You are on page 1of 4

I.

LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂ NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT
TÁC PHẨM THƠ
2. Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả, thời điểm ra đời, nơi xuất bản, đánh
giá chung của dư luận,…) và nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.
* Thân bài (cần triển khai các ý):
- Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình
muốn biểu đạt điều gì, thông qua hình tượng nào, nhan đề, cấu tứ với cái nhìn và thái độ
ra sao,…).
- Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính (qua các khổ, đoạn trong
bài) và tính độc đáo của những phương tiện ngôn từ đã được sử dụng (từ ngữ, cách gieo
vần, ngắt nhịp, các biện pháp tu từ,…).
- Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng
đề tài, chủ để, thể loại (của chính nhà thơ hoặc của những tác giả khác).
* Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ
đối với người viết bài nghị luận.
3. Viết
+ Chú ý diễn đạt, hình ảnh, chú ý dẫn các dòng thơ, khổ thơ, nối chuyển
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
+ Đọc lại và chỉnh sửa bài viết, đối chiếu với các yêu cầu khác của đề bài. Đồng thời
chỉnh sửa các lỗi về chính tả và ngữ pháp

II. CẤU TRÚC DÀN BÀI PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM THƠ
Mở bài (dùng chung cho tất cả các bài, chỉ cần thay tên bài thơ và khái quát nội dung bài
thơ vào nhé)
Tố Hữu từng nói: "Thơ là tiếng nói của trái tim" HOẶC “ Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta
cuộc sống đã thật đầy”. Thật vậy, thơ là tiếng nói của tình cảm xuất phát từ những rung
cảm của trái tim với cuộc đời của người nghệ sĩ. Và có lẽ tiếng nói tri âm đầy xúc cảm ấy
đã được thi sĩ ……(tên tác giả)………… neo đậu, kí thác qua thi phẩm “………(tên tác
phẩm)………….”. Bài thơ là những rung động/ cảm xúc/……….với……….(Ví dụ: Bài
thơ như là nỗi niềm của tác giả khi thấu hiểu về sự vất vả , gian lao của người mẹ kính
yêu của mình và bày tỏ tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ với mẹ. )
Thân bài:
- Luận điểm 1: mạch cảm xúc, ý tưởng chung, điểm nhìn nghệ thuật của bài
thơ
Ví dụ: Mạch thơ xuất phát từ cảm hứng của nhà thơ trước không gian tĩnh lặng của mùa
thu (tùy bài), qua các hình ảnh………..…(liệt kê các hình ảnh trung tâm của bài ra nha
tùy bài)………Điểm nhìn của tác giả thật độc đáo, vận động từ cao xuống thấp, từ thấp
đến cao, từ xa đến gần, từ hẹp tới rộng…………(tùy bài)………khiến cho bức tranh
thiên nhiên hiện lên thật tươi tắn, rực rỡ (tùy bài).
Sau đó dùng câu này để chuyển ý vào luận điểm 2: Và có lẽ bài thơ đã chạm đến trái
tim người đọc với những cung bậc cảm xúc khác nhau của từng câu, từng lời thơ độc đáo.
- Luận điểm 2: Cảm nhận nội dung, nghệ thuật của các khổ thơ, đoạn thơ theo
từng câu, từng ý thơ. (Mỗi khổ thơ viết được tầm 5-7 câu)
Ví dụ: Khổ thơ đầu mở ra là hình ảnh/ âm thanh/ màu sắc/ ánh sáng/ (tùy bài) đã khắc
họa………………(tùy bài, chỗ này viết 3-4 câu)……………………. Phép so sánh/ nhân
hóa/ ẩn dụ, cách ngắt nhịp (2/2/3 – 4/4 – 2/5- tuỳ bài), cách gieo vần (chú ý vần cuối các
câu thơ á)…. đã góp phần thể hiện ……tình cảm gì của tác giả với……………..(tùy bài –
chỗ này viết 1-2 câu)….
Tiếp tục mạch cảm xúc đó, nhà thơ đã dẫn dắt người đọc đến với……..(nội dung
khổ 2,3,4,…….) tùy bài…..cùng với biện pháp nghệ thuật………..(tùy khổ thơ, đoạn
thơ).
Khổ cuối khép lại bài thơ là hình ảnh/ âm thanh/ màu sắc/ ánh sáng/ (tùy bài) đã
khắc họa………………(tùy bài, chỗ này viết 3-4 câu)……………………. Phép so sánh/
nhân hóa/ ẩn dụ…. đã góp phần thể hiện …………………..(tùy bài – chỗ này viết 1-2
câu)….
- Luận điểm 3: so sánh với các bài thơ khác (nhưng viết chung chung như sau)
Ví dụ: Cũng viết về mùa thu nhưng Lưu Trọng Lư đã khai thác vẻ đẹp của bức tranh giao
mùa với một góc độ thật độc đáo……Không có ……mà chỉ có.....(tùy bài)...... Chính
điều đó làm nên nét độc đáo và sức sống của bài thơ giữa những thi phẩm cùng viết về
mùa thu trong thi đàn văn học Việt Nam.

Kết bài:
Có nhận định cho rằng: “Đọc một bài thơ hay không bao giờ chúng ta đọc một lần mà bỏ
xuống được”. Với bài thơ……..(đề bài)…..của tác giả….(đề bài)…đã khiến độc giả lưu
luyến mãi về …….(nội dung, ý nghĩa tùy bài)….. Bằng những hình ảnh thơ bình dị, độc
đáo, lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết, bài thơ đã giúp người đọc chúng ta rung động cùng trái
tim, cùng hơi thở, nhịp đập với tác giả……… Có lẽ bởi những điều đó mà khép lại trang
thơ, thi phẩm ấy vẫn còn vang mãi trong trái tim người đọc.
III. VẬN DỤNG THỰC HÀNH

Nhóm 1: Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về
nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.
HOA CỎ MAY
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,


Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may


Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?
(Trích Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)
Nhóm 2: Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu , đánh giá về nội
dung và nghệ thuật bài thơ Dòng sông mặc áo của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

DÒNG SÔNG MẶC ÁO


Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây dáng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa?
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nờ nhoà áo ai…
(Nguyễn Trọng Tạo)

Nhóm 3: Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về
nội dung và nghệ thuật của văn bản sau.

Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng


Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây
Vài con én liệng ngang trời lơ lửng,
Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay.

Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,


Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.

Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới


Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
Trong khi gió ngang đường tung phấp phới
Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.
(Ngày xuân, Anh Thơ, trích Bức tranh quê, NXB Hội Nhà văn, 1995)

You might also like