You are on page 1of 25

Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 1

Đề 1

I. KIỂM TRA ĐỌC

Câu 1: Đọc thành tiếng

a. Đọc các vần: ong, ông, eng, iêng, uông, ương, ăm, âm, om, ôm, im, em.

b. Đọc các từ ngữ: Cái võng, măng tre, bông súng, làng xóm.

c. Đọc câu: Quê em có dòng sông và rừng tràm.

d. Con suối sau nhà rì rầm chảy.

Câu 2: Đọc hiểu

a. Nối ô chữ cho phù hợp

Sóng vỗ bay lượn

Chuồn chuồn rì rào

b. Chọn vần thích hợp điền vào chỗ trống.

- eng hay iêng: Cái x ...........; bay l...............

- ong hay âng: Trái b...........; v..................lời

I. KIỂM TRA ĐỌC

Câu 1: Viết vần: om, am, ăng, em, iêng, ong, uông.

Câu 2: Viết từ: nhà tầng, rừng hươu, củ riềng, cành chanh, nuôi tằm, con tôm.

Câu 3: Viết câu:

Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa.

Đàn dê cắm cúi gặm cỏ trên đồng.

Đề 2

I. KIỂM TRA ĐỌC

Chim sơn ca
Trưa mùa hè, nắng vàng như mật ong trải nhẹ trên khắp các cánh đồng cỏ. Những con
sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót
lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà
bay vút lên nền trời xanh thẳm.

Câu 1: Tìm và viết lại những tiếng trong bài những chữ có dấu hỏi:

…………………………………………………………………

Câu 2: Những con sơn ca đang nhảy nhót ở đâu?

a) Trên cánh đồng

b) Trên sườn đồi

c) Trên mái nhà

Câu 3: Tìm những từ ngữ miêu tả tiếng hót của chim sơn ca:

…………………………………………………………………

II. KIỂM TRA VIẾT

Câu 1: Chép đúng chính tả đoạn văn sau:

Mùa thu ở vùng cao

Đã sang tháng tám. Mùa thu về, vùng cao không mưa nữa. Trời xanh trong. Những
dãy núi dài xanh biếc. Nước chảy róc rách trong khe núi. Đàn bò đi ra đồi, con vàng,
con đen.

Câu 2: Điền vào chữ in nghiêng: dấu hỏi hay dấu ngã?

suy nghi nghi ngơi vững chai chai toc

Câu 3: Điền vào chỗ trống: ch hay tr?

a) Thong thả dắt ......âu

Trong .....iều nắng xế.

Đề 3

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Trăng như quả thị chín vàng
Để cho cô Tấm nhẹ nhàng bước ra
Trăng như là chiếc bánh đa
Để cho cu Tí dâng quà biếu ông.

1. Trong bài thơ sau, chữ “trăng” xuất hiện bao nhiêu lần?

A. 2 lần

B. 3 lần

C. 4 lần

2. Trăng được so sánh với cái gì?

A. quả thị chín vàng

B. chiếc bánh đa

C. Cả 2 đáp án trên

3. Trăng là chiếc bánh đa để làm gì?

A. Để cho cu Tí dâng quà biếu ông

B. Để cho cô Tấm nhẹ nhàng bước ra

C. Cả 2 đáp án trên

Câu 2. Viết chính tả

Cày đồng đang buổi ban trưa,


Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

(Ca dao)

Câu 3. Điền vào chỗ trông:

a. ch hay tr:

- …ường học

- kể …uyện
- …ật tự

- …anh vẽ

- …ủ nhật

b. gi, d hay r:

- …a đình em

- …a trắng hồng

- …íu rít

- con …ao

- …ao bài tập về nhà

Đáp án

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Trăng như quả thị chín vàng


Để cho cô Tấm nhẹ nhàng bước ra
Trăng như là chiếc bánh đa
Để cho cu Tí dâng quà biếu ông.

1. Trong bài thơ sau, chữ “trăng” xuất hiện bao nhiêu lần?

A. 2 lần

2. Trăng được so sánh với cái gì?

C. Cả 2 đáp án trên

3. Trăng là chiếc bánh đa để làm gì?

A. Để cho cu Tí dâng quà biếu ông

Câu 2. (Học sinh tự viết)

Câu 3. Điền vào chỗ trông:

a. ch hay tr:

- trường học

- kể chuyện
- trật tự

- tranh vẽ

- chủ nhật

b. gi, d hay r:

- gia đình em

- da trắng hồng

- ríu rít

- con dao

- giao bài tập về nhà


Đề 4

Câu 1. Cho đoạn thơ sau:

Bàn tay mẹ

Bế chúng con

Bàn tay mẹ

Chăm chúng con

Cơm con ăn

Tay mẹ nấu

Nước con uống

Tay mẹ đun

Trời nóng bức

Gió từ tay mẹ

Con ngủ ngon

Trời giá rét

Cũng từ tay mẹ

Ủ ấm con

Bàn tay mẹ

Vì chúng con

Từ tay mẹ

Con lớn khôn

(Bàn tay mẹ, Tạ Hữu Yên)

1. Tìm trong bài các tiếng có chứa vần: ay, ươc


2. Đặt câu với các từ vừa tìm được.

Câu 2. Điền vào chỗ trống:

a. ăc hay âc

- s… đẹp

- quả g…

- gió b…

- hướng b…

- gi… mơ

b. iêp hay ươp

- rạp x…

- quả m…

- b… nhảy

- xanh b…

- nườm n…

c. oa hay oe

- bông h…

- x… ô

- đỏ h…

- dầu h…

- tròn x…

Câu 3. Chọn các từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: xinh, mới, khỏe,
giỏi.

a. Cô giáo em rất…

b. Bạn Hoa là một học sinh…

c. Bố mua cho em một quyển vở…


d. Hùng là một cậu bé rất…

Câu 4.

a. Tìm các từ chỉ nghề nghiệp (Ví dụ: cô giáo, bác sĩ, y tá, công nhân, họa sĩ…)

b. Đặt câu với các từ vừa tìm được (Ví dụ: Mẹ em là cô giáo)

Đáp án

Câu 1. Cho đoạn thơ sau:

1.

Các tiếng có chứa vần “ay”: tay

Các tiếng có chứa vần “ước”: nước

2.

- Em bé có đôi bàn tay mũm mĩm.

- Mẹ đang nấu nước cho em uống.

Câu 2. Điền vào chỗ trống:

a. ăc hay âc

- sắc đẹp

- quả gấc

- gió bấc

- hướng bắc

- giấc mơ

b. iêp hay ươp

- rạp xiếc

- quả mướp

- bước nhảy

- xanh biếc

- nườm nườm
c. oa hay oe

- bông hoa

- xòe ô

- đỏ hoa

- dầu hoa

- tròn xoe

Câu 3. Chọn các từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: xinh, mới, khỏe,
giỏi.

a. Cô giáo em rất xinh

b. Bạn Hoa là một học sinh giỏi.

c. Bố mua cho em một quyển vở mới

d. Hùng là một cậu bé rất khỏe.

Câu 4.

a. Tìm các từ chỉ nghề nghiệp (Ví dụ: cô giáo, bác sĩ, y tá, công nhân, họa sĩ…)

b. Đặt câu với các từ vừa tìm được (Ví dụ: Mẹ em là cô giáo)
Đề 5

Câu 1. Đặt câu với các từ sau:

- Bông hoa...

- Bàn tay...

- Đôi mắt...

- Nụ cười...

- Ông nội...

- Cô giáo...

Câu 2. Viết chính tả:

Trăng sáng

Sân nhà em sáng quá


Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.

Những hôm nào trăng khuyết


Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi.

Câu 3. Sắp xếp các từ sau để tạo thành câu có nghĩa:

a. Bông/rất/hoa/thơm.

b. Nhà/có/năm/người./em

c. Em/học/môn/tiếng Việt./thích

d. màu/vàng./có/Ngôi trường/

Câu 4. Nối:
A B

1. Bố em a. rửa sạch bàn tay.

2. Con mèo b. là bộ đội.

3. Bông hoa c. trèo lên cây cau.

4. Bé ngoan d. màu hồng.

Đáp án

Câu 1. Đặt câu với các từ sau:

- Bông hoa đang khoe sắc trong vườn.

- Bàn tay mẹ rất ấm áp.

- Đôi mắt của con mèo tròn xoe.

- Nụ cười của cô giáo thật hiền từ.

- Ông nội của em đã tám mươi tuổi.

- Cô giáo đang giảng bài say sưa.

Câu 2. (Học sinh tự viết)

Câu 3. Sắp xếp các từ sau để tạo thành câu có nghĩa:

a. Bông hoa rất thơm.

b. Nhà em có năm người.

c. Em thích học môn tiếng Việt.

d. Ngôi trường có màu vàng

Câu 4. Nối:

1. Bố em là bộ đội.

2. Con mèo trèo lên cây cau.

3. Bông hoa màu hồng.

4. Bé ngoan rửa sạch bàn tay.


Đề 6

Câu 1. Viết chính tả:

Con vỏi, con voi,


Cái vòi đi trước.
Hai chân trước đi trước,
Hai chân sau đi sau.
Còn cái đuôi thì đi sau chót.

Câu 2. Cho đoạn thơ sau:

“Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường”

(Mưa, Trần Đăng Khoa)


1. Đoạn thơ tả cảnh lúc nào?

A. Sắp mưa

B. Trời nắng

C. Mùa đông

2. Những con vật nào được nhắc tới trong đoạn thơ?

A. Bướm, gà con, ong

B. Con mối, gà con, kiến

C. Ếch, chó, lợn

3. Gà con đang làm gì?

A. Chạy theo mẹ

B. Kiếm mồi

C. Tìm nơi ẩn nấp

4. Ông mặt trời như thế nào?

A. Mặc áo giáp đen

B. Đỏ rực như quả cầu

C. Tròn như quả bóng

Câu 3. Gạch chân dưới từ viết sai chính tả, sửa lại cho đúng:

a. Năm nay, em xáu tuổi.

b. Mẹ em là bác xĩ.

c. Cô dáo của em rất xinh đẹp.

d. Con đường làng ghập ghềnh.

Câu 4. Đặt câu với các từ sau: buồn bã, quả dừa, nứt nẻ, cà rốt, vạm vỡ, gom góp, tấp
nập.

Đáp án

Câu 1. (Học sinh tự viết)


Câu 2.

1. Đoạn thơ tả cảnh lúc nào?

A. Sắp mưa

2. Những con vật nào được nhắc tới trong đoạn thơ?

B. Con mối, gà con, kiến

3. Gà con đang làm gì?

C. Tìm nơi ẩn nấp

4. Ông mặt trời như thế nào?

A. Mặc áo giáp đen

Câu 3. Gạch chân dưới từ viết sai chính tả, sửa lại cho đúng:

a. Năm nay, em xáu tuổi. (Chữa: sáu)

b. Mẹ em là bác xĩ. (Chữa: sĩ)

c. Cô dáo của em rất xinh đẹp. (Chữa: giáo)

d. Con đường làng ghập ghềnh. (chữa: gập ghềnh)

Câu 4. Đặt câu với các từ sau: buồn bã, quả dừa, nứt nẻ, cà rốt, vạm vỡ, gom góp, tấp
nập.

- Cô ấy đang rất buồn bẫ.

- Quả dừa có màu xanh.

- Đôi bàn chân của bác Năm đã nứt nẻ.

- Những chú thỏ rất thích ăn cà rốt.

- Hùng có thân hình vạm vỡ.

- Số tiền này do bạn Hoa gom góp được.

- Đường phố buổi chiều thật tấp nập.


Đề 7

Câu 1. Điền l hoặc n vào chỗ trống:

a. quả … ê

b. số … năm

c. ...ấm hương

d. cao …ớn

e. ...âng ... âng

g. con ...ợn

Câu 2. Em hãy tìm và sửa lại những lỗi chính tả có trong đoạn văn sau:

Cây rừa sanh toả nhiều tàu,

Dang tay đón gió, gật đầu gọi chăng.

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa - đàn nợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa lở cùng sao,

Tàu dừa - chiếc nược chải vào mây xanh.

(Cây dừa, Trần Đăng Khoa)

Câu 3. Viết chính tả:

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

(Ca dao)

Câu 4. Đặt câu với các từ: xinh đẹp, hiền lành, tốt bụng.

Đáp án
Câu 1. Điền l hoặc n vào chỗ trống:

a. quả lê

b. số năm

c. nấm hương

d. cao lớn

e. lâng lâng

g. con lợn

Câu 2. Em hãy sửa lại những lỗi chính tả có trong đoạn văn sau:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu,

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao,

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

(Cây dừa, Trần Đăng Khoa)

Câu 3. (Học sinh tự viết)

Câu 4.

- Hoa là một cô bé xinh đẹp.

- Chị Lan rất hiền lành.

- Hùng là một người bạn tốt bụng.


Đề 8

Câu 1. Đọc thành tiếng và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Ve và kiến

Ve và Kiến cùng sống trên cây nhưng mỗi người một nết. Kiến chăm chỉ làm việc
suốt ngày. Thức ăn kiếm được ăn không hết. Kiến để dành phòng khi mùa đông. Ve
thì nhởn nhơ ca hát suốt ngày mùa hè.

Mùa đông đến, thức năm khan hiếm, Ve đói đành tìm Kiến xin ăn. Kiến cho ve ăn rồi
hỏi Ve làm gì suốt mùa hè. Ve đáp:

- Tôi ca hát.

Kiến bảo

- Ca hát là tốt nhưng cũng cần phải lao động nữa chứ.

1. Ve và Kiến cùng sống ở đâu?

A. Trên cây

B. Dòng sông

C. Dưới mặt đất

2. Kiến như thế nào?

A. Lười biếng ham chơi

B. Chăm chỉ làm việc suốt ngày

C. Thích ca hát quanh năm

3. Ve đã làm gì suốt mùa hè?

A. Nhảy múa

B. Kiếm ăn

C. Ca hát

4. Tìm các từ trong bài có chứa vần ông?

Câu 2. Viết chính tả:

Con yêu mẹ
- Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

- Thế thì làm sao con biết

Là trời ở những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới!

- Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con tìm đi

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ

- Hà Nội còn là rộng quá

Các đường như nhện giăng tơ

Nào những phố này phố kia

Gặp mẹ làm sao gặp hết!

- Con yêu mẹ bằng trường học

Suốt ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ

- Nhưng tối con về nhà ngủ

Thế là con lại xa trường


Còn mẹ ở lại một mình

Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ

Lúc nào cũng muốn bên con

Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó

- À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế

(Xuân Quỳnh)

Câu 3. Nối:

A B

1. Cái đồng hồ chăm chỉ làm mật.

2. Con ong dùng để quét nhà.

3. Hoa mai kêu tích tắc.

4. Cái chổi nở vào mùa xuân.

Câu 4. Em hãy kể về thầy cô giáo của mình.

Đáp án

Câu 1.
1. Ve và Kiến cùng sống ở đâu?

A. Trên cây

2. Kiến như thế nào?

B. Chăm chỉ làm việc suốt ngày

3. Ve đã làm gì suốt mùa hè?

C. Ca hát

4. Các từ trong bài có chứa vần ông: sống, không, đông (mùa đông), động (lao động).

Câu 2. (Học sinh tự viết)

Câu 3. Nối:

1. Cái đồng hồ kêu tích tắc.

2. Con ong chăm chỉ làm mật

3. Hoa mai nở vào mùa xuân.

4. Cái chổi dùng để quét nhà.

Câu 4. Em hãy kể về thầy cô giáo của mình.

Gợi ý:

Cô giáo em tên là Nguyễn Thu Hà. Cô ba mươi tư tuổi. Cô Hà rất xinh đẹp. Dáng
người cao. Mái tóc dài và đen nhánh. Khuôn mặt trái xoan. Nước da trắng hồng. Em
thích nhất là giọng nói nhẹ nhàng của cô. Khi cô giảng bài, cả lớp đều chăm chú lắng
nghe. Em rất yêu quý cô.
Đề 9

Câu 1. Viết chính tả:

Con ong chuyên cần

Con ong bé nhỏ chuyên cần


Mải mê bay khắp cánh đồng gần xa
Ong đi tìm hút nhụy hoa
Về làm mật ngọt thật là đáng khen.

Câu 2. Điền tr hay ch?

a. con …âu

b. ...ung thành

c. ...iếc bút

d. con ...im

e. ca ...ù

Câu 3. Chọn cách từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Những bông hoa trong vườn đã …

b. Con đường vừa được … xong.

c. Cô giáo giống như … hiền.

d. Chiếc đồng hồ kêu …

(xây, nở, mẹ, tích tắc)

Câu 4. Sắp xếp các từ sau để tạo thành câu có nghĩa:

a. Nghỉ hè/được/về/em/quê/thăm

b. Mùa xuân/đâm chồi/cây cối/nảy lộc

c. Con mèo/có/nhà em/mềm mượt/bộ lông

d. Em/yêu/rất/quê hương/mình/của

Đáp án

Câu 1. (Học sinh tự viết)


Câu 2. Điền tr hay ch?

a. con trâu

b. trung thành

c. chiếc bút

d. con chim

e. ca trù

Câu 3. Chọn cách từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Những bông hoa trong vườn đã nở

b. Con đường vừa được xây xong.

c. Cô giáo giống như mẹ hiền.

d. Chiếc đồng hồ kêu tích tắc.

Câu 4. Sắp xếp các từ sau để tạo thành câu có nghĩa:

a. Nghỉ hè, em được về thăm quê.

b. Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc.

c. Con mèo nhà em có bộ lông mềm mượt.

d. Em rất yêu quê hương của mình.


Đề 10

Câu 1. Nối cột A với cột B để tạo thành cao hoàn chỉnh:

A B

1. Em bé a. là một cậu bé dễ thương.

2. Cái bàn b. tròn như cái đĩa.

3. Hồ Gươm c. nằm ở Hà Nội.

4. Mặt trời d. có bốn chân.

5. Hùng e. đang nằm ngủ trong nôi.

Câu 2. Viết chính tả:

Chuyện cổ tích loài người

Trời sinh ra trước nhất


Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác

(Xuân Quỳnh)

Câu 3. Đặt câu với các từ sau:

a. giúp đỡ
b. cây tre

c. chúc mừng

d. con mèo

Câu 4. Sửa lỗi sai trong các câu sau:

a. Cánh đồng lúa đã trín vàng.

b. Chiếc ghế đã bị ghãy mất một chân.

c. Cô dáo đang giảng bài say sưa.

e. Đã khuyu rồi nên làng xóm yên lặng đến lạ thường.

Đáp án

Câu 1. Nối cột A với cột B để tạo thành cao hoàn chỉnh:

1. Em bé đang nằm ngủ trong nôi.

2. Cái bàn có bốn chân.

3. Hồ Gươm nằm ở Hà Nội.

4. Mặt trời tròn như cái đĩa.

5. Hùng là một cậu bé dễ thương.

Câu 2. (Học sinh tự hoàn thành)

Câu 3. Đặt câu với các từ sau:

a. Hà thường giúp đỡ bạn bè trong lớp.

b. Cây tre được trồng nhiều ở làng quê.

c. Bố mẹ chúc mừng em vì được học sinh giỏi.

d. Nhà em có một con mèo rất đáng yêu.

Câu 4. Sửa lỗi sai trong các câu sau:

a. Cánh đồng lúa đã chín vàng.

b. Chiếc ghế đã bị gãy mất một chân.

c. Cô giáo đang giảng bài say sưa.


e. Đã khuya rồi nên làng xóm yên lặng đến lạ thường.

You might also like