You are on page 1of 5

ĐOẠN 4 sông đà trữ tình

Người lái đò sông đà được in trong tập sông đà 1980, là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc xa xôi
rộng lớn để tìm chất vàng của thiên nhiên cũng như “thứ vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn
người lao động. Tác phẩm đã thể hiện khao khát được hòa mình vào cuộc sống mới của Nguyễn Tuân,
nổi bật lên trong đó còn là hình tượng con sông đà với vẻ đẹp trữ tình thơ mộng và hung dữ, hiểm ác.
Nếu ở thượng lưu, con sông đà được tác giả khắc họa với vẻ đẹp hung bạo, quanh năm làm mình làm
mẩy với người dân Tây Bắc thì khi về hạ lưu, con sông trở lại vẻ trữ tình và thơ mộng vốn có của nó

Nếu ví người lái đò sông Đà như bản trường ca với những cung bậc khi mãnh liệt lúc réo rắt ngân vang
thì đoạn văn trên là một khúc ca êm ái nhất. Không những thế đoạn văn còn như một bài thơ, với những
ý tưởng vần điệu nhịp nhàng, mềm mại. Ở những giai đoạn trên, ta bắt gặp một con thuyền chiến của
người lái đò, còn đây là một con thuyền thơ của một hồn văn đầy chất thơ. Hòa vào tứ thơ ấy, không
gian liên tưởng của người đọc cứ mở ra mãi nhờ những cách so sánh. “Con sông Đà gợi cảm” là ấn
tượng đầu tiên của ông về vẻ đẹp dịu dàng ấy.”. “Trong lần mải đi theo gót chân của anh liên lạc, tôi đã
quên mất rằng mình đang chuẩn bị đổ ra sông Đà”. Lần đó giống như khiến ông được mở mang tầm mắt
hơn về dòng sông. Lần đầu ông được cảm nhận về nét đẹp dịu dàng, không hung dữ dọa người như
những lần mà mình đã thấy, hình ảnh này đã làm lay động tâm hồn ông biết bao nhiêu. Nó yên bình,
trầm lặng, không còn là con sông có thể nuốt bất cứ ai nữa, nó là những thứ bình dị, như “trước mắt
thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”. Tuổi thơ như khoảng thời
gian thần tiên trong hồn người. Và đi bên tuổi thơ của mỗi con người là tuổi thơ của nhân loại, bởi dòng
sông nào cũng là chứng nhận của việc an cư lạc nghiệp, của biết bao biến đổi thăng trầm của lịch sử.

Ở đây ông cảm nhận được cái “nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Thật
yên bình, nhẹ nhàng. “Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi trông
con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài
ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân
ấy mình biết là lắm bệnh mà chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.”
Khung cảnh nên thơ, khiến cho ai đặt chân đến đây đều không muốn phá hỏng nó, chuồn chuồn bươm
bướm tự do bay bổng, trông vui vẻ và giản dị biết bao. Đối với mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau, thế
nhưng đối với Nguyễn Tuân đã có lần ông nhìn nhận sông Đà như một “cố nhân”, đơn giản chỉ vì nó
trầm lặng, làm cho người ta có cảm giác hồi tưởng, bâng khuâng về nét xưa cũ. Đôi lúc có sự gắt gỏng, là
những lúc hung bạo, muốn bắt nạt người, nhưng đôi lúc dòng sông ấy lại chỉ muốn ngồi lặng lẽ để nhìn
lại về những gì đã trải qua, những thăm trầm cuộc đời. “Dịu dàng đấy, rồi lại bẳn tính và gắt gỏng” thật
buồn cười khi ta tưởng tượngra cảnh “sớm nắng chiều mưa” này. Nhưng chính vì điểm hay khi Nguyễn
Tuân thổi hồn vào dòng sông vô tri, khiến cho người đọc càng bị cuốn hút, làm cho người ta muốn tìm
hiểu, muốn khám phá hết các khía cạnh của con sông. Đúng là một nhà văn có auy nghĩ không tầm
thường, ít ai có thể cảm nhận được con sông có tính cách như con người, Ấy vậy mà chính ông lại làm
cho dòng sông này như sống hòa mình với con người, với người lao động.

thuyền tôi trôi trên sông Đà”. Câu văn chỉ gồm 6 âm tiết, mà lại đều là thanh bằng, gợi nên sự nhẹ nhàng
êm ái đã tạo nên không gian nghệ thuật như ru khách sông đà vào giấc mộng phiêu du, dẫn họ đến một
không gian nên thơ, cổ tích. Mặt khác lại cho thấy Nguyễn Tuân ưa những điều mới lạ và khám phá
tường tận về sông Đà qua nhiều điểm nhìn khác nhau. Nếu như trước đó, ông cảm nhận vẻ đẹp của
dòng sông từ điểm nhìn trên cao hay cái nhìn gần hơn là khi đi từ rừng ra bắt gặp sông đà thì ở đoạn văn
này, điểm nhìn còn gần hơn nữa là ngồi trên con thuyền trôi chầm chậm trên sông để quan sát và miêu
tả về dòng sông mà ông thương nhớ như cố nhân

Ngay từ đầu đoạn trích, NT đã gieo vào tâm trí người đọc vẻ đẹp ấn tượng của SĐ dọc đôi bên bờ sông.
Sự tĩnh lặng của không gian được tác giả miêu tả: Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven song ở đây
lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Tính từ “lặng tờ”
được lặp lại đến hai lần tạo ấn tượng về vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng không một bóng người. Ngồi trên
quãng đò ấy, nhà văn có cảm giác như đang ngược về quá khứ xa xưa về thời Lý, thời Trần, thời Lê. Nhắc
đến các triều đại ấy là tác giả muốn gợi lại lịch sử dựng nước và giữ nước và thể hiện lòng tự tôn dân
tộc, cũng là một cách để nhà văn tô đậm vẻ đẹp “nguyên thủy” của dòng sông. Cảnh vật tĩnh lặng đến
mức nhà văn chợt ước ao có một âm thanh của sự sống con người, sự khao khát cảm nhận được con
người đang từng bước chinh phục thiên nhiên “ Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-
lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu”

Cảnh vật bờ bãi sông đà không chỉ hoang sơ mà còn tĩnh lặng đến kì lạ, điều đó được thể hiện qua 1 loạt
các hình ảnh:” tinh không một bóng người” và đặc biệt là câu văn” Bờ song hoang dại như một bờ tiền
sử. Bờ song hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Khiến ta tưởng đây là 2 vế của 1 câu song
quan trong bài phú lưu thủy. nhà văn đã đi ngược thói quen, đem giải thích đặc tính trừu tượng bằng
những khái niệm trừu tượng hơn nữa, mở ra những liên tưởng trùng trùng bát ngát. Với cách so sánh
đầy sức gợi, con sông dường như có vẻ đẹp bền bỉ, chạy qua tháng năm lịch sử, mang dấu tích ngàn xưa
của dân tộc. NT đã tìm về vẻ đẹp xưa trong ngày hôm này, từ đó bật lên tình yêu quê hương xứ sở.

Không bằng lòng với vẻ đẹp nhợt nhạt, NT đã vận dụng tối đa bút lực để phác họa bức tranh cảnh vật
sông đà. Những hình ảnh về “ một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa, Cỏ gianh đồi núi đang ra
những nõn búp” cho thấy cảnh vật được miêu tả qua vẻ đẹp của sự non tơ, tươi mới và tràn đầy sức
sống, Giữa không gian thơ mộng đó còn là hình ảnh một đàn hươu "cúi đầu ngốn búp cỏ tranh đẫm
sương đêm". Bằng những quan sát tinh tế, tg đã bắt trọn từng khoảnh khắc và mọi chuyển động: "Con
hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò", rồi
"hươu vểnh tai…” Cuộc đối thoại giữa ông khách sông Đà và con hươu đích thực là một bài thơ trữ tình
kì diệu, như một giấc mơ giữa ban ngày mà ở đó ta thấy được sự hòa quyện, đồng điệu trong tâm hồn
của con người và thiên nhiên. Là hươu hỏi người hay người tự hỏi chính mình? “tiếng còi sương” ngân
xa như một khát vọng, hài hòa cùng cảm hứng lịch sự đem lại cho câu văn vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện
đại

Sau khi miêu tả quanh cảnh ven sông, tác giả tập trung miêu tả cảnh sắc dưới lòng sông. Câu văn “Đàn
cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi” là một câu văn đẹp, có âm thanh, có
màu sắc, vừa gợi tả sắc trắng (như bạc), vừa chỉ rõ dáng hình thon dài (như thoi) của đàn cá dầm xanh.
Biện pháp nghệ thuật so sánh cùng với nghệ thuật lấy động tả tĩnh gợi lên không gian tĩnh mịch đến độ
người ta có thể nghe thấy cả tiếng cá quẫy đuôi làm đàn hươu phải giật mình và ông khách sông Đà cũng
chợt tỉnh mộng để quay về thực tại.

“Thuyền tôi trôi trên “dải sông Đà bọt nước lênh bênh - bao nhiêu cảnh bấy; nhiêu tình” của “một người
tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Việc trích dẫn thơ Tản Đà ở đây còn mang một ý nghĩa “tri ân”,
Cũng như có cảnh đẹp mà thiếu bạn thì cái yêu hoa thưởng nguyệt đã giảm đi ít nhiều nhã thú

Đối với NT, những cái gì mang trong nó hơi thở ấm áp trong cuộc đời đều để thương, để nhớ, để lưu
luyến cho ông. Càng về xuôi, SĐ càng rộng thêm, dòng sông dường như càng trở nên mênh mông hơn,
cũng là lúc tác giả trải lòng mình ra với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe và thấu hiểu “….”. “Con
đò mình nở chạy buồm vải”, “Con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển”, là nhận xét, là cách tả, là cách
dùng từ rất độc đáo của Nguyễn Tuân. Mỗi câu, mỗi chữ đều phả linh hồn vào dòng sông, vào con đò,
vào cảnh vật. Những so sánh ẩn dụ, những nhân hóa trong đoạn văn này cho thấy một tình yêu sông núi
thiết tha, một cái nhìn đàm thắm nồng hậu.

ĐOẠN 3 vẻ đẹp người lái đò

thế trận của ông khách sông Đà ở sự thông minh, linh hoạt và tài nghệ vượt thác dũng mãnh, phi
thường. Chuyển từ thế trận phòng ngự, ông lái đò chuyển thế chủ động tấn công.

Quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ
tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà ngay ở những khúc sông không có thác lại dễ dại tay
dại chân mà buồn ngủ. Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão lái đò vừa thuộc dòng sông,
thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì
thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba. Mọi giác quan của ông
lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác.

Để làm nổi bật vẻ đẹp ấy, nhà văn đã miêu tả trọn vẹn ba trùng vi thạch trận mà ông lái đò phải trải qua
sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đang lật
ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt, Phép điệp động từ “đánh hồi lùng, đánh đòn
tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm” gợi lên cơn đau dồn dập, hành hạ người lái đò. Ngay cả khi bị thương,
người lái đò vẫn “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng
sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm”. ông lái đò vẫn không hề nao núng, bình
tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. “Vậy là phá xong cái trùng vi
thạch trận thứ nhất”. Trong trận đánh người lái đò đã hiện lên thật gan dạ, dũng cảm và đầy sức dẻo dai
và một trí tuệ của người chỉ huy con thuyền sáng suốt.

Ở trùng vi thạch trận thứ hai này, sông Đà tăng cường một “tập đoàn cửa tử” và cửa sinh bố trí lệch qua
bờ hữu ngạn. So với trùng vi một thì trùng vi này khó khăn hơn. Nhưng không vì thế mà ông đò nao
núng. Kinh nghiệm mười năm chiến trường sông nước, binh pháp và quy luật phục kích của lũ đá ấy ông
nhớ chính xác như thuộcn một “bản trường ca”, người lái đò đã “nắm chắc binh pháp của thần sông
thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá”. Bằng nghệ thuật liên tưởng độc đáo Nguyễn Tuân
như thấy ông lái đò không phải chèo thuyền vượt thác mà là cưỡi lên thác nước sông Đà, ông đã ví von
cuộc chiến sinh tử giữa người lái đò và thác sông Đà như một con hổ hung bạo, nên “cưỡi lên thác sông
Đà là cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Sông Đà lúc này như ngựa bất kham nhưng ông đò vẫn cố gắng chế
ngự, rồi bất ngờ ông tăng tốc "ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa
sinh” với tốc độ di chuyển mau lẹ, nhịp độ dồn dập, tinh thần sung sức, không hề lưỡng lự. Nhưng thạch
trận này quyết không tha cho ông lái, nó xua "bốn năm bọn thủy quân bên bờ trái xô ra định níu chiếc
thuyền vào tập đoàn cửa tử". Như đã nhớ mặt từng đứa một nên “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo”,
“đứa thì đè sấn lên chặt đôi ra để mở đường tiến”.Hàng loạt động từ mạnh liên tiếp như đưa người đọc
vào cuộc chiến của sóng nước :” nắm, ghì, phóng, lái, tránh, rảo, đè, chặt…” để từ đó tôn vinh lên những
nét đẹp của ông đò mưu trí, dũng cảm như một mãnh tướng đang xung trận, dù khó khăn đến đâu, ông
vẫn dùng bản lĩnh để vượt qua, thiên nhiên có hung dữ đến đâu, khó khăn đến mấy vẫn thua cuộc trước
ông lái đò gần 70 tuổi, vẫn phải “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào
cửa sinh nó trấn lấy.”

Vậy là với tài trí, ông lái đã dễ dàng vượt qua trùng vi thứ 2 với dáng vẻ oai phong, chủ động trước thiên
nhiên Tây Bắc. Vừa mới vượt qua ải nước thứ hai, ông đã phải đối mặt với trùng vi thứ 3, cũng là trùng vi
mà tài năng của bậc thầy ngôn ngữ Nguyễn Tuân thể hiện đậm đặc nhất. “Cứ phóng thẳng thuyền, chọc
thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa
trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào từ động lái được
lượn được”, người lái đò như đang cưỡi môt con tuấn mã bay lượn trong không gian, 1 loạt động từ
mạnh: “phóng, chọc, vụt, xuyên” được sử dụng liên tiếp cùng cách ngắt nhịp vụn để tô đậm không khí
dồn dập như một cuộc thủy chiến dậy sóng, dậy gió. Nhà văn đã sử dụng từ “vút” hai lần cùng động từ
“phóng’’ để tô đậm tốc độ nhanh, mạnh của con thuyền dưới sự chỉ huy của người lái đò tài ba, nó như
mũi tên tre xuyên nhanh qua các cửa ải hiểm trở, từ. Lúc này người lái đò như một chiến tướng phát huy
hết tài năng quân sự, hiên ngang lồng lộng giữa gió núi Tây Bắc. Vậy là kết thúc trận chiến sinh tồn giữa
con người và thiên nhiên, giữa sự gan dạ và dữ dằn, và cái chiến thắng vẫn là sự tài ba, trí dũng của con
người. Trận đánh ấy được nhà văn miêu tả như một bộ phim hành động tua nhanh, dưới bàn tay nhào
nặn của người nghệ sĩ, bộ phim ấy trở nên hấp dẫn, kịch tính đến tận giây phút cuối cùng, và kết thúc bộ
phim ấy chiến thắng nghiêng về con người.

Cuối cùng, nhà văn đã hoàn thiện cho bức tranh về vẻ đẹp của người lái đò là vẻ đẹp giản dị của một
tâm hồn thanh cao. Cái kì tích mà đáng lẽ ra phải tự hào nhưng khi cuộc chiến kết thúc cũng là lúc ông
quên đi chiến tích ấy để quay về với cuộc sống thanh bình, ông xem đó là một chuyện bình thường mỗi
ngày “ nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về
những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng.’’ .
Nếu như những đoạn văn miêu tả trận đánh, nhà văn sử dụng giộng văn gấp gáp, nhắt nhịp dồn dập, thì
đến đoạn này giọng văn thay đổi trở nên nhẹ nhàng. người lái đò lúc nào cũng ung dung, thanh thản
như chưa từng vượt thác hệt như một người nghệ sĩ chân chính, bởi “ cuộc sống của họ là ngày nào
cũng …”. Như vậy, bằng vài ba câu miêu tả cuộc sống đời thường của ông lái đò, nhà văn đã tôn vinh vẻ
đẹp của người lao động, đồng thời khẳng định: thiên nhiên càng khắc nghiệt bao nhiêu, càng khẳng định
sức manh, vẻ đẹp của con người bấy nhiêu.

ĐOẠN 2 sông đà hung bạo

Hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác mà còn ở cảnh đá bờ sông. Cái sừng sững của vách đá, cái lạnh
lẽo tối om và thắt hẹp lại của quãng sông hiện lên rõ mồn một trước mắt người đọc bởi hàng loạt hình
ảnh, sự kiện, phép so sánh mới lạ của Nguyễn Tuân. Đá bờ dựng đứng, hiểm trở với độ cao hun hút
khôn cùng “ mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. Để diễn tả độ hẹp của lòng sông, nhà
văn đã có một sự liên tưởng vô cùng táo bạo “Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”,
“Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ
này sang bờ kia’’lòng sông hẹp, quãng sông còn hẹp hơn, thật hiếm con sông nào ở Việt Nam nhỏ đến
vậy, đến mức mà một con nai, con hổ cũng có thể nhảy vọt qua. Ấn tượng về độ cao và thẳng của vách
đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng bất
ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: “Ngồi trong khoang đò qua quãng
ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà... ngóng vọng lên
một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Nhà văn chẳng những sử
dụng thị giác, mà còn kết hợp sử dụng xúc giác để cảm nhận khi đi trên sông. Vách thành dựng đứng gợi
lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại còn gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.
Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của
đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con
người”lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm
được qua đấy”. Đến đây, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều câu văn ngắn móc xích với nhau, phép điệp từ ,
điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to
và sóng lớn. Một khúc sông mà chỉ có ba thế lực "đá, sóng, gió" ngự trị, gầm ghè, so kè với nhau. câu văn
chứa đầy giá trị tạo hình và nghệ thuật miêu tả, Nguyễn Tuân đã dựng lên hình ảnh một sông Đà đẹp
hùng vĩ mà cũng hoang vu, dữ dội, hung bạo vô cùng.

Sông Đà hung bạo không chỉ ở những cảnh đá bờ dựng vách thành, những ghềnh sông, hút nước đầy
nguy hiểm mà hùng vĩ và dữ dội nhất trên sông Đà là những thác đá, được nhà văn miêu tả chi tiết qua
âm thanh, cảnh tượng và sự nguy hiểm đến kinh hoàng của nó. Trước tiên nhà văn cảm nhận nó qua âm
thanh từ xa đến gần. Ban đầu, chỉ mới từ xa “còn xa lắm…”, nhưng trong chốc lát đôi tai của nhà văn đã
rợn ngợp trc âm thanh “réo gần mãi lại réo xa mãi lên” đầy ghê sợ của con quái vật thác nc sông Đà. Nhà
văn nhìn con sông như 1 con ng đời thực, Đủ mọi sắc thái của sông Đà được nhân hóa một cách sinh
động như một sinh thể thực thụ, có linh hồn, đang giận dữ, làm mình làm mẩy. Sự giận dữ ấy nằm ở
tiếng thác “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích,
giọng gằn mà chế nhạo”. Những câu văn khi miêu tả thác nước đều ngắt nhịp khá nhanh, nhịp điệu dồn
dập, gấp gáp cùng biện pháp tăng tiến diễn tả đủ mọi sắc thái của sông Đà, từ oán trách, rồi van xin, rồi
khiêu khích và chế nhạo, tất cả đó diễn tả sự cuồng nộ của thiên nhiên ngày càng lớn cùng khoảng cách
ngày càng gần giữa ông lái đò với thác sông Đà. Thế nhưng, âm thanh đập mạnh vào vào tâm trí người
đọc nhất, diễn tả sự cuồng nộ nhất phải kể đến hình ảnh “… trâu mộng…” Tiếng rống làm chấn động cả
một vùng trời như QD đã từng miêu tả trong TT:” chiều chiều oai linh thác gầm thét” . Tiếng thác như
tiếng gầm, tiếng thét của hàng ngàn con trâu mộng, gợi cho người đọc âm thanh man rợ. Một loạt việt
ngữ được nhà văn sử dụng vô cùng linh hoạt, hình ảnh so sánh cùng nhiều động từ mạnh khiến ta hình
dung một cảnh tượng hỗn độn đang xảy ra trước mắt như một thước phim hành động ác liệt . Cái hay
của Nguyễn Tuân nằm ở chỗ ông đã rất ngông khi lấy lửa để tả nước, lấy hai nguyên cốt đối lập đặt
trong một câu tưởng vô lí nhưng lại vô cùng hợp lí, nó tô đậm âm thanh của thác nước, một âm thanh
cuồng nộ như hàng trăm con trâu đang điên cuồng, gào thét, điên loạn tìm con đường sống giữa những
tiếng nổ đôm đốp của những vầu, tre, nứa.

Quả thật, sức mạnh hoang dã của tự nhiên qua tài đối sánh, nhân hóa và trí tưởng tượng phongphú, độc
lạ của Nguyễn Tuân đã cho người đọc một cảm giác mạnh đến tận độ. Như vậy, chỉ riêng với âm thanh
của thác đá sông Đà, Nguyễn Tuân đã gây ấn tượng trong người đọc về sự dữ dội đến khủng khiếp của
những thác đá Sông Đà.

You might also like