You are on page 1of 4

II.

Tính trữ tình (tr190-tr192) (thông qua 3 góc độ) (được viết từ nhiều lần
đi, chủ nghĩa xê dịch thích đi phượt)
1. Từ trên cao nhìn xuống (từ máy bay): phát hiện ra vẻ đẹp toàn diện.
a) Dáng sông Đà
- Từ trên cao nhìn xuống, sông Đà giống như “cái dây thừng ngoằn ngoèo”
-> sông Đà trải dài, đi qua nhiều nơi, khắp núi đồi, len lỏi qua những gềnh
thác, những dãy núi, làm cho mình trở nên dịu dàng, nữ tính hơn.
- NT thấy được một góc độ khác của sông Đà. Nếu như ở hình ảnh hung bạo
của sông Đà, hình ảnh nguy hiểm khi qua những vòng thạch trần trùng vi đá
rồi ng lái đò phải bản lĩnh như nào mới vượt qua nó và giữ được mạng sống
của mình thì bâyh, với góc độ từ trên cao nhìn xuống, ông nhận thấy một nét
đẹp khác của Đà giang. Đó là sự dịu dàng, nữ tính -> ông mới so sánh sông
Đà như một áng tóc trữ tình. Ở những quãng yên thì như thiếu nữ kiều diễm
của vùng TB “ tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”. Điệp từ “tuôn
dài” -> dải lụa ngàn thước -> gợi ra sự mềm mại, uyển chuyển, trẻ trung của
cô thiếu nữ. Nhà văn đã dùng một câu văn dài hơi, hạn chế ngắt quãng để
gợi tả độ dài của sông Đà và mái tóc của người thiếu nữ. Đồng thời sử dụng
từ ngữ gọi tả cái dòng chảy êm đềm của sông Đà mang cái linh hồn của TB.
Đây là một câu văn đầy chất thơ, mang hình ảnh so sánh đặc biệt. Phép so
sánh đầy chất thơ, chất họa chẳng những phô ra được vẻ đẹp dịu dàng,
duyên dáng, kiêu sa, kiều diễm của dòng sông Đà mà còn bộc lộ chất phong
tình, lãng mạn của người nghệ sĩ. Tác giả miêu tả sông Đà vào mùa xuân.
Một người thiếu nữ đang độ tuổi xuân thì và khung cảnh là khung cảnh mùa
xuân cho ta thấy vạn vật vô cùng có nhiều sức. Dòng Đà giang giờ đây tựa
như một nàng thiếu nữ xuân sắc đang buông hờ mái tóc làm duyên, làm
dáng giữa mùa hoa ban, hoa gạo, dưới vẻ đẹp bồng bềnh của mây khói. Thần
sắc của thiên nhiên nơi đây được NT miêu tả với vẻ đẹp rất riêng, rất lạ rất
thơ. Khói núi Mèo mà người đồng bào đốt nương mỗi khi Tết đến cũng
khiến người ta nao nức đến lạ. TB muôn đời vẫn đẹp, sông Đà hung bạo đến
đâu cũng có luc kiều diễm như cô gái trẻ bùng cháy sức xuân. Bao nhiêu vẻ
đẹp thơ mộng, trữ tình quyến rũ của đất trời đã ùa về thức dậy trong những
câu văn của NT – “ Người thợ hoàn kim của chữ” (Hoài Thanh)
b) Màu nước: Màu nước thay đổi theo mùa, mỗi mùa thay đổi khác nhau.
- Mùa xuân: xanh ngọc bích ( không xanh như màu xanh canh hến (xanh
đậm) của sông Gâm, sông Lô). Màu xanh ngọc bích ( xanh nhạt ) thường
nói đến sự quý giá, sự tinh khôi, sự sắc xanh trong vắt như pha lê, như
ngọc thạch mà con người có thể nhìn thấy -> màu nước trong vắt, có màu
xanh của sự quý giá. Sự khác biệt này, tgia còn so sánh với sông Hương
sông Lô để nói lên khác biệt đầy trong sáng.
- Mùa thu: lừ lừ chín đỏ (so sánh)
+ “Bầm đi vì rượu bữa”: tgia muốn nhấn mạnh tính cách sống Đà vô
cùng thất thường, lúc hiền lành, lúc giận dữ. Bên cạnh vẻ đẹp mỹ lệ trữ
tình còn mang nét đẹp của sự cá tính, giận dữ, hung bạo.
+ “Người bất mãn bực bội”:
- Màu của phù sa phản chiếu với ánh nắng (kiến thức địa lý).
- Truyền thuyết sơn tinh thủy tinh: mỗi thu về lại có bão giống lên vì
TT không lấy được MN
2. Xuyên rừng đến, nhìn trực diện vào sông Đà
+ NT nhìn sông Đà như một cố nhân, như một người xưa
-> Tgia dành nhiều tình cảm cho sông Đà, nhìn sông Đà với cái nhìn đầy
thân thương, trìu mến. Ông trào dâng cho mình cảm giác đằm đằm, ấm
ấm và phải chăng con song kia quá gợi cảm và quyến rũ, ông mói có cảm
giác như vậy.
+ Nhìn thấy màu nước sông Đà loang loáng như lóe lên cái màu nắng
tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Tgia đã trích
một câu thơ đường, cái nắng của Đường thi là cái nắng của sự nhẹ nhàng,
dịu dàng, đầy tinh khiết như chất thơ Đường. Phải là một người có một
vốn văn hóa phong phú và một tâm hồn thi sĩ thì mới có được cái liên
tưởng bất ngờ kia giữa vẻ đẹp sông Đà với vẻ đẹp bài thơ tuyệt vời của
Lí Bạch.
+ Sau một tgian đi rừng dài ngày, khi gặp lại sông Đà, tgiả vui như thấy
nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao ngắt quẵng ->
nhấn mạnh cảm xúc, niềm vui của mình khi được đối diện với con sông
đại diện cho miền Tây cuả TQ -> tâm trạng phấn khởi của NT.
 Nét gợi cảm của sông Đà. “ Sông Đà hông chỉ là cốnhân mà còn là
tình nhân”
3. Trôi trên sông Đà
- Cảnh vật đôi bờ tiền sử: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà đến hết”
+ “ Thuyền tôi trôi trên sông Đà”: sử dụng toàn bộ thanh bằng -> gợi cảm
giác êm êm, thư thái, thong thả khi đến với quãng sông này ( thuộc hạ lưu
sông Đà ) => trữ tình nên thơ nên họa => Kiến thức về du lịch và văn
chương ( không như thượng lưu)
+ Sử dụng những câu văn có kết cấu câu trung điệp: “thuyền tôi trôi trên
sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ” và “Thuyền tôi trôi..không một
bóng người” “thuyền tôi trôi .. lững lờ” -> những câu văn có kết cấu
giống nhau -> cảm xúc bâng khuâng, câu văn chậm rãi, như nhịp chèo
đưa đẩy con thuyền, khoan thai trên mặt nước, tràn đi, lan tỏa.
+ Con sông bâyh không chỉ là của hiện tại, mà còn xuôi về quá khứ, bởi
vì người ngắm sông (tgia) đang lênh đênh giữ dòng và chìm đắm trong
những hoài niệm “ Hình như từ đời..mà thôi”
+ Thiên nhiên ở quãng này: trong trẻo, nguyên sơ, được tái hiện lại bằng
một chuỗi những từ ngữ, hình ảnh, thể hiện sự tươi mới, non tơ, tươi tắn
nhất, mang đến cảm giác hoang sơ, tĩnh mịch, tinh khiết cho không gian
ở đây “lá ngô non đầu mùa” “Cỏ gianh đồi núi” “búp cỏ gianh” “ con
hươu thơ ngộ” “đàn cá dầm xanh” -> sử dụng hàng loạt những hình ảnh
hô ứng với nhau -> thể hiện vẻ đẹp tươi mới, tinh khiết nhất, đem đến
cảm giác không gian tĩnh lặng.
+ Trong không gian đấy, ngay cả một âm thanh hiện đại “tiếng còi
sương” bỗng nhiên cũng trở nên cổ tích hóa, huyền thoại hóa. Trong một
không gian như thế, sự tương giao giữa con người và vạn vật là điều tất
yếu, bởi vậy, ông khách sông Đà như nghe thấy câu hỏi của con hươu thơ
ngộ về sự tồn tại của một tiếng còi sương “con hươu vểnh tai…sương?”
+ “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử” “bờ sông hồn: bình thưởng
chúng ta thưởng lấy cái trừu tượng để so sánh và ví von với thứ cụ thể, để
cho những thứ vô hình trở nên dễ hình dung, sinh động, nhưng trong câu
này thì khác, nhà văn NT thực sự là một cây bút có những sự liên tưởng
độc đáo, bởi ông làm điều ngược lại. Ông lấy những hình tượng cụ thể ví
von với những thế trừu tượng, không chỉ đem đến sự ấn tượng về mặt thị
giác mà mang còn đến sự ấn tượng về mặt cảm giác nhiều hơn. Ông ví
von đôi bờ hoang sơ như đôi bờ tiền sử -> tài năng trong cách sử dụng từ
ngữ.
+ Nhà văn trải lòng mình ra với sông Đà, hóa thân với nó để lắng nghe và
xúc động “dòng sông.. qua : mỗi một chặng đường của đất nước,nhà văn
đều hấy con người và cảnh vật hòa quyện chặt chẽ với nhau,và yêu sông
Đà cũng là biểu hiện của yêu TQ, yêu con người VN.
 Nghệ thuật:
+ Giọng văn trang trọng, trầm lặng đem đến cảm giác da diết, bâng
khuâng trong từng câu từng trữ và dạt dào cảm xúc. (NT còn là ng yêu
qhg, yêu đn tha thiết)
+ Chọn lọc từ ngữ tinh tế, nhà văn chạm khắc một cách tinh xảo lên
bề mặt của ngôn từ với hàng loạt những từ như “lặng tờ” “hoang dại”
hình ảnh “hồn nhiên như một đôi bờ tiền sử”, đều là những từ ngữ
giàu sức gợi cảm, có khả năng lột tả được tính chất của hình tượng
+ Ở NT, lần đầu ta bắt gặp so sánh ngược, gây ấn tượng mạnh nh hơn
về mặt cảm giác.
 Vẻ đẹp tài hoa của NT

You might also like