You are on page 1of 4

CA DAO TÌNH NGHĨA

A. Tri thức Ngữ văn


I. Ca dao
- Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của người Việt.
- Tác giả: khuyết danh, là sản phẩm của tập thể.
- Hoàn cảnh sáng tác: được quần chúng nhân dân sáng tác trong quá trình lao động,
sản xuất và sinh hoạt gia đình, cộng đồng...
- Thể thơ: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ nhưng chủ yếu là thơ lục bát, mỗi bài ca dao
có ít nhất 2 câu (một cặp lục bát).
- Nghệ thuật: sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ, phổ biến là so sánh và ẩn dụ.
- Nội dung: Ca dao thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của người dân lao
động.
II. Văn biểu cảm
- Văn bản biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người
về thế giới xung quanh nhằm khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ
tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút,...

- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng
nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm
thường, độc ác,...).
- Có hai cách biểu cảm:
+ Biểu cảm trực tiếp: bằng từ ngữ trực tiếp gợi ra tình cảm
ấy. Ví dụ:
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
+ Biểu cảm gián tiếp: chọn một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng (đồ vật, loài
cây, hiện tượng...) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng.

Ví dụ:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban
mai.
❖ Cách viết đoạn văn cảm nhận về bài ca dao
- Đọc kĩ, hiểu sâu để cảm nhận và hiểu giá trị của nội dung của câu/bài ca dao.
- Bài viết phải có cảm xúc, suy nghĩ riêng.
- Sử dụng các thao tác phân tích dẫn chứng, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh.
● Mở đoạn: Giới thiệu câu/bài ca dao; nêu ấn tượng chung.
● Thân đoạn: Nêu cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật.
● Kết đoạn: khẳng định giá trị, cảm xúc về câu/bài ca dao.
B. Luyện tập
Những câu hát về tình cảm gia đình
1. Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con
ơi!

2. Con người có cố, có ông,


Như cây có cội như sông có nguồn.

3. Anh em nào phải người xa,


Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
(Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, NXB Văn hóa - thông tin,
Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001)
. Đọc 3 bài ca dao trên và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Bài ca dao số 1 nói về tình cảm nào trong gia đình?

A. Tình cảm anh em.


B. Tình cảm chị em.
C. Tình cảm cha mẹ với con.
D. Tình cảm với cội nguồn.
2. Trong những từ sau, từ nào không thuộc chín chữ cù lao?
A. Sinh đẻ
B. Dạy dỗ
C. Nuôi dưỡng
D. Dựng vợ gả chồng
3. Bài ca dao số 2 nói về tình cảm nào trong gia đình?
A. Tình cảm với cội nguồn.
B. Tình cảm cha mẹ với con.
C. Tình cảm anh em.
D. Tình cảm chị em.
4. Trong câu Như cây có cội, như sông có nguồn, từ cội có nghĩa là gì?
A. Nguồn cội.
B. Gốc cây to, lâu năm.
C. Gốc gác.
D. Cõi xưa.
5. Bài ca dao số 3 nói về tình cảm nào trong gia đình?
A. Tình cảm với cội nguồn.
B. Tình cảm cha mẹ với con.
C. Tình cảm anh em.
D. Tình cảm bác cháu.
6. Cả 3 bài ca dao đều sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Điệp từ
D. So sánh
Câu 2.
a. Bài ca dao thứ nhất nhắn nhủ điều gì?
b. Bài ca dao thứ hai thể hiện tình cảm gì của con cháu đối với ông bà tổ tiên?
c. Bài ca dao thứ ba đã nêu lên đạo lí sống tốt đẹp nào trong gia đình?
Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu nêu cảm nhận về bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con
ơi!

- Bài học giá trị => Thông điệp về tình cảm cha mẹ với
con cái.

- - Bài ca dao trên sdung bptt so sánh => Nội dung câu
ca dao

- Câu cuối nhắn nhủ : chỉ ra 9 chữ (…..) =>

- Ý nghĩa: liên hệ bản thân,

You might also like