You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (5.0 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Lời an ủi phải lựa chọn được từ ngữ thật chín muồi, rồi thổi vào đó một nhiệt độ thích hợp thì mới
có thể phát huy tác dụng. Suy nghĩ vội vàng cùng từ ngữ sống sượng sẽ khiến lời an ủi trở nên phản
tác dụng.
“Cố lên” cũng là một câu như thế. Câu an ủi này có thể khiến người này tươi tỉnh lên một chút,
nhưng lại chẳng có tác dụng gì với người kia. Đối với người chẳng còn sức lực để mà cố nữa thì câu
“cố lên” chẳng khác gì một lời sáo rỗng, vô ích. Đối với người thực sự mệt mỏi, lời cổ vũ sẽ có tác
dụng an ủi, hay trở thành áp lực?
Động từ tri – hiểu biết bắt nguồn từ danh từ noãn – trứng. Tức là “hành động hiểu biết” phải bao
gồm những tri thức cả ở bên ngoài lẫn bên trong của sự vật và hiện tượng.
Gía mà ai cũng hiểu rõ được điều này. Chúng ta thường dễ dàng nói ra rằng mình hiểu một ai đó.
Mới chỉ nói chuyện với nhau được một hai lần hay vô tình ngồi chung một bàn mà người ta có thể dễ
dàng nói ra những câu đại loại như “cậu bạn đó hả, mình biết chứ”.
Tuy nhiên với một vài thông tin hữu hạn, ta không thể biết được bản chất một con người. Có lẽ
phải đến khi lờ mờ cảm nhận được những vết thương ẩn giấu sau nụ cười của người kia, khi biết được
không chỉ những điều người đó thích mà cả những điều người đó ghét, thì lúc này ta mới bước đầu
xứng đáng nói ra câu “tôi biết người đó”.
An ủi là
bông hoa
nở trên mảnh đất thấu hiểu.
Nếu cứ cho rằng mình hiểu đối phương thì đôi khi lời an ủi có thể khiến họ cảm thấy tổn thương
nhiều hơn. Tôi cho rằng chúng ta vẫn nên từ từ tìm hiểu cảm xúc của họ, từ từ tìm ra những lời ấm áp
để giúp họ xoa dịu nỗi đau. Lời an ủi dù có chậm một chút cũng không sao. [1]
Câu 1: (0.5 điểm) Theo văn bản, đối với người chẳng có sức lực thì lời an ủi “cố lên” được hiểu như
thế nào?
Câu 2: (1.0 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 3: (1.5 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định: “Nếu cứ cho rằng mình hiểu đối phương
thì đôi khi lời an ủi có thể khiến họ cảm thấy tổn thương nhiều hơn.”
Câu 4: (2.0 điểm) Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “An ủi là bông hoa nở trên mảnh
đất thấu hiểu.”? Vì sao? (Nêu quan điểm và lý giải bằng đoạn văn 8-10 câu).
II. PHẦN LÀM VĂN: (5.0 điểm)
Phiên âm
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Trang 1 / 2 – Mã đề: V1101


Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
Dịch thơ
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng. [2]
Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn về ý nghĩa
tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

-------------- HẾT --------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Ki Ju Lee, Nhiệt độ ngôn ngữ, Hà Nội: NXB Hà Nội, 2018, trang 36-37
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ Văn 11, 11th ed., Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2019.

Trang 2 / 2 – Mã đề: V1101

You might also like