You are on page 1of 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

MƯA
“Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt

Mưa vẽ trên sân


Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng

Mưa nâng cánh hoa


Mưa gọi chồi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.

Mưa rơi, mưa rơi


Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…”
(Trích “Kho tàng bài thơ hay nhất về thiếu nhi”, Thư viện thơ, 2019)

<NB> Em hãy cho biết văn bản “Mưa” thuộc thể thơ nào?
<$> Thơ lục bát <$> Thơ năm chữ
<$> Thơ bốn chữ <$> Thơ bảy chữ
<NB> Xác định cách gieo vần trong bốn dòng thơ đầu ?
<$> Vần chân <$> Vần lưng
<$> Vần liên tiếp <$> Vần cách
<NB> Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất?
<$> Ẩn dụ <$> Liệt kê
<$> So sánh <$> Nhân hóa

<NB> Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào?
<$> Nhịp 1/1/2 <$> Nhịp 2/1/1
<$> Nhịp 2/2 <$> Nhịp 1/2/1
<NB> Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì ?
<$> Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống
<$> Yêu đất nước, yêu cuộc sống
<$> Yêu con người, yêu cây cối
<$> Yêu bạn bè, yêu thiên nhiên
<NB> Ý nghĩa của từ “chồi biếc” trong câu thơ: “Mưa gọi chồi biếc”?
<$> Màu xanh tươi, trải dài
<$> Sự trỗi dậy, tràn đầy sức sống
<$> Gọi cây cối thức dậy
<$> Cơn mưa có màu xanh biếc
<NB> Dấu chấm lửng (…) ở cuối bài thơ có tác dụng gì?
<$> Dùng để bộc lộ cảm xúc trong câu cảm thán
<$> Dùng để kết thúc câu trần thuật
<$> Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép
<$> Còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết
<NB> Qua văn bản, em cảm nhận tình cảm của tác giả đối với mưa như thế nào?
<$> Nhớ mong, chờ đợi
<$> Hờ hững, lạnh lùng
<$> Yêu quý, trân trọng
<$> Bình thản, phớt lờ
.

You might also like