất cả những biểu hiện đó là kết quả của ý thức hoài nghi
tích cực, một đặc trưng quan trọng không thể thiếu của tư duy phản biện.

– Đưa ra được cách đánh giá và giải đáp vấn đề, sự việc không mang tính thường
thức, khuôn mẫu được coi là biểu hiện của tính linh hoạt trong tư duy. Tuy nhiên,
người được xem là có tư duy linh hoạt không nhất thiết là phải người có kiến giải
độc đáo, mà điều quan trọng là tư duy, suy nghĩ phải đi trước một bước so với người
khác. Khi phân tích, đánh giá sự việc, tình tiết, vấn đề… không được mặc định một
cách đánh giá mà phải xem xét nhiều giả thiết, nhiều kịch bản, nhiều phương án
khác nhau để có cái nhìn toàn cảnh, thấy được mặt mạnh, mặt yếu của vấn đề, sự
việc…

– Tính linh hoạt của tư duy phản biện đòi hỏi khả năng tư duy trừu tượng. Đây là
khả năng tư duy về những thứ không có ở đó – trông thấy trước các hậu quả và khả
năng trong tương lai, tư duy về chính tư duy của bạn, mường tượng ra các kịch bản
chưa từng tồn tại. Với ý nghĩa đó, tính linh hoạt là kết quả của sự tích lũy vốn hiểu
biết sâu sắc kết hợp với năng lực phân tích, tổng hợp uyên thâm, và yếu tố đi cùng
không thể thiếu là trực giác nhạy bén.

11
Các loại tư duy phản biện:
Tư duy phản biện có thể chia thành 2 loại chính là tư duy phản biện tự điều chỉnh và tư duy phản
biện ngoại cảnh.

Tư duy phản biện tự điều chỉnh

là bạn có thể ý thức được và có những ý kiến chủ quan đánh giá đúng hoặc sau. Từ dó có thể tự
cân bằng, điều chỉnh nội tâm của mình để phản bác, đánh giá lại những điều đó trong đầu. Sau đó,
tự hoàn thiện và đưa ra kỹ năng phản biện hoàn chỉnh nhất.

Tư duy phản biện ngoại cảnh

Mỗi cá nhân sẽ có những cách suy nghĩ, lập luận khác nhau. Từ đó, quan điểm, ý kiến sẽ lệch
nhau và lệch đi so với chân lý. Tư duy ngoại cảnh này sẽ hình thành để giải quyết các vấn đề đó
theo trình tự 3 bước gồm:

● Nhận thức: Nhận thức được vấn đề và điều khác biệt của vấn đề rồi tổng hợp ý kiến, quan
điểm lại dựa trên quan điểm của mọi người xung quanh.
● Đánh giá: Nhận thức rõ ràng về những điều trong ý kiến phản biện của người khác và của
chính mình. Để từ đó đưa ra những đánh giá khách quan nhất.
● Phản biện vấn đề: Dựa vào đánh giá, quan điểm phản biện lại các ý kiến sai lệch và đưa
thông tin chính xác, có lập luận rõ ràng.

Các cấp độ của tư duy phản biện:


Tư duy phản biện được chia thành 6 cấp độ từ cao đến thấp. Ở mỗi một cấp độ sẽ có sự khác nhau
và cung cấp cho bạn các kỹ năng cần thiết hơn trong cuộc sống.

● Cấp độ 1: Trình bày nội dung cụ thể

Việc không nói rõ nội dung sẽ khiến các cuộc họp, trao đổi mất nhiều thời gian mà vẫn không giải
quyết được vấn đề gì cả. Do đó, cấp độ 1 của tư duy phản biện Critical Thinking sẽ là nói rõ về
một nội dung cụ thể để tránh mất thời gian cho người dùng cũng như trình bày đúng quan điểm,
định hướng về vấn đề đó.

● Cấp độ 2: Cấu trúc nói

Để đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm đó cũng cần diễn đạt theo cấu trúc để người nghe nắm
được vấn đề, tránh mất thêm thời gian để giải thích. Ví dụ cụ thể về Critical Thinking là gì có thể
theo cấu trúc bắt đầu như: Ý kiến của tôi về vấn đề này là............Hay em đưa ra lý do chính nhận
định này gồm: ......
12
● Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản

Việc tranh luận có thể bắt gặp nhiều ở các buổi thuyết trình, hùng biện. Tranh luận có thể nằm từ
2 hoặc nhiều phía phản bác với nhau về ý kiến đưa ra. Việc bạn cần làm khi gặp các câu hỏi phản
bác này là đưa ra lập luận, bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình và tiếp thu ý
kiến hay chắt lọc từ mọi người đưa ra nếu đúng.

● Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả

Để cuộc tranh luận, hùng biện diễn ra tích cực, có tính xây dựng, tránh trở thành những cuộc ẩu
đả, cãi vã thì bạn phải nhận định được các giả thiết ngầm được đặt ra đằng sau ý kiến phản bác và
có tư duy về phản biện logic, nhất quán.

● Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên

Việc rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện thường xuyên sẽ giúp bạn có tư duy logic trong việc
nhận định, đánh giá một vấn đề, lĩnh vực nào đó. Hãy tập luyện và thực hành thường xuyên các
công việc hay trong lớp học để nâng cao khả năng tư duy của mình.

· Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả

Khi đạt đến cấp độ này, kỹ năng Critical Thinking đã hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các yếu tố về sự
công bằng, chính trực và bền bỉ. Ở cấp độ này, tư duy phản biện đã tới độ thượng thừa và bạn có
thể hoàn toàn tự tin về kỹ năng của mình.

Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện:


Mỗi người sẽ có những khả năng nhìn nhận, phân tích và tổng hợp kiến thức khác nhau để từ đó
đưa ra các phản biện khác nhau. Để có thể rèn luyện cho mình kỹ năng tư duy phản diện, bạn có

13
thể áp dụng một số cách sau:

● Tích cực hoàn thiện trau dồi kiến thức

Phản biện không hẳn là tranh luận hiệu quả, bạn sẽ không thể tranh luận nếu thiếu các kiến thức
về vấn đề đang nhắc đến. Vì vậy, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức cho mình bằng cách rèn
luyện những câu hỏi trắc nghiệm, tư duy phản biện hay các câu hỏi IQ để nâng cao cho mình kỹ
năng cần thiết.

● Hãy có tầm nhìn khách quan

Critical Thinking là gì và làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện bằng kiến thức về tư duy
không có nghĩa là bạn cứ nằng nặc bảo vệ ý kiến của mình bất kể đúng hay sai. Hãy nhìn vào sự
thật, nếu là một người khách quan biết đâu là đúng đâu là sai để tiếp thu và hoàn thiện mình mỗi
ngày.

● Nên hỏi nếu không biết

Nếu không rõ nội dung hay ý kiến đó bạn hãy hỏi, đừng giấu dốt, không dám thể hiện quan điểm
của mình. Hãy không ngừng thắc mắc để tìm cho mình các thông tin hữu ích và bổ ích về một vấn
đề nào đó.

14

You might also like