You are on page 1of 6

ĐỀ 1

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

      Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe
dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của
một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc
phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha
biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái
công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây
số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác,
năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi
tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những
người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.

(Trích Cha thân yêu của con, Theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập 1,
NXB Việt Nam, 2012, tr.28)

Câu 1: Đoạn trích trên viết theo phong cách ngôn ngữ chính nào?

Câu 2: Dựa vào đoạn trích hãy cho biết thái độ của người con đối với công việc của cha
mình?

Câu 3: Cho biết hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ liệt kê và so sánh trong
đoạn văn in đậm trên?

Câu 4: Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

ĐỀ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

… Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,


Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
 Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

1
Câu 1. Đoạn trích thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 3. Tìm phép điệp được sử dụng trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng?
(1,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra phép đối được sử dụng trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng?
(1,0 điểm)

ĐỀ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Trong một bức thư của người cha gửi cho thầy giáo dạy con trai mình, có đoạn
viết như sau:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. […] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở
nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian,
tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công
sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt đư ợc trên hè phố…

Xin thầy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến
thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin thầy cho cháu biết được bí quyết của
niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ
bị đánh bại nhất…

(Trích Xin thầy hãy dạy cho con tôi…, Ngữ văn 10, tập hai, 

NXB Giáo dục, 2007, Tr. 135)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Trong đoạn trích trên, người cha đã xin thầy dạy cho con trai mình những điều
gì? (1,0 điểm)

2
Câu 2: Nêu ý nghĩa của câu: xin thầy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được
do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè
phố… (1,0 điểm)

Câu 3: Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? (1,0 điểm)

BÀI TẬP PHÂN BIỆT CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG HAY SỬ DỤNG

Câu 1: … Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại,
réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại
như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con
trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa,
rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc
sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai
phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm
mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn
nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng
nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.

( Trích Tuỳ bút Người lái Sông Đà-Nguyễn Tuân)

Câu 2: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho
bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món
thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà,
xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các
món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…”

(Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

Câu 3:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Câu 4:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

3
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

ĐỀ 4

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao,
nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương
chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm
việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không
biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất
lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày
tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao
nhất.”

(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10
Tập II,NXBGD, 2006)

Câu 1: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên ?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 3: Giải thích từ hiền tài, nguyên khí và câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
trong đoạn trích?

Câu 4: Xác định biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. Hiệu quả nghệ thuật của
biện pháp tu từ đó là gì?

ĐỀ 5

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...


4
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay
hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia
sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp
nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ
kia đi qua những thử thách.

(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-
122)

Câu 1: Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích?

Câu 3: Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì
sao?

ĐỀ 6

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tin vui là bạn còn sống

Và cây xoan ngoài ngõ đã ra hoa

Cây xoan ấy

Bạn thấy không

Đã can trường đứng vững

5
Suốt cả mùa Đông băng giá.

Tin vui là mắt bạn còn sáng, còn tốt

Và bạn có thì giờ để ngắm trời xanh

Em bé xinh tươi đang đứng trước mặt bạn

Đôi mắt long lanh

Bạn có thể mở rộng hai cánh tay

Ôm em bé vào lòng.

(Trích bài thơ Tin vui, rút từ tập Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt, Thích Nhất
Hạnh)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.

Câu 2: Tác giả cho rằng những sự việc nào là những “tin vui”?

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng ở đây là gì ? Phân tích tác dụng của biện
pháp tu từ ấy trong đoạn trích.

Câu 4: Hãy rút ra một thông điệp mà anh/chị tâm đắc từ đoạn trích trên.

You might also like