You are on page 1of 5

TÀI LIỆU DẠY THÊM VĂN 11 CÔ HOÀI AN CHUYÊN ĐHV.

ĐT 0986462566

ĐỀ 4: Cảm nhận/phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong đoạn trích sau:
Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một
cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà,
không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái
con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng
giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng
dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh
ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà
nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương
đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu
tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù
khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa
làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng
nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh
hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi
vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề
bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây
vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
I.MĐ:
- Nguyễn Tuân là tác gia lớn của niền văn học hiện đại Việt Nam
- Tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông là tùy bút “Người lái đò sông Đà”
- Kết tinh tài năng nghệ thuật của tác giả và tư tưởng của tác phẩm là đoạn trích nằm ở phần
đầu của tác phẩm.
“Hùng vĩ của sông Đà … lên cái gậy đánh phèn”.
II.TĐ: Phân tích vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng, đạt dào sức sống của dòng sông Đà…

1. Mở đầu đoạn văn là hình ảnh Sông Đà được chiêm ngưỡng từ trên cao xuống. Ở điểm
nhìn ấy, sông Đà hiện lên với đường nét, hình khối, vừa hùng vĩ tráng lệ, vừa thơ mộng
trữ tình.
- Mở đầu nhà văn miêu tả: “Từ trên tàu bay mà nhìn ….giận dỗi vô tội vạ với người lái đò
sông Đà”.
+ Với nghệ thuật so sánh, nhà văn nhìn con sông Tây Bắc giống như sợi đây thừng ngoằn
ngoèo. Từ láy “ “ngoằn ngoèo” trong so sánh liên tưởng đến “cái dây thừng ngoằn ngoèo” rất
giàu sức gợi.
++ Có thể hình dung: do địạ hình Tây Bắc vô cùng hiểm trở nên sông Đà không chảy theo một
đường thẳng mà nó quanh co, uốn lượn, gấp khúc, vòng vèo, chùng chình giữa những rừng,
những núi, những đồi tạo thành hình khối, đường nét.
++ Dòng sông từ góc nhìn ấy vừa hùng vĩ mà cũng vừa gợi cảm, thơ mộng. Dáng hình ấy thật
mềm mại và duyên đáng biết bao, khiến nhà văn như có chút ngỡ ngàng: đây có phải là con

1
TÀI LIỆU DẠY THÊM VĂN 11 CÔ HOÀI AN CHUYÊN ĐHV. ĐT 0986462566

sông Đà suốt đời “làm mình làm mẩy” với con người Tây Bắc, đã “giận dỗi vô tội vạ” ở trên
thượng nguồn?
- Sông Đà trong cái nhìn qua mây trời còn hiện ra với một phát hiện thú vị: “Cũng không
ai nghĩ rằng: đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tỉnh “núi cao sông
hãy còn dài - năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Phép điệp “không ai trong tàu bay nghĩ
rằng”, rồi “cũng không ai nghĩ rằng” như tiếng reo vui, tự hào của tác giả khi khám phá ra một
góc độ khác về con sông Tây Bắc.
++ Không thể ngờ được rằng, dòng sông Đà chính là dòng sông trong truyền thuyết “Sơn Tinh
Thủy Tinh” nổi tiếng của người Việt.
++ Ta bắt gặp nơi đây không chỉ là những kiến thức của lịch sử mà còn là kiến thức địa lí, văn
hóa, hội họa, điện ảnh, âm nhạc....
- Cũng với cái nhìn tha thiết, Nguyễn Tuân còn vẩy bút mà điểm tô thêm một nét yêu kiều:
“Hình như khi mà ta đã quen ..dưới chân mình”.
+ Câu văn kéo dài ra, âm điệu miên man, dạt dào như cái bao la của trời, đất cõi này.
+ Hai chữ “hình như” mang hơi thở của một câu hỏi tu từ gợi ra cảm giác bâng khuâng thương
nhớ.
+ Cụm từ đại dương đá là một sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ:
. “Đại dương” gợi lên sự bao la, bát ngát, rộng lớn
. còn “đại dương “đá” là cách nói phóng đại mang đến hình dung đá ở đây nhiều, miên man,
trùng điệp, hùng vĩ, tráng lệ.
+ Từ láy “lờ lờ” gợi tả hình ảnh mây trôi lững lờ, thong thả. Trong cái nhìn từ trên cao ấy, bức
tranh thiên nhiên trong cảm nhận của, tác giả là những nét đẹp “ quen thuộc” của Tổ quốc bao
la, một vẻ đẹp hài hòa được cộng hưởng từ các đường nét mềm mại của dòng sông “tãi ra”, sự
nhấp nhô của đại dương đá, dòng sông bồng bềnh trong mây trời, lúc ẩn, lúc hiện dưới chân
mình. Đó quả thực là bức tranh đẹp của thiên nhiên sồng Đà phản chiếu qua một tâm hồn tài
hoa, trí tuệ.
2. Trong cái nhìn nhân cách hóa, sông Đà đáng yêu và trữ tình, thơ mộng hơn nữa trong
sự liên tưởng tới người con gái đẹp với “áng tóc trữ tình”.
- Ở điểm nhìn từ trên cao tác giả đã hình dung con sông Đà giống như một người con gái
kiều diễm với áng tóc trữ tình đằm thắm.
+ Lời văn của Nguyễn bây giờ cũng bềnh bồng với bầu trời mùa xuân, mùa thu, nơi tác giả từ
trên tàu bay mà nhìn xuống “từng nét sông tãi ra trên đại đương đá lờ lờ bóng mây dưới chân
mình”.
+ Để từ đó, bậc du tử tài hoa đã vẩy bút vẽ ra cả một bức tranh thuỷ mặc chỉ trong một câu văn,
cái câu sẽ còn vương vấn mãi trong hồn bao bạn đọc: “Con sông Đà tuôn …đốt nương xuân”.
Có thể nói, đây là một câu văn tuyệt bút, ghi dấu ấn tài hoa của Nguyễn Tuân trong nghệ
thuật tả cảnh, từ cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, đến âm hưởng, giọng điệu.

2
TÀI LIỆU DẠY THÊM VĂN 11 CÔ HOÀI AN CHUYÊN ĐHV. ĐT 0986462566

++ Nhịp điệu ngân nga, trầm bổng của câu văn góp phần gợi tả những nét thi vị thật đặc biệt
của dòng sông.
++ Câu văn dài chỉ có một dấu phẩy duy nhất, kết hợp với điệp ngữ “tuôn đài” đem đến ấn
tượng về sự liền mạch, bất tận, miên man.
+ Điệp ngữ “tuôn dài, tuôn dài” với “tuôn” - động từ mạnh, “dài” - tính từ, tác giả như mở ra
trước mắt của người đọc độ dài vô tận của dòng sông; mái tóc của Đà giang như nối dài đến vô
tận, trùng điệp giữa bạt ngàn màu xanh lặng lẽ của núi rừng.
+ Phép so sánh, nhân cách hóa, Sông Đà “như một áng tóc trữ tình” tạo cho người đọc một sự
xuýt xoa trước vẻ đẹp diễm tuyệt của con sông.
+ Chữ “áng” thường gắn với áng thơ, áng văn, nay được họ Nguyễn gắn với “tóc” thành “áng
tóc trữ tình”. Nguyên cả cụm từ ấy đã nói lên hết cái chất thơ, chất trẻ trung và đẹp đẽ, thơ
mộng của dòng sông.
->Sông Đà giống như một kiệt tác của trời đất, kiệt tác của thiên nhiên 'Tây Bắc. Cảnh vì thế
mà vừa thực lại vừa mộng. Cách so sánh dòng sông như một áng tóc trữ tình đã đem đến cho
sông Đà nét đằm thắm, duyên dáng đầy nữ tính, giàu sức sống mà không hề làm mất đi sự hùng
vĩ của nó.
+ Sắc đẹp diễm tuyệt của sông Đà - của người con gái kiều điễm còn được tác giả nhấn mạnh
qua phép nhân hóa “đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”.
++ Hai chữ “ẩn hiện” gợi cảnh tượng huyền ảo, vừa thực vừa mộng.
++ Động từ “bung nở”, từ láy “cưồn cuộn” gợi tả sức sống hoang dại, mãnh liệt của dòng sông.
->Từ trên cao nhìn xuống, có những quãng hoa ban nở trắng rừng, hoa gạo đỏ rực hai bên bờ
làm người đọc liên tưởng mái tóc như được trang điểm bởi mây trời; như cài thêm hoa ban, hoa
gạo và đẹp mơ màng như sương khói mùa xuân. Có cảm giác Nguyên Tuân vừa thưởng cảnh,
vừa họa trên trang sách bức tranh tuyệt mĩ về đòng sông Đà giữa bao la cây cỏ, bát ngát núi
rừng. Dòng sông không “thẳng đơ trên trang giấy” mà đã nhận thêm vào dòng chảy của mình
nét thơ mộng huyền ảo của mây trời, sự tươi tắn rực rỡ của hoa ban hoa gạo tháng hai, cái ấm
áp, gần gũi của làn “khói núi Mèo đốt nương xuân”.
3. Từ điểm nhìn trên cao, sông Đà trữ tình và đáng yêu hơn nữa bởi sắc nước thay đổi
biến ảo theo mùa, đó là vẻ đẹp đa đạng, phong phú của sông Đà. `
- Mỗi mùa, sắc nước sông Đà có những vẻ đẹp riêng khiến cho nhà văn không khỏi thốt lên:
“Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu
mà nhìn xuống dòng nước sông Đà”.
+ Câu văn có hai mươi tám chữ nhưng đã có tới hai mươi ba thanh bằng, những thanh bằng ấy
tạo nên sự êm ái, nhẹ nhàng, mê đắm.
+ Từ láy “say sưa” kết hợp phép điệp động từ “nhìn” tả cảm giác, chìm đắm, ngẩn ngơ, mê mải
của tác giả, đó là cái nhìn đắm đuối, nhìn mà không chớp mắt. Chính vẻ đẹp của mây trời đã
tạo cho con sông Đà một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn.
-> Nguyễn Tuân lại phát hiện ra vẻ đẹp của sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa.

3
TÀI LIỆU DẠY THÊM VĂN 11 CÔ HOÀI AN CHUYÊN ĐHV. ĐT 0986462566

- Mùa xuân, nước sông Đà xanh ngọc bích “chứ không xanh màu xanh canh hến của nước
sông Gâm, sông Lô”.
+ Xanh ngọc bích là xanh trong, xanh sáng, xanh biếc — một sắc màu gợi cảm, trong lành,
không có sự pha tạp.
+ Đó là sắc màu của nước, của núi, của da trời dạt dào sức sống. So sánh với màu xanh canh
hến của nước sông Gâm và sông Lô, nhà văn như khẳng định: mầu xanh ngọc bích của sông Đà
là vẻ đẹp riêng, hiếm có, hiếm thấy.
- Mùa thu cũng khiến nước sông Đà thêm ảo diệu: “Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như
da mặt một người bầm đi vì rượu lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi
độ thủ về.
Câu văn chia thành hai vế với hai hình ảnh khác nhau.
+ Vế thứ nhất có từ láy “lừ lừ“ và hình ảnh “chín đỏ”, so sánh “da mặt một người bầm đi vì
rượu bữa“ mang đến hình ảnh sắc màu đỏ ửng hồng của độ đầu thu;
++ vừa gợi tả dòng chảy nặng nề, điềm đạm và chậm rãi của con sông mang nặng phù sa
thượng nguồn,
++ vừa thể hiện sức mạnh tiềm tàng ẩn chứa bao hiểm nguy, cưồng loạn của một dòng sông
vẫn “năm năm báo oán đời đời đánh ghen” với con người.
+ Vế thứ hai cũng sử dụng từ láy “lừ lừ” nhưng sắc màu đậm hơn qua nhân hóa “đỏ giận dữ“,
“bất mãn”, “bực bội”.
++ Đó là màu đỏ của phù sa vào độ giữa thu khi Tây Bắc mưa nhiều.
++ Đó cũng là hình ảnh gắn liền với tính cách thất thường, khi dịu dàng đằm thẳm, lúc bẳn tính
gắt gỏng.
->Như vậy, trong cái hùng vĩ dữ dội, dòng sông vẫn có nét thơ mộng trữ tình và trong cái thơ
mộng trữ tình, nó vân ẩn chứa vẻ dữ dằn, nguy hiểm.
4. Đoạn trích khép lại bằng lời khẳng định đầy tự hào: “Chưa hề bao giờ tôi ….mà phết vào
bản đồ lai chữ”
- Với một tình yêu dạt dào và niềm tự hào mãnh liệt về con sông Tây Bắc, nhà văn khẳng định
chưa bao giờ con sông có màu đen như thực dân Pháp đã “đè ngửa cón sông ta ra đổ mực Tây
vào mà gọi bằng một cái tên Tây lếu láo” - Sông đen.
- Từ ngữ “đè ngửa”, “láo lếu” thể hiện thái độ căm phẫn của nhà văn. Sự phủ định ấy đã khẳng
định vẻ đẹp trong sáng của dòng sông và cũng là niềm tự hào, tự tôn về chủ quyền quê hương,
đất nước.
-> Như vậy, lên Tây, Bắc, Nguyễn Tuân không chỉ thỏa thích thú “xê dịch” mà còn là để cất
lên tình yêu của mình với quê hương xứ sở.
5.Đánh giá:
- Bằng ngòi bút tài hoa và những cảm nhận tinh tế tài hoa của mình,
-Con sông Đà vô tri dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng.

4
TÀI LIỆU DẠY THÊM VĂN 11 CÔ HOÀI AN CHUYÊN ĐHV. ĐT 0986462566

- Qua cái nhìn của Nguyễn Tuân, Sông Đà hiện lên như một công trình kiến trúc tuyệt vời mà
tạo hóa dành riêng cho mảnh đất Tây Bắc. Nó còn như một sinh thể có hồn, gần gũi, gắn bó
với đất và người nơi đây.
- Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên
đất nước.
- Cũng qua đây ta thấy được cái Tôi của nhà văn: “Cái tôi” tài hoa, tinh tế, cái tôi uyên
bác. Cái tôi đó chính là một cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cái đẹp của
người nghệ sĩ chân chính.
III.KĐ:
Có thể nói đoạn trích nói riêng và tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” nói chung là tác phẩm tiêu
biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân.

You might also like