You are on page 1of 2

ÔN TẬP HỌC KÌ 1

Đề 1:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002)
Câu 1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 Chỉ ra và nếu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 4: Là một người con em cần làm gì để thế hiện tình yêu thương với mẹ của mình.

ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


Trời nhiều sao quá. Đêm không trăng, các vì sao càng sáng hơn. Chi chít những sao,
như rắc hạt vừng lóng lánh. Trông ra xung quanh, lại thấy mặt đất dưới chân phía có những
ao, những đầm hồ li ti từng vũng sao, từng vốc sao. Bóng sao ánh xuống, mặt nước đựng đầy
ánh sao rơi.
(Theo Tô Hoài, Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, tr. 120, NXB Giáo dục, 2000)
a. Đoạn trích trên miêu tả cảnh vào thời gian nào? Cảnh vật ấy có đặc điểm gì nổi bật?
b. Xác định các thành phần chính của câu: Trời nhiều sao quá.
c. Tìm câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên.
d. Hãy tả về cảnh đẹp của quê hương em bằng một đoạn văn ngắn khoảng 3 - 5 câu.

ĐỀ 3
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚC


Mùa hè, trời oi bức và nóng như lửa. Con quạ khát nước khô cả cổ đang vội bay đi tìm
nước uống. Và rồi quạ ta phát hiện một bình nước có mực nước lưng chừng.
Điều này gây khó khăn cho quạ khi cố gắng đặt mỏ vào bình để uống, vì nó không thể
nào với được nước uống bên trong bình.
Sau khi đã cố với cổ mà vẫn không thấy tốt hơn, quạ ta đã nảy ra ý tưởng: thả những
viên sỏi nhỏ vào trong bình, đến khi mực nước dâng lên đến nơi mà nó có thể với tới được.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 2: Truyện được kể theo ngôi kể nào ?
Câu 3: Chỉ ra thành phần trạng ngữ và nêu ý nghĩa của trạng ngữ đó.
Câu 4: Quạ đã làm gì để có thể với được tới nước ? Từ việc làm trên, em thấy quạ có
những đức tính gì? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?

ĐỀ 4
I. Đọc hiểu

CHÓ SÓI VÀ CỪU NON

“Một con sói đi kiếm ăn cả ngày trong rừng và chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng.
Mãi đến gần tối mới thấy một đàn cừu xuất hiện ở phía cửa rừng. Cuối đàn, một chú cừu
non đi tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Sói ta mừng quá, vội vàng lao tới áp
sát chú cừu non.
Thoáng thấy cặp mắt của sói đỏ khè như hai hòn lửa, cừu non hoảng hồn. Nhưng cừu
non đã kịp thời nén được sợ hãi, ung dung bước tới trước mặt sói dữ, lễ phép nói:
- Thưa bác, anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng cho bác để tỏ lòng biết ơn bác cả ngày
hôm nay không quấy nhiễu đàn cừu chúng tôi. Anh dặn tôi phải hát tặng bác một bài thật
hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi cho ngon miệng.
Sói ta không ngờ mình được sự trọng đại như vậy, lấy làm thích chí và cảm động lắm
liền cho phép cừu non trổ tài ca hát. Cừu non rán hơi, rán sức be lên thật to, tiếng kêu be be
lên bổng xuống trầm mỗi lúc một vang xa. Anh chăn cừu nghe được, lập tức vác gậy chạy
lại, nện cho sói ta lúc ấy đang vểnh tai nghe hát, một trận nên thân.
Cừu non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm, còn chó sói no đòn, bỏ chạy, vừa chạy vừa
than thân:
- Ai đời chó sói mà nghe ca hát!Mồi kề bên miệng lại để mắc mưu cừu non, đau thật là
đau!”
(Theo Võ Phi Hồng, Văn học 6, tập hai, NXB Giáo dục,1995)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2: Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy?
Câu 3: Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu sau: Cuối đàn, một chú cừu non đi
tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ
II. Làm văn:
Câu 1:Viết đoạn văn ngắn nêu bài học em rút ra cho bản thân mình từ câu chuyện trên?
Câu 2: Viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân

You might also like