You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN

KỸ THUẬT ĐIỆN CAO ÁP


BÀI TẬP DÀI

ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ BẢO VỆ CHỐNG SÉT TRẠM BIẾN ÁP
220 kV – 110 kV

Giáo viên hướng dẫn: PSG.TS. Trần Văn Tớp

Sinh viên thực hiện: Hoàng Anh Đức

MSSV: 20181114

Lớp: Điện 02 – K63

Mail: duc.ha181114@sis.hust.edu.vn

Mã lớp : 129051 – EE4052

Hà Nội, 2021
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................3
TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUÁ ĐIỆN ÁP .............................................................................4
1. Khái quát cơ bản về hiện tượng dông sét ........................................................................................... 4
2. Ảnh hưởng, tác hại của dông sét ........................................................................................................ 6
3. Các phương pháp phòng chống sét .................................................................................................... 7
Chương 1. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BẢO VỆ CHỐNG SÉT CHO TRẠM BIẾN ÁP ......11
1.1. Mở đầu .......................................................................................................................................... 11
1.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống chống sét đánh trực tiếp................................................... 11
1.3. Phạm vi bảo vệ của cột thu sét và dây chống sét .......................................................................... 12
1.4. Mô tả trạm biến áp cần bảo vệ ...................................................................................................... 15
1.5. Tính toán các phương án bảo vệ chống sét đánh thẳng cho trạm biến áp ..................................... 15
1.5.1. Phương án 1 ........................................................................................................................... 15
1.5.2. Phương án 2 ........................................................................................................................... 21
1.6. So sánh và tổng kết phương án ..................................................................................................... 25
Chương 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT ......................................................................27
2.1. Mở đầu .......................................................................................................................................... 27
2.2. Các yêu cầu kĩ thuật ...................................................................................................................... 27
2.3. Lý thuyết tính toán nối đất ............................................................................................................ 29
2.3.1. Tính toán nối đất an toàn ....................................................................................................... 29
2.3.2. Tính toán nối đất chống sét .................................................................................................... 31
2.4. Tính toán nối đất an toàn .............................................................................................................. 33
2.4.1. Nối đất tự nhiên ..................................................................................................................... 33
2.4.2. Nối đất nhân tạo..................................................................................................................... 34
2.5. Tính toán nối đất chống sét ........................................................................................................... 35
2.5.1. Tính toán nối đất chống sét và kiểm tra điều kiện phóng điện .............................................. 35
2.5.2. Nối đất bổ sung ...................................................................................................................... 37
2.6. Kết luận ......................................................................................................................................... 41

1
LỜI MỞ ĐẦU
Chống sét là rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống điện cũng như đối với công
trình và con người, do đó trong thiết kế chống sét luôn luôn được thực hiện để đảm bảo an
toàn. Việc bị sét đánh trực tiếp sẽ dẫn tới những hậu quả trầm trọng như chết người, hỏng
các thiết bị trong trạm, trong nhà, … có thể dẫn đến việc ngừng cung cấp điện toàn bộ
trong một khoảng thời gian dài cũng như ảnh hưởng đến việc sản xuất điện năng và các
ngành kinh tế quan trọng khác.

Bài tập dài này sẽ tập trung thiết kế chống sét cho một trạm biến áp 220/110 kV để
thực hành luyện tập cũng như tổng hợp lại kiến thức về chống sét trong học phần Kỹ Thuật
Điện Cao Áp - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô và các
bạn, đặc biệt là thầy giáo Trần Văn Tớp đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn
thành bài tập dài này một cách tốt nhất.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Văn Tớp và các thầy, các cô
cùng toàn thể các bạn trong bộ môn Hệ thống điện.

Sinh viên

Hoàng Anh Đức

2
TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUÁ ĐIỆN ÁP
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học kỹ thuật đã dẫn đến nhu cầu sử dụng
năng lượng ngày càng tăng cao. Năng lượng điện đóng vai trò sống còn trong sự phát
triển công nghiệp. Các hệ thống điện có quy mô ngày càng lớn, điện áp làm việc ngày
càng cao.
Theo quy định của IEC (International Electrotechnic Commission) thì điện áp cao
trên 1000 V được phân loại như sau:

Bảng 1. Phân loại cấp điện áp trên 1000 V


Cấp điện áp Điện áp định mức
Trung áp 1 ÷ 45 kV
Cao áp 45 ÷ 300 kV
Siêu cao áp 300 ÷ 750 kV
Cực cao áp ≥ 750 kV

Trong việc truyền tải điện với điện áp cao thì độ tin cậy cách điện ở điện áp làm việc
và khi xuất hiện quá điện áp có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là khi xuất hiện quá điện áp.
Quá điện áp có thể hiểu là các nhiễu loạn xếp chồng lên điện áp làm việc của hệ
thống điện. Việc xác định đặc tính của các nhiễu loạn này là rất khó khăn, thường dùng
phương pháp thống kê.
Quá điện áp được chia làm 3 dạng:
• Quá điện áp nội bộ
• Quá điện áp khí quyển
• Quá điện áp tần số công nghiệp
Nguyên nhân hình thành quá điện áp nội bộ là do sự thay đổi đột ngột của cấu trúc
hệ thống điện. Nó gây ra song quá điện áp hoặc chuỗi các song cao tần không tuần hoàn
hoặc tắt dần.
Trong bài tập dài này, ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về hiện tượng quá điện áp khí
quyển do hiện tượng dông sét gây nên. Tìm hiểu tác hại của nó tới hệ thống điện, tính
toán bảo vệ cho các thiết bị trong hệ thống.
1. Khái quát cơ bản về hiện tượng dông sét
Dông sét là hiện tương thời tiết rất kỳ bí và nguy hiểm, dông thường đi kèm với sấm
chớp xảy ra. Cơn dông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thẳng.
Cơn dông có thể kéo dài từ 30 phút tới 12 tiếng, có thể trải rộng từ hàng chục tới hàng trăm
kilômet và được ví như một nhà máy phát điện nhỏ công suất hàng trăm MW, điện thế có
thể đạt 1 tỷ V và dòng điện 10-200 kA. Sét hay các tia sét được sinh ra do sự phóng điện
trong khí quyển giữa các đám mây với đất hoặc giữa các đám mây với nhau.

3
Một tia sét thông thường có thể thắp sáng bóng đèn 100W trong ba tháng. Theo thống kê
ước tính trên trái đất của chúng ta cứ mỗi giây có chừng 100 cú phóng điện xảy ra giữa các
đám mây tích điện với mặt đất. Công suất của nó có thể đạt tới hàng tỷ kW, làm nóng
không khí tại vị trí phóng điện lên đến 28000 độ C (hơn ba lần nhiệt độ bề mặt mặt trời).
Các đám mây dông được tích điện là do các điện tích xuất hiện khi các hạt nước,
hạt băng trong đám mây cọ xát vào nhau. Sau đó chủ yếu do đối lưu mà các điện tích
dương dồn hết lên đỉnh đám mây còn các điện tích âm dồn xuống phía dưới. Khảo sát
thực nghiệm cho thấy, thông thường mây dông có kết cấu như sau: vùng điện tích âm
nằm ở khu cực có độ cao 6 km, vùng điện tích dương nằm ở trên đám mây ở độ cao 8-
12 km và một khối điện tích dương nhỏ nằm ở phía dưới chân mây. Khi các vùng điện
tích đủ mạnh sẽ xảy ra phóng điện sét.
Sự phóng điện của sét có thể chia làm 3 giai đoạn:
• Phóng điện tiên đạo:
- Khởi đầu bằng các phóng điện ban đầu ít toả sáng phát triển với vận tốc không lớn
(200 km/s) hướng về chướng ngại vật dưới mặt đất
- Điện tích âm di chuyển về phía các điện tích dương theo đường zigzags gọi là các tia
tiên đạo (leader).
• Phóng điện ngược:
- Nối tiếp sau các tia tiên đạo, xuất hiện một một hồ quang phóng điện ngược
- Khi tia tiên đạo phát triển tới gần mặt đất, điện trường trong khoảng không gian giữa
đầu tia tiên đạo với mặt đất có trị số rất lớn, quá trình ion hoá mãnh liệt dẫn đến sự hình
thành dòng plasma với mật độ lớn hơn nhiều so với của tia tiên đạo.
• Kết thúc phóng điện:
- Dòng plasma được kéo dài, kết thúc sự duy chuyển các điện tích
- Nếu đám mây vẫn còn chứa các điện tích, quá trình này lại có thể lặp lại
- Giai đoạn này tia tiên đạo không phát triển theo các tia loé sáng như tia tiên đạo đầu
tiên mà có dạng liên tục.
Sét gây tác hại cho con người và thiết bị khi nó đánh xuống đất. Trong loại sét
đánh xuống đất, người ta phân chúng ra làm hai loại: sét âm và sét dương; sét âm (90%)
chủ yếu xuất hiện từ phần dưới đám mây đánh xuống đất. Sét dương xuất hiện từ trên
đỉnh đám mây đánh xuống. Loại sét dương này xuất hiện bất ngờ và rất nguy hiểm vì
trời vẫn quang và phần dưới chưa mưa.
Việt Nam nằm ở tầm dông Châu Á, một trong ba tâm dông trên thế giới có hoạt
động dông sét mạnh. Mùa dông ở Việt Nam tương đối dài bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc
vào tháng 10. Số ngày dông trung bình khoảng 100 ngày/năm và số giờ dông trung bình

4
là 250 giờ/năm. Trung bình mỗi năm có khoảng hai triệu cú sét đánh xuống đất trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.
Vì vậy việc phòng chống sét đánh trực tiếp vào các công trình, đặc biệt là hệ thống
điên càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp điện cho nền kinh tế quốc
dân.
2. Ảnh hưởng, tác hại của dông sét
Con người là đối tượng đầu tiên chúng ta nhắc đến khi đề cập về thiệt hại của dông
sét. Sét gây thương tích cho người bằng nhiều phương thức:
- Đánh trực tiếp vào nạn nhân.
- Sét đánh vào vật gần nạn nhân, các tia lửa điện sinh ra phóng qua không khí vào nạn
nhân (còn gọi là sét đánh tạt ngang).
- Sét đánh xuống mặt đất và lan truyền ra xung quanh.
- Sét lan truyền qua đường dây điện, đường dây điện thoại.

Đối với các công trình vật dụng sét cũng có tác hại rất lớn, bao gồm tác hại đánh
trực tiếp, cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ.
Tác hại do sét đánh trực tiếp: Sét đánh trực tiếp là sự phóng điện trực tiếp xuống đối
tượng bị đánh. Sét thường đánh vào các nơi cao như cột điện, cột thu phát sóng viễn
thông, nhà cao tầng,...vì ở đó do hiện tượng mũi nhọn nên các điện tích cảm ứng tập
trung nhiều hơn, nhưng cũng có trường hợp sét đánh vào nơi thấp là vì ở đó đất hay các
đối tượng dẫn điện tốt hơn nơi cao. Nơi bị sét đánh không khí bị nung nóng lên tới mức
làm chảy các tấm sắt dày 4mm, đặc biệt nguy hiểm đối với những công trình có vật liệu
dễ cháy nổ như kho mìn, bể xăng dầu…. Có trường hợp sét phá vỡ ống khói bằng gạch
một đoạn dài 30-40 m và mảnh vỡ văng xa tới 200-300 m.
Tác hại gián tiếp của sét gồm cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ.
Cảm ứng tĩnh điện: Những công trình ở trên mặt đất nếu nối đất không tốt , khi có các
đám mây dông mang điện tích ở bên trên thì phần trên của công trình sẽ cảm ứng nên
những điện tích trái dấu với điện tích của đám mây. Hoặc nếu sét đánh gần công trình
thì làm cho các điện tích trên đó mất đi không kịp với điện tích đám mây, mà còn tồn tại
thêm một thơi gian nữa, gây nên điện thế cao so với mặt đất. Điện thế này có thể ở ngay
trong nhà hoặc từ ngoài nhà theo dây điện,dây mạng, ống kim loại truyền vào nhà tạo
nên những tia lửa điện gây cháy nổ hoặc tai nạn cho người.
Cảm ứng điện từ: Khi sét đánh vào các dây dẫn sét nằm trên công trình hay ở gần công
trình thì sẽ tạo ra một từ trường biến đổi mạnh xung quanh dây dẫn dòng điện sét. Từ
trường này làm cho các mạch vòng kín xuất hiện một sức điện động cảm ứng gây ra
phóng điện thành tia lửa rất nguy hiểm.

5
Hệ thống điện là loại đối tượng chịu rất nhiều tác hại từ dông sét. Các đường dây
tải điện, phần lớn là các đường dây trên không có chiều dài rất lớn đi qua nhiều vùng
khác nhau nên xác suất bị sét đánh là tương đối cao. Khi sét đánh vào đường dây tải
điện, có thể gây phóng điện trên cách điện của đường dây và gây sự cố cắt điện. Trên
đường dây dài, chỉ một nơi bị sét đánh cũng có thể gây ra sự cố ngắn mạch làm máy cắt
tác động dẫn đến ngừng cung cấp điện và có thể gây tổn thất nghiêm trọng. Có thể nói
rằng các sự cố trong hệ thống điện do sét gây nên chủ yếu là xảy ra trên đường dây.
Sét đánh vào đường dây còn làm xuất hiện sóng quá điện áp lan truyền về phía
trạm biến áp, do hiệu ứng vầng quang nên sóng quá điện áp này thường bị biến dạng.
Quá điện áp khí quyển xuất hiện do sét đánh trực tiếp hoặc đánh xuống đất gần đường
dây. Trường hợp sét đánh trực tiếp luôn là mối nguy hiểm bởi đường dây phải hứng
chịu toàn bộ năng lượng của phóng điện sét.
Đối với trạm biến áp, nếu sét đánh trực tiếp vào phần dẫn điện của trạm được nối
với nhiều đường dây bên ngoài: dòng điện sét có thể truyền ra phía ngoài trạm và quá
điện áp trên thanh cái được xác định bởi:
𝑍𝑐
u(t) = 𝑖(𝑡)
𝑛

Trong đó: – tổng trở xung kích của đường dây (cỡ 400Ω); n
– số đường dây được nối với phần bị sét đánh.
Trường hợp quá điện áp xuất hiện khi n =1, có thể đạt giá trị 800kV với dòng điện
sét rất bé khoảng 2kA. Điện áp này có thể gây phóng điện và dẫn đến sự cố trong trạm.
Nếu có khe hở phóng điện hoặc chống sét van, chúng có thể bảo vệ các thiết bị đầu tiên
trong trạm.
Nếu sét đánh vào phần làm việc của trạm cách ly với lưới điện bên ngoài, phần bị
sét đánh có thể mô tả bằng một điện dung và quá điện áp có trị số là:
∫ 𝑖(𝑡)
𝑢(𝑡) =
𝐶

Dạng quá điện áp này có đặc trưng bởi độ dốc và biên độ khá lớn,khoảng khe hở
khí có thời gian phóng điện lớn nên cả chống sét van và khe hở không thể bảo vệ được
các thiết bị.
Với một số phân tích đơn giản như trên, ta thấy rằng việc bảo vệ chống sét đánh
trực tiêp vào đường dây tải điện và trạm biến áp là không thể thiếu.

3. Các phương pháp phòng chống sét


Trên thế giới hiên nay, trải qua 250 năm kể từ khi Franklin đề xuất phương pháp
chống sét, trong lĩnh vực phòng chống sét đã có nhiều phương pháp khác nhau được sử
dụng. Sau đây là một số phương pháp:

6
• Phương pháp dùng lồng Faraday:
Dựa vào tính chất đặc biệt của vật dẫn là ở trạng thái cân bằng tĩnh điện thì điện trường
trong lòng vật dẫn luôn bằng 0 nên khi ta đặt vật cần bảo vệ bên trong một lòng kim loại
dẫn điện thì nó không bị ảnh hưởng bởi điện trường bên ngoài. Đó chính là nguyên lý
hoạt động của lồng Faraday. Theo lý thuyết thì đây là phương pháp lý tưởng để phòng
chống sét. Tuy nhiên phương pháp này tốn kém và không khả thi trên thực tế áp dụng
cho tất cả các công trình nên nó chỉ được sử dụng bảo vệ một số khu vực đặc biệt như
nơi chứa vũ khí thuốc nổ, hạt nhân.
• Phương pháp chống sét bằng cột thu sét truyền thống:
Cột thu sét được Benjamin Franklin phát minh năm 1752 khi ông tiến hành thí nghiệm
dùng 1 cây thép cao 40 foot để thu những tia lửa điện từ 1 đám mây. Sau hơn 250 năm,
nguyên lý này vẫn được sử dụng rộng rãi chứng tỏ hiệu của bảo vệ của nó. Về nguyên
tác, cột thu sét là 1 dụng cụ đơn giản gồm 3 bộ phận chính:
- Kim thu sét: là 1 que kim loại nhọn gắn trên đỉnh của công trình cần bảo vệ. Thường
có đường kính khoảng 2 cm.
- Hệ thống dây dẫn xuống đất.
- Hệ thống tiếp địa: là 1 hay nhiều thanh sắt (thép) dẫn điện tốt được đóng chặt xuống
đất có nhiệm vụ tản dòng điện sét vào trong đất.
Phương pháp chống sét truyền thống có hai dạng:
- Hệ gắn thẳng (dùng kim thu sét).
- Hệ dạng lưới bao quanh hay nằm trên đối tượng cần được bảo vệ (lưới thu sét).
Phương pháp này tạo điều kiện để thu hút phóng điện sét đến những điểm đặt sẵn trên
mặt đất và tản dòng điện sét vào đất, tránh sét đánh trực tiếp vào công trình. Tác dụng
bảo vệ của hệ thống thu sét là do trong giai đoạn phóng điện tiên đạo, điện tích tập trung
trên đỉnh các hệ thống thu sét (cột thu lôi hoặc dây chống sét) và điện trường lớn sẽ mở
đường giữa tia tiên đạo và hệ thống thu sét. Tia tiên đạo phát triển từ các hệ thống thu
sét ngược lên phía trên càng làm tăng điện trường và cuối cùng sét bị thu hút về các cột
thu lôi và dây chống sét. Các công trình cần bảo vệ thấp hơn nằm gần hệ thống thu sét
được che khuất, do đó ít có khả năng bị sét đánh.
Thực nghiệm cho thấy, hệ Franklin không cho hiệu quả chống sét 100%. Tuy sét đánh
vào kim thu sét nhiều hơn và hiệu quả của phương pháp chống sét là khá tốt, song nhiều
kết quả thực nghiệm cho thấy sét có thể bỏ qua kim thu sét mà đánh trực tiếp vào công
trình dù đặt kim thu sét lên rất cao.
• Cột thu sét Franklin phát tia tiên đạo
Để nâng cao hiệu suất của cột thu sét truyền thống, người ta đã cải tiến kim thu sét của
hệ Franklin nhằm khắc phục nhược điểm là tính thụ động khi thu sét. Cấu tạo gồm:

7
- Đầu thu: 1 đầu thu cố định phía trên dùng thu sét và che chắn cho đầu phát xạ ion đặt
bên trong. Nó được thiết kế để tạo dòng không khí chuyển động xuyên qua đầu phát ion,
phát tán các ion này vào không gian xung quanh, tạo môi trường thuận lợi để kích hoạt
sớm sự phóng điện (hiện tượng Corona).
- Thân kim: được làm bằng đồng đã xử lý hoặc inox, phía trên có 1 hay nhiều đầu nhọn
để phát xạ ion. Các đầu nhọn này được nối với bộ phát xạ ion qua dây dẫn luồn bên
trong ống cách điện.
- Bộ kích thích phát xạ ion: được làm bằng vật liệu ceramic, đặt phía dưới thân kim,
trong buồng cách điện, nối với các đầu phát xạ bằng dây dẫn chịu điện áp cao. Khi có
dông sét, dưới tác dụng của một lực bộ phận này sẽ phát ra các điện tích.
Nguyên lý hoạt động: một sự dao động nhỏ của kim thu sét so với cột đỡ cùng với áp
lực được tạo ra trước đó trong bộ kích thích séinh ra những áp lực biến đổi ngược nhau.
Chúng tạo ra điện thế cao tại các đầu nhọn phát xạ ion, sinh ra một lượng lớn ion xung
quanh kim thu sét. Những ion này sẽ ion hóa dòng không khí chuyển động xung quanh
và phía trên đầu thu. Không khí bị ion hóa sẽ kích thích sự phóng điện vào kim thu sét,
giảm thiểu các trường hợp sét đánh vào công trình bên dưới.
Vậy hệ Franklin phát tia tiên đạo chủ động hơn hệ truyền thống.
• Phương pháp không truyền thống:
Một số hệ chống sét khác với dang Franklin nổi lên trong hàng trục năm gần đây. Đáng
chú ý là:
- Hệ phát xạ sớm
- Hệ ngăn chặn sét (Hệ tiêu tán năng lượng sét).
Những người bảo vệ hệ dùng kim thu sét phát xạ sớm cho rằng tia này phóng tia tiên
đạo sớm hơn so với hệ Franklin. Một vài dụng cụ được sử dụng gây phát xạ sớm như
nguồn phóng xạ và kích thích điện của kim. Năm 1999, 17 nhà khoa học của hội đồng
khoa học ICLP (International Conference on Lightning Protection) ra tuyên bố phản đối
phương pháp này.
Hệ ngăn chặn sét với mục đích là phân tán điện tích của mây dông trước khi nó phóng
điện. Hay nói một cách khác là đi tạo đám mây điên tích dương tai khu vực để làm
chệch tia sét ra khỏi khu vực bảo vệ. Nhiều dạng dụng cụ phân tán được sử dụng. Chủ
yếu được cấu tạo bởi rất nhiều kim mũi nhọn nối đất. Những điểm này có thể như
những dạng lưới kim loại, bàn chải....
• Hút sét bằng tia laser:
Ngày nay chúng ta cần chống sét cho các công trình hiện đại đòi hỏi phương pháp chống
sét có hiệu quả cao. Các nhóm nghiên cứu mạnh về vấn đề này là giáo sư Bazelyan (Nga),
giáo sư Zen Kawazaki (Nhật). Đã có những kết quả bước đầu. Tại Nhật, năm 1997 sau rất
nhiều lần thử nghiệm người ta đã hai lần thu được tia sét bằng cách này. Theo ý kiến

8
các chuyên gia, về kỹ thuật có thể thực hiện được. Khó khăn ở chỗ đồng bộ hóa và chi
phí cho một cú chống sét bằng phương pháp này có thể đắt hơn vàng. Hướng nghiên
cứu này đang được tiếp tục nghiên cứu.
• Phương pháp phòng chống tích cực:
Một dạng phương pháp được sử dụng có hiệu quả trong những năm gần đây là dự báo
dông sét sớm. Nhờ vào các thiết bị hiện đại như ra đa, vệ tinh, các hệ thống định vị
phóng điện,... người ta có thể dự báo được khả năng có dông sét xảy ra tai khu vực
trong thời gian từ 30 phút tới vài giờ. Các phương pháp này được ứng dụng rông rãi
trong hàng không, điện lực, an toàn cho con người.

9
Chương 1. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BẢO VỆ CHỐNG SÉT CHO
TRẠM BIẾN ÁP
1.1. Mở đầu

Hệ thống điện bao gồm nhà máy điện đường dây và trạm biến áp là một thể
thống nhất. Trong đó trạm biến áp là một phần tử hết sức quan trọng, nó thực hiện
nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện năng. Khi các thiết bị của trạm bị sét đánh trực
tiếp sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng không những làm hỏng các thiết bị
trong trạm mà còn có thể dẫn đến việc ngừng cung cấp điện trong một thời gian dài làm
ảnh hưởng đến việc sản suất điện năng và các ngành kinh tế quốc dân khác. Do vậy việc
tính toán bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào trạm biến áp đặt ngoài trời là rất quan
trọng. Qua đó ta có thể đưa ra những phương án bảo vệ trạm một cách an toàn và kinh tế
nhằm đảm bảo toàn bộ thiết bị trong trạm được bảo vệ chống sét đánh trực tiếp.
Ngoài việc bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào các thiết bị trong trạm ta cũng
phải chú ý đến việc bảo vệ cho các đoạn đường dây gần trạm và đoạn đây dẫn nối từ xà
cuối cùng của trạm ra cột đầu tiên của đường dây.
1.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống chống sét đánh trực tiếp

a) Tất cả các thiết bị bảo vệ cần phải được nằm trọn trong phạm vi an toàn của hệ
thống bảo vệ. Tuỳ thuộc vào đặc điểm mặt bằng trạm và các cấp điện áp mà hệ thống
các cột thu sét có thể được đặt trên các độ cao có sẵn của công trình như xà, cột đèn
chiếu sáng... hoặc được đặt độc lập.
- Khi đặt hệ thống cột thu sét trên bản thân công trình, sẽ tận dụng được độ cao
vốn có của công trình nên sẽ giảm được độ cao của hệ thống thu sét. Tuy nhiên điều
kiện đặt hệ thống thu sét trên các công trình mang điện là phải đảm bảo mức cách điện
cao và trị số điện trở tản của bộ phận nối đất bé.
+ Đối với trạm biến áp ngoài trời từ 110 kV trở lên do có cách điện cao (khoảng
cách các thiết bị đủ lớn và độ dài chuỗi sứ lớn) nên có thể đặt cột thu sét trên các kết cấu
của trạm. Tuy nhiên các trụ của kết cấu trên đó có đặt cột thu sét thì phải nối đất vào hệ
thống nối đất của trạm phân phối. Theo đường ngắn nhất và sao cho dòng điện is
khuyếch tán vào đất theo 3- 4 cọc nối đất. Ngoài ra ở mỗi trụ của kết cấu ấy phải có nối
đất bổ sung để cải thiện trị số điện trở nối đất nhằm đảm bảo điện trở không quá 4 .
+ Nơi yếu nhất của trạm biến áp ngoài trời điện áp 110 kV trở lên là cuộn dây
MBA. Vì vậy khi dùng chống sét van để bảo vệ MBA thì yêu cầu khoảng cách giữa hai
điểm nối đất vào hệ thống nối đất của hệ thống thu sét và vỏ MBA theo đường điện phải
lớn hơn 15m.

10
- Khi đặt cách ly giữa hệ thống thu sét và công trình phải có khoảng cách nhất
định, nếu khoảng cách này quá bé thì sẽ có phóng điện trong không khí và đất
b) Phần dẫn điện của hệ thống thu sét có phải có tiết diện đủ lớn để đảm bảo thoả
mãn điều kiện ổn định nhiệt khi có dòng điện sét đi qua.
1.3. Phạm vi bảo vệ của cột thu sét và dây chống sét

a) Phạm vi bảo vệ của một cột thu sét độc lập

Phạm vi bảo vệ của một cột thu sét là miền được giới hạn bởi mặt ngoài của hình
chóp tròn xoay có đường kính xác định bởi công thức:
r = 1,6 (h − h x ) (1 – 1)
x
1 + hx
h
Trong đó: h: độ cao cột thu sét
hx: độ cao vật cần bảo vệ
h - hx = ha: độ cao hiệu dụng cột thu sét
rx: bán kính của phạm vi bảo vệ
Để dễ dàng và thuận tiện trong tính toán thiết kế thường dùng phạm vi bảo vệ
dạng dạng đơn giản hoá với đường sinh của hình chóp có dạng đường gãy khúc được
biểu diễn như hình vẽ 1.1 dưới đây.
Bán kính bảo vệ ở các mức cao khác nhau được tính toán theo công thức sau:
2 ℎ
+Nếu ℎ𝑥 ≤ ℎ thì 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − 𝑥 )
3 0,8ℎ

2 ℎ𝑥
+Nếu ℎ𝑥 > ℎ thì 𝑟𝑥 = 0,75ℎ(1 − )
3 ℎ
a

0,2h

b h
0,8h

a'
c
0,75h
1,5h

Hình 1. Phạm vi bảo vệ của một cột thu sét.

11
Các công thức trên chỉ đúng với cột thu sét cao dưới 30m. Hiệu quả của cột thu sét
cao quá 30m có giảm sút do độ cao định hướng của sét giữ hằng số. Khi tính toán phải
5,5
nhân với hệ số hiệu chỉnh p = và trên hình vẽ dùng các hoành độ 0,75hp và 1,5hp.
h
b) Phạm vi bảo vệ của hai hay nhiều cột thu sét

Phạm vi bảo vệ của hai cột thu sét kết hợp thì lớn hơn nhiều so với tổng phạm vi
bảo vệ của hai cột đơn. Để hai cột thu sét có thể phối hợp được thì khoảng cách a giữa
hai cột thì phải thoả mãn điều kiện a < 7h (h là chiều cao của cột thu sét).
Phạm vi bảo vệ của hai cột thu sét có cùng độ cao:
- Khi hai cột thu sét có cùng độ cao h đặt cách nhau khoảng cách a (a < 7h) thì độ
cao lớn nhất của khu vực bảo vệ giữa hai cột thu sét ho được tính như sau:
𝑎
ℎ0 = ℎ −
7
7

Sơ đồ phạm vi bảo vệ của hai cột thu sét có chiều cao bằng nhau.

0,2h

h
ho hx

0,75h a 1,5h

rx

r0x

Hình 2. Phạm vi bảo vệ của hai cột thu sét giống nhau

Tính rox:
2 ℎ𝑥
+Nếu ℎ𝑥 ≤ ℎ0 thì 𝑟0𝑥 = 1,5ℎ0 (1 − )
3 0,8ℎ0

2 ℎ𝑥
+Nếu ℎ𝑥 > ℎ0 thì 𝑟0𝑥 = 0,75ℎ0 (1 − )
3 ℎ0

Chú ý: Khi độ cao của cột thu sét vượt quá 30m thì ngoài các hiệu chỉnh như trong phần
chú ý của mục a, thì còn phải tính ho theo công thức:

12
𝑎
ℎ0 = ℎ −
7𝑝

c) Phạm vi bảo vệ của hai cột thu sét có độ cao khác nhau
Giả sử có hai cột thu sét: cột 1 có chiều cao ℎ1, cột 2 có chiều cao ℎ2 và ℎ1 > ℎ2.
Hai cột cách nhau một khoảng là a.
Trước tiên vẽ phạm vi bảo vệ của cột cao h1, sau đó qua đỉnh cột thấp h2 vẽ đường
thẳng ngang gặp đường sinh của phạm vi bảo vệ của cột cao tại điểm 3. Điểm này được
xem là đỉnh của cột thu sét giả định, nó sẽ cùng với cột thấp h1, hình thành đôi cột ở độ
cao bằng nhau và bằng h1 với khoảng cách là a', với a'= a − x . Phần còn lại giống phạm
vi bảo vệ của cột 1.
2 ℎ2
+Nếu ℎ2 ≤ ℎ1 thì 𝑥 = 1,5ℎ1 (1 − )=1,5ℎ1 − 1,875ℎ2
3 0,8ℎ1

2 ℎ2
+Nếu ℎ2 > ℎ1 thì 𝑥 = 0,75ℎ1 (1 − )=0,75.( ℎ1 − ℎ2 )
3 ℎ1

h
0
0

2
h
1
,
h

0,2h2
1 A 2

h2
0,75h1 a' x 0,75h2

hx
1,5h1 a 1,5h2

R R
R

Hình 3. Phạm vi bảo vệ của hai cột thu sét khác nhau

d) Phạm vi bảo vệ của một nhóm cột (số cột >2).

Một nhóm cột sẽ hình thành 1 đa giác và phạm vi bảo vệ được xác định bởi toàn
bộ miền đa giác và phần giới hạn bao ngoài giống như của từng đôi cột

13
rx rox
rx rox a
a
c rox
D D

b b

Hình 4. Phạm vi bảo vệ của nhóm cột

Vật có độ cao hx nằm trong đa giác hình thành bởi các cột thu sét sẽ được bảo vệ
nếu thoả mãn điều kiện:
D ≤ 8. ha = 8. (h - hx) (1 – 10)
Với D là đường tròn ngoại tiếp đa giác hình thành bởi các cột thu sét.
Chú ý: Khi độ cao của cột lớn hơn 30m thì điều kiện bảo vệ cần được hiệu chỉnh
theo p.
D≤8.ha. p= 8. (h - hx).p (1 – 11)
1.4. Mô tả trạm biến áp cần bảo vệ

- Trạm biến áp: Trạm 220/110 kV;


+ Phía 220 kV 5 lộ đường dây, sử dụng sơ đồ 2 thanh góp có thanh góp vòng;
+ Phía 110 kV 9 lộ đường dây, sử dụng sơ đồ 2 thanh góp có thanh góp vòng,
được cấp điện từ 2 máy biến áp tự ngẫu (AT1, AT2);
- Tổng diện tích trạm là 29697 m2
- Độ cao xà đón dây 220 kV: 16,70 m; độ cao xà thanh góp 220 kV:10,40 m;
- Độ cao xà đón dây 110 kV: 11,40 m; độ cao xà thanh góp 110 kV: 7,7 m;
- Khoảng cách pha phía 220 kV: 4,30 m; phía 110 kV: 2,30 m;
- Nhà điều hành: 14 x 10 m, cao 4 m (được chống sét độc lập, không phối hợp
vào chống sét cho trạm biến áp).

14
Bản vẽ sơ đồ nối điện chính của trạm biến áp 220/110 kV:

Hình 5. Bản vẽ sơ đồ nối điện chính của trạm biến áp 220/110 kV

15
Bản vẽ sơ đồ mặt bằng chi tiết của trạm biến áp 220/110 kV:

16
1.5. Tính toán các phương án bảo vệ chống sét đánh thẳng cho trạm biến áp

1.5.1. Phương án 1

- Phía 220 kV dùng 15 cột trong đó cột 1÷5 được đặt trên xà đón dây cao 16,7 m;
cột 6÷15 được đặt trên xà thanh góp cao 10,4 m.
- Phía 110 kV dùng 15 cột trong đó cột 16÷22 được đặt trên xà thanh góp cao 7,7
m; cột 24÷30 được đặt trên xà đón dây cao 11,4 m và cột 23 được xây thêm.

17
Hình 6. Sơ đồ bố trí cột thu sét Phương án 1

Vậy
- Chiều cao tính toán bảo vệ cho trạm 220 kV là hx = 10,4 m và hx = 16,7 m;
- Chiều cao tính toán bảo vệ cho trạm 110 kV là hx = 7,7 m và hx = 11,4 m.

Tính toán độ cao hữu ích của cột thu lôi:


Để bảo vệ được một diện tích giới hạn bởi tam giác hoặc tứ giác nào đó thì độ cao
cột thu lôi phải thỏa mãn:
𝐷
D ≤ 8. ha hay ha≥ 8

Trong đó: D: đường kính vòng tròn ngoại tiếp tam giác hoặc tứ giác.
ha: độ cao hữu ích của cột thu lôi.
Phạm vi bảo vệ của 2 hay nhiều cột bao giờ cũng lớn hơn phạm vi bảo vệ
của 1 cột. Điều kiện để hai cột thu lôi phối hợp được với nhau là a ≤7h
Với a: khoảng cách giữa 2 cột thu sét.

18
h: chiều cao toàn bộ cột thu sét.
Xét nhóm cột 1-2-6-7 tạo thành hình chữ nhật: a1-2 = 34,4 m ; a1-6 = 37,2 m

Hình chữ nhật có đường chéo là: D=√34,42 + 37,22 = 50,67 (m)
50,67
Vậy độ cao hữu ích của cột thu lôi : ha≥ 8 = 6,33 (m)
Xét nhóm cột 11, 12, 16 tạo thành hình tam giác:
a = a11-12 = 34,4 (m)
b = a12-16 = 25 (m)
c = a11-16 =36,3 (m)
34,4+25+36,3
Nửa chu vi tam giác là: p= 2
= 47,85 (m)
Đường kính vòng tròn ngoại tiếp tam giác là:
𝑎.𝑏.𝑐 34,4.25.36,3
D= = = 37,87(m)
2.√𝑝.(𝑝−𝑎).(𝑝−𝑏).(𝑝−𝑐) 2.√47,85.(47,85−34,4).(47,85−25).(47,85−36,3)

37,87
Vậy độ cao hữu ích của cột thu sét: ha≥ 8
= 4,73 (m)
Tính toán tương tự cho các đa giác còn lại. Một cách khác để đo bán kính đườg
tròn ngoại tiếp đa giác là thực hiện trên phần mềm AutoCad. Ta có bảng kết quả sau:
Bảng 2. Độ cao hữu ích của cột thu lôi phương án 1
Đường kính vòng tròn
ĐA GIÁC ngoại tiếp (m) hx (m)
(1,2,7,6); (4,5,10,9) 50,67 6,33
(2,3,8,7); (3,4,9,8) 50,67 6,33
Phía 220 kV
(6,7,12,11); (9,10,15,14) 48,65 6,08
(7,8,13,12); (8,9,14,13) 48,65 6,08
(16,17,25,24); (17,18,26,25);
45,5 5,7
Phía 110 kV (18,19,27,26); (21,22,30,29)
(19,20,28,27); (20,21,29,28) 45,5 5,7
(11,12,16) 37,87 4,73
(12,17,16) 27,65 3,45
(12,13,17) 36,86 4,86
(13,18,17) 34,05 4,25
Sân 220/110 (13,19,18) 28,14 3,52
kV (13,14,19) 36,51 4,56
(14,20,19) 31,92 3,99
(14,21,20) 29 3,62
(14,15,21) 36,35 4,54
(15,22,21) 30,25 3,78

19
- Chọn độ cao tác dụng cho toàn trạm biến áp:
Sau khi tính toán độ cao tác dụng chung cho các nhóm cột thu sét, ta chọn độ cao tác
dụng cho toàn trạm như sau:
+ Phía 220kV có hmax = 6,33 m
+ Phía 110kV có hmax = 5,7 m

- Tính độ cao của cột thu sét. h = ha + hx


+ Phía 220 kV: Độ cao tác dụng ha = 6,33 m.
Độ cao lớn nhất cần bảo vệ hx = 16,7 m.
Do đó, độ cao các cột thu sét phía 220kV là: h = ha + hx = 6,33 + 16,7 = 23,03 (m).
+ Phía 110kV: Lấy độ cao tác dụng ha = 6,0 m.
Độ cao lớn nhất cần bảo vệ hx = 11,4 m.
Do đó, độ cao các cột thu sét phía 110kV là: h = ha + hx = 6,0 + 11,4 = 17,4 (m).

- Bán kính bảo vệ của cột thu sét ở các độ cao bảo vệ tương ứng:

Bán kính bảo vệ của các cột 23,03m (các cột N1 N15 phía 220 kV):
+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 16,7 m là:
2 2
Do ℎ𝑥 = 16,7 > ℎ = . 23,03 = 15,35 (m)
3 3
ℎ𝑥 16,7
Nên 𝑟𝑥 = 0,75ℎ(1 − ) = 0,75.23,03. (1 − ) = 4,75 (m)
ℎ 23,03
+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 10,4 m là:
2 2
Do ℎ𝑥 = 10,4 ≤ ℎ = . 23,03 = 15,35 (m)
3 3
ℎ𝑥 10,4
Nên 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − ) = 1,5.23,03. (1 − ) = 15,05 (m)
0,8ℎ 0,8.23,03
+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 7,7 m là:
2 2
Do ℎ𝑥 = 7,7 ≤ ℎ = . 23,03 = 15,35 (m)
3 3
ℎ𝑥 7,7
Nên 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − ) = 1,5.23,03. (1 − ) = 20,12 (m)
ℎ 0,8.23,03
Bán kính bảo vệ của các cột 17,4 m (các cột N16N30 phía 110kV):
+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 11,4 m là:
2 2
Do ℎ𝑥 = 11,4 ≤ ℎ = . 17,4 = 11,6 (m)
3 3
ℎ𝑥 11,4
Nên 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − ) = 1,5. 17,4. (1 − ) = 4,7(m)
0,8ℎ 0,8.17,4
+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 7,7 m là:
2 2
Do ℎ𝑥 = 7,7 ≤ ℎ = . 17,4 = 11,6 (m)
3 3
ℎ𝑥 7,7
Nên 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − ) = 1,5. 17,4. (1 − ) = 11,7 (m)
0,8ℎ 0,8.17,4
+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 10,4 m là:
2 2
Do ℎ𝑥 = 10,4 ≤ ℎ = . 17,4 = 11,6 (m)
3 3
ℎ𝑥 10,4
Nên 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − ) = 1,5. 17,4. (1 − ) = 6,6 (m)
0,8ℎ 0,8.17,4

20
Bảng 3. Bán kính bảo vệ của cột thu sét phương án 1

Bán kính bảo vệ tương ứng rx (m)


Cột Chiều cao
16,7 10,4 7,7 11,4
Phía 220 kV 23,03 4,75 15,05 20,12 ---
Phía 110 kV 17,4 --- 6,6 11,7 4,7

- Tính phạm vi bảo vệ của các cột thu sét:


+ Xét cặp cột 1-2 có độ cao bằng nhau:
a = 34,4(m) và h = 23,03(m)
Độ cao lớn nhất của khu vực bảo vệ giữa hai cột thu sét là:
𝑎 34,4
ℎ0 = ℎ − = 23,03 − = 18,12(𝑚)
7 7
Bán kính của khu vực giữa hai cột thu sét là:
Với độ cao 16,7 m:
2 2
Do ℎ𝑥 = 16,7 > ℎ0 = . 18,12 = 12,08 (m)
3 3
ℎ𝑥 16,7
Nên 𝑟0 = 0,75. ℎ0 . (1 − ) = 0,75. 18,12.(1 − ) = 1,1 (m)
ℎ0 18,12
Với độ cao 10,4 m:
2 2
Do ℎ𝑥 = 10,4 ≤ ℎ0 = . 18,12 = 12,08 (m)
3 3
ℎ𝑥 10,4
Nên 𝑟0 = 1,5. ℎ0 . (1 − ) = 1,5. 18,12.(1 − ) = 7,7 (m)
0,8ℎ0 0,8.18,12

+ Xét cặp cột 11-16 có độ cao khác nhau:


a = 36,3(m); ℎ11 = 23,03 (m) và ℎ16 = 17,4 (m)
2
Vì ℎ16 > ℎ11 Do vậy ta vẽ cột giả định 16’ có độ cao 17,4 m cách cột 11 một khoảng:
3
𝑥 = 0,75. (ℎ4 - ℎ8) = 0,75. (23,03 - 17,4) = 4,2 (m)
Vậy khoảng cách từ cột giả định đến cột 16 là:
𝑎′ = 𝑎 − 𝑥 = 36,3 − 4,2 = 32,1 (m)

Phạm vi bảo vệ của hai cột 16’ và 16 là:


Độ cao lớn nhất của khu vực bảo vệ giữa hai cột thu sét là:
𝑎′ 32,1
ℎ0 = ℎ − = 17,4 − = 12,8 (𝑚)
7 7
Bán kính của khu vực giữa hai cột thu sét là:

Với độ cao 10,4 m:


2 2
Vì ℎ𝑥 = 10,4 > ℎ0 = . 12,8 = 8,5 (m)
3 3
ℎ𝑥 10,4
Nên 𝑟0𝑥 = 0,75. ℎ0 . (1 − ) = 0,75. 12,8.(1 − ) = 1,8 (m)
ℎ0 12,8

ℎ0

21
Tính toán tương tự cho các cặp cột còn lại ta có bảng:

Bảng 4. Phạm vi bảo vệ của các căp cột thu sét phương án 1

Cặp cột a (m) h (m) h0 (m) hx (m) r0x (m) hx (m) r0x (m)
1-2, 4-5 34,4 23,03 18,12 16,7 1,1 10,4 7,7
2-3, 3-4 34,4 23,03 18,12 16,7 1,1 10,4 7,7
1-6, 5-10 37,2 23,03 17,7 16,7 0,75 10,4 7,1
6-11, 10-15 34,4 23,03 18,12 16,7 1,1 10,4 7,7
23-11 44,28 23,03 -17,4 11,7 10,4 1,0 7,7 3,1
15-22 24 23,03 -17,4 14,6 10,4 3,15 7,7 7,5
16-24, 22-30 41,6 17,4 11,5 11,4 0,1 7,7 2,9
24-25, 25-26,
18,4 17,4 14.8 11,4 2,6 7,7 7,8
26-27, 29-30,
27-28, 28-29
23-24 37,82 17,4 12 11,4 0,5 7,7 3,6

Từ bảng số liệu trên ta vẽ được phạm vi bảo vệ đối với các độ cao khác nhau như sau:

22
Hình 7. Phạm vi bảo vệ của các cột thu sét Phương án 1

1.5.2. Phương án 2
* Phía 220 kV dùng 10 cột trong đó cột 1÷5 được đặt trên xà đón dây cao 16,7 m; cột 6÷10
được đặt trên xà thanh góp cao 10,4 m.
* Phía 110 kV dùng 13 cột trong đó cột 11÷16 được đặt trên xà thanh góp cao 7,7 m; cột
18÷23 được đặt trên xà đón dây cao 11,4 m và cột 1 được xây thêm.

- Chiều cao tính toán bảo vệ cho trạm 220 kV là hx = 16,7 m và hx = 10,4 m;
- Chiều cao tính toán bảo vệ cho trạm 110 kV là hx = 11,4 m và hx = 7,7 m;

Hình 8. Sơ đồ bố trí cột thu sét phương án 2

Tính toán độ cao hữu ích của cột thu lôi:


Tính toán tương tự như phương án 1, ta thu được kết quả tính toán được trình bày trong
bảng:
Bảng 5. Độ cao hữu ích của cột thu sét phương án 2

Đường kính vòng tròn


ĐA GIÁC ha (m)
ngoại tiếp (m)
(1,2,7,6); (4,5,10,9) 64,4 8,1
Phía 220 kV
(2,3,8,7); (3,4,9,8) 64,4 8,1
23
(11,12,19,18); (12,13,20,19)
45,5 5,7
Phía 110 kV (13,14,21,20); (15,16,23,22)
(14,15,22,21) 55,5 6,9
(6,7,11) 50,12 6,3
(7,12,11) 43,34 5,4
(7,8,12) 49,0 6,1
(8,13,12) 47,61 6,0
Sân 220/110
(8,14,13) 43,7 5,5
kV
(8,9,14) 48,6 6,1
(9,15,14) 49,5 6,2
(9,10,15) 48,4 6,1
(10,16,15) 45,12 5,6

- Chọn độ cao tác dụng cho toàn trạm biến áp:


Sau khi tính toán độ cao tác dụng chung cho các nhóm cột thu sét, ta chọn độ cao tác
dụng cho toàn trạm như sau:
+ Phía 220kV có hmax = 8,1 m
+ Phía 110kV có hmax = 6,9 m
- Tính độ cao của cột thu sét: h = ha + hx
+ Phía 220 kV: Độ cao tác dụng ha = 8,1 m.
Độ cao lớn nhất cần bảo vệ hx = 16,7 m.
Do đó, độ cao các cột thu sét phía 220kV là: h = ha + hx = 8,1 + 16,7= 24,8 (m).
+ Phía 110kV: Độ cao tác dụng ha = 6,9 m.
Độ cao lớn nhất cần bảo vệ hx = 11,4 m.
Do đó, độ cao các cột thu sét phía 110kV là: h = ha + hx = 6,9 + 11,4 = 18,3 (m).

- Bán kính bảo vệ của các cột 24,8 m (các cột N1÷N10 phía 220 kV)

+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 16,7 m là:


2 2
Do ℎ𝑥 = 16,7 > ℎ = . 24,8 = 16,53 (m)
3 3
ℎ𝑥 16,7
Nên 𝑟𝑥 = 0,75ℎ(1 − ) = 0,75. 24,8. (1 − ) = 6,1 (m)
ℎ 24,8
+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 10,4 m là:
2 2
Do ℎ𝑥 = 10,4 ≤ ℎ = . 24,8 = 16,53 (m)
3 3
ℎ𝑥 10,4
Nên 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − ) = 1,5. 24,8. (1 − ) = 17,7 (m)
0,8ℎ 0,8.24,8
+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 7,7 m là:
2 2
Do ℎ𝑥 = 7,7 ≤ ℎ = . 24,8 = 16,53 (m)
3 3
ℎ𝑥 7,7
Nên 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − ) = 1,5. 24,8. (1 − ) = 22,8 (m)
ℎ 0,8.24,8
Bán kính bảo vệ của các cột 18,3 m (các cột N16N30 phía 110kV):
24
+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 11,4 m là:
2 2
Do ℎ𝑥 = 11,4 ≤ ℎ = . 18,3 = 12,2 (m)
3 3
ℎ𝑥 11,4
Nên 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − ) = 1,5. 18,3. (1 − ) = 6,1(m)
0,8ℎ 0,8.18,3

+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 7,7 m là:


2 2
Do ℎ𝑥 = 7,7 ≤ ℎ = . 18,3 = 12,2 (m)
3 3
ℎ𝑥 7,7
Nên 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − ) = 1,5. 18,3. (1 − ) = 13,0 (m)
0,8ℎ 0,8.18,3
+ Bán kính bảo vệ ở độ cao 10,4 m là:
2 2
Do ℎ𝑥 = 10,4 ≤ ℎ = . 18,3 = 12,2 (m)
3 3
ℎ𝑥 10,4
Nên 𝑟𝑥 = 1,5ℎ(1 − ) = 1,5. 18,3. (1 − ) = 8,0 (m)
0,8ℎ 0,8.18,3

Bảng 6. Bán kính bảo vệ của cột thu sét phương án 2

Bán kính bảo vệ tương ứng rx (m)


Cột Chiều cao
16,7 10,4 7,7 11,4
Phía 220 kV 24,8 6,1 17,7 22,8 ---
Phía 110 kV 18,3 --- 8,0 13,0 6,1

Tính phạm vi bảo vệ của các cột thu sét.


Tính toán tương tự phương án 1, ta có bảng kết quả phạm vi bảo vệ như sau:

Bảng 7. Phạm vi bảo vệ của các căp cột thu sét PA 2

Cặp cột a (m) h (m) h0 (m) hx (m) r0x (m) hx (m) r0x (m)
1-2, 4-5 34,4 24,8 19,9 16,7 2,4 10,4 10,4
2-3, 3-4 34,4 24,8 19,9 16,7 2,4 10,4 10,4
1-6, 5-10 54,4 24,8 17 16,7 0,23 10,4 6
6-17 60,5 24,8-18,3 10,6 10,4 0,1 7,7 2,2
10-16 41,21 24,8-18,3 13,1 10,4 2,0 7,7 5,2
16-23 41,6 18,3 12,4 11,4 0,8 7,7 4,2
18-19, 19-20, 18,4 18,3
15,7 11,4 3,2 9,1
20-21, 22-23 7,7
17-18 32,82 18,3 12,9 11,4 1,1 7,7 4,9
21-22 36,8 18,3 13,0 11,4 1,2 7,7 5,1
17-11 37,06 18,3 13,0 11,4 1,2 7,7 5,1

25
Từ bảng số liệu trên ta vẽ được phạm vi bảo vệ đối với các độ cao khác nhau như sau:

Hình 8. Phạm vi bảo vệ của các cột thu sét Phương án 2

1.6. So sánh và tổng kết phương án

• Về mặt kỹ thuật: Cả 2 phương án bố trí cột thu sét đều bảo vệ được tất cả các
thiết bị trong trạm và đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật.
• Về mặt kinh tế:
+ Phương án 1:
Phía 220 kV dùng 15 cột trong đó cột 1÷5 được đặt trên xà đón dây cao 16,7m; cột
6÷15 được đặt trên xà thanh góp cao 10,4 m.

26
Phía 110 kV dùng 15 cột trong đó cột 16÷22 được đặt trên xà thanh góp cao 7,7 m; cột
24÷30 được đặt trên xà đón dây cao 11,4 m; cột 23 bố trí thêm

Tổng chiều dài cột là:


L = [5. (23,03 − 16,7) + 10. (23,03 − 10,4)] + [7. (17,4 − 7,7) + 7. (17,4 − 11,7)]
+17,4= 283,15 (m)

+ Phương án 2:
Phía 220 kV dùng 10 cột trong đó cột 1÷5 được đặt trên xà đón dây cao 16,9 m; cột
6÷10 được đặt trên xà thanh góp cao 10,6 m.

Phía 110 kV dùng 13 cột trong đó cột 11÷16 được đặt trên xà thanh góp cao 7,9 m; cột
18÷23 được đặt trên xà đón dây cao 11,7 m, cột 17 được bố trí thêm
Tổng chiều dài cột là:
L = [5. (24,8 − 16,7) + 5. (24,8 − 10,4)] + [6. (18,3 − 7,7) + 6. (18,3 − 11,4)] + 18,3
= 235,8 (m)
Vì phương án 2 có số cột thu sét ít và tổng chiều dài cột nhỏ hơn. Vậy ta chọn
phương án 2 làm phương án tính toán thiết kế chống sét cho trạm biến áp.

27
Chương 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT
2.1. Mở đầu

Nối đất là nối các bộ phận bằng kim loại có nguy cơ tiếp xúc với dòng điện do hư
hỏng cách điện đến một hệ thống nối đất. Trong Hệ thống điện có 3 loại nối đất:
Nối đất an toàn có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người khi cách điện của thiết
bị bị hư hỏng. Thực hiện nối đất an toàn bằng cách đem nối đất mọi bộ phân kim loại
bình thường không mang điện (vỏ máy, thùng máy biến áp, các giá đỡ kim loại …). Khi
cách điện bị hư hỏng trên các bộ phận này sẽ xuất hiện điện thế nhưng do đã được nối
đất nên mức điện thế thấp. Do đó đảm bảo an toàn cho người khi tiếp xúc với chúng.
Nối đất làm việc có nhiệm vụ đảm bảo sự làm việc bình thường của thiết bị hoặc
một số bộ phận của thiết bị theo chế độ đã được quy định sẵn. Loại nối đất này bao gồm:
nối đất điểm trung tính máy biến áp trong hệ thông điện có điểm trung tính nối đất, nối đất
của MBA đo lường và của các kháng điện bù ngang trên các đường dây tải điện đi xa.
Nối đất chống sét là loại nối đất có nhiệm vụ tản dòng điện sét trong đất (khi có
sét đánh vào cột thu sét hoặc trên đường dây) để giữ cho điện thế tại mọi điểm trên thân
cột không quá lớn… do đó cần hạn chế các phóng điện ngược trên các công trình cần
bảo vệ.
2.2. Các yêu cầu kĩ thuật

Bộ phận nối đất có trị số điện trở tản càng bé càng tốt. Tuy nhiên việc giảm thấp
điện trở tản đòi hỏi phải tốn nhiều kim loại và khối lượng thi công. Do đó việc xác định
tiêu chuẩn nối đất và lựa chọn phương án nối đất phải sao cho hợp lý về mặt kinh tế và
đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.
Điện trở nối đất cho phép của nối đất an toàn được chọn sao cho các trị số điện
áp bước và tiếp xúc trong mọi trường hợp không vượt qua giới hạn cho phép.
Theo quy trình hiện hành tiêu chuẩn nối đất được quy định như sau:
- Đối với thiết bị điện có điểm trung tính trực tiếp nối đất (dòng ngắn mạch chạm đất lớn)
trị số điện trở nối đất cho phép là: R≤ 0,5 .
- Đối với thiết bị điện có điểm trung tính cách điện (dòng ngắn mạch chạm đất bé) thì:
Nếu chỉ dùng cho các thiết bị cao áp:
250
R≤ ()
𝐼

Nếu dùng cho cả cao áp và hạ áp:


125
R≤ ()
𝐼

Trong các nhà máy điện và trạm biến áp, nối đất làm việc và nối đất an toàn ở các
cấp điện áp khác thường được nối thành hệ thống chung. Khi đó phải đạt được yêu cầu
của loại nối đất nào có trị số điện trở nối đất cho phép bé nhất.

28
Trong khi thực hiện nối đất, cần tận dụng các hình thức nối đất có sẵn ví dụ như
các đường ống và các kết cấu kim loại của công trình chôn trong đất, móng bê tông cốt
thép. Việc tính toán điện trở tản của các đường ống chôn trong đất hoàn toàn giống với
điện cực hình tia.

Đối với các thiết bị có dòng điện ngắn mạch chạm đất bé khi điện trở tản của các
phần nối đất có sẵn đạt yêu cầu thì không cần nối đất bổ sung. Với các thiết bị có dòng
ngắn mạch chạm đất lớn thì phải đặt thêm nối đất nhân tạo với trị số điện trở tản không
quá 1(𝛺).

Trong thực tế đất là một môi trường phức tạp và không đồng nhất về thành phần.
Điện trở suất của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần, nhiệt độ, độ ẩm …
Do khí hậu của các mùa thay đổi nên độ ẩm, nhiệt độ của đất luôn thay đổi. Vì vậy
trong khi thiết kế hệ thống nối đất thì với mỗi loại điện cực nối đất khác nhau ta phải
𝑚𝑣 𝑡𝑡 𝑚𝑣
hiệu chỉnh ρ theo hệ số mùa 𝐾𝑚𝑠 . Khi đó điện trở suất tính toán: 𝜌𝑚𝑣 = 𝜌đ𝑜 ∗ 𝐾𝑚𝑠
- Với nối đất an toàn và làm việc:
𝑚𝑣
Dùng thanh ngang chôn sâu 0,8 m thì 𝐾𝑚𝑠 = 1,6
𝑚𝑣
Dùng cọc dài 2-3 m chôn sâu 0,8 m thì 𝐾𝑚𝑠 = 1,4
- Với nối đất chống sét:
𝑚𝑣
Dùng thanh ngang chôn sâu 0,8 m thì 𝐾𝑚𝑠 = 1,25
𝑚𝑣
Dùng cọc dài 2-3 m chôn sâu 0,8 m thì 𝐾𝑚𝑠 = 1,15
Nối đất chống sét thông thường là nối đất của cột thu sét, cột điện và nối đất của
hệ thống thu sét ở trạm biến áp và nhà máy điện.
- Do bộ phận nối đất của cột thu sét và cột điện thường bố trí độc lập (không có
liên hệ với bộ phận khác) nên cần sử dụng hình thức nối đất tập trung để có hiệu quả
tản dòng điện tốt nhất.
- Khi đường dây đi qua các vùng đất ẩm ( 3,104 .cm) nên tận dụng phần nối đất có
sẵn của móng và chân cột bê tông để bổ sung hoặc thay thế cho phần nối đất nhân tạo.
- Đối với nối đất của hệ thống thu sét ở các trạm biến áp khi bộ phận thu sét đặt
ngay trên xà trạm thì phần nối đất chống sét buộc phải nối chung với mạch vòng nối đất
an toàn của trạm. Lúc này sẽ xuất hiện nối đất phân bố dài làm Zxk lớn làm tăng điện áp
giáng gây phóng điện trong đất. Do đó việc nối đất chung này chỉ thực hiện được với
các trạm biến áp có cấp điện áp U 110kV. Ngoài ra còn phải tiến hành một số biện
pháp bổ sung, khoảng cách theo mạch dẫn điện trong đất từ chỗ nối đất của hệ thống
thu sét phải từ 15m trở lên…

29
2.3. Lý thuyết tính toán nối đất
2.3.1. Tính toán nối đất an toàn
Với cấp điện áp lớn hơn 110kV nối đất an toàn phải thoả mãn điều kiện là:
- Điện trở nối đất của hệ thống có giá trị R   0,5
- Cho phép sử dụng nối đất an toàn và nối đất làm việc thành một hệ thống
Điện trở nối đất của hệ thống:
𝑅𝐻𝑇 =𝑅𝑁𝑇 //𝑅𝑇𝑁
Trong đó: RTN: điện trở nối đất tự nhiên
RNT: điện trở nối đất nhân tạo (RNT ≤ 1Ω)
• Nối đất tự nhiên:
Trong phạm vi của đề tài ta chỉ xét nối đất tự nhiên của trạm là hệ thống chống sét
đường dây và cột điện 110kV và 220kV tới trạm.
Ta có công thức tính toán như sau:
1 𝑅𝐶
𝑅𝑇𝑁 = .
𝑛 1 𝑅 1
+√ 𝐶 +
2 𝑅𝐶𝑆 4

Trong đó: n : số lộ đường dây có treo dây chống sét.


Rc: điện trở nối đất của cột điện.
: điện trở dây chống sét trong khoảng vượt
𝑅𝑐𝑠=𝑟0.𝑁𝑙𝐾𝑉
N : số dây chống sét trong một lộ
• Nối đất nhân tạo:
Xét trường hợp đơn giản nhất là trường hợp điện cực hình bán cầu.
Dòng điện chạm đất I đi qua điểm sự cố sẽ tạo nên điện áp giáng trên bộ phận nối đất.
U = I.R (2 - 5)
Với R là điện trở tản của nối đất.
Theo tính toán xác định được sự phân bố điện áp trên mặt đất theo công thức:r
𝐼.𝜌
Ur=2𝜋𝑟 (2 – 6)
Trong thực tế nối đất có các hình thức cọc dài 2 3m bằng sắt tròn hay sắt góc
chôn thẳng đứng: thanh dài chôn nằm ngang ở độ sâu 0,5 0,8m đặt theo hình tia hoặc
mạch vòng và hình thức tổ hợp của các hình thức trên. Trị số điện trở tản của hình thức
nối đất cọc được xác định theo các công thức đã cho trước.
Đối với nối đất chôn nằm ngang có thể dùng công thức chung để tính trị số điện
trở tản xoay chiều:

mv
tt
 K .L2 
RMV = ln   (2-5)
2. .L  d .t 
Trong đó:
L : Chu vi mạch vòng (m)

t : Độ chôn sâu của thanh làm mạch vòng (m)

 mv
tt
: Điện trở suất tính toán của đất đối với thanh làm mạch vòng chôn ở độ sâu t

30
b
d : Đường kính thanh làm mạch vòng (nếu là thanh dẹt có bề rộng là b thì d = )
2

l1 l 
K : Hệ số phụ thuộc vào tỷ số . Giá trị của k = f  1  được cho bởi bảng hoặc đồ thị:
l2  l2 

Bảng 8. Bảng giá trị hệ số hình dạng K

𝑙1 /𝑙2 1 1,5 2 3 4
K 5,53 5,81 6,42 8,17 10,4

Hình 9. Đồ thị giá trị hệ số hình dạng K

Trong vùng đất dẫn điện kém, điện trở suất của đất cao, hệ thống nối đất kích thước
nhỏ, trị số điện trở nối đất an toàn của mạch vòng không đạt yêu cầu:
- Cần bổ sung cọc dọc theo mạch vòng (chọn kích thước cọc, độ chôn sâu)
- Tính điện trở nối đất của 1 cọc
- Tính điện trở tản của hệ thống mạch vòng – cọc
Rt .RC
Khi đó: RNT = (2-6)
RC .t + n.Rt .C

Với n : số cọc
t : hệ số sử dụng của tia dài hoặc của mạch vòng

C : hệ số sử dụng của cọc

31
2.2.2. Tính toán
• Nối đất tự nhiên
Đường dây 220kV: 5 lộ đường dây, mỗi lộ treo 1 dây chống sét, dây loại C-70 có
r0 = 2,38 / km , chiều dài khoảng vượt là lKV = 210 (m)
Điện trở của dây chống sét trong một khoảng vượt:
RCS = ro.lKV = 2,38.210.10−3 = 0,5 (Ω)
Điện trở tự nhiên phía 220kV
1 𝑅𝐶 1 15
𝑅𝑇𝑁 = . =5. = 0,5 (Ω)
𝑛 𝑅 1 15 1
1 1 +√ +
+√ 𝐶 + 2 0,5 4
2 𝑅𝐶𝑆 4

- Đường dây 110kV: 9 lộ đường dây, mỗi lộ treo 1 dây chống sét, dây loại C-70 có
r0 = 2,38 / km , chiều dài khoảng vượt là lKV = 210 (m)
Điện trở của dây chống sét trong một khoảng vượt:
RCS = ro.lKV = 2,38.210.10−3 = 0,5 (Ω)
Điện trở tự nhiên phía 110kV:
1 𝑅𝐶 1 15
𝑅𝑇𝑁 = . = . = 0,278 (Ω)
𝑛 𝑅 9 1 15 1
1 1 +√ +
+√ 𝐶 + 2 0,5 4
2 𝑅𝐶𝑆 4

Vậy điện trở nối đất tự nhiên của tất cả đường dây 220kV và 110kV:
𝑅𝑇𝑁 = 𝑅𝑅𝑇𝑁220𝑘𝑉.+𝑅
𝑅𝑇𝑁110𝑘𝑉
= 0,5.0,278
0,5.0,278
= 0,179 (Ω)
𝑇𝑁220𝑘𝑉 𝑇𝑁110𝑘𝑉

Nhận xét: RTN < 0,5về mặt lý thuyết là đạt yêu cầu về nối đất an toàn. Tuy nhiên
nối đất tự nhiên có thể xảy ra biến động, vì vậy ta cần phải nối đất nhân tạo.

• Nối đất nhân tạo


Sử dụng sơ đồ mạch vòng, dùng loại thanh dẹt có tiết diện hình chữ nhật (40x5mm),
chôn sâu 0,8m và chôn lùi vào mỗi cạnh 0,5m cách tường rào của trạm. Với trạm bảo vệ
hình chữ nhật có kích thước 190,1m x 154,6m. Ta có kích thước của mạch vòng:
𝑙1 = 190,1m và 𝑙2 = 154,6m
Chu vi mạch vòng: L = 2(𝑙1 + 𝑙2 ) = 2. (190,1 + 154,6) = 689,4
b 0, 04
Đường kính của thanh làm mạch vòng: d = = = 0, 02(m)
2 2
𝑡𝑡 𝑚𝑣
Điện trở suất tính toán: 𝜌𝑚𝑣 = 𝜌đ𝑜. 𝐾𝑚𝑠 = 76.1,6 = 121,6 (Ω)

32
𝑙 190,1
Có 𝑙1 = 154,6 = 1,23 , suy ra hệ số hình dạng từ đồ thị quan hệ K = f (l1 / l2 ) Hình 9, kết
2
5,53−5,81 1.5,81−1,5.5,53
hợp Bảng 8 nội suy, ta được: K = . 1,23 + = 5,66
1−1,5 1−1,5

Điện trở nối đất mạch vòng:

Ta thấy RMV = 0,529 Ω < 1 Ω, do vậy không cần đóng thêm cọc bổ sung
• Điện trở nối đất cả hệ thống:

Kết luận: Điện trở nối đất hệ thống thỏa mãn bé hơn 0,5 Ω. Hệ thống thiết kế nối
đất trên đảm bảo an toàn cho TBA 220/110kV
2.3. Nối đất chống sét
2.3.1. Lý thuyết
Hai quá trình đồng thời xảy ra khi có dòng điện tản trong đất:

- Quá trình quá độ của sự phân bố điện áp dọc theo chiều dài điện cực.
- Quá trình phóng điện trong đất.
Khi chiều dài điện cực ngắn (nối đất tập trung) thì không cần xét quá trình quá độ mà
chỉ cần xét quá trình phóng điện trong đất. Ngược lại khi nối đất dùng hình thức tia dài
hoặc mạch vòng (phân bố dài) thì đồng thời phải xem xét đến cả hai quá trình, chúng có
tác dụng khác nhau đối với hiệu quả nối đất.
Điện trở tản xung kích của nối đất tập trung: Qua nghiên cứu và tính toán người ta thấy
rằng điện trở tản xung kích không phụ thuộc vào kích thước hình học của điện cực mà nó
được quy định bởi biên độ dòng điện I, điện trở suất  và đặc tính xung kích của đất.
Vì trị số điện trở tản xoay chiều của nối đất tỉ lệ với  nên hệ số xung kích có trị số là:
Rxk 1
 xk = = (2-7)
R I .
Tính toán nối đất phân bố dài không xét tới quá trình phóng điện trong đất, sơ đồ đẳng
trị của nối đất được thể hiện như sau:

33
Hình 1 Sơ đồ đẳng trị của hệ thống nối đất

Trong mọi trường hợp đều có thể bỏ qua điện trở tác dụng R vì nó bé so với trị số điện
trở tản, đồng thời cũng không cần xét đến phần điện dung C vì ngay cả trong trường hợp
sóng xung kích, dòng điện dung cũng rất nhỏ so với dòng điện qua điện trở tản. Lúc này sơ
đồ đẳng trị có dạng thu gọn như sau:

34
Hình 2 Sơ đồ đẳng trị thu gọn

Trong sơ đồ thay thế trên:


L0: điện cảm của điện cực trên một đơn vị dài
G0: điện dẫn của điện cực trên một đơn vị dài
 l  H
L0 = 0, 2 ln   − 0,31 ( ) (2-8)
 r  m
1 1
G0 = ( ) (2-9)
2.l.RMV m
Với: l : chiều dài điện cực
b
r : bán kính điện cực, nếu điện cực là thép dẹt có bề rộng b (m) thì r =
4
Gọi Z ( x, t ) là điện trở xung kích của nối đất kéo dài, nó là hàm số của không gian và
thời gian t
U ( x, t )
Z ( x, t ) = (2-10)
I ( x, t )
U ( x, t ) , I ( x, t ) là dòng điện và điện áp xác định từ hệ phương trình vi phân:
 u ( x) i ( x)

 x = L .
t
0

 (2-11)
− i ( x) = G .u ( x)
 x 0

Giải (2-12) ta được điện áp tại điểm bất kỳ và tại thời điểm t trên điện cực:
a  1 − 
 k x  
n t

u ( x, t ) = t + 2T1  2 1 − e  cos 
Tk

  l  
(2-12)
G0 .l  
k =1 k 
  
Tổng trở xung kích:
1  2T1 n 1  − 
 k x  
t
u ( x, t )
Z ( x, t ) = =
i( x, t ) G0 .l 
1 +  
t k =1 k 2 
1 − e Tk

  l  
cos  (2-13)
  
Điện áp lớn nhất trên hệ thống nối đất với ( x = 0, t =  ds ):
a   k x  

u ( x, t ) n
1 − ds 
U (0, ds ) = =  ds + 2T1  2 1 − e Tk  cos  
  l  
(2-14)
i( x, t ) G0 .l  
k =1 k 
  
Suy ra tổng trở xung kích ở đầu vào đất có giá trị lớn nhất ứng với ( x = 0, t =  ds ):
1  2T1 n 1  

− ds
Z (0, ds ) = 1 + . 2 1 − e Tk  (2-15)
G0 .l   ds k =1 k  


35
L0 .G0 .l 2 L0 .G0 .l 2 T
Với Tk = 2 2 là hằng số thời gian, đặt T1 = . Ta có: Tk = 12
k .  2
k
Tính toán nối đất phân bố dài khi có xét quá trình phóng điện trong đất: Việc giảm điện
áp và cả mật độ dòng điện ở các phần xa của điện cực làm cho quá trình phóng điện trong
đất ở các nơi này có yếu hơn so với đầu vào của nối đất. Do đó điện dẫn của nối đất (trong
sơ đồ đẳng trị) không những chỉ phụ thuộc vào I,  mà còn phụ thuộc vào toạ độ. Việc
tính toán tổng trở sẽ rất phức tạp và chỉ có thể giải bằng phương pháp gần đúng.Ở đây
trong phạm vi của đề tài ta có thể bỏ qua quá trình phóng điện trong đất.
Đối với TBA 220/110kV khi có dòng điện sét đi vào hệ thống nối đất thì dòng điện sét I
đi vào phải thỏa mãn điều kiện:
U d = Z (0, ds ).I  U 50% MBA (2-16)
Trong đó:
I : Biên độ dòng điện sét
Z (0, ds ) : Tổng trở xung kích ở đầu vào nối đất
U 50%MBA : Trị số điện áp phóng điện xung kích nhỏ nhất của MBA
Đối với MBA 110kV, U50% MBA = 460kV
Đối với MBA 220kV, U50% MBA = 900kV
Vậy điều kiện của nối đất chống sét cho toàn trạm 220/110kV là U d  U 50% MBA = 460kV

2.3.2. Tính toán


Khi thiết kế nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kV thực hiện nối đất chống sét
nối chung với nối đất an toàn. Do vậy nối đất chống sét sẽ là nối đất phân bố dài dạng
mạch vòng. Sơ đồ thay thế chống sét như Hình 14.
Chiều dài điện cực:

b 0, 04
Bán kính điện cực: r = = = 0, 02(m)
2 2
Điện cảm của điện cực trên một đơn vị dài:

Điện trở suất tính toán:


Với hệ số hình dạng K=5,66 như tính toán trước đó, ta tính điện trở mạch vòng:

Điện dẫn của điện cực trên một đơn vị dài: dài:

Chọn dạng sóng xiên góc của dòng điện sét có biên độ không đổi:
at khi t   ds
Is = 
 I = a. ds khi t   ds

36
I s (t )

I = a. ds

 ds t (s)
Hình 3 Đồ thị dạng sóng của dòng sét
Với biên độ dòng điện sét là I = 150(kA)

Thời gian đầu sóng  ds = 5 s


I 150
 Độ dốc dòng sét a = = = 30(kA /  s )
 ds 5
Theo công thức (2-15) ta có tổng trở xung kích của hệ thống nối đất nhân tạo:
1  2T1 n 1  − ds  

Z (0, ds ) = 1 + . 2 1 − e Tk  
G0 .l   ds k =1 k  


Do coi mạch vòng là sự ghép song song của hai tia nên
1  2T1 n 1  − ds  

Z (0, ds ) = 1 + . 2 1 − e Tk  
2G0 .l   ds k =1 k  


Để xác định được Z  (0, ds ) , ta xét các chuỗi số sau:

1 1 1 1
k 2
= 2
1 2
+ 2 + ... + 2 + ..
k
Chuỗi số: k =1

 ds  ds  ds
 ds − − −
 − T1 T2
1 e e e TK
k 2
.e TK
=
12
+
22
+ ... +
k2
+ ...
Chuỗi số: k =1

Trong chuỗi số này ta chỉ xét đến số hạng chứa e-4 (từ số hạng e-5 trở đi có giá trị rất

nhỏ so với các số hạng trước nên ta có thể bỏ qua). Tức là ta tính đến k sao cho: ds  4 với
Tk
(k Z+ )
 ds  ds 4.T1 T1
Ta có: =  4  k2   k  2.
Tk T1  ds  ds
k2
Với:

37
Có 𝑘𝑚𝑖𝑛 = 8  Ta chọn k trong khoảng từ 18 ( k  Z + )
− ds
1 L G l2 − ds − ds Tk
k k 2
Tk = 0 2 0 2 Tk e
k2  k Tk e k2
1 1 1 79.48075 -0.06291 0.93903 0.93903
2 4 0.25 19.87018 -0.25163 0.77753 0.19438
3 9 0.11111 8.831194 -0.56617 0.56769 0.06308
4 16 0.0625 4.967546 -1.00653 0.36548 0.02284
5 25 0.04 3.179230 -1.57271 0.20748 0.00830
6 36 0.02778 2.207798 -2.26470 0.10386 0.00289
7 49 0.02041 1.622056 -3.08251 0.04584 0.00094
8 1.241886 -4.02613 0.01784 0.00028
64 0.015625

1.52742 1.23173

Tổng trở xung kích ở đầu vào đất:

Khi đó:
Kiểm tra quá điện áp trên các thiết bị:
Trong trạm biến áp phần tử quan trọng nhất là máy biến áp, đây cũng là phần tử yếu nhất
nên ta chỉ cần kiểm tra với máy biến áp. Đối với trạm biến áp khi có dòng điện sét đi vào
nối đất để đảm bảo an toàn phải thoả mãn điều kiện:
Uđ=I. ZXK(0, đs) < U50%MBA
I : biên độ của dòng điện sét.
Trong
ZXK(0, đs): tổng trở xung kích ở đầu vào nối đất của dòng
đó:
điện sét.
U50% MBA : điện áp 50% của máy biến áp
Đối với MBA 110 kV: U50%MBA = 460kV
Đối với MBA 220 kV: U50%MBA = 900kV
Lấy U50%MBA = 460kV, kiểm tra điều kiện này ta thấy:
𝑈𝑑 = 𝐼. (0, 𝜏đ𝑠) = 648 (𝑘𝑉) > 𝑈50%𝑀𝐵𝐴 = 460 (𝑘𝑉)
Ta thấy rằng phương án nối đất mạch vòng nhân tạo chưa đảm bảo về yêu cầu nối
đất chống sét. Vì vậy ta phải tiến hành nối đất bổ sung để đảm bảo không có phóng điện
ngược.

38
2.4. Nối đất bổ sung
Để giảm điện trở nối đất đồng thời đảm bảo được tiêu chuẩn theo yêu cầu của nối đất
chống sét ta sử dụng dạng nối đất tập trung tại chân cột thu sét, gồm:
- 1 thanh thép dài 6m, dẹt, 40x5mm,
- 3 cọc thép dài 3m, cọc tròn đường kính 0,04m
- Chôn sâu cách mặt đất 0,8m
Sơ đồ nối đất bổ sung:
t
t'=t+l/2

l/2

a a

l
Hình 4 Sơ đồ nối đất bổ sung

Điện trở nối đất bổ sung của hệ thống được tính theo công thức:
RT .RC
RBS = (2-17)
RC .t + n.RT .C

Với: RC : điện trở tản của một cọc

RT : điện trở tản của thanh

n : số cọc

T : hệ số sử dụng của thanh

C : hệ số sử dụng của cọc

39
• Tính toán điện trở của thanh
Ttt Kl 2
RT = .ln T (2-18)
2 lT d .t

Trong đó:
lT : Chiều dài thanh, lT = 6m

t : Độ chôn sâu của thanh, t = 0,8m

b
d : Đường kính thanh làm tia. Do thanh dẹt rộng b = 0, 04m => d = = 0, 02m
2

Ttt : Điện trở suất tính toán của đất đối với thanh làm tia chôn ở độ sâu t , Ttt =  do .K ms
mv
,
mv
dùng thanh chôn sâu 0,8m thì K ms = 1, 25

Vậy:

K : Hệ số hình dáng, do nối đất là tia ngang nên lấy K = 1

Thay các giá trị vào công thức (2-18), ta được:

• Tính điện trở nối đất của cọc:


 tt  2l 4t '+ lcoc 
RC = coc .  ln coc + ln  (2-19)
2 lcoc  d 4t '− lcoc 

Trong đó:
lcoc : Chiều dài cọc, lcoc = 3m như đã chọn

d : Đường kính cọc, d = 0, 04m

 coc
tt
: Điện trở tính toán của đất đối với cọc, coc
tt
=  do .K ms
mv
, dùng cọc dài 2-3 m chôn sâu
mv
0,8 m thì K ms = 1,15

Vậy
Độ chôn sâu của cọc: t = 0,8m
lcoc 3
Giá trị t ' = t + = 0,8 + = 2,3(m)
2 2

40
Tính được điện trở tản của một cọc từ (2-19):

• Xác định các hệ số T ,C . Với khoảng cách các cọc a = 3m , chiều dài cọc l = 3m .
Có a / l = 1, tra sổ tay thu được T = 0, 77 , C = 0, 79
Số cọc: n = 3
• Điện trở nối đất bổ sung:

Tổng trở hệ thống nối đất khi có nối đất bổ sung:


Sử dụng phép toán tử Laplace ta tìm được công thức tính tổng trở xung kích của hệ
thống nối đất chống sét như sau:
 x   ds
2

RBS .RNTS n
2 RNTS − k 
Z (0, ds ) BS = + .e    Tk

RBS + RNTS k =1 RNTS + 1 (2-20)


RBS cos 2 xk
= A+ B
Do nối đất nhân tạo chống sét chỉ là một mạch vòng nên:𝑅𝑁𝑇𝑆 = 𝑅𝑀𝑉 = 0,415(Ω)
(Tính ở phần 2.3.2.)
Với:

x  
2
n
2 RNTS − k  ds
B= .e    Tk
RNTS 1
k =1
+
RBS cos 2 xk

Biết:

Thời gian đầu sóng  ds = 5 s .

Với X k là nghiệm của phương trình:

41
Giải phương trình trên bằng phương pháp đồ thị ta thu được

Hình 5 Đồ thị xác định nghiệm phương trình tgX k = −0,0618 X k

K 1 2 3 4 5 6 7 8
Xk 2,983 5,973 8,976 11,994 15,029 18,079 21,142 24,217
CosXk -0,9875 0,9523 -0,9010 0,8406 -0,7782 0,7175 -0,6606 0,6092
Bảng 1 Tính cos xk

x  
2
n
2 RNTS − k  ds
Ta có kết quả tính chuỗi B =  .e    Tk
như sau:
RNTS 1
k =1
+
RBS cos 2 xk

xk 2,983 5,973 8,976 11,994 15,029 18,079 21,142 24,217

1 1,02558 1,10274 1,23189 1,41515 1,65117 1,94235 2,29136 2,69449


cos 2 xk
RNTS 1 1,07928 1,15644 1,28559 1,46885 1,70487 1,99605 2,34506 2,74819
+
RBS cos 2 xk

x  
2
− k  ds
0,94481 0,40231 0,00979 0,00000 0,00000 0,00000 0,00000 0,00000
   Tk
e

2 RNTS
x  
2
− k  ds
   Tk
0,72659 0,28875 0,00632 0,00000 0,00000 0,00000 0,00000 0,00000
Bk = .e
RNTS 1
+
RBS cos 2 xk

42
n x  
2
− k  ds
1,02165
2 RNTS
B= .e    Tk
=
RNTS 1
k =1
+
RBS cos 2 xk

Vậy ta tính được:


(0, 𝜏d𝑠) = 𝐴 + 𝐵 = 0,394 + 1,02165= 1,41565 (Ω)
Điện áp khi có dòng điện đi vào nối đất tại thời điểm t =  ds (thời điểm dòng điện sét đạt
giá trị cực đại) là:
𝑈đ = 𝐼. (0, 𝜏đ𝑠) = 150. 1,41565 = 212,3 (𝑘𝑉) < 𝑈50%𝑀𝐵𝐴 = 460 (𝑘𝑉)
Vì giá trị của U d  U 50% MBA nên hệ thống nối đất bổ sung đã đảm bảo yêu cầu nối đất
chống sét.
• Kết luận: Sau khi thực hiện nối đất bổ sung cho các cột thu sét ta thấy hệ thống nối
đất có nối đất bổ sung đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật nối đất chống sét cho trạm biến áp
220/110 kV.

2 2

43
44

You might also like