You are on page 1of 7

SẤM SÉT

I. Tổng quan về sét


Sét là một hiện tượng khí tượng phức tạp. Nắm rõ được bản chất quá trình hình thành
và tác động của sét đến các công trình xây dựng, ví dụ như các tòa nhà, kho tàng, bến
bãi, các cột, tháp vô tuyến, phát thanh truyền hình, các đường dây điện lực, đường
dây viễn thông, đường dây điện thoại, internet, cáp đồng trục anten phi đơ từ đó ta có
các biện pháp phòng chống sét một cách có hiệu quả.

Theo Viện Vật lý - Địa cầu: Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm
dông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Mùa dông ở Việt Nam tương đối
dài, số giờ dông trung bình là 250 giờ/năm.

Ngoài tác dụng có lợi như mang lại nước mưa, cung cấp đạm, dông sét còn là hiểm
họa gây thiệt hại về người và của.

Trong những năm gần đây, rất nhiều công trình, đường dây tải điện, kho tàng, các
thiết bị ngành Hàng không, Hàng hải, Bưu chính Viễn thông, thiết bị nghiên cứu khoa
học, thiết bị điện tử đã bị sét đánh hỏng gây thiệt hại rất lớn. Ngoài thiệt hại về kinh
tế, sét còn gây thiệt hại về người, gây tâm lý hoang mang ở một số địa phương trong
cả nươc.

Dông sét là một trong số những hiểm họa thiên tai vô cùng nguy hiểm đối với tính
mạng con người và gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản vật chất và dịch vụ.

Năm 1769, khi đó nhân loại chưa biết đến những thiết bị chống sét và cột thu lôi như
ngày nay. Một thảm hoạ đã xảy ra khi sét đánh trúng kho dự trữ thuốc nổ hơn 1000
tấn tại một thành phố của Italia. Cả toà nhà nổ tung và làm chết hơn 3000 người sống
trong thành phố.
Bị sét đánh trúng, nhà thờ 150 tuổi biến thành ngọn đuốc khổng lồ ở Mỹ 
Nhà thờ lịch sử First Baptist Church tại thành phố Wakefield, bang Massachusetts, Mỹ đã bị lửa
thiêu rụi hoàn toàn sau khi sét đánh trúng tháp chuông. 
 
 
Cảnh tượng sét đánh trúng tượng đài Washington 
Kênh tin tức WUSA9 tại thủ đô Washington DC, Mỹ đã đăng tải một video ghi lại cảnh tượng
đáng kinh ngạc về sức mạnh của thiên nhiên khi tia sét lớn đánh trúng tượng đài Washington
bằng cẩm thạch vào tối 4.6. 
Tượng đài Washington là một đài kỉ niệm với chiều cao 169m, làm từ đá cẩm thạch trắng. Đây là
công trình nổi tiếng nằm ở phía tây khu National Mall của thủ đô Washington DC, Mỹ, được xây
dựng để tưởng nhớ vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington.  
 

II. Bản chất của sét

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt


đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong
các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng tĩnh điện trong khí quyển, một
tia sét có thể di chuyển (từ mây xuống đất) với tốc độ gần 100,000 km/s. Vì tia sét là
sự di chuyển của các hạt mang điện (electron và ion) dưới dạng dòng plasma phát
sáng nhưng hình ảnh của sét truyền đi bằng ánh sáng hay photon nên có thể thấy nó
trước khi nghe tiếng sấm, vì tiếng động chỉ truyền đi được 343 m/s trong điều kiện
bình thường của không khí còn ánh sáng thì đi được 299,792 km/s. Sét có thể đạt tới
nhiệt độ trên 30,000 K (29,726 °C), gấp 5 lần nhiệt độ bề mặt Mặt Trời (5,778 K), và
hơn 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh (chỉ cần 1,713 °C để
làm nóng chảy SiO2), những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát gọi
là fulgurite (thường chúng có dạng hình ống do sét di chuyển vào lòng đất).

Nguyên nhân gây ra sét


Sét (hay còn gọi là sự phóng điện dông) là một nguồn điện từ mạnh phổ biến nhất xảy
ra trong tự nhiên. Nguyên nhân làm xuất hiện sét là do sự hình thành các điện tích
khối lớn. Nguồn sét chính là các đám mây mưa dông mang điện tích dương và âm ở
các phần trên và dưới của đám mây, chúng tạo ra xung quanh đám mây này một điện
trường có cường độ lớn.
Sự hình thành các điện tích khối với các cực tính khác nhau trong đám mây (hay còn
gọi là sự phân cực của đám mây) có liên quan đến sự ngưng tụ do làm lạnh hơi nước
của luồng không khí nóng đi lên, tạo ra các ion dương và âm (các trung tâm ngưng tụ)
và liên quan đến cả sự phân chia các giọt nước mang điện trong đám mây dưới tác
dụng mạnh của luồng không khí nóng đi lên.
Trong quá trình tích luỹ các điện tích có phân cực khác nhau, một điện trường với
cường độ luôn được gia tăng hình thành xung quanh đám mây. Khi Gradient điện thế
ở một điểm bất kỳ của đám mây đạt giá trị tới hạn về tính chất cách điện của không
khí (với áp lực khí quyển bình thường, khoảng 3.106 V/m) ở đó xảy ra sự đánh xuyên
hay sét tiên đạo.
Sét gây ra các tác hại tĩnh điện, điện từ, nhiệt, động lực đến các đối tượng xung quanh
như thiết bị kỹ thuật điện, đường dây thông tin, tín hiệu, truyền số liệu, đường dây
điện lực, các phương tiện thông tin, vô tuyến điện tử và thường gây ra các thiệt hại
lớn.

III. Tác hại của sét:


Sét có tác hại rất lớn, bao gồm tác hại đánh trực tiếp, cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng
điện từ.

 Tác hại do sét đánh trực tiếp: Sét đánh trực tiếp hay sét đánh thẳng là do sự
phóng điện trực tiếp hay một nhánh của nó xuống đối tượng bị đánh. Sét
thường đánh vào các nơi cao như cột điện, cột thu phát sóng viễn thông BTS,
ống khói, nhà cao tầng, cây cao…vì ở đó có hiện tượng mũi nhọn nên các điện
tích cảm ứng tập trung nhiều hơn, nhưng cũng có trường hợp sét đánh vào nơi
thấp là vì ở đó đất hay các đối tượng dẫn điện tốt hơn nơi cao. Nơi bị sét đánh
không khí bị nung nóng lên tới mức làm chảy các tấm sắt dày 4mm, đặc biệt
nguy hiểm đối với những công trình có vật liệu dễ cháy nổ như kho mìn, bể
xăng dầu, và cả những công trình kiến trúc bằng gạch ngói , bê tông.
 Tác hại gián tiếp của sét gồm cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ:

 Cảm ứng tĩnh điện: Các công trình ở trên mặt đất, nếu nối đất không tốt,
khi các đám mây dông mang điện tích ở bên trên thì phần trên của công
trình sẽ cảm ứng lên những điện tích trái dấu với điện tích của đám mây.
Hoặc nếu sét đánh gần công trình thì làm cho các điện tích trên đó mất đi
không kịp với điện tích đám mây và còn tồn tại thêm một thơi gian nữa,
gây nên điện thế cao so với mặt đất. Điện thế này có thể ở ngay trong nhà
hoặc từ ngoài nhà theo dây điện, dây mạng, ống kim loại truyền vào nhà
tạo nên những tia lửa điện gây cháy nổ hoặc tai nạn cho người.

 Cảm ứng điện từ: Khi sét đánh vào các dây dẫn sét nằm trên công trình
hay ở gần công trình thì sẽ tạo ra một từ trường biến đổi mạnh xung quanh
dây dẫn dòng điện sét. Từ trường này làm cho các mạch vòng kín xuất
hiện một sức điện động cảm ứng gây ra phóng điện thành tia lửa rất nguy
hiểm.
Để bảo vệ các toà nhà, các công trình xây dựng khỏi bị sét đánh, người ta thường lắp cột
thu sét. 
Cột thu sét được phát minh vào năm 1752 bởi nhà khoa học người Mỹ tên là Franklin với ưu
điểm lợi dụng vị trí trên cao nhằm thu sét vào mình rồi truyền xuống đất, đem lại sự an toàn cho
con người và các vật khác. 
Cột thu sét được cấu thành bởi ba bộ phận là kim thu sét trực tiếp (bao đế và trụ đỡ kim thu
sét…), dây dẫn sét và thiết bị tiếp đất chống sét. Mỗi bộ phận đều phải có điện trở rất nhỏ, mặt
cắt phải đạt tới mức độ nhất định để chịu được dòng điện cực lớn khi sét đánh qua. 
– Trụ đỡ kim thu sét thường làm bằng sét tráng kẽm đường kính 60mm, dài hơn 2m, được lắp đặt
trên nóc các toà nhà cao tầng hoặc trên đỉnh ống khói 
– Dây dẫn sét nối từ cột chống sét xuống đất được làm từ dây đồng trần hay các loại cáp thoát sét
chống nhiễu (Cáp ERICORE của hãng ERICO). 
– Thiết bị tiếp đất phải được chôn ở một độ sâu nhất định dưới lòng đất và phải tiếp xúc tốt với
mặt đất để dẫn dòng điện khi bị sét đánh. 
Hệ thống chống sét đánh thẳng (gồm kim thu sét, dây dẫn sét và bộ phận tiếp đất chống sét) có
tác dụng bảo vệ công trình, tức là khi sét đánh vào, hệ thống chống sét có tác dụng chuyển dòng
điện sét xuống đất một cách nhanh chóng.  
Cột thu sét thường được lắp ở những vị trí cao (lắp càng cao, phạm vi bảo vệ công trình càng
lớn). Tuy nhiên, cũng không nên lắp cột thu sét quá cao, vì nếu lắp cao quá, độ chắc chắn sẽ
không đảm bảo, khi gặp gió lớn, cột thu sét có thể sẽ bị nghiêng hoặc đổ, làm mất tác dụng của
cột thu sét. Ở những nơi trống trải hay xảy ra sét đánh thì phải trồng cột thu sét để đảm bảo an
toàn cho những người làm việc ở khu vực này. 
VI. Tiêu chuẩn chống sét 
Hệ thống bảo vệ một tòa nhà chống lại những ảnh hưởng của sét phải bao gồm: 
• Bảo vệ các cấu trúc khỏi bị sét đánh trực tiếp; 
• Bảo vệ các hệ thống điện khỏi bị sét trực tiếp và gián tiếp. 
Nguyên tắc cơ bản bảo vệ của một thiết lập chống lại nguy cơ sét đánh là để ngăn chặn năng
lượng của sét ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử nhạy cảm. Để đạt được điều này, hệ thống
chống sét cần phải: 
• Xác định được dòng sét và những kênh (vị trí) mà tia sét có khả năng thông qua đó để phóng
xuống đất là lớn nhất (tránh vùng lân cận của thiết bị điện tử nhạy cảm); 
• Thực hiện liên kết đẳng thế của tiến trình thiết lập hệ thống chống sét; 
Liên kết đẳng thế này là thực hiện liên kết hệ thống dây tiếp đất (kết nối giữa các hệ thống tiếp
đất), và thiết bị van đẳng thế này có thể là thiết bị chống xung (SPDs) hoặc ống phóng khí gas
(Spark gaps). 
• Giảm thiểu tác động gây ra bởi các ảnh hưởng gián tiếp bằng việc cài đặt SPDs hoặc các bộ lọc.
Hai hệ thống bảo vệ được sử dụng để loại bỏ hoặc giới hạn quá áp: chúng được gọi là hệ thống
bảo vệ tòa nhà – hệ thống chống sét trực tiếp (đối với bên ngoài của tòa nhà) và hệ thống bảo vệ
các thiết bị điện (đối với bên trong tòa nhà). 
Xây dựng hệ thống bảo vệ tòa nhà 
Vai trò của hệ thống bảo vệ tòa nhà là để chống sét trực tiếp. 
Hệ thống này bao gồm: 
• Thiết bị bắt sét (VD: kim thu sét): hệ thống chống sét; 
• Dây dẫn được thiết kế để truyền sét xuống đất; 
• Hệ thống tiếp địa "chim chân" kết nối với nhau; 
• Liên kết giữa tất cả các khung kim loại (bằng liên kết van đẳng thế) với điểm tiếp đất. 
Khi có dòng sét trong một dây dẫn (dây thoát sét), và nếu có sự khác biệt xuất hiện giữa nó và
các hệ thống dẫn kết nối với điểm tiếp đất nằm trong vùng lân cận, có thể gây ra hiện tượng
phóng điện bề mặt. 
 Ý tưởng chống sét 
Ba loại hệ thống chống sét trực tiếp được sử dụng: 
1. Hệ thống chống sét dùng cột thu lôi 
Các cột thu lôi bằng kim loại được đặt ở trên cùng của tòa nhà. Nó được nối đất theo một
hoặc nhiều dây dẫn (thường là dải đồng). 
 
2) Hệ thống chống sét dây 
Các dây này được trải dài trên cấu trúc được bảo vệ. Chúng được sử dụng để bảo vệ cấu trúc đặc

biệt: khu vực phóng tên lửa, các ứng dụng quân sự và bảo vệ đường dây trên không điện áp cao. 
 
 
3) Hệ thống chống sét với các dây dẫn sét đan xen như lồng lưới (lồng Faraday) 
Bảo vệ này liên quan đến việc đặt nhiều dây dẫn (băng đồng) đối xứng nhau xung quanh tòa nhà.
Đây là loại hệ thống chống sét được sử dụng cho các tòa nhà cao với rất nhiều thiết bị điện
tử nhạy cảm như phòng máy tính. 
 

You might also like