You are on page 1of 7

Bài đọc

Dế Mèn bênh bực kẻ yếu


      Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài. Tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê.
Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
      Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới
lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh
bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà
cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.
Nức nở mãi chị mới kể:
- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn
nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà
em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo
túng. Mấy bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường
đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em. 
      Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn
hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
 (trích Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)
Cỏ xước: loài cỏ có quả nhọn như gai, hay bám  vào quần áo.
Nhà trò: loài côn trùng nhỏ họ bướm, thường sống ở bụi rậm.
Bự: to, dày quá mức.
Áo thâm: áo màu đen hoặc màu ngả về đen.
Lương ăn: những thứ dùng làm thức ăn.
Ăn hiếp: ỷ vào sức mạnh hay quyền thế để chèn ép, bắt nạt kẻ khác.
Mai phục: nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ.

Câu 1
Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.

Câu 2
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
Câu 3
Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Câu 4
Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao em thích?
Bài tập
Câu 1
Nghe viết "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" (từ " Một hôm … " đến "vẫn
khỏe")
      Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê.
Đi vào bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
      Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới
lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh
bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà
cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.
Câu 2
Điền vào chỗ trống :
a. l hay n?
Không thể ...ẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân
hình ...ở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo ...ẳn, chắc ...ịch. Đôi ...ông mày
không tỉa bao giờ, mọc ...òa tự nhiên, ...àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu
dàng đi.
Theo Đào Vũ
b. an hay ang?
- Mấy chú ng... con d...` hàng ng.... lạch bạch đi kiếm mồi
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây,
Sếu gi... m... lạnh đang bay ng... trời.
Tố Hữu

Câu 3
Giải các câu đố
a. Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:
Muốn tìm nam, bắc, đông, tây
Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.
                                              (Là cái gì?)
b. Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang:
Hoa gì trắng xóa núi đồi
Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân?

I. Nhận xét
1. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?
Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.


2. Đánh vần tiếng “bầu”. Ghi lại cách đánh vần đó?

3. Tiếng “bầu” do những bộ phận nào tạo thành?

4. Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục
ngữ trên. Rút ra nhận xét:
a) Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu?
b) Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

II. Luyện tập


1. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ
Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng


III. Tập đọc
Câu 1
Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ?
Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Câu 2
Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được
thể hiện qua những câu thơ nào ?

Câu 3
Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của
bạn nhỏ đối với mẹ ?
Bài thơ
Mẹ ốm
Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

Sáng nay trời để mưa rào


Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con, mẹ khổ đủ điều

Quanh , đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...

(Trần Đăng Khoa)


Cơi trầu: đồ dùng để đựng trầu cau, đáy nông thường bằng gỗ.
Y sĩ: người thầy thuốc có trình độ trung cấp.

Tập làm văn


1. Câu 1 .Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang
nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu
chuyện đó.
2. Bài văn sau có phải là bài văn kể chuyện không ? Vì sao ?
Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước
biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là
những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể
Lù.

Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi
đây đều gắn với một sự tích li kì, sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu
sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống
hồ. Người Việt Bắc nói rằng : "Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát.
Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ". Ai chưa tin điều đó xin hãy
đến Ba Bể một lần.

Theo DƯƠNG THUẤN

- Thuyền độc mộc : thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to khoét trũng.

- Thủy tộc : các loài vật sống dưới nước.

- Huyền thoại: câu chuyện lạ kì, hoàn toàn do tưởng tượng.

- Thổ cẩm : vải dệt bằng sợi nhiều màu sặc sỡ, tạo thành những hình đa
dạng.

3. Theo em, thế nào là kể chuyện ?

Luyện Từ
Câu 1
Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết
quả phân tích vào bảng theo mẫu sau .
Khôn ngoan đối đáp người ngoài 

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.


Tiếng Âm đầu Vần Thanh

Khôn Kh ôn

Câu 3
Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. So sánh
các cặp tiếng ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào
có vần giống nhau không hoàn toàn :
                  Chú bé loắt choắt

                  Cái xắc xinh xinh

                  Cái chân thoăn thoắt

                  Cái đầu nghênh nghênh

                                (Tố Hữu)

You might also like