You are on page 1of 8

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Anh/ chị cảm nhận vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà trong đoạn trích sau. Từ đó
nhận xét ngắn gọn phòng cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.
( Các con tải về ôn, lúc cô dạy, mở vở đơn ra, cái gì bổ sung ghi thêm cái gì nền
tảng vở đơn thì ko ghi, không là không kịp được đâu)
“ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn
hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên
sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà.
Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh
hến của sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một
người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội
gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy sông Đà là đen như thực dân Pháp đã
đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ
thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi
nhìn sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy
thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên mất là mình sắp đổ ra sông Đà.
Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu
gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng
tháng ba Đường thi “ Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” . Bờ sông Đà, bãi sông
Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông vui như thấy
nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài
ngày rồi lại bắt ra sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân,
mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy,
rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.”
( Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân )

Dòng sông hung bạo thì ở đầu


Ông lái đò đánh thì ở giữa
Csong êm thì cuối
*) Hình tượng con sông đà trữ tình
- Trên cao
- Trên bờ
- Trên thuyền (*)
A) Mở bài:
- Trực tiếp ( chắc nhất):
+) Giới thiệu tác giả ( phong cách, vị trí, quan niệm nghệ thuật, nhận định)
+) Tác phẩm ( tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác nào, nội dung của tác phẩm
là gì)
+) Đoạn trích thi với yêu cầu của đề thi
NT là nhà văn lớn, là một nghệ sĩ suốt đời cầm bút đi tìm cái đẹp, ông đc
mệnh danh là cây đại thụ trong rừng đầu nguồn của văn học Việt Nam thế
kỉ 20. Người lái đò SD là 1 trg những tp xuất sắc của nhà văn NT thuộc giai
đoạn sáng tác sau CM. Ở bài kí này, NT đã tái hiện vẻ đẹp hung bạo, dữ dội
cũng như tính cách trữ tình, thơ mộng của dòng SD lấy đó làm phông nền
để tôn vinh vẻ đẹp tài hoa, trí dũng ông lái đò-ng ld TB. Đặc biệt, những
trang văn miêu tả vẻ đẹp con sông đà trữ tình ở các góc nhìn khác nhau
thực sự là những “trang hoa, tờ hoa” NT trọn vẹn khắc họa vẻ đẹp trữ tình
củ dòng sông Đà ở đất trời TB. Từ đó người đọc thấy được phong cách nghệ
thuật của NT

B) Thân bài:
I. Giới thiệu chung:
- Xuất xứ tpham: Người lái đò SD rút từ tập tùy bút “SD”.
- Hoàn cảnh ra đời tpham : Là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của chuyến đi
gian khổ mà hào hứng đến miền TB rộng lớn, xa xôi của Tổ Quốc với tâm
niệm của nvan: Đi tìm chất vàng của thiên nhiên và thứ vàng mười đã qua
thử lửa trong tâm hồn ng ld TB. Đây là 1 dấu mốc quan trọng trg sự nghiệp
stac của NT đánh giấu bước chuyển mình trg ngòi bút của ông đi từ cái tôi
đến cái ta, đi từ chân trời của 1 ng đến chân trời của tất cả.
- Khái quát hình tượng thi : con sông đà của đất trời TB dc nhìn qua lăng kính
tâm hồn của 1 nsi tài hoa, uyên bác NT hiện ra với 2 vẻ đẹp, 2 tính cách:
hung bạo, dữ dội ở thượng nguồn và trữ tình khi xuôi dòng hạ lưu êm đềm.
- Vị trí đoạn trích : Đoạn trích nằm ở phần gần cuối của tác phẩm. Nhà văn
quan sát dòng sông Đà trữ tình với các điểm nhìn khác nhau. Từ đó ông
khắc họa thành công vẻ đẹp vóc dáng, màu nước của con sông đà TB.
- Nội dung đtrich:
II. Triển khai vấn đề: Vẻ đẹp con sông Đà ở 2 góc nhìn
*) Tóm tắt sự kiện, bối cảnh xảy ra trc đó để dẫn dắt đến đoạn trích:
- Trước đó ngay ở câu đề từ NT đã khái quát vẻ đẹp độc đáo của SD:
“ Chúng thủy giai đông tảu
Đà giang độc bắc lưu”
Cái độc đáo của dòng SD đã gặp gỡ cái độc đáo trong ngòi bút NT. Như rồng gặp
hội mưa vũ người “phu chữ” ấy đã điều khiến đội quân chữ nghĩa làm nên một
dòng sông chữ, một dòng SD hung bạo với những vách đá dựng đứng, cheo leo,
đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu, tổ hợp nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió
hút nước ở Tà Mường Vát phía dưới Sơn La, đặc biệt là đội quân thạch trận nằm
mai phục ở dưới lòng sông. Nhưng với 1 ngòi bút tài hoa, biến hóa linh hoạt con
SD trở mình dưới ngòi bút của NT khi xuôi dòng hạ lưu trở nên trữ tình, êm đềm.
1. Luận điểm 1: Đoạn văn khắc họa vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông
Đà với điềm nhìn ở trên cao mà trc hết là vẻ đẹp vóc dáng của dòng sông:
A) Vóc dáng: “ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài / như một áng tóc trữ tình,
đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa
gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”
- Câu văn dài nhiều vế chỉ có 1 dấu phẩy duy nhất, đó là sự phá vỡ trật tự cú
pháp thông thường kết hợp với âm “ ai” là âm m kết hợp với từ “ tuôn dài”
nhà văn đã diễn tả tcong dáng vóc mềm mại trải dài của con sông Đà đến vô
tận, vô thủy, vô chung giữa đất trời TB.
- Miêu tả dáng vóc con sông ta đã từng gặp rất nhiều trong văn học. đó là cái
dáng nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ của con sông
Đuống trong “ Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm hay là dòng sông
Hương mềm như 1 tấm lụa trong bút kí “ADDTCDS” của HPNT. Mỗi 1 hình
ảnh so sánh chứa đựng những thông điệp, ND khác nhau. Dáng nằm
nghiêng nghiêng của con sông Đuống, diễn tả dáng vóc mềm mại duyên
dáng nhưng lại như mang suy tư của con người trong kháng chiến. Còn tấm
lụa là hình ảnh thường được so sánh với ds để tô đậm sự mềm mại đẹp đẽ
nhưng đó là cái đẹp đẽ vô tri vô giác vô hồn.
+) Còn ở đây, nhà văn NT lại so sánh với “áng tóc trữ tình tuôn dài tuôn
dài” vừa gợi ra vẻ đẹp mềm mại duyên dáng vừa gợi ra được cả sức sống
tràn trề xuân sắc của con SĐà bởi chỉ có mái tóc của người thiếu nữ mới
tuôn dài tuôn dài đầy sức sống Khi nói đến tóc, người ta thường gọi là “suối
tóc” hay trong 1 ca khúc của mình, cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn có gọi
là “dòng tóc”. Còn ở đây, NT không gọi là suối tóc, dòng tóc, mái tóc mà ông
lại gọi là “áng tóc”.
+) “Áng” là từ để chỉ những áng văn chương mẫu mực về ND và NT,
với từ “áng” đó nhà văn cho thấy trong cảm nhận của ông, SĐà cũng là 1
công trình tuyệt mĩ mà tạo hóa đã ưu ái dành tặng cho đất trời TB.
- Không gian mà sông Đà chảy qua Bằng ngòi bút tài hoa, NT tiếp tục miêu
tả không gian mà sông Đà chảy qua “ẩn hiện trong mây trời TB bung nở
trong hoa ban hoa gạo tháng 2 cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương
xuân” “Ẩn hiện” có nghĩa là lúc hiện hữu, lúc mơ hồ, lúc rõ nét, lúc nhòe mờ
cùng với “mây” tạo ra sự bồng bềnh phiêu lãng. Như vậy qua câu chữ ẩn
hiện giữa mây trời , nhà văn đem đến cho ta hình dung con SĐà như chảy
giữa mênh mang, bồng bềnh giữa mây trời TB gợi ra một vẻ đẹp huyền ảo,
thơ mộng, trữ tình. Ds chảy giữa sắc màu trẻ trung sặc sỡ đó là màu đỏ của
hoa gạo, màu trắng của hoa ban, màu sương khói huyền hồ của núi rừng TB
ko chỉ gợi ra cái vẻ đẹp xuân sắc của SĐà mà còn gợi ra được cả vẻ đpẹ
hoang sơ, hoang dại của ds. Hình ảnh câu chữ của NT đã đem đến cho bạn
đọc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trữ tình của không gian mà dsĐà chảy qua
để rồi từ đó người đọc nhận ra nếu đất trời TB là 1 mỹ nhân thì dsĐÀ chính
là mái tóc tôn lên vẻ đẹp tuyệt sắc của người mỹ nhân ấy
B) Màu nước sông Đà
- Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân, tôi đã nhìn xuyên qua đám mây mùa
thu, mùa thu dòng sông đà lừ lừ chín đỏ như khuôn mặt ng bầm đi vì rượu
bữa:
+) dòng sông chảy giữa sắc màu trẻ trung , rực rỡ. đó là màu đỏ của hoa
gạo. màu trắng của hoa ban. màu huyền hồ sương khói của núi rừng tây
bắc. không chỉ gợi ra vẻ đẹp xuất sắc cả SĐ mà còn gợi ra vẻ đẹp hoang sơ
hoang dại của dòng sông. Hình ảnh câu chữ của nguyễn tuân đem đến cho
bạn đọc chiêm ngưiõng vẽ đẹp trữ tình của không gian mà dòng sông đà
chảy qua
+) Không chỉ dừng lại miêu tả vóc dáng con sông mà tác giả còn miêu tả
màu nước của sông đà – cũng là yếu tố đặc sắc để làm nên vẻ đẹp trữ trình
của đà giang: “tôi đã say mê..
+) Cụm từ tôi đã đuọc lặp đi lặp lại 2 lần trong một câu văn có tác dụng
nhấn mạnh vào tình cảm, cảm xúc của nhà văn – thứ tình cảm nồng cháy
say sưa yêu mến trân trọng mà nhà văn dành cho dòng sông đà của đất trời
tây bắc
- Nước sông Đà mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ ko xanh màu xanh canh
hến như sông Gâm, sông Lô. Xanh ngọc bích là xanh trong, xanh sáng, xanh
quý giá, ta đã bắt gặp rất nhiều tgia dùng sắc xanh này để mta cảnh sắc,
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Như vậy dưới ngòi bút tài năng của ng nghệ sĩ sắc màu còn phát ra cả ánh sáng và
ng đọc như nhìn thấy 1 dòng sông đà về mùa xuân đang tỏa sáng giữa ko gian
mây trời TB. Để tô đậm cái vẻ đẹp trong sáng, quý giá của màu nc sông Đà, NT còn
so sánh với màu nc của Sông Gâm và sông Lô. Xanh canh hến là xanh đục, trong
phép so sánh này của NT, ta đâu chỉ nhận ra màu nước độc đáo của dòng sông mà
hình như ta còn nhận ra đc cả sự ưu ái của NT dành cho con sông Đà của đất trời
TB.
- Theo bước chân lãng du của nhà văn NT ng đọc lại tiếp tục đc khám phá
màu nước SD về mùa thu “Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt
một người bầm đi vì rượu bữa” . Ngta bảo NT hơn đời là ở những so sánh
độc đáo. Dù ông tả cơn gió hay dòng sông thì độc giả chỉ cần đọc 1 lần ấn
tượng mãi ko quên. Trong 1 tp ông tả về cơn gió Lào của miền Trung, nhà
văn viết “ Cơn gió lào chu lên như con chó già bị cắt họng” , còn ở đây ông
lại so sánh màu nc SD “Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt
một người bầm đi vì rượu bữa”. “Lừ lừ” là lầm lì, bực bội, khó chịu nghĩa là
về mùa thu dòng nc SD ko quý giá nữa mà trở nên dữ dội hơn bởi màu nc
lúc này chứa đựng những hạt phù sa khi nhg con lũ lớn ở đầu nguồn chảy
về.
- Thái độ của nhà văn về cái tên thực dân Pháp đặt :
+) Bằng nt nhân hóa, với các động từ chỉ hd, NT bày tỏ sự phản đối và cho
thấy cái cách mà thực dân Pháp đặt tên cho SD là khiên cưỡng, là ko đúng
cho con sông Đà TB
ĐÁNH GIÁ, NÂNG CAO: Bằng một ngòi bút tài hoa, uyên bác với
những hình ảnh so sánh độc đáo, ngôn ngữ bậc thầy NT đã tái hiện tcong
vóc dáng màu nước cũng như tình cảm của ông dành cho con sông Đà của
đất trời Tây Bắc. Dưới góc nhìn từ trên cao, nhà văn cho người đọc cảm
nhận vẻ đẹp truxe tình của dòng sông, vẻ đẹp thơ mộng để rồi ta chợt nhớ
tới câu văn của Pau-topski: “

Luận điểm 2 :Đoạn văn còn khắc họa vẻ đẹp của dòng SD với điểm nhìn
ở trên bờ trg tình huống bất chợt gặp lại dòng sông Đà cố nhân. Đoạn
văn còn khắc họa vẻ đẹp trữ tình của con SD với điểm nhìn trên bờ trong
tình huống bất ngờ gặp lại dòng SD cố nhân “Con Sông Đà gợi cảm. Đối với
mỗi người, sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân.
Mải bám gót anh liên lạc, quên mất là mình sắp đổ ra sông Đà. Xuống một cái dốc
núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi
bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “ Yên
hoa tam nguyệt há Dương Châu” . Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm
bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì
mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”
- VỞ ĐƠN RẤT KỸ XEM LẠI VỞ ĐƠN
- KHÔNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MÀ VIẾT ĐOẠN SAU KHI VIẾT VỀ CÂU HỎI
PHỤ
III. Nhận xét phong cách của nhà văn NT:
- Lý luận- khái niệm- biểu hiện
- Một nhà văn lớn trên thế giới đã từng khẳng định: Thế giới ko chỉ dc tạo lập
1 lần mà mỗi lần ng nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới dc tái tạo .
Văn chương là lĩnh vực của sự sáng tạo độc đáo, mỗi nvan khi xuất hiện
trên văn đàn đều phải in dấu ấn phong cách cá nhân điều làm nên sự độc
đáo của riêng mình,. Phong cách bắt nguồn từ cá tính, tình cảm nó là cái
nhìn mới mang tchat phát hiện về cuộc sống thiên nhiên con người của nhà
văn . NT là một nhà văn lớn có 1 pcach vô cùng độc đáo, biểu hiện pcach
của NT.
- +) Ông là nhà văn rất mực uyên bác và tài hoa bởi sự hiểu biết sâu rộng về
con sông Đà, tài hoa trg cách dùng từ, đặt câu, bp so sánh.
- +) Ông là nvan của những cảm xúc, cảm giác mãnh liệt, ông luôn hướng tới
cái khác thg phi thg để gây cảm giác mạnh.
- +) Dưới ngòi bút của ông cng dù làm nghề gì cũng phải là nghệ sĩ trg nghề
nghiệp của mình còn sự vật luôn dc ông tiếp nhận ở văn hóa, nt
- +) Thể tùy bút là sở trưởng.
Đánh giá và kết bài
Như vậy bằng 1 đoạn văn ngắn với ngôn ngữ bậc thầy cũng như sự hiểu
biết sâu rộng, nhà văn đã tái hiện thành công vẻ đẹp trữ tình của con sông
Đà với điểm nhìn ở trên cao và trong tình huống bất chợt gặp lại dòng sông
Đà cố nhân . NT bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng của mình dành cho
dòng Sd TB nói riêng và thiên nhiên đất nc nói chung từ đó cũng bồi đắp
cho độc giả tình yêu thiên nhiên đất nc con người. Đã hơn nửa thế kỉ qua đi
kể từ khi bài kí của NT ra mắt ng đọc trải qua bao thời gian dòng sông đã
bao mùa đi qua nhưng vẻ đẹp của dòng sông Đà đc tái hiện trg dòng sông
chữ của NT. Đọc tùy bút người lái đò sông đà ta lại càng thấm thía lời nhận
xét của giáo sư Vũ NGọc Phan : “ Văn của NT chỉ người ưa suy xét mới thích
thú, nó k dành cho ng nông nổi, thường thức. Quả thật NT có một vị trí ko
thể thay thế trg rừng đầu nguồn văn học VN thế kỉ 20.

PHONG CÁCH CỦA NGUYỄN TUÂN ĐÂY NHÉ ( Càng những ngày cuối này cô càng yêu và gắn
bó với các con vô cùng)
Chỉ người ưa suy xét đọc NT mới thấy thú vị, vì văn NT không phải thứ văn để người nông nổi
thưởng thức” Vũ Ngọc Phan. Cho đến nay và mãi về sau chắc chắn không ai nghi ngờ vị trí hàng đầu
của nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo này:
Trước Cách mạng Tháng Tám: có thể nói phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong giao đoạn
này cô đúc trong một chữ "ngông": Ngông là thái độ khinh đời làm khác đời dựa trên cái tài hoa sự
uyên bác và nhân cách hơn đời của mình.
- Nguyễn Tuân là một người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau:
+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và... khen chê.
+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát hiện thực sáng tạo hình tượng.
+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ tạo nên những nhân vật tài hoa để...đem đối lập với
những con người bình thường phàm tục.
Tô đậm cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.
- Nguyễn Tuân là một con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chỗ dựa ở thái độ "ngông" của ông
không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức
trong ông là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ của phong tục
tập quán của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.
b) Sau Cách mạng Tháng Tám: phong cách của Nguyễn Tuân có những chuyển biến quan trọng.
Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa. Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu
- Nếu trước Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai, ông chỉ
tin vào cái đẹp của quá khứ, người tài hoa cái đẹp luôn lạc lõng, cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì
sau Cách mạng tháng Tám ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì
phi thường mãnh liệt, vẫn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô
tả, vẫn tô đậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tộc và lòng yêu
nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phẩm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy
trong nhân dân trên mọi lĩnh vực
- Tuy nhiên trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là
những công trình thiên tạo tuyệt vời: anh bộ đội, ông lái đò thậm chí chị hàng cốm người bán phở...
cũng là những con người tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.
c) Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của Nguyễn Tuân: vì nó mang tính chủ quan
và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của Nguyễn Tuân. Mạch văn biết hóa rất linh
hoạt nhưng đôi khi khó hiểu.
- Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ đặt câu
- Với Nguyễn Tuân, văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật mà đã là nghệ
thuật thì phải độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong
sạch.

You might also like