You are on page 1of 3

LUYỆN TẬP

A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nghĩa của từ “gắng gượng” trong câu: “Đã định quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ
đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.” có nghĩa là:
A. Đưa sức ra nhiều hơn bình thường để làm việc gì.
B. Sự chăm chỉ, cống hiến, gắng hết sức mình để làm một việc gì đó, hoàn thành các nhiệm
vụ, yêu cầu dù khó khăn hay trở ngại.
C. Cố gắng, không quản ngại khó khăn, vất vả.
D. Cố làm một việc đáng lẽ không làm nổi.
Câu 2. Câu văn “Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành
lá như tay mẹ âu yếm vỗ về” sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa, so sánh B. Nhân hóa, ẩn dụ
C. So sánh, ẩn dụ D. Điệp ngữ, nhân hóa
Câu 3. Dòng nào chỉ gồm các động từ?
A. niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự
B. vui tươi, đáng yêu, đáng thương, thân thương
C. vui tươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự
D. vui chơi, yêu thương, tâm sự, thương yêu
Câu 4. Từ “xanh” trong câu “Đầu xanh tuổi trẻ sẵn sàng xông pha” và từ “xanh” trong
câu “Bốn mùa cây lá xanh tươi” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng âm
C. Đó là hai từ đồng nghĩa D. Đó là từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa
Câu 5. Ai là tác giả bài thơ “Hành trình của bầy ong”?
A. Trần Đăng Khoa B. Nguyễn Đức Mậu
C. Trần Ngọc D. Quang Huy
Câu 6. Câu văn sau có mấy vị ngữ: “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón
rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn trên những thân cành”:
A. 1 vị ngữ B. 2 vị ngữ C. 3 vị ngữ D. 4 vị ngữ
Câu 7. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. cuồn cuộn B. lăn tăn C. nhấp nhô D. sóng nước
Câu 8. Từ nào có nghĩa là “Quyền lợi vật chất mà Nhà nước hoặc đoàn thể mang lại cho
người dân”?
A. phúc hậu B. phúc lợi C. phúc lộc D. phúc đức
Câu 9. Phương án nào không nêu đúng tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong những
câu văn sau:
Ngày chủ nhật có bà đến chơi là ngày vui vẻ nhất đời. Với bà, đó cũng là những giờ
phút bận rộn nhất. Bà sửa sang lại bàn thờ. Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố
tôi. Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy. Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà đem quần áo
của chúng tôi ra phơi phóng.
A. Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập cho đoạn văn.
B. Làm nổi bật sự sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu thương của bà dành
cho con cháu.
C. Thổi hồn vào nhân vật người bà, khiến người bà hiện lên gần gũi, sinh động.
D. Thấy được tình yêu thương, niềm kính trọng, biết ơn của nhà văn dành cho bà.
Câu 10. Dòng nào sau đây chứa các từ đều là từ láy?
A. ríu rít, hoa hòe, quét quáy, nhễ nhại, giẫy nẩy
B. ríu rít, quét quáy, phơi phóng, một mình, nhễ nhại
C. ríu rít, quét quáy, nhễ nhại, giẫy nẩy, phơi phóng
D. ríu rít, nhễ nhại, phơi phóng, quét quáy, ăn uống

B. LÀM VĂN
Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa
Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang
Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn
Từng nhành lá mướt non màu áo mới
 
Em có nghe xuân về vui phơi phới
Bao nụ cười tươi mới rạng trên môi
Khắp không gian rộn rã như gọi mời
Phố náo nức dòng người như trẩy hội
( Nguyễn Hưng, Tiếng xuân về )
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một
bài văn miêu tả: Buổi sáng mùa xuân.
Hướng dẫn
Yêu cầu kĩ năng: HS có kĩ năng viết bài miêu tả sáng tạo
- Biết xác định đúng vấn đề miêu tả : buổi sáng mùa xuân
- Có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được
dùng gợi hình, gợi âm thanh và có sức biểu cảm.
Yêu cầu kiến thức:Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết dựa vào
phần gợi dẫn của đề . Sau đây là định hướng các ý cơ bản:
1. Mở bài:
Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương.
2.Thân bài:
(Dựa vào ý bài thơ và tên bài thơ để tập trung miêu tả cảnh buổi sáng mùa xuân trên quê
hương.).
* Cảnh vật mùa xuân
- Bầu trời trong xanh: cao hơn, rộng hơn sau những ngày động âm u, lạnh giá.
- Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời.
- Không khí: ấm áp
- Mưa xuân: lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: ấm áp chiếu xuống vạn vất như muốn
đánh thức tất cả...)
- Gió xuân: nhẹ nhẹ, mơn man,...
* Tả bao quát mùa xuân
- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khỏi và tươi vui
- Con đường trải dài sắc xuân
- Không gian như chìm đắm trong hương xuân
* Tả chi tiết mùa xuân
- Con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi, tràn đầy ước mơ, hi vọng,...
- Ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui
- Cây cối đua nhau nở rộng
- Chim choc ríu tít kêu
- Khắp nơi đều rộn rang sắc xuân
- Những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới
- Những người lao động sẽ có một kì nghĩ dài
3. Kết bài
- Nhận xét và cảm nghĩ về bức tranh buổi sáng mùa xuân trên quê hương.
c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn
mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng
việt.

You might also like