You are on page 1of 5

Tìm hiểu về sự hình thành sấm sét và nguyên

lý hoạt động của cột thu lôi.


1. Hãy giải thích hiện tượng sét (cần thể hiện sự liên hệ
với các kiến thức đã học rõ ràng). Điều kiện để có sét?

1.1 Giải thích hiện tượng

Sét (hay còn gọi là sự phóng điện dông) là một nguồn điện
từ mạnh phổ biến nhất xảy ra trong tự nhiên. Nguyên nhân
làm xuất hiện sét là do sự hình thành các điện tích khối lớn.
Nguồn sét chính là các đám mây mưa dông mang điện tích
dương và âm ở các phần trên và dưới của đám mây, chúng tạo ra xung quanh đám mây này
một điện trường có cường độ lớn.

Cụ thể hơn, đầu tiên, mây được hình thành dựa trên việc nước bốc hơi dưới tác động của
nhiệt lượng từ ánh sáng Mặt trời, rồi bay lên cao, sau đó gặp lạnh, và cuối cùng ngưng tụ lại
thành hàng triệu giọt nước nhỏ. Tiếp theo đó sẽ là quá trình bay hơi và ngưng tụ xảy ra liên
tục, khi đó hơi nước và những giọt nước nhỏ ở các đám mây sẽ tương tác với nhau, cộng
thêm hiện tượng đông lạnh, sẽ làm hình thành sự chênh lệch điện tích: điện tích dương ở
phần trên đám mây, còn điện tích âm ở phần dưới.

Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ
cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám
mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.

1.2 Điều kiện có sét

Ba thành phần cơ bản cần thiết để hình thành giông bão: độ ẩm, không khí không ổn định
đang tăng lên (không khí tiếp tục tăng lên khi có một cú huých) và một cơ chế nâng để tạo ra
“cú huých”.

Mặt trời làm nóng bề mặt trái đất, làm nóng không khí bên trên nó. Nếu không khí ấm trên bề
mặt này buộc phải bay lên—đồi hoặc núi, hoặc những khu vực mà không khí ấm/lạnh hoặc
ẩm ướt/khô va chạm với nhau có thể gây ra chuyển động bay lên—nó sẽ tiếp tục bay lên
miễn là nó nhẹ hơn và giữ ấm hơn không khí xung quanh nó.
Khi không khí bay lên, nó truyền nhiệt từ bề mặt trái đất lên tầng trên của khí quyển (quá
trình đối lưu). Hơi nước chứa trong đó bắt đầu nguội đi, giải phóng nhiệt, ngưng tụ và tạo
thành mây. Đám mây cuối cùng phát triển lên thành những khu vực có nhiệt độ dưới mức
đóng băng.

Khi một cơn bão nổi lên trong không khí đóng băng, các loại hạt băng khác nhau có thể được
tạo ra từ những giọt chất lỏng đóng băng. Các hạt băng có thể phát triển bằng cách ngưng tụ
hơi nước (như sương giá) và bằng cách thu thập các giọt chất lỏng nhỏ hơn chưa đóng băng
(trạng thái được gọi là "siêu lạnh"). Khi hai hạt băng va chạm, chúng thường bật ra khỏi
nhau, nhưng một hạt có thể tách một ít băng khỏi hạt kia và lấy một ít điện tích. Rất nhiều vụ
va chạm này tạo nên những vùng điện tích lớn để gây ra tia sét, tạo ra sóng âm thanh mà
chúng ta nghe thấy như tiếng sấm

2.Hiện tượng mũi nhọn là gì ? (Vy)

Hiện tượng mũi nhọn là hiện tượng bị mất dần điện tích và tạo thành gió điện.

Giải thích:
Khi vật dẫn tích điện, lân cận các mũi nhọn có điện trường rất mạnh vì điện tích phân bố ở
mặt ngoài vật dẫn và tập trung tại các mũi nhọn. Khi đó, các electron và ion có sẵn trong
không khí dưới tác dụng của điện trường sẽ chuyển động —> tạo ra động năng lớn —> tạo ra
các hạt mang điện tích do bị oxi hoá vì va chạm với các phân tử khí.

Các hạt mang điện trái dấu với điện tích của mũi nhọn bị hút vào —> điện tích mũi nhọn
giảm. Các hạt mang điện cùng dấu với điện tích mũi nhọn bị đẩy ra xa mũi nhọn —> tạo
thành các luồng gió điện khi kéo theo các phân tử khí chuyển động. [3]

3. Cột thu lôi có tác dụng gì? Hoài An

● Giúp giảm nguy cơ bị sét đánh

Ví dụ:

- Sét sẽ thường đánh xuống mục tiêu là


các công trình xây dựng cao tầng. Vì những vật
thể cao chót vót mang điện tích cảm ứng nhiều
hơn mặt đất, có khả năng hút sóng điện mạnh
hơn, vì thế nó hút tia điện một cách dễ dàng.
Chính vì vậy khi trời mưa, chúng ta không nên
đứng trú mưa dưới những vật thể cao như cột cờ, cây cao, tháp nhọn, cột điện v.v…
bởi vì tia sét rất thích những nơi đó.
- Nhưng khi có cột thu lôi, sét sẽ đánh vào cột thu lôi rồi được truyền xuống mặt đất
thông qua dây dẫn. Nên nếu nó đi qua tòa nhà, nơi đó có thể bắt đầu một đám cháy
hoặc gây ra giật điện.
→ Đây là một công cụ rất hữu ích với con người, có thể giúp chúng ta giảm thiểu
nguy cơ từ sét.

Vì sao cột thu lôi phải được đặt ở vị trí cao nhất của tòa nhà?

Vì chúng ta biết tia sấm chớp có mang dòng điện sẽ tiếp cận với các công trình kiến trúc
cao tầng hoặc các thiết bị, điện tích mà chúng cảm ứng. Để có thể thuận lợi tránh được sét,
cột thu lôi nên lắp ở càng cao càng tốt, lắp càng cao, phạm vi bảo vệ càng lớn

→ Khi lắp cao , cột thu lôi sẽ lợi dụng vị trí trên cao nhằm thu sét vào mình vì khi có trận
giông bão, các đám mây tích điện âm và mặt đất tích điện dương thì sự tích điện trái dấu làm cho điện
trường xuất hiện, khi mức điện thế vượt ngưỡng sẽ sinh ra hiện tượng sấm sét. Sau khi hình thành, sét
đánh vào những chỗ nhô cao trên mặt đất nhiều nhất vì những chỗ này giống như những mũi nhọn là
nơi có điện trường mạnh nhất. Lúc này cột thu lôi trên các nóc công trình nhà ở hoạt động và phát huy
tác dụng. Được lắp đặt ở vị trí cao và được thiết kế mũi nhọn nên cột thu lôi chống sét cho công trình
sẽ có điện trường lớn thu hút sét đánh vào nó, sau đó dẫn dòng điện sét đó
xuống dưới mặt đất thông qua dây dẫn sét. Dòng điện ấy sẽ được trung
hòa về điện và phân tán ra dưới lòng đất giúp bảo vệ công trình và tính
mạng con người rồi truyền xuống đất nhanh hơn và đem lại sự an
toàn cho các vật khác

Nhưng cũng không được quá cao, vì nếu lắp cao quá, độ chắc chắn
của cột thu lôi sẽ không đảm bảo, khi gặp gió lớn có thể sẽ bị nghiêng hoặc đổ [4], [5]

Link tham khảo:


[1] “Giải thích hiện tượng sấm sét vật lý 7”, 2022 [Trực tuyến]. Địa chỉ:
https://reference.vn/giai-thich-hien-tuong-sam-set-vat-ly-7.html. [Truy cập 26/12/2022]
[2] “Điều kiện để hình thành sét”, 2022 [Trực tuyến]. Địa chỉ:
https://khoahoc.tv/dieu-kien-de-hinh-thanh-set-92738 [Truy cập 26/12/2022]
[3] “Hiện tượng mũi nhọn là gì?”, 2017 [Trực tuyến]. Địa chỉ:
https://hoc24.vn/cau-hoi/hieu-ung-mui-nhon-la-gi-giai-thich-vi-sao-dien-tich-phan-bo-khong-
dong-deu-tren-nhung-be-mat-khong-bang-phang-dac-biet-la-nhung-phan.173471499922
[Truy cập 26/12/2022]
[4] “Vì sao nhà cao tầng phải lắp cột thu lôi?”, 2006 [Trực tuyến]. Địa chỉ:
https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1145/48872/vi-sao-nha-cao-tang-phai-lap-cot-thu-loi.aspx
[Truy cập 26/12/2022]
[5] “Cột thu lôi là gì? Tác dụng, nguyên lý và cách làm cột thu lôi”, 2022 [Trực tuyến]. Địa
chỉ: https://meta.vn/huong-dan/tong-hop/cot-thu-loi-la-gi-tac-dung-cach-lam-15942 [Truy
cập 26/12/2022]

You might also like