You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


NHẬP MÔN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

Họ và tên sinh viên:


Mã sinh viên:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Văn Thắng

Thái Nguyên, năm 2023

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
NỘI DUNG TIỂU LUẬN....................................................................................4
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN VÀ KỸ SƯ KỸ
THUẬT ĐIỆN..................................................................................................4
1.1. Tổng quan về ngành Kỹ thuật điện.....................................................4
1.2. Kỹ sư Kỹ thuật điện............................................................................8
II. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ KẾ HOẠCH HỌC TẬP CỦA CÁ
NHÂN ĐỂ CÓ THỂ HOÀN THÀNH ĐƯỢC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO................................................................................................................10
2.1. Phương pháp học tập........................................................................10
2.2. Kế hoạch học tập của cá nhân..........................................................18
III. MỘT SỐ PHÒNG THÍ NGHIỆM, THỰC HÀNH THUỘC
CHUYÊN NGÀNH........................................................................................18
3.1. Các phòng thực hành, thí nghiệm.....................................................18
3.2. Phòng thực hành, thí nghiệm yêu thích tại TNUT...........................19
KẾT LUẬN........................................................................................................21
TÀI KIỆU THAM KHẢO................................................................................22

2
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, nền kinh tế củ a nướ c ta đang trên đà phá t triển mạ nh mẽ, đờ i
số ng củ a ngườ i dâ n ngày cà ng nâ ng cao. Kỹ thuậ t điện là mộ t ngà nh kỹ thuậ t
rấ t quan trọ ng và đó ng vai trò quan trọ ng trong hầ u hết cá c lĩnh vự c củ a đờ i
số ng hiện đạ i. Kỹ thuậ t điện cung cấ p nhiều giả i phá p để cả i thiện chấ t
lượ ng cuộ c số ng củ a con ngườ i. Nhu cầ u sử dụ ng điện nă ng trong đờ i số ng
sinh hoạ t cũ ng như trong cá c nghà nh cô ng nghiệp,nô ng nghiệp và dịch vụ là
tă ng khô ng ngừ ng. Đây là cơ hộ i nhưng cũ ng là thá ch thứ c cho ngà nh điện
vớ i việc phá t triển điện nă ng, phụ c vụ nhu cầ u củ a xã hộ i.
Trong bà i tiểu luậ n nhậ p mô n ngà nh Kỹ thuậ t điện này, chú ng em đã
tìm hiểu và chia thà nh ba phầ n. Đầ u tiên là nhữ ng thô ng tin về ngà nh kỹ
thuậ t điện, kỹ sư kỹ thuậ t điện. Tiếp theo là nhữ ng kiến thứ c trang bị cho
sinh viên hiểu về vai trò trá ch nhiệm, đạ o đứ c củ a ngườ i kỹ sư, cá c kỹ nă ng
mềm cầ n thiết giú p sinh viên có phương phá p họ c tậ p tố t ngay từ khi cò n
trong trườ ng. Cuố i cù ng là mộ t số phò ng thí nghiệm, thự c hà nh giú p sinh
viên có trả i nghiệm họ c tậ p tố t.

3
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN VÀ KỸ SƯ KỸ THUẬT
ĐIỆN
I.1. Tổng quan về ngành Kỹ thuật điện
I.1.1. Lịch sử phát triển năng lượng điện
Lịch sử của điện xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, khoảng 600 năm trước
công nguyên. Thalès de Milet, một nhà toán học đã tình cờ phát hiện ra rằng một
miếng hổ phách đã được cọ xát bằng da có thể hút được các vật nhẹ như lông
chim, mảnh giấy hoặc mảnh gỗ nhỏ bởi các điện tích trái dấu. Tuy nhiên, phát
minh của Alessandro Volta năm 1800 với thiết bị tích trữ được điện tích gọi là
pin volta được coi là đánh dấu sự ra đời của ngành điện.
Sau đó, những phát triển nổi bật như nghiên cứu của Georg Simon Ohm
với sự liên hệ định lượng giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trên hai đầu
của vật dẫn vào năm 1827, sự phát hiện của Michael Faraday về hiện tượng cảm
ứng điện từ năm 1831 đã phát minh ra dòng điện xoay chiều, và lý thuyết của
James Clerk Maxwell về sự thống nhất giữa từ học và điện học năm 1873 đã tạo
nền móng cho phát triển của ngành kỹ thuật điện sau này.
Đến cuối thế kỷ 19, các nghiên cứu và hoạt động liên quan đến kỹ thuật
điện đã tăng lên mạnh mẽ. Năm 1879 Thomas Edison đã phát minh ra bóng điện
và năm 1882 đã trình diễn mạng lưới cung cấp điện năng đầu tiên trên thế giới
với khả năng cung cấp dòng điện một chiều 110V cho 59 khách hàng ở Mĩ từ
máy phát một chiều do chính Edison phát minh. Đường dây truyền tải điện với
điện áp cao đã được xây dựng đầu tiên ở Đức năm 1882 với chiều dài truyền tải
59km và điện áp 2,4kVDC. Năm 1884, Frank Julian Sprague đã phát minh ra
động cơ điện một chiều, phát minh này đã thúc đẩy phát triển hệ thống cung cấp
điện một chiều ra thế giới. Năm 1885, Galileo Ferraris đã phát minh lý thuyết về
máy biến áp và dòng điện nhiều pha xoay chiều với các biểu thức tính toán. Dựa
4
trên nguyên lý được phát minh bởi Galileo Ferraris, năm 1885 William Stanley
đã giới thiệu máy biến áp thương mại đầu tiên. Năm 1888, Nikola Tesla đã phát
minh ra động cơ đồng bộ cảm ứng xoay chiều hai pha. Dẫn đến, đường dây
truyền tải xoay chiều cao áp một pha đã được xây dựng năm 1889 ở Mĩ với điện
áp 4kV, chiều dài truyền tải tới 21km. Sau đó, đường dây truyền tải điện xoay
chiều ba pha với điện áp 12kV, chiều dài truyền tải 179kV đã được xây dựng ở
Đức năm 1891. Từ đây, dòng điện xoay chiều dần lấn át và thay thế dòng điện
một chiều trong các máy phát điện và phân phối năng lượng điện, làm mở rộng
rất lớn phạm vi và nâng cao tính an toàn cũng như hiệu suất trong phân phối
năng lượng điện.
Khả năng truyền tải của các đường dây sử dụng dòng điện xoay chiều
tăng tỷ lệ với bình phương của điện áp truyền tải và chi phí truyền tải cũng giảm
theo tỷ lệ tương tự. Do đó, với khả năng phát triển của khoa học công nghệ, điện
áp truyền tải của hệ thống điện ngày được nâng cao như trình bày trên hình 1.2.
Năm 1910 đã phát triển được hệ thống điện áp tới 150kVAC, điện áp 245kVAC
đã được sử dụng từ năm 1922.
Tuy nhiên, khi điện áp cao sẽ xuất hiện các rào cản về kỹ thuật như cách
điện, phát sinh vầng quang điện… nên điện áp truyền tải cao nhất hiện nay đối
với cả dòng điện xoay chiều và một chiều là 1500kV. Tần số dòng điện xoay
chiều là một trong các thông số cơ bản ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật của hệ thống truyền tải và phân phối điện. Tần số càng cao kích thước của
các thiết bị điện sẽ càng nhỏ gọn tuy nhiên tổn thất điện áp sẽ tăng do điện
kháng tăng. Hiện nay, tồn tại hai tần số của dòng điện xoay chiều được sử dụng
phổ biến trên thế giới là 60Hz ở Mĩ và các nước bắc mĩ, tần số 50Hz được sử
dụng phổ biến ở các nước còn lại trên thế giới.
Cùng với phát minh và truyền tải điện được phát triển, các cuộc cách
mạng lần thứ 2 và lần thứ 3 đã thúc đẩy phát triển rất mạnh mẽ ngành kỹ thuật
điện với các hệ thống kỹ thuật sử dụng năng lượng điện được ứng dụng trong
hầu hết các lĩnh vực và ngành kinh tế quốc dân.
5
Tần số dòng điện xoay chiều là một trong các thông số cơ bản ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải và phân phối điện. Tần
số càng cao kích thước của các thiết bị điện sẽ càng nhỏ gọn tuy nhiên tổn thất
điện áp sẽ tăng do điện kháng tăng. Hiện nay, tồn tại hai tần số của dòng điện
xoay chiều được sử dụng phổ biến trên thế giới là 60Hz ở Mĩ và các nước bắc
mĩ, tần số 50Hz được sử dụng phổ biến ở các nước còn lại trên thế giới. Cùng
với phát minh và truyền tải điện được phát triển, các cuộc cách mạng lần thứ 2
và lần thứ 3 đã thúc đẩy phát triển rất mạnh mẽ ngành kỹ thuật điện với các hệ
thống kỹ thuật sử dụng năng lượng điện được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh
vực và ngành kinh tế quốc dân.
Tại Việt Nam, điện năng đã được sử dụng từ rất sớm, năm 1894 đã vận
hành nhà máy điện đầu tiên tại Hải Phòng do Pháp xây dựng sau đó các thành
phố lớn lần lượt được thắp sáng bằng điện gồm Hà Nội năm 1895, Sài Gòn năm
1896 sau đó phát triển rộng trên phạm vi cả nước. Năm 1954, miền bắc được
giải phóng đã đánh dấu một cột mốc quá trình phát triển của hệ thống điện Việt
Nam. Năm 1954, công suất của các nhà máy điện trên cả nước là 31,5MW với
điện áp truyền tải lớn nhất là 30,5kV. Trong giai đoạn, 1956 đến 1958 đã phát
triển được 3 nhà máy điện với công suất là 24MW (mhà máy điện Vinh8MW,
NMĐ Thanh Hóa-6MW và NMĐ Lào Cai-8MW) và cải tạo, xây dựng mới
đường dây truyền tải 35kV. Sau đó, hệ thống điện Việt Nam phát triển rất nhanh
cả về qui mô và điện áp truyền tải. Nhà máy nhiệt điện công suất lớn 48MW
được đưa vào hoạt động năm 1963 (nhà máy NĐ Uông Bí). Năm 1962, đường
dây 110kV đầu tiên được xây dựng ở miền bắc và năm 1971 đã vận hành nhà
máy thủy điện lớn với công suất 108MW (nhà máy TĐ Thác Bà). Nhà máy thủy
điện Hòa Bình với công suất 1920MW đã được vận hành năm 1994 và nhà máy
thủy điện lớn nhất hiện nay là nhà máy thủy điện Sơn La công suất 2400MW
được khai thác năm 2012. Năm 1981, đường dây 220kV được đưa vào vận hành
và đến năm 1992 đã vận hành đường dây 500kV với chiều dài tới 1487km. Hệ
thống điện quốc gia là một thể thống nhất với các nhà máy điện, lưới điện truyền
6
tải, lưới điện phân phối trải khắp các miền của đất nước, với tổng chiều dài hệ
thống lưới điện 500-220-110kV gần 45.000km, tổng công suất đặt năm 2022 là
77,8GW.
I.1.2. Khái niệm ngành Kỹ thuật điện
Kỹ thuật điện là lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến việc nghiên cứu và ứng
dụng phát điện, truyền tải, phân phối và tiêu thụ năng lượng điện vì lợi ích của
con người. Có thể thấy, tất cả các thiết bị từ đơn giản đến phức tạp trong mọi
ngành nghề, từ hộ gia đình đến các nhà máy công nghiệp, hệ thống định vị vệ
tinh và thông tin liên lạc, giao thông, xây dựng, thiết bị điện tử và máy tính…
đều sử dụng và liên quan đến điện.
Do đó, ngành kỹ thuật điện là ngành có phạm vi nghiên cứu và ứng dụng
rất rộng, liên quan đến nhiều ngành khác như năng lượng, điện tử học, hệ thống
điều khiển, xử lý tín hiệu và viễn thông, thiết bị điện dân dụng...
Ngày nay, do phát triển của khoa học kỹ thuật và yêu cầu của thực tế, các
ngành kỹ thuật ngày càng liên quan và giao thoa với nhiều ngành khác, đã phát
triển thành các liên ngành.
Do đó, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của mỗi ngành không còn ranh
giới rõ ràng mà được kết hợp để nâng cao hiệu quả của các giải pháp công nghệ,
sản phẩm phục vụ tốt hơn cuộc sống của con người. Ngành kỹ thuật điện liên
kết và ứng dụng với nhiều ngành khác như kỹ thuật điều khiển, điện tử viễn
thông, kỹ thuật máy tính…
I.1.3. Lịch sử đào tạo ngành Kỹ thuật điện tại TNUT
Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã thực hiện đào tạo ngành điện với
tên gọi điện khí hóa xí nghiệp từ năm 1965, chương trình đào tạo là liên ngành
kỹ thuật điện với kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cho đối tượng là các xí
nghiệp công nghiệp. Trải qua quá trình phát triển, năm 1995 trường tổ chức đào
tạo ngành kỹ thuật điện với hướng chuyên sâu là hệ thống điện nhằm đáp ứng
yêu cầu của thị trường lao động.
Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và kết hợp giữa các
7
ngành với kiến thức và thời gian đào tạo phù hợp, ngành kỹ thuật điện được tổ
chức đào tạo với 4 hướng chuyên sâu là điện công nghiệp và dân dụng, hệ thống
điện, kỹ thuật điện và công nghệ thông minh, thiết bị điện – điện tử.
I.2. Kỹ sư Kỹ thuật điện
I.2.1. Kỹ sư
Kỹ sư hay nhà kỹ thuật là người đã qua đào tạo chuyên môn về khoa học
ứng dụng bao gồm kỹ thuật về thiết kế, nghiên cứu phân tích, hệ thống cấu trúc
(kiến trúc và cấu tạo xây dựng), sáng chế, công nghệ, thử nghiệm máy móc, vật
liệu cùng một số chuyên ngành khác. Các kỹ sư thực hiện chuyển đổi khoa học
cơ bản vào công nghệ, và tạo ra các sản phẩm hữu dụng, phát hiện và cải tiến
nâng cao hiệu quả đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn khi có những vấn đề phát
sinh từ thực tiễn. Do đó, kỹ sư phát minh, thiết kế, phát triển, chế tạo, kiểm tra,
thử nghiệm, cung cấp các sản phẩm và các dịch vụ cải thiện đời sống của con
người.
Kỹ thuật là một ngành nghề thú vị với cơ hội việc làm rộng lớn. Người kỹ
sư có thể làm việc trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, như: chế tạo, điện
tử, y tế, nông nghiệp, xây dựng, truyền thông, giải trí, năng lượng, hàng tiêu
dùng, vận tải,... Người kỹ sư có thể trực tiếp đảm nhiệm thực hiện các nhiệm vụ
theo ngành được đào 11 tạo, như: nghiên cứu, phát triển, kiểm tra, thiết kế, phân
tích, hỗ trợ kỹ thuật,... Người kỹ sư có thể giữ vai trò kỹ sư trưởng hay trưởng
nhóm, chỉ huy một nhóm kỹ sư.
Ngoài ra, người kỹ sư cũng có thể đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, từ tổ
trưởng kỹ thuật, trưởng phòng hoặc phố giám đốc, giám đốc xí nghiệp, công ty,
tổng công ty,... với chức năng điều hành hoạt động của một hệ thống kỹ thuật
hoặc hệ thống kinh doanh. Tuy nhiên, với mỗi vai trò công việc khác nhau, kỹ
sư có những công việc cụ thể khác nhau.
I.2.2. Kỹ sư Kỹ thuật điện
Kỹ sư kỹ thuật điện hay kỹ sư điện là người sẽ thực hiện công việc nghiên
cứu, thiết kế, triển khai xây dựng và hoàn thiện những vấn đề liên quan đến hệ
8
thống điện, thiết bị điện bao gồm cả việc theo dõi, xử lý sự cố, các tình huống
bất thường khi xảy ra. Ngoài ra, khái niệm kỹ sư điện được chỉ những người có
kiến thức chuyên môn liên quan đến điện, có khả năng để vận dụng các kiến
thức chuyên môn đó vào thực tiễn. Kỹ sư điện sẽ làm việc trong nhiều ngành
khác nhau liên quan đến hệ thống điện và thiết bị điện như thiết kế, quản lý và
vận hành hệ thống điện, thiết bị điện, điện dân dụng, các dây truyền và hệ thống
sản xuất…
I.2.2.1. Kỹ năng cần có
Yêu cầu cao cả về khía cạnh nghiên cứu lẫn ứng dụng thực tế, để thành
công trong ngành kỹ thuật điện, kỹ sư ngành này cần rất nhiều tố chất, kiến thức
và kỹ năng sau:
Tò mò về cách hoạt động của các sự vật, hiện tượng, thiết bị;
Mong muốn giải quyết các vấn đề thú vị;
Quan tâm đến thiết kế và thử nghiệm các thiết bị kỹ thuật;
Quan tâm và phân tích các mối quan hệ để sử dụng toán học và khoa học;
Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt;
Sáng tạo và dễ thích nghi;
Mong muốn tiếp tục học hỏi những điều mới, sáng tạo...
I.2.2.2. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của kỹ sư kỹ thuật điện
Có khả năng áp dụng những kiến thức kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển tự
động, kỹ thuật cảm biến, kỹ thuật cài đặt thông số, lập trình điều khiển vi xử lý –
vi điều khiển, PLC, biến tần... để thiết kế, quản lý và vận hành hệ thống điện,
thiết bị điện, điện dân dụng, các dây truyền và hệ thống sản xuất…
Sử dụng thành thạo phần mềm tin học chuyên ngành trong công việc học
tập, nghiên cứu, ứng dụng trong công việc.
Vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống cung
cấp điện và hệ thống tự động trong công nghiệp và dân dụng.
Thiết kế, lắp đặt các mạch điện trong công nghiệp và dân dụng.
Tổ chức, điều hành và quản lý hệ thống cung cấp điện và hệ thống sản xuất
9
công nghiệp.
Có khả năng trong việc thao tác kết nối phần cứng và lập trình điều khiển
cho các thiết bị khả trình (PLC), vi điều điều khiển, biến tần....
I.2.2.3. Nơi làm việc
Ngành kỹ thuật điện là ngành có phạm vi nghiên cứu và ứng dụng rất rộng,
liên quan đến nhiều ngành khác như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều
khiển, xử lý tín hiệu và viễn thông, thiết bị điện dân dụng... Do đó, vị trí việc
làm và nơi làm việc của kỹ sư kỹ thuật điện cũng rất rộng, ví dụ như:
Quản lý, kỹ sư thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống điện và hệ thống cung
cấp điện cho các nhà máy, xí nghiệp, dây truyền sản xuất…
Quản lý, kỹ sư vận hành các hệ thống tự động trong công nghiệp ở các nhà
máy, cơ sở sản xuất…
Kỹ sư lập trình ứng dụng và quản lý các dự áp tự động hóa trong công
nghiệp và dân dụng.
Nghiên cứu viên, giảng dạy về kỹ thuật điện tại các cơ sở giảng dạy chuyên
ngành.
Chuyên gia tư vấn trong thiết kế, quản lý và đào tạo chuyên ngành....
II. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ KẾ HOẠCH HỌC TẬP CỦA CÁ
NHÂN ĐỂ CÓ THỂ HOÀN THÀNH ĐƯỢC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
II.1. Phương pháp học tập
Các nghiên cứu và kinh nghiệm đúc kết từ thành công của các sinh viên kỹ
thuật cho thấy, chiến lược chung giúp sinh viên thành công trong học tập kỹ
thuật gồm ba vấn đề:
Xác định rõ mục tiêu học tập và quyết tâm hoàn thành mục tiêu đó;
Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu học tập;
Biết học và rút kinh nghiệm từ các thất bại.
II.1.1. Xác định mục tiêu
Mục tiêu chính của mỗi sinh viên là tốt nghiệp ngành kỹ thuật đã chọn. Kỹ
thuật là một lĩnh vực học tập có rất nhiều đòi hỏi sự cố gắng của người học.

10
Nhiều sinh viên thông minh, có năng khiếu cũng có thể và đã bị thất bại nếu
không quyết tâm thực hiện mục tiêu học tập.
Trước hết, mỗi sinh viên cần tự trả lời câu hỏi: bạn quyết tâm đạt được
mục tiêu chính là tốt nghiệp hay bạn mong muốn đạt được mục tiêu đó?
Nếu bạn chỉ mong muốn đạt được mục tiêu, bạn cần thay đổi suy nghĩ của
mình. Nếu chỉ đơn thuần mong muốn đạt mục tiêu, bạn sẽ có thể tự cho phép
mình thất bại, bạn có thể cho rằng, bạn luôn có một lựa chọn khác.
Để thành công, bạn chỉ có một lựa chọn: tự cam kết với mình, hãy phấn
đấu để học tập thành công. Để duy trì quyết tâm, hãy luôn nhớ rằng:
- Bạn đã chọn học kỹ thuật vì những lý do chính đáng của chính bạn;
- Duy trì sự tập trung, nhắc nhở mình lý do và tính đúng đắn của sự lựa
chọn đó;
- Hãy tin tưởng ở khả năng của mình; bạn sẽ thành công. Một trong những
khía cạnh quan trọng nhất của việc xác định mục tiêu là viết ra giấy:
- Hãy chia nhỏ thành các mục tiêu cụ thể, càng chi tiết càng tốt;
- Dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy nhất;
- Xây dựng kế hoạch các việc cần làm để thực hiện từng mục tiêu một.
II.1.2. Kế hoạch thực hiện
Để thu được thành công cho cả một mục tiêu lớn, hãy xây dựng kế hoạch
hành động cho từng giai đoạn ngắn, cho từng tuần, từng học kỳ hay cả năm học
một cách cụ thể. Hãy nhớ lại khi bắt đầu học môn lượng giác chẳng hạn, chắc
bạn cũng đã từng nghĩ, thật khó mà tiếp thu được các công thức phức tạp của nó.
Nhưng, từng bước từng bước, bạn đã vượt qua các cấp độ từ thấp đến cao của
môn học cũng như vượt qua cả kỳ thi đại học nữa. Làm thế nào bạn đã thực hiện
được điều đó? Bằng cách bạn được dạy và học theo từng cấp độ nhỏ, cấp độ sau
sử dụng các kiến thức bạn đã tích lũy được ở cấp độ trước đó.
Hãy tìm hiểu toàn bộ chương trình đào tạo của ngành bạn đang theo học;
hãy lập kế hoạch để phấn đấu cho từng kỳ - môn nào bạn phấn đấu đạt điểm A?
điểm B? dựa trên cơ sở nào? Ngắn hạn hơn nữa, tuần tới bạn phấn đấu hoàn
11
thành những bài tập nào? Đọc thêm tài liệu cho môn nào? Hãy phân tích cẩn
thận, và vạch ra kế hoạch chi tiết để thực hiện từng mục tiêu nhỏ.
II.1.3. Học từ thất bại
Khi thử làm những công việc mới, việc thử nghiệm và sai sót là khó tránh
khỏi. Vì vậy, trong quá trình phấn đấu cho mục đích tốt nghiệp khóa đào tạo,
mỗi sinh viên có thể có những thất bại nhỏ, thất vọng hay chán nán. Thất bại là
thuộc tính cố hữu, là một phần của quá trình học tập ngành kỹ thuật. Tuy nhiên,
cách bạn xử sự với thất bại mới quyết định sự thành công hay không cho cả quá
trình học tập của bạn. Các nhà nghiên cứu giáo dục kỹ thuật đã tổng kết quá
trình vượt qua vấn đề khó khăn bằng tiến trình ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Cố gắng làm quen với vấn đề (bài toán) một cách chi tiết, xác
định rõ mục đích, khẳng định quyết tâm rằng không gì có thể ngăn cản bạn đạt
được mục đích.
Giai đoạn 2: Thử một số giải pháp thông dụng. Tìm kỹ trong các bài giảng,
giáo trình xem nếu có các vấn đề (bài toán) tương tự. Có thể may mắn giải quyết
được vấn đề hoặc tiếp tục gặp thất bại trong việc tìm lời giải. Tuy nhiên, bạn sẽ
hiểu vấn đề một cách tường tận hơn.
Giai đoạn 3: Bạn đã hiểu rõ không những chi tiết của vấn đề mà còn cả
những phương án giải không hiệu nghiệm nữa. Bạn đã thu nhỏ được phạm vi
tìm kiếm lời giải và tập trung cao độ để tìm đến giải pháp cho vấn đề; lời giải
được tìm thấy ở giai đoạn này.
Sự kiên nhẫn chính là điều cần có để hoàn thành giai đoạn 3. Tính kiên
nhẫn giúp sinh viên ở những khía cạnh sau đây:
Tính khéo léo tăng lên cùng khả năng kiên nhẫn. Khi chuyển từ giai đoạn
này sang giai đoạn kế tiếp của quá trình giải quyết vấn đề, cần cố gắng một cách
thông minh hơn, thử nghiệm các giải pháp có hàm lượng học thuật cao hơn; bạn
đang thực sự mài sắc kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn – một đức tính hết sức
quan trọng của người cán bộ kỹ thuật; bạn đang học từ kinh nghiệm của chính
mình.
12
Tính kiên nhẫn hết sức cần thiết duy trì tư duy của bạn để từ đó, bạn có thể
đạt đến thành công.
Tính kiên nhẫn cho phép bạn đạt đến tầm tư duy hiệu quả. Rất nhiều người
công nhận ý kiến cho rằng “chúng ta học được từ thất bại nhiều hơn từ những
thành công”. Học cách vượt lên thất bại khi còn là sinh viên sẽ giúp ích cho bạn
rất nhiều trong công tác sau này.
II.1.4. Sắp xếp thời gian học tập
Thời gian có lẽ là thứ quý nhất và đặc biệt nhất của chúng ta. Chúng ta
không tạo ra được thêm thời gian, cũng như không cất nó để dành khi cần lấy ra
dùng được. Không may là ít ai trong chúng ta được dạy nên quản lý thời gian
như thế nào. Tuy nhiên, cũng rất may mắn là các kinh nghiệm của các thầy cô,
các sinh viên đã học kỹ thuật có thể giúp bạn quản lý thời gian khi bạn học kỹ
thuật. Các lời khuyên về quản lý thời gian được trình bày như dưới đây:
1. Hãy coi thời gian như tiền bạc. Chúng ta thường chỉ có một số tiền nhất
định (chẳng hạn mỗi tháng bạn được trợ cấp bao nhiêu); vì vậy cần lập kế hoạch
chi tiêu, kiểm kê và đánh giá định kỳ xem chúng ta đã tiêu pha như thế nào.
“Chiến lược” tương tự giúp bạn quản lý thời gian khi học kỹ thuật như sau:
Ưu tiên số 1: Kế hoạch đã định.
Ưu tiên số 2: Thời gian tự học
Ưu tiên 3: Nghỉ ngơi, giải trí.
2. Lập lịch sinh hoạt (Schedule). Việc quản lý thời gian hiệu quả bắt đầu
bằng việc chi tiết hóa lịch sinh hoạt. Hãy lập kế hoạch chi tiết đến từng ngàycho
bản thân bạn cho từng tuần, từng háng hay định kỳ cả học kỳ.
Thực hành: Hãy lập kế hoạch cho bạn, bắt đầu bằng cách lập kế hoạch “dài
hạn”. Hãy lập lịch cho các mốc quan trọng của kỳ học này. Chẳng hạn, ngày bắt
đầu và kết thúc học kỳ; ngày sinh nhật của một vài bạn rất thân; hãy ghi chú nổi
bật những sự kiện rất quan trọng sắp tới – chẳng hạn, hai tuần trước khi thi, bạn
có thể ghi “Tìm và luyện tập theo ngân hàng câu hỏi ôn tập”.

13
Kế hoạch “ngắn hạn” có thể được thiết lập cho từng tuần, mỗi tuần sắp tới
là kế hoạch chi tiết cho từng ngày. Lập kế hoạch cho cả tuần giúp bạn không
quên làm bất cứ việc gì cần thiết.
Ấn định các thời gian dành cho tự học; nên tận dụng hết những khoảng thời
gian bạn có. Chẳng hạn, nếu kết thúc một môn học lúc 13h50 và môn tiếp theo
là lúc 14h50, bạn gần như có một giờ đồng hồ để tự học. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên
với chính mình vì hiệu quả thu được cho giờ tự học này.
Xác lập kế hoạch như trên sẽ cải thiện rõ rệt hiệu quả làm việc của bạn.
Bạn sẽ thực sự ngạc nhiên về kết quả bạn đạt được thay vì lãng phí thời gian như
trước đây.
Lưu ý khi lập kế hoạch, hãy dành thời gian để vui chơi, thể thao giải trí.
Hiệu năng làm việc của bạn cũng còn tùy thuộc trạng thái thoải mái, vui vẻ của
bạn. Có thể bạn sẽ thấy rất khó khăn khi lập và cố gắng thực hiện kế hoạch như
trên.
Tuy nhiên, nó thực sự hữu ích và đặc biệt giúp bạn rèn luyện đức tính làm
việc khoa học, có kế hoạch sau này.
II.1.5. Tìm hiểu cách dạy và học ở đại học
Cách học tập được xác định bởi cách thức bạn tiếp nhận, phản hồi và xử lý
các dạng khác nhau của thông tin bên ngoài. Các nhà nghiên cứu đưa ra các
nhóm người học như: Nhóm người học trực quan, Nhóm người học từ ngữ
(Verbal), Nhóm người học cảm quan (sensing), Nhóm người học trực giác
(Intuitive), Nhóm người học tích cực (Active), Những người học tư duy/ trầm
ngâm (Reflective).
Không ai trong số chúng ta học tập chính xác theo một nhóm nào nói trên.
Trong môi trường đào tạo kỹ thuật, hầu hết các thầy cô thường có xu hướng
giảng dạy theo: Học từ ngữ, Học trực giác, Học thụ động.
Tuy nhiên, nhiều sinh viên có xư hướng học theo các dạng: Học từ ngữ,
Học trực giác, Học tích cực.

14
Khi cách dạy của một thầy nào đó không hợp với dạng học tập mà một sinh
viên ưa thích, có thể dẫn đến tình trạng sinh viên này chán nản, mất tập trung và
có thể dẫn đến kết quả kém trong các bài kiểm tra, bài thực hành và thi kết thúc
môn học. Vậy bạn nên làm gì nếu cách học của bạn không hợp với cách dạy của
thầy? Sau đây là một số lời khuyên từ kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu tâm
lý giáo dục:
1. Đừng gán "nhãn" cho thầy, cô có cách dạy không hợp với bạn là "giáo
viên tồi" rồi đổ lỗi cho thầy cô về kết quả học tập của bạn. Thực tế, phàn nàn
không giúp ích được gì cho bạn. Nên nhớ, chính bạn chứ không phải thầy cô
phải chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bạn.
2. Hãy tìm kiếm các tài nguyên học tập cho môn học mà bạn thấy cách dạy
khác nhiều so với cách học mà bạn yêu thích. Chẳng hạn, nếu bạn muốn có thêm
các hình vẽ minh họa, các ví dụ mẫu, các lý lẽ giải thích... hãy tự tìm và bổ sung
vào tài liệu học tập của bạn.
3. Trao đổi với thầy cô giảng dạy và đề xuất xem liệu thầy cô có thể đưa
thêm các dạng học liệu mà bạn yêu thích vào bài giảng. Hãy nhớ mục đích của
bạn không phải là thuyết phục thầy cô thay đổi cách dạy mà là cố gắng đề nghị
thầy cô cung cấp thêm các thông tin hợp với cách học của bạn.
4. Trao đổi và thảo luận các vấn đề khó hiểu với các bạn học, các thầy cô
trợ giảng. Nhiều khi cách giải thích khác có thể giúp vấn đề trở nên dễ hiểu hơn
với bạn.
5. Tìm kiếm các thông tin tham khảo khác: các giáo trình, bài giảng, bài
báo, video, internet...
Các cách thức đơn giản như trên không những giúp bạn học tập theo nhiều
cách giảng khác nhau khi học đại học, mà còn hữu ích cho bạn trong quá trình
học tập sau này.
II.1.6. Học tập trên lớp
Thông thường, trong các trường đại học kỹ thuật có các dạng lớp học sau
đây: lớp lý thuyết, lớp thảo luận , lớp thực hành, thí nghiệm... Phần này trình
15
bày các lời khuyên giúp bạn thu được hiệu quả cao nhất từ các buổi học lý
thuyết. Học lý thuyết chiếm tỉ trọng lớn nhất, cung cấp các kiến thức mới của
môn học và là hình thức dạy -học phổ biến nhất.
Trong các buổi học lý thuyết, thầy cô giáo dành hầu hết thời gian trình bày
các thông tin bài giảng, nhấn mạnh các vấn đề quan trọng, các ví dụ minh họa…
sinh viên nghe giảng và ghi chép. Không có nhiều thời gian dành cho các hoạt
động chủ động của sinh viên. Chính vì vậy, nhiều người cảm thấy khong thích
đến lớp nghe giảng.
Vì vậy bạn cần hiểu rõ mục đích của giờ học lý thuyết và vai trò của bạn
trong lớp học lý thuyết này.
II.1.6.1. Mục đích của giờ học lý thuyết
Giờ học lý thuyết là thời gian thầy, cô trình bày bài giảng đã được chuẩn bị
để giúp bạn nắm được các chủ điểm, vấn đề quan trọng của bài. Khi chuẩn bị bài
giảng, hầu hết các thầy cô đều thực hiện các việc sau:
- Tham khảo các nguồn thông tin, tài liệu khác nhau, trích dẫn các thông tin
có liên quan nhất đến nội dung của môn học, nhằm trình bày các thông tin này
một cách rõ ràng, chính xác và dễ hiểu nhất có thể được.
- Cung cấp các kiến thức, kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn giải đáp được
các câu hỏi, bài tập, đồ án cũng như trong các kỳ thi của môn học.
- Giải thích các vấn đề lý thuyết khó và trình bày các ví dụ minh họa cho
các phương pháp và kỹ thuật giải quyết vấn đề mới.
- Đề xuất, gợi ý các tài nguyên học liệu cần thiết cho thực hành.
- Cung cấp các thông tin liên quan trực tiếp đến nội dung đánh giá kiến
thức môn học. Như vậy, các nội dung truyền đạt trên lớp đóng vai trò là nguồn
thông tin liên quan chủ yếu cho các chủ điểm của môn học. Bạn đừng kỳ vọng là
sẽ học tất cả các kiến thức của môn học ở trên lớp (điều này có thể đúng ở cấp
học phổ thông). Hãy coi các thông tin thu được trên lớp như những thông tin thô
cần được xử lý bởi chính bạn trong thời gian và kế hoạch tự học của chính bạn
sau giờ lên lớp.
16
II.1.6.2. Vai trò của bạn trong lớp học lý thuyết
Nhiệm vụ quan trọng, chính yếu của bạn khi dự lớp là thu thập nhiều nhất
có thể được các thông tin của môn học đừng hy vọng học được gì nhiều khi đến
lớp. Lý do là thông tin được cung cấp thường rất nhiều, với tốc độ rất nhanh.
Bạn sẽ có rất ít thời gian để "thưởng ngoạn", suy ngẫm về chúng. Thay vì thế,
hãy chú trọng làm sao ghi chép (note taking) cho thật hiệu quả. Để buổi học
thực sự có ích cho bạn, hãy theo các hướng dẫn sau đây:
1.Đọc trước bài trước khi đến lớp
2.Dự lớp tích cực
3. Hãy đặt câu hỏi khi thích hợp.
4. Tập trung nghe giảng và ghi chép theo các kỹ thuật hữu ích.
II.1.6.3. Ghi chép trên lớp
Trước hết, cần phải khẳng định rằng, việc bạn lên lớp mà không ghi chép là
tuyệt đối vô ích. Nhiều sinh viên cho rằng, họ có thể hiểu bài, nhớ bài giảng...
ngay trên lớp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những người này có thể quên ngay
sau vài giờ, khi học môn khác. Lưu ý rằng bạn cần đến thông tin của bài giảng
trên lớp của thầy cô rất lâu sau đó, khi ôn và thi hết môn. Cũng cần nhấn mạnh
rằng, nhiều thông tin hữu ích và quan trọng không có trong bài giảng in hay giáo
trình môn học. Bạn cần rèn luyện kỹ năng ghi chép hiệu quả.
II.1.7. Tự học
Sử dụng bài giảng, giáo trình, sách tham khảo. Các cuốn sách giáo trình,
tham khảo chứa đựng rất nhiều thông tin quan trọng nhưng bạn cần có tài liệu
hướng dẫn để đọc, sử dụng chúng. Vở ghi chép trên lớp chính là tài liệu hướng
dẫn đó.
Làm bài tập, câu hỏi thảo luận. Luyện tập giải các bài tập về nhà, trả lời câu
hỏi thảo luận đóng vai trò rất quan trọng. Trước hết, chúng chiếm 5-20% tỉ trọng
điểm tổng kết môn của bạn. Thứ hai, các kỹ năng, kiến thức bạn có được sau các
bài tập, thảo luận đóng góp lớn vào thành tích thi cuối kỳ của bạn. Thống kê cho
thấy các bạn hoàn thành tốt 100% các bài tập, câu hỏi về nhà có thể đạt 7/10 cho
17
điểm thi cuối kỳ, còn các bạn chỉ làm hết 50% bài tập chỉ đạt bình quân 4/10
điểm thi cuối kỳ.
II.1.8. Học nhóm
Học và làm việc theo nhóm còn ít được coi trọng ở Việt Nam. Học và làm
việc theo nhóm là xu hướng rất phổ biến và gần như một thói quen học tập của
sinh viên các nước trên thế giới. Học nhóm là một trong những hoạt động nâng
cao hiệu quả hoạt động học tập lên rất đáng kể. Học nhóm cung cấp cho bạn cơ
hội cùng học tập, kích thích bạn năng động, giúp bạn rèn luyện kỹ năng làm việc
nhóm hầu hết các công việc kỹ thuật trong tương lai đều được thực hiện bởi các
nhóm làm việc.
II.2. Kế hoạch học tập của cá nhân
Năm 1, họ c các kỹ năng mềm và ngoại ngữ , tham gia mộ t câu lạc bộ trong
trườ ng, tình nguyện mù a hè, đăng ký 1 lớ p kỹ năng mềm và 1 lớ p tin họ c, đăng
ký lớ p tiếng Anh giao tiếp, tìm kiếm cơ hộ i giao lưu vớ i các sinh viên thế giớ i qua
nhữ ng chương trình trao đổ i văn hó a và hợ p tác quố c tế. Bên cạnh đó phải họ c
tố t trên lớ p, hoàn thành các tín chỉ mô n họ c, đặt ra mụ c tiêu GPA đạt đượ c.
Năm 2, tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năm mềm. Hoàn
thành tín chỉ học và đặt ra mục tiêu GPA .

Năm 3, tập trung, chú tâm vào môn chuyên ngành chú tâ m họ c tố t
nhữ ng mô n này để á p dụ ng và o thự c tế khi đi là m. Dà nh thờ i gian họ c và
là m cá c bà i tậ p, xem, tham khả o thêm cá c video để bổ sung, nâ ng cao kiến
thứ c.

Năm 4, đi thực tập tại các công ty, thi sát hạch chuẩn đầu ra về ngoại ngữ
và tin học văn phòng , viết khóa luận tốt nghiệp cũng như tìm kiếm công việc
sau khi ra trường.

III. MỘT SỐ PHÒNG THÍ NGHIỆM, THỰC HÀNH THUỘC CHUYÊN


NGÀNH
III.1. Các phòng thực hành, thí nghiệm
18
Phòng TN kỹ thuật điện tử
Phòng TN khối cơ sở ngành: Máy điện; Khí cụ điện; Lý thuyết mạch…
Phòng TN khối điều khiển và tự động hóa: Mitsubishi; SMC; Siemens…
Phòng TN khối kỹ thuật điện: ATS; Lumi…
Xưởng thực hành Cơ khí và Điện.

3.2. Phòng thực hành, thí nghiệm yêu thích tại TNUT
3.2.1. Phòng thí nghiệm ATS - SCADA&TĐH Hệ thống điện
Địa điểm: Tầng 2 nhà đa năng

Hình 3.1 Tổng thể phòng thí nghiệm ATS


Phòng thí nghiệm được tài trợ bởi công ty Cổ phần Kỹ thuật Ứng dụng
(ATS) và hãng SEL.
Hiện tại, phòng thí nghiệm đã được trang bị 9 bộ máy tính để bàn cấu hình
cao phục vụ cho công tác nghiên cứu, cài đặt rơ le và các phần mềm chuyên
dụng khác; Các rơ le phổ biến của các hãng sản xuất rơ le nổi tiếng trên thế giới:
SEL, Siemens, MiCOM, ABB, Toshiba, v.v. Phòng thí nghiệm này chuyên sâu
về lĩnh vực điều khiển và tự động hóa hệ thống điện, trong đó rơ le đóng vai trò
là các thiết bị có thể lập trình, hoạt động như những bộ vi xử lý cao cấp với độ
tin cậy cao. Các rơ le số được trang bị tài phòng thí nghiệm có thể được lập trình
để điều khiển và ứng dụng bất kỳ bài toán toán logic nào trong thực tế.
Phòng thí nghiệm này là nơi học tập, nghiên cứu của sinh viên và giảng
viên. Nhiều nhóm sinh viên chuyên ngành Hệ thống điện đã thực hiện làm đồ án
19
trên thiết bị thực, bảo vệ đồ án tại đây. Sinh viên được làm quen lập trình với
nhiều chủng loại rơ le khác nhau, qua đó tiếp cận công nghệ và có thể được làm
chủ công nghệ điều khiển hệ thống điện. Đồng thời, đây cũng là nơi diễn ra các
buổi trao đổi học thuật, họp nhóm nghiên cứu của câu lạc bộ nghiên cứu khoa
học SLECO. Các sinh viên chuyên ngành Hệ thống điện, không cần phải chờ
đến lúc học kiến thức chuyên ngành như lớp K57HTĐ, đã thường xuyên đến
làm việc tại phòng thí nghiệm này để tiếp cận và dần tự làm chủ công nghệ.
3.2.1. Xưởng thực hành Cơ khí và Điện:
Vớ i tổ ng diện tích trên 2.100m2 đượ c xây dự ng theo đú ng tiêu chuẩ n
nhà xưở ng cô ng nghiệp. Giữ vai trò là mộ t trung tâ m đà o tạ o thự c hà nh, thí
nghiệm cho nhà trườ ng. Trung tâ m đượ c trang bị nhiều thiết bị máy mó c
như: máy phay, máy tiện, máy mà i, máy bà o, máy hà n, hệ thố ng modun thự c
hà nh cá c ban nghề Điện – Điện tử …..
Vớ i mụ c tiêu đà o tạ o nguồ n nhâ n lự c chấ t lượ ng cao đá p ứ ng nhu cầ u
xã hộ i, Trung tâ m Thự c nghiệm luô n gắ n đà o tạ o vớ i nghiên cứ u khoa họ c và
thự c tiễn sả n xuấ t.
Để đá p ứ ng tố t nhu cầ u họ c tậ p và nghiên cứ u khoa họ c củ a sinh viên,
Trung tâ m thự c nghiệm luô n là nơi giú p cá c em có điều kiện thự c hà nh, thự c
tậ p chuyên sâ u. Cơ sở vậ t chấ t đồ ng bộ , hiện đạ i đã tạ o nên sự hứ ng thú , say
mê tìm tò i, nghiên cứ u củ a sinh viên trong cá c giờ họ c thự c hà nh, thự c tậ p.

20
KẾT LUẬN

Có thể thấy, tấ t cả cá c thiết bị hệ thố ng từ đơn giả n đến phứ c tạ p trong


mọ i ngà nh nghề, lĩnh vự c đều có sự hiện diện khô ng thể thiếu củ a ngà nh Kỹ
thuậ t điện Họ c ngà nh này, sinh viên đượ c trang bị nhữ ng kiến thứ c cơ bả n
và chuyên sâ u về Điện, Điện tử và cá c giả i phá p tiết kiệm nă ng lượ ng. Do đó ,
sinh viên sẽ có khả nă ng thiết kế, xây dự ng, vậ n hà nh, sử dụ ng, bả o trì cá c
thiết bị Điện, Điện tử , khí cụ điện, hệ thố ng truyền độ ng điện; hệ thố ng
truyền tả i, phâ n phố i, cung cấ p điện; hệ thố ng chiếu sá ng; hệ thố ng điện gió ,
điện mặ t trờ i;… và có thể tiếp cậ n vớ i cá c thà nh tự u cô ng nghệ, kỹ thuậ t tiên
tiến nhấ t trên thế giớ i trong lĩnh vự c điện, điện tử ,…
Dự a và o nhữ ng phương phá p họ c tậ p, sinh viên chú ng ta hãy tự lậ p cho
mình mộ t kế hoạ ch họ c tậ p cá nhâ n giú p cho việc họ c tậ p hiệu quả , nâ ng cao
điểm số , trang bị thêm kiến thứ c. Thự c hà nh, thí nghiệm để rèn luyện khả
nă ng và tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm. Là sinh viên đang họ c tậ p tạ i
trườ ng Đạ i họ c Kỹ Thuậ t Cô ng Nghiệp Thá i Nguyên, chú ng em sẽ cố gắ ng
rèn luyện bả n thâ n thậ t tố t để giú p ích cho bả n thâ n, cố ng hiến cho xã hộ i
sau này.

21
TÀI KIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Tuấn, Hồ Thị Thu Nga, Đỗ Thị Ngọc Khánh, Trần Đại
Nguyên, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Minh Hà, Nhập môn về kỹ thuật, NXB
Đại học quốc gia TP. HCM, 2014.
2. TS. Vũ Văn Thắng, Bài giảng nhập môn ngành Kỹ thuật điện,
Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên,2023.
3. https://www.tnut.edu.vn/xuong-thuc-hanh-co-khi-va-dien-
dz2341.html

22

You might also like