You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN THI CUỐI HKII – LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT

Điều kì diệu của mùa đông


Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy
đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau
chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:
- Con có thể thành hoa không hả mẹ?
- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che
nắng cho người.
- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!
- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.
Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng
biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.
Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm
thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá
cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...
Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc
lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm
màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ...
Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kia!
Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang
trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.
- Mẹ ơi!... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.
(Theo Quỳnh Trâm)
Đọc bài văn trên và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống Câu 6. Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng
để được ý đúng: gì?
Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
như.......NGÀN NGÔI SAO.... lấp ló sau trong đối thoại.
chùm lá. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
Câu 2. Lá Non thầm mong ước điều gì ? trong đối thoại và phần chú thích.
A. Hoá thành một chiếc lá vàng. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và
B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực. đánh dấu phần chú thích.
C. Hoá thành bông hoa bàng. D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc
D. Hoá thành một chiếc lá đỏ. biệt.
Câu 3. Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá Câu 7. Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non
bàng mùa đông được tạo bởi những gì? im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá
A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao đỏ.” là:
người. A. Lá Non.
B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu B. Lá non im lặng.
xương của mùa đông. C. Lá Non, nó.
C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng D. Lá Non, nó thầm mong.
nước mát ngọt trong lòng đất. Câu 8. Trong câu “Thân cây sạm màu, khô
D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.” dấu phẩy thứ hai
sao lấp ló sau chùm lá. có tác dụng gì?
Câu 4. Từ có thể thay thế từ hối hả trong A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị
câu: "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm ngữ.
mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là: B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ
A. vội vã trong câu.
B. lo lắng C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
C. chậm rãi D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ
D. mát mẻ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép
Câu 9. Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên
trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát
ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.
……………………………………………………………………………………………………
Bạn Lan có giọng hát ngọt ngào.
Những cánh hoa hồng mang trong mình dòng nước ngọt từ trong lòng đất.
Câu 10. Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay
trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao
lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.
2 câu trên liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ:
Thay từ Cây Bàng bằng từ nó
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 11. Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được
điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 12: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:
- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 13: Gạch chân dưới cụm từ dùng để thay thế cho từ in đậm trong câu sau và đặt câu với
cụm từ đó:
Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.
Câu 14: Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.”
Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
……………………………………………………………………………………………………
Câu 15: Xác định thành phần cấu tạo câu trong những câu sau:
a, Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.

b, Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân

cây dẻ, mổ lách cách.

a, Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.
TN VN
b, Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc
thân
TN CN1 VN1 CN2 VN2 CN3
cây dẻ, mổ lách cách.
VN3
Câu 16: Xác định DT, ĐT,TT trong các từ được gạch chân dưới đây:
Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới.
Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới.
DT ĐT DT ĐT DT ĐT TT DT ĐT DT

Câu 17: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy và nêu rõ tác dụng của dấu phẩy đó.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

You might also like