You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II- NGỮ VĂN 11

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ( 11 HÓA, 11 SINH, 11 TOÁN 1, 11 TOÁN 2)


Thời gian làm bài: 90 phút
( không kể giao đề)

Đề 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY Tôi học lời của biển
Ngồi cùng trang giấy nhỏ Đừng hạn hẹp bến bờ
Tôi đi học mỗi ngày Tôi học lời con trẻ
Tôi học cây xương rồng Về thế giới sạch trong
Trời xanh cùng nắng bão
Tôi học lời già cả
Tôi học trong nụ hồng Về cuộc sống vô cùng
Màu hoa chừng rỏ máu Tôi học lời chim chóc
Tôi học lời ngọn gió Đang nói về bình minh
Chẳng bao giờ vu vơ
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình.
(Theo Internet, Đỗ Trung Quân)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ
đó (1.0 điểm)

Câu 4. Qua bài thơ trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Trả lời trong khoảng 5– 7 dòng.
(1.0 điểm)

Đề 2. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

TỔ QUỐC
Xin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mỹ
Những sông dài biển rộng những tài nguyên Ở nơi đó, tuổi thơ tôi đã sống
Tổ quốc tôi, vùng quê nghèo lặng lẽ Tôi yêu thương bằng tất cả tâm hồn
Trên bản đồ, không dấu chấm, không tên Dẫu lưu lạc khắp chân trời góc bể
Giấc mơ nào cũng bóng dáng quê hương.
Ở nơi đó, đất khô cằn cháy bỏng (Nguyễn Huy Hoàng,Văn nghệ
Tre còng lưng nhẫn nại đứng trưa hè quân đội, số 39,12/2010)
Đất khô nỏ chân chim mùa nắng hạn
Ngọn gió Lào héo hắt cỏ chân đê.
[...]

Câu 1. Tìm 02 từ ngữ miêu tả thiên nhiên khắc nghiệt trong bài thơ?

Câu 2. Chỉ ra phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng
phép điệp đó?

Câu 3. Đoạn thơ trên thể hiện những suy ngẫm về điều gì? Câu thơ Xin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mỹ
có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về tình cảm của nhà thơ thể hiện qua 2 dòng thơ cuối?

Đề 3. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:


Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết
cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người
khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn
cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trí của bạn, hãy tạo
điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân
mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.
Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng.
Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với
bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc..
(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ – Richard Carlson)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng như thế
nào?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã”?
Câu 4. Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với
anh/chị?
CẤU TRÚC BÀI THI CUỐI HỌC KÌ II: gồm 2 phần. Phần I Đọc hiểu ( 3 điểm), Phần II. Làm văn (7
điểm). Thời gian làm bài: 90 phút. Không viết tắt, không viết số, không dùng bút xóa, không viết 2
màu mực trong bài.
PHẦN TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Yêu cầu ôn tập 5 văn bản: Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều tối, Từ ấy. Xem lại các đề
tham khảo (ở phiếu luyện tập số 1- đã phát), xem lại các dàn ý đã chữa trên lớp.

You might also like