You are on page 1of 3

Bài tập 1: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

VỊNH CÂY VÔNG


Nguyễn Công Trứ
Biền, nam, khởi, tử, 1chẳng vun trồng,
Cao lớn làm chi những thứ vông.
Tuổi tác càng già, già xốp xáp,
Ruột gan không có, có gai chông.
Ra tài lương đống 2không nên mặt,
Dựa chốn phiên ly 3chút đỡ lòng.
Đã biết nòi nào thì giống nấy,
Khen cho rứa4 cũng trổ ra bông!

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết điều đó.
Câu 2: Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Câu 3: “Sự bất toàn” của cây vông được thể hiện ở những đặc điểm nào?
Câu 4: Theo em, khi đánh giá về tác dụng của cây vông, vì sao tác giả dùng từ lương đống, phiên
li thay vì rường cột, phên giậu?
Câu 5: Phân tích cách sử dụng từ “khen” trong câu thơ cuối của bài thơ.
Câu 6: Tác giả dùng hình tượng cây vông nhằm châm biếm đả kích đối tượng nào trong xã hội?
Bài tập 2: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
ÔNG PHỖNG ĐÁ
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Mà trơ như đá vững như đồng!
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,
Non nước đầy vơi có biết không?
(Nguyễn Khuyến, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên
soạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1187)
1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
1
Là bốn thứ cây gỗ tốt

2
Rường cột, chỉ những người tài năng, có trọng trách
3
Rào, giậu

4
Thế ấy
2. Hai thành ngữ trơ như đá, vững như đông được dùng trong bài thơ có tác dụng gì?
3. Tác giả muốn thể hiện điều gì khi sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn?
4. Tác giả dùng hình tượng ông phỗng đá nhằm châm biếm, đả kích đối tượng nào trong xã
hội lúc bấy giờ?
Bài tập 3: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ

Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,

Nó đỗ khoa này có sướng không!

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,

Dưới sân ông cử... ngỏng đầu rồng.

(Trần Tế Xương, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14,

Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, Sđd, tr. 1223)

1. Bài thơ có bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.
2. Trong hai câu thơ đầu tác giả đã dùng những từ ngữ nào để gọi các sĩ tử?
3. Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ.
4. Từ bà đầm trong bài thơ này có gì khác từ mụ đầm trong bài thơ Lễ xướng danh
khoa Đinh Dậu?
5. Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì? Những dấu hiệu nào
giúp em nhận ra điều đó?
6. Vì sao các sĩ tử đỗ đạt lại trở thành đối tượng bị chế giễu?
Bài tập 4: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

HƯ DANH
Bác kia, ruộng cả ao liền,
Lắm bạc, nhiều tiền, chạy tước, mua danh.
Bài ngà với áo thụng xanh,
Súng sa súng sính như anh phường chèo.
Về làng khao vọng ỉ eo
Ăn trên, ngồi trốc, eo sèo thịt xôi.
Bây giờ cơ nghiệp đi đời,
Thẻ ngà, giấy sắc đem mài mà ăn.
(Tú Mỡ, Giòng nước ngược, tập 1, NXB Đời nay, Hà Nội, 1934, tr. 14)

Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.
1. Tiếng cười trào phúng nhắm đến đối tượng nào?
2. Giải thích nghĩa của yếu tố danh trong nhan đề bài thơ. Tim 5 từ Hán Việt có yếu
tố danh được dùng với nghĩa này.
3. Xác định các từ tượng thanh, tượng hình trong bài thơ và làm rõ sắc thái nghĩa
4. Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ đi đời trong bài thơ. Phân biệt sắc thái nghĩa của từ
đi đời với từ ngữ đồng nghĩa đó.
5. Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì?

You might also like