You are on page 1of 3

I.

TRẮC NGHIỆM
Đọc văn bản sau và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu:
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
“…Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm
mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi dải Ngân
Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn
chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi
một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều
ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.”
(Theo Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập một)
Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng cảm xúc của “đám trẻ mục đồng” khi chơi thả diều thi vào mỗi buổi chiều?
A. có cảm giác diều đang trôi dải Ngân Hà. B. hò hét nhau.
C. vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. D. có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Niềm vui của tuổi thơ khi được chơi thả diều.
B. Kí ức tuổi thơ đẹp gắn với hình ảnh những cánh diều.
C. Cánh diều đã gợi ra những khát vọng trong tâm hồn tuổi thơ.
D. Những cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ vào mỗi buổi chiều.
Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?
A. mềm mại, vui sướng, trầm bổng B. chờ đợi, mềm mại, nỗi khao khát
C. mềm mại, khổng lồ, huyền ảo D. tâm hồn, vui sướng, huyền ảo
Câu 4. Trong các câu văn sau, câu văn nào sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá?
A. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
B. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
C. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà.
D. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Câu 5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “khát vọng”?
A. Ước ao B. Nỗ lực C. Mong muốn D. Khao khát
Câu 6. Xét theo mục đích nói, câu “Bay đi diều ơi!” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu khiến B. Câu hỏi C. Câu kể D. Câu cảm
Câu 7. Tác dụng của việc sử dụng dấu phẩy trong câu: “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi
hò hét nhau thả diều thi” là gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ-vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép
D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ-vị ngữ.
Câu 8. Vị ngữ trong câu văn: “Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khao khát của tôi” là gì?
A. mang theo nỗi khát khao của tôi B. bay đi
C. tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi…tôiD. bay đi, mang theo nỗi khao khát của tôi
II. TỰ LUẬN
Bài 1. Đọc câu văn sau:
“Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng
như những hạt mưa bay.” (Ngô Quân Miện)
a) Từ “hạt” trong câu văn trên mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
__________________________________________________________________________________________
b) Hãy đặt một câu có từ “hạt” mang nghĩa gốc?
__________________________________________________________________________________________
1
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS
c) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn trên và cho biết câu văn thuộc kiểu câu nào xét theo cấu tạo ngữ
pháp?
__________________________________________________________________________________________
Bài 2. Đọc hai câu sau:
(1) Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (Hồ Chí Minh)
(2) Chúng tôi sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. (Lê Minh Khuê)
a) Xét về âm và nghĩa, từ “trong” trong hai câu trên thuộc nhóm từ nào? Vì sao?
__________________________________________________________________________________________
b) Câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa.” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
__________________________________________________________________________________________
c) Qua biện pháp nghệ thuật độc đáo và tinh tế mà em vừa tìm được trong câu thơ: “Tiếng suối trong như tiếng
hát xa”, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của Bác với thiên nhiên?
__________________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________________
d) Hãy đặt một câu văn sử dụng từ “trong” với nghĩa tương tự từ “trong” ở câu thơ của Bác.
__________________________________________________________________________________________
Bài 3. Bernard Shaw từng nói: “Vũ trụ có rất nhiều kì quan nhưng kì quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ.” Em
hãy viết một đoạn văn (10 – 12 câu) tả mẹ trong một hoạt động giúp em cảm nhận được sự chăm chút và trái tim
yêu thương của mẹ dành cho em.
___________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________

ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. C Câu 2. B Câu 3. C Câu 4. D

Câu 5. B Câu 6. A Câu 7. D Câu 8. D


II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (1,5đ)
a) (0,25đ) Từ “hạt” trong câu văn trên mang nghĩa chuyển.
b) (0,5đ) Hãy đặt một câu có từ “hạt” mang nghĩa gốc:
Hạt gạo được làm nên bởi biết bao công sức của các bác nông dân.
c) (0,75) “Những lá sưa/mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với
CN VN
những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay.”

=> Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn trên là câu đơn.
Bài 2. (2đ)
(1) Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (Hồ Chí Minh)
(2) Chúng tôi sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. (Lê Minh Khuê)

2
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS
a) (0,5đ) Xét về âm và nghĩa, từ “trong” trong hai câu trên là từ đồng âm. Vì hai từ chỉ giống nhau về
hình thức và âm thanh nhưng khác nhau hoàn toàn về nghĩa.
- Trong (1): không có tạp âm, không lẫn tiếng ồn, nghe phân biệt rất rõ các âm với nhau.
- Trong (2): vị trí thuộc phạm vi được xác định nào đó.
b) (0,5đ) Câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa.” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so
sánh.
c) (0,5đ) Qua biện pháp nghệ thuật độc đáo trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, em
cảm nhận được tình cảm yêu mến thiên nhiên, cảnh vật trở nên gần gũi, ấm áp tình người.
d) (0,5đ) Đặt một câu văn sử dụng từ “trong” với nghĩa tương tự từ “trong” ở câu thơ của Bác.
Giọng hát của cô ấy thật trong trẻo!
Bài 3. (2,5đ)
 Hình thức (0,5đ)
- Đúng hình thức viết đoạn văn
- Bài viết ít sai lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ.
- Các câu văn có sự liên kết, mạch lạc.
 Nội dung (2đ)
- Dẫn dắt, giới thiệu về mẹ.
- Miêu tả ngoại hình của mẹ: vóc dáng, khuôn mặt, cử chỉ, trang phục,… khi mẹ làm việc.
- Thái độ ân cần, dịu dàng, cách chăm sóc của mẹ với con,…
- Điểm em ấn tượng nhất trên gương mặt, đôi bàn tay, giọng nói, nụ cười, dáng đứng, …của mẹ khi
mẹ làm việc.
- Em có cảm nghĩ gì khi quan sát mẹ làm việc.

3
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS

You might also like