You are on page 1of 2

BÀI TẬP TỰ LUẬN ÔN CÁC BPTT

Câu 1: Tìm và phân tích tác dụng của ẩn dụ trong các câu sau
a. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
( Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa).
b. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
( Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân).
c.
Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
( Chiếc võng của bố – Phan Thế Cải).
d. Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào.
(Xuân Quỳnh)
Thuyền: chỉ người con trai, lênh đênh sóng gió
Biển: chỉ người con gái, thủy chung đợi chờ, bến đỗ bình yên của thuyền.
 Chỉ có “anh” mới hiểu được hết tâm hồn, tấm lòng của “em”
Câu 2: Tìm và phân tích tác dụng của hoán dụ trong các câu sau

1. Đầu xanh có tội tình gì


Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
2. Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.
(Bác ơi – Tố Hữu).
3. Cả làng quê, đường phố
Cả lớn nhỏ, gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi.
4. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông).
Câu 3. Hãy chỉ ra phép liệt kê trong đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của nó.
1. Má nuôi tôi kể cho chúng tôi nghe đủ thứ chuyện. Từ những chuyện "cá bống hai mang, cá trê
hai ngạnh, tôm càng hai râu" rất ngây ngô, trẻ con, sang chuyện săn nai, săn khỉ trong rừng,
qua chuyện cuộc đời của chú Võ Tòng - con người kì dị mà tôi đã được gặp một đêm tôi ở bờ
sông - đến chuyện ma cá sấu, ma cọp, ma nam... mà người nghe yếu bóng vía, dù là người lớn đi
nữa, cũng không dám bước ra khỏi nhà đi đái. Dường như chuyện nào thằng Cò cũng đã nghe
mẹ kể rồi. Nó chẳng chú ý mấy, chỉ hong hóng, chực nghe bà kể quên mất một đoạn nào đó, thì
lập tức chen vào bổ sung ngay, rồi lại nheo mắt nhìn tôi như muốn nói: "Thấy chưa, má tao còn
không nhớ bằng tao đây. Mày ở chợ vô đây, rồi còn phải học tao nhiều!”
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

2. Cho biết phép liệt kê nào đã được sử dụng trong đoạn văn sau đây và tác dụng của chúng.
Nhưng nhiều nhất là những quần áo của Ninh, của Đật. Cái nhuộm son, cái dãi nâu, cái để
trắng. Nhưng chẳng cái nào còn giữ được trọn vẹn cái màu của nó. Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì
mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì đầy những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi
cùng đất cát. Vò đến sái tay cũng không còn sạch được. Mà cái thì mất cúc, cái thì xoạc nách, cái thì
xoạc túi, cái thì rách lưng, cái thì rách vai, cái rách ống tay. Chỉ tại nó nghịch quá. Không thế chưa
đến nỗi. Nhiều cái, vải còn dai lắm; xé kêu soàn soạt. Chúng nó mặc hại quần áo lắm. Cứ gọi là vừa
mặc vừa xé áo. Bu Ninh tay vá, miệng chửi cho không còn cái tai nào mà nghe...
Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của phép điệp trong các câu sau
1. Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

2. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.


Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
3.
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Câu 4: Xác định các cách chơi chữ trong những ví dụ sau:
1. Ô! Quạ tha gà
2. Xà! Rắn bắt ngóe
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
Mộng mị mỏi mòn mai một một
Mĩ miều may mắn mấy mà mơ
(Tú Mỡ)
3. Đi tu Phật bắt ăn chay,
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không
4. Sầu riêng với nỗi vui chung.

5. Đồ hiện đại, chỉ hại điện.


6. Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu
7. Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò.
8. Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
(Nguyễn Du)

You might also like