You are on page 1of 3

Bài tập tết môn văn

ĐỀ 1:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Hành tinh thứ năm lạ lẫm hết sức. Đó là hành tinh bé nhất trong tất cả. Nơi đó
chỉ vừa đủ chỗ cho một cột đèn đường và một người thắp đèn. Hoàng tử bé
không sao hiểu được tác dụng của một cột đèn đường và một người thắp đèn
trên một hành tinh không có nhà cửa và cũng chẳng có dân cư ở đâu đó trên
bầu trời. Song le, cậu vẫn thầm nhủ trong lòng: “Có thể là người này rất kì
quặc. Nhưng ông ta không kì quặc bằng ông vua, hay ông hợm hĩnh, hay ông
nhà buôn, hay ông nát rượu. Bởi ít ra công việc của ông ấy còn có một ý nghĩa
nào đó. Khi ông ấy thắp đèn lên thì cũng như thể là ông ấy khai sinh thêm một
vì sao, một bông hoa. Khi ông ấy tắt đèn đi thì đó là để bông hoa hoặc vì sao đi
ngủ. Đấy là một công việc rất chi đẹp đẽ. Và vì việc đó đẹp đẽ nên cũng rất mực
có ích."
(Trích Hoàng tử bé, Antoine De Saint - Exupéry, NXB Hội Nhà Văn, 2017,
trang 53)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao Hành tinh thứ năm lạ lẫm hết sức?
Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một biện pháp tu từ trong những câu văn
sau: “Có thể là người này rất kì quặc. Nhưng ông ta không kì quặc bằng ông
vua, hay ông hợm hĩnh, hay ông nhà buôn, hay ông nát rượu.”
Câu 4. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoàng tử bé khi cậu cho rằng công
việc của người thắp đèn là một công việc rất chi đẹp đẽ không? Vì sao?
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Trong bài thơ ” Sớm mai con vào lớp ba” ( Tập Đàn then, Nxb Hội Nhà văn
1996, trang 38), nhà thơ Y Phương đã viết về lời người cha khuyên con như sau:
Đừng cãi nhau, đừng đánh nhau nghe con
Bằng hiểu biết cá nhân của mình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ,
làm rõ vì sao chúng ta không nên cãi nhau, đánh nhau?
Câu 2 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về 2 khổ thơ sau, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người
lao động:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
(...)
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
( Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam
2017 trang 139,140)
……………… Hết ………………

ĐỀ 2:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
THỜI GIAN TRỐN Ở ĐÂU?
Chỉ giùm cho cháu đi ông
Thời gian đang trốn ở không gian nào
Sân ngoài hay tận vườn sau
Giữa trời, cuối đất hay đầu nguồn kia?
Thời gian sớm đó rồi khuya
Từ tao nôi đến mộ bia đời người
Thời gian: chiếc lá đấy thôi
Từ xanh thẳm đến vàng phơi lối về
Thời gian là một ngọn tre
Từ măng non đến ngày khoe … chạm trời
Thời gian là một nụ cười
Nở ra từ tiếng khóc hồi … bi bô
Từng giây từng phút từng giờ
Trôi qua có nghĩa … đừng mơ ngược về
Hiểu rồi, cháu thấy … dễ ghê:
Thời gian trốn giữa bốn bề thời gian.
(Thời gian trốn ở nơi đâu?, Nguyễn Thái Dương, NXB Kim Đồng,
2015, tr.21)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo văn bản, cuối cùng người cháu hiểu ra thời gian trốn ở đâu?
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong hai câu thơ
sau:
Từng giây từng phút từng giờ
Trôi qua có nghĩa … đừng mơ ngược về
Câu 4. (1,0 điểm) Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ
của em về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi :
- Húc kia ! Thầy hỏi con nhé, con là con ai ?
- Là con thầy mấy lị con u.
- Thế nhà con ở đâu ?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không ?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ :
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi :
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt :
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ :
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai,
ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại
minh oan cho mình nữa.
Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có
bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông
cũng vợi đi được đôi phần.
(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, năm 2021, tr169-
170)
--- HẾT ---

You might also like