You are on page 1of 5

I.

ĐỌC HIỂU (6đ) (LOIGIAHAY


ĐỀ 6
Thuật hứng 24
Công danh đã được hợp (1) về nhàn,
Lành dữ âu chi (2) thế nghị (3) khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh (4) phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc (5),
Thuyền chở yên hà (6) nặng vạy (7) then.
Bui có một lòng trung lẫn (9) hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. (10)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ thất ngôn xen lục ngôn
C. Thơ thất ngôn
D. Thơ thất ngôn bát cú

Câu 2: Cặp từ trái nghĩa trong câu thơ thứ hai Lành dữ âu chi thế nghị khen là cặp từ nào?
A. Khen - chê
B. Lành - khen
C. Lành – dữ
D. Lành – dữ và khen - chê

Câu 3: Trong 2 câu thực: Ao cạn vớt bèo cấy muống – Đìa thanh phát cỏ ương sen, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Đối
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Liệt kê

Câu 4: Trong hai câu luận: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then, tác giả đã sử dụng các biện
pháp nghệ thuật gì?
A. hân hóa và so sánh
B. So sánh và ẩn dụ
C. Đối và phóng đại
D. Nhân hóa và đối

Câu 5: Hai câu thơ kết cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn gì ở nhà thơ Nguyễn Trãi?
A. Tấm lòng trung hiếu (lòng yêu nước, thương dân), kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân…
B. Tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với tự nhiên
C. Bất mãn với cuộc sống nghèo khổ ở chốn nông thôn, chán ghét thực tại
D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn sống cuộc đời ẩn dật, thanh cao chốn làng quê

Câu 6: Trong bài thơ có mấy câu thơ lục ngôn?


A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
D. 4 câu

Câu 7: Từ “phong nguyệt” trong câu thơ Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc được hiểu là gì?
A. Có nghĩa là gió trăng
B. Có ghĩa là mây gió
C. Có nghĩa là gió lớn
D. Có nghĩa là trăng sáng

Câu 8: Hình ảnh hai câu thơ: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then cho thấy điều gì trong con
người Nguyễn Trãi?
A. Một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết
B. Một con người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng
C. Một người nông dân gắn bó với cuộc sống giản dị nơi làng quê
D. Vừa là một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết, vừa là một người nghệ sĩ có tâm hồn lãng
mạn, phóng khoáng
MÙA HÈ RỚT (1) (DE 10)
(Olga – Berggoltz (2) – Bằng Việt dịch)
Dịch nghĩa
Có thời gian thiên nhiên tỏa ánh sáng đặc biệt,
Mặt trời không khói sáng, mức oi nồng dễ chịu nhất.
Thời gian đó gọi là chớm thu
Và thật tuyệt vời sánh với chính mùa xuân.
Đã có lúc kẽ khàng vương lên khuôn mặt
Màng nhện mỏng manh giăng bay phơ phất…
Đàn chim di trú muộn hót vang thế!
Những luống hoa bừng nở và lộng lẫy thế!
Những trận mưa rào đã ngừng từ lâu,
Cánh đồng màu tối và thầm lặng đã cho đi tất cả…
Ta hạnh phúc nhiều hơn bởi cách nhìn,
Và hờn ghen ít hơn và đắng cay hơn.
Ôi, sự sáng láng của chớm thu hào phóng nhất,
Ta hân hoan tiếp nhận ngươi… Như muôn sự vật,
Tình yêu của ta ơi, đâu rồi, chúng ta cùn hú, mi ở đâu?
Mà những cánh rừng lặng thinh, còn những vì sao nghiêm nghị hơn…
Ngươi thấy đấy – đã đến lúc mưa sao qua đi,
Và, dường như thời gian vĩnh viễn chia cắt…
… Còn chỉ giờ đây ta mới hiểu, cần làm thế nào
Để yêu thương, gìn giữ, lượng thứ và vĩnh biệt (chia ly).

Dịch thơ

Có một mùa trong ánh sáng diệu kì


Cái nóng êm ru, màu trời không chói,
Mùa hè rớt – cho những người yếu đuối,
Cứ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân!

Trên má, mơ hồ tơ nhện bay giăng,


Khe khẽ như không, nhẹ nhàng, phơ phất,
Lanh lảnh bầy chim bay đi muộn nhất,
Hoa cuối mùa sặc sỡ đến lo âu!

Những trận mưa rào đã tắt từ lâu,


Tất cả thấm trong cánh đồng lặng sẫm…
Hạnh phúc – hiếm hơn khóe nhìn say đắm
Ghen tuông – dù chua chát cũng thưa hơn!

Ôi cái mùa đại lượng rất thân thương,


Ta tiếp nhận, vì ngươi sâu sắc quá!
Nhưng ta nhớ, trời ơi, ta vẫn nhớ,
Tình yêu đâu?... Rừng lặng, bóng sao im.

Sao ơi sao, sao sắp rụng vào đêm,


Ta biết lắm, thời gian đang vĩnh biệt…
Nhưng chỉ mãi bây giờ, ta mới biết
Yêu thương ngậm ngùi, tha thứ, chia tay…!

Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bản dịch thơ?
A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền
B. Thơ tự do: 8 tiếng, không có quy luật nhất định (vần điệu tự do)
C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau
D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần

Câu 2: Đối tượng trữ tình của bài thơ?


A. Mùa hè rớt – chớm thu sang.
B. Lòng người trước thiên nhiên.
C. Cảnh sắc thiên nhiên phút chớm thu.
D. Suy ngẫm về lẽ đời.
Câu 3: Bài thơ có phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự
B. T sự, miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm

Câu 4: Đối chiếu với bản dịch nghĩa, cho biết câu thơ nào ở khổ đầu dịch chưa sát nghĩa?
A. Có một mùa trong ánh sáng diệu kì
B. Cái nóng êm ru, màu trời không chói
C. Mùa hè rớt – cho những người yếu đuối
D. Cứ ngỡ ngàng như vừa mới bắt đầu xuân

Câu 5: Vẻ đẹp nào của đất trời Mùa hè rớt khiến thi sĩ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân?
A. Có ánh sáng diệu kì
B. Cái nóng êm ru
C. Màu trời không chói
D. Tất cả các ý trên

Câu 6: Từ ngữ nào diễn tả cảm xúc của thi sĩ trước ánh sáng diệu kì của đất trời?
A. Mơ hồ.
B. Ngỡ ngàng.
C. Nhẹ nhàng.
D. Phơ phất.

Câu 7: Cảnh vật trong khổ thơ thứ 2 mang dáng vẻ, đặc điểm nào?
A. Thoắt ẩn thoắt hiện.
B. Mông lung mơ hồ.
C. Mong manh, nhẹ nhàng.
D. Như thực như hư.

Câu 8: Dòng nào sau đây nói lên đặc điểm bức tranh thiên nhiên chớm thu?
A. Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh sống động, tươi sáng.
B. Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh tĩnh lại.
C. Âm thanh, ánh sáng, hình ảnh tĩnh lặng.
D. Màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh dịu dàng, man mác.

DOWNLOAD (D1)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Năm mươi người con theo cha xuống biển


Năm mươi người con theo mẹ lên rừng
Những người con ngồi đúc trống đồng
Tiếng chim hót phổ vào giọng nói

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi


Nghe dịu dàng âu yếm biết bao
Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu
Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt


Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền
Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm
Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió
Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ
Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang
Tiếng xôn xao của nắng thu vàng
Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi


Tiếng mây bay vương vấn sắc trời
Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi
Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ
Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

Những thanh âm tha thiết bồi hồi


Bật ra thành tiếng Việt trên môi…

(Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.


B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Theo tác giả, Tiếng Đất nghe như… . Trong dấu “…” là gì?

A. Chắc nịch
B. Thánh thót
C. Ngạt ngào
D. Âu yếm

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.

A. Điệp từ.
B. Nhân hoá.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.

Câu 4. Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì?

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi


Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

A. Bối rối.
B. Bồi hồi.
C. Yêu thương.
D. Lo lắng.

Câu 5. Hai câu thơ đầu trong đoạn trích được gợi từ truyện dân gian nào?
A. Thánh Gióng.
B. Con Rồng cháu Tiên.
C. Bánh chưng bánh giầy.
D. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.

Câu 6. Nguồn gốc của tiếng Việt trong đoạn trích xuất phát từ đâu?

A. Tiếng mẹ đẻ.
B. Tiếng của thiên nhiên.
C. Âm thanh của muôn loài.
D. Tiếng những thanh âm tha thiết của cuộc sống.

Câu 7. Đoạn trích đề cập đến đề tài nào dưới đây?

A. Thiên nhiên.
B. Đất nước.
C. Con người.
D. Tiếng Việt.

Câu 8. Hãy nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió


Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ
Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang
Tiếng xôn xao của nắng thu vàng.

Câu 9. Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích.

Câu 10. Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt.

Câu Nội dung


ĐỌC HIỂU
1 C
2 A
3 C
4 C
5 B
6 D
7 D
8 Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ:
Tạo nhịp điệu, gợi sự sinh động, tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ.
Thể hiện sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.
9 Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích:
Giọng điệu: ngọt ngào, tha thiết – rất phù hợp cho việc thể hiện cảm xúc: sự trân trọng, yêu quý của tác giả dành cho tiếng Việt.
10 Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt:
Mỗi người phải tự hào, trân trọng; gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

You might also like