You are on page 1of 4

Bài tập: CHỊ EM THÚY KIỀU

Bài tập 1:Cho đoạn thơ sau:


Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời, 
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. 
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, 
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)
1. Đoạn thơ trên rút ra từ tác phẩm nào ?
2. Đoạn thơ trên có nội dung nói về điều gì ?
3. Em hiểu thế nào là “Mai cốt cách tuyết tinh thần”? Gọi tên bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong
câu thơ?Trình bày hiểu biết của em về bút pháp nghệ thuật ấy.
4. Tác phẩm có đoạn thơ trên là tác phẩm tự sự. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì
? Tại sao ?
5. Tại sao tác giả dùng từ “thốt” mà không dùng từ “nói” ?
6. Theo em, tại sao tác giả không giới thiệu về tài năng của nhân vật trong đoạn thơ trên ?
7. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 8 – 10 câu có sử dụng một câu mở rộng thành phần, 1 câu cảm
thán, một phép nối (chỉ rõ) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên ?

Bài tập 2: Cho đoạn thơ sau:


Kiều càng sắc sảo mặn mà, 
So bề tài sắc lại là phần hơn. 
Làn thu thủy nét xuân sơn, 
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 
Một hai nghiêng nước nghiêng thành, 
Sắc đành đòi một tài đành họa hai. 
Thông minh vốn sẵn tính trời, 
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. 
Cung thương làu bậc ngũ âm, 
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. 
Khúc nhà tay lựa nên xoang, 
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
1.Khái quát nội dung của đoạn thơ trên?
2. Tại sao phần đầu văn bản “Chị em Thúy Kiều” Nguyễn Du giới thiệu Thúy Kiều trước Thúy Vân
nhưng khi miêu tả chi tiết ông lại tả Vân trước ? Trong sáng tác văn chương, thủ pháp nghệ thuật đó
gọi là gì ?
3. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn”. Nói như vậy là tác giả dùng nghệ thuật
ẩn dụ hay hoán dụ? Tại sao?
4. Khi miêu tả Thúy Kiều, tác giả đã dự báo trước cuộc đời và số phận của Thúy Kiều có đúng không ?
Vì sao?
5. Ghi lại một thành ngữ được dùng trong đoạn thơ và cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó ?
6. Từ“ hờn” trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”  có thể thay bằng từ “ buồn ”
được không ? Vì sao?
7. Em hiểu “bạc mệnh” nghĩa là gì ? Việc thúy Kiều tự sáng tác bản đàn “Bạc mệnh” có ý nghĩa gì ?
8. Nếu ở Thúy Vân ấn tượng về tài năng rất mờ nhạt thì ở Thúy Kiều Nguyễn Du lại nhấn mạnh tài
năng khác thường của Thúy Kiều. Điều đó có ý nghĩa gì ?
9. Cách miêu tả sắc đẹp của 2 nhân vật có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy liên quan gì đến số
phận, tích cách của nhân vật ?
10. Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10-12 câu có sử dụng một câu bị động, một thành phần cảm
thán và một phép nối (chỉ rõ) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên ?

CẢNH NGÀY XUÂN


Bài 1:
Cho đoạn thơ:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
1. Xác định vị trí của văn bản có đoạn thơ trên trong tác phẩm “Truyện Kiều” ?
2. Tại sao nhan đề của văn bản là “Cảnh ngày xuân” mà không phải là “Cảnh mùa xuân” dù viết về
mùa xuân ?
3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?
4. Theo em, hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ được hiểu như thế nào?(Hoặc: chỉ ra và nêu tác
dụng của biện pháp NT được sử dụng trong câu thơ mở đầu ?)
5. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ sử dụng hình ảnh “thoi”. Em hãy chép lại
câu thơ đó và ghi rõ tên tác phẩm, tác giả? Nghĩa chung của hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ là gì ?
6. Em hiểu “thiều quang” nghĩa là gì?
7. Trong câu “ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
8. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên
nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác?
So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.
9. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận qui nạp, trình bày cảm nhận của em về
cảnh ngày xuân trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn sử dụng một câu có lời dẫn trực tiếp và một câu
ghép (gạch chân chú thích)
Bài tập 2:
Cho đoạn thơ:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
1. Đoạn thơ trên có nội dung viết về điều gì ?
2. Đoạn thơ nói đến phong tục nào của người Việt? ý nghĩa?
3. Ghi lại các từ Hán Việt có trong đoạn thơ và giải nghĩa.
4. Xác định những từ phức được tác giả sử dụng trong đoạn thơ ? Tác dụng của việc sử dụng những từ
đó ?
5. Trong câu thơ “Ngựa xe như nước áo quần như nêm” tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật
gì ? Tác dụng của nó ?
6. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu có sử dụng một câu ghép, 1 câu phủ định, một
phép thế (Chỉ rõ) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên ?
7. Từ hình ảnh thơ: “Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” trong đoạn trích
“Cảnh ngày xuân”, em có suy nghĩ gì về văn hóa lễ, hội của người Việt Nam ngày nay? Trình bày
thành đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi.

Bài tập 3:
Cho đoạn thơ:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
1. Hãy nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn thơ trên.
2. Em hiểu tiểu khê là gì?
3. Cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ được miêu tả qua điểm nhìn của ai ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
4. Xác định các từ láy và cho biết giá trị sử dụng của chúng trong đoạn thơ trên.
5. “ Nao nao ” là từ láy diễn tả tâm trạng của con người nhưng ở đây lại được dùng để miêu tả cho
cảnh vật. Hãy lí giải vì sao?
6. Bút pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ là gì ? Hãy minh họa bút pháp này bằng
một ví dụ khác trong các đoạn trích Truyện Kiều mà em đã được học ?
7. Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết mộtđoạn văn khoảng 8 đến 10 câu theo cách lập luận tổng-phân-hợp
diễn tả cảm nhận của em về phong cảnh và tâm trạng con người. Trong đoạn có sử dụng phép lặp, một
câu nghi vấn và 1 thành phần biệt lập phụ chú (Gạch chân, chú thích).

Bài tập: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH


Bài tập 1:
Cho đoạn thơ sau:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
1. Khái quát nội dung của đoạn thơ.
2. Em hiểu “khóa xuân” trong đoạn thơ nghĩa là gì ?
3. Cảnh trong đoạn thơ được miêu tả qua điểm nhìn của ai ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
4. Thực tế, vầng trăng ở trên cao, ở rất xa, tại sao Nguyễn Du viết “trăng gần” ?
5. Bằng một đoạn văn T-P-H khoảng 8 – 10 câu có sử dụng một câu phủ định, một câu có thành phần
biệt lập phụ chú, một phép thế (chỉ rõ) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên ?
Bài tập 2:
Cho đoạn thơ sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Khái quát nội dung chính của đoạn thơ?
2. Em hiểu “tấm son” trong đoạn thơ nghĩa là gì ? Trong văn học trung đại cũng có tác giả dùng hình
ảnh tương tự: Nêu tên tác giả, tên văn bản và chép lại chính xác câu thơ có hình ảnh ấy.
3. Giải nghĩa cụm từ “chén đồng” ?
4. Tại sao tác giả không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng” trong câu thơ “T[]ngrng[ời dưới nguyệt
chén đồng” ?
5. Hình ảnh “dưới nguyệt chén đồng” có liên quan gì đến hình ảnh “trăng gần” ở đoạn thơ trước ?
6. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ
tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Chỉ ra sự khác biệt về
cảm xúc trong từng nỗi nhớ ấy ?
7. Xác định những điển tích/điển cố được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Nghĩa của những điển tích
ấy ? Ý nghĩa của việc tác giả sử dụng những điển tích ấy trong đoạn thơ ?
8. Chỉ ra các thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng ?
9. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về đoạn thơ
trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép thế để liên kết và một lời dẫn trực tiếp
(gạch chân, chú thích).
10. Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
trình bày suy nghĩ của em về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay.
Bài tập 3:
Cho đoạn thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
1. Đoạn thơ trên có nội dung viết về điều gì ?
2. Bút pháp chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn thơ là gì ? Tại sao ?
3. Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả qua điểm nhìn của ai ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
4. Xác định điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ, ý nghĩa của việc sử dụng điệp ngữ ấy ?
5. Em có nhận xét gì về việc sử dụng ngữ âm của Nguyễn Du trong đoạn thơ trên ? Tác dụng ?
6. Xác định những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng ?
7. Viết một đoạn văn T-P-H khoảng 10- 12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong
đoạn văn có sử dụng một câu ghép, một phép liên kết trái nghĩavà một thành phần tình thái (gạch chân,
chú thích).

You might also like