You are on page 1of 6

Chương 3: Sắc điệu của cái hài được thể hiện trong văn xuôi Tự lực văn đoàn

3.1 Cái hài nhẹ nhàng, thoải mái nhằm tạo niềm vui gắn với đời sống thường nhật

Trong Từ điểm Triết học, cái hài là “phạm trù mỹ học biểu hiện dưới hình
thức giễu cợt không phù hợp do lịch sử quy định (hoàn toàn hoặc một phần) của
một hiện tượng xã hội, một hoạt động và một hành vi của con người, các phong tục
và tập quán của họ đối với tiến trình khách quan của sự vật và lý tưởng thẩm mỹ
của các lực lượng xã hội tiến bộ”

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cái hài là: “Phạm trù mỹ học phản ánh một
hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cười ở
những cung bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng
mà người ta có thể cảm nhận đượcvề phương diện xã hội – thẩm mỹ (chẳng hạn
giữa hình thức với nội dung hành động với tình huống mục đích và phương tiện,
bản chất và biểu hiện..). Trong đó, hoặc là chính bản thân mâu thuẫn hoặc là một
trong những mặt của nó đối lập với những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp”.

Cái hài cùng với cái đẹp, cái bi, cái cao cả là những phạm trù cơ bản của mỹ
học. Trước hết, khi nói đến cái hài, người ta thường nghĩ ngay đến tiếng cười. Tuy
nhiên, không phải mọi tiếng cười, mọi cái gây cười đều là cái hài. Trong cuộc
sống, người ta có thể cười với rất nhiều lý do khác nhau: cười vì cảm thấy thoải
mái, cười vì hạnh phúc, cười vì hành động ngộ nghĩnh,.. Nhưng tiếng cười này
chưa phải là cái hài. Cái hài là những cái đáng cười được người ta nhận diện về
phương diện thẩm mỹ, ý nghĩa xã hội.

Ở giai đoạn văn học 1930-1945, nếu như cái hài là một khía thẩm mỹ trọng
yếu và quan trọng của dòng văn học hiện thực chủ nghĩa thì với văn học lãng mạn,
đặc biệt là trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn, cái hài hiếm khi xuất hiện.
Điều này là do tính chất, khuynh hướng, đề tài của nhóm Tự lực văn đoàn và hơn
thế nữa là do bối cánh xã hội. Tuy nhiên, trong văn xuôi lãng mạn của Tự lực văn
đoàn đã có xuất hiện cái hài nhẹ nhàng, thoải mái nhằm tạo nên niềm vui gắn với
đời sống thường nhật.

Tiếng cười trong các tác phẩm từ xưa đã được nhiều người chú ý. Kundera
quan niệm:“Tiểu thuyết sinh ra không phải từ tinh thần lí thuyết mà từ tinh thần hài
hước”. Một trong những nhà lí luận sớm quan tâm đến tiếng cười trong tiểu thuyết
là Bakhtin. Khảo sát tiểu thuyết như một thể loại văn học, Bakhtin đã nêu lên mối
quan hệ giữa tiếng cười và tiểu thuyết, mà theo cách nói của dịch giả Phạm Vĩnh
Cư: “Tiếng cười đúng là môi sinh của tiểu thuyết: ở nền văn học nào vắng tiếng
cười thì ở đó tiểu thuyết hoặc không thể trưởng thành, hoặc thui chột”. Chủ trương
của Tự lực văn đoàn là dùng cái cười để góp phần xóa bỏ cái cũ, trì trệ và tạo cái
mới. Bên cạnh một Tú Mỡ với những bài thơ trào phúng hài hước, hóm hỉnh là một
Lê Ta – Thế Lữ với những lời văn cũng hóm hỉnh, hài hước không kém. Hai ông
đã trở thành một đôi ăn ý trong những pha gây cười. Trong các tác phẩm văn thơ
và đặc biệt là trong các bài báo, Thế Lữ mang tiếng cười để tạo niềm vui, thoải mái
nhưng cũng để phê phán những cái xấu, những cái còn tồn tại.

Ở mảng truyện viết về đề tài thế sự - đời thuờng, Thế Lữ đã dùng sự hài
hước, hiểu đời pha chút tâm tình để khám phá những khía cạnh cuộc sống. ác
truyện Vì tình, Mau trí khôn, Một chuyện ngoại tình, Người tài xế điên, Lệ Mai nữ
sĩ, Đồng tâm là những truyện không đặc sắc lắm nhưng cũng đã xuất hiện đôi vài
chỗ cái hài nhẹ nhàng khiến cho người đọc bật cười. Cốt truyện của những truyện
này đều đơn giản với sự tham gia chỉ là hai hoặc ba nhân vật nhưng bằng tài năng
của mình, Thế Lữ làm cho tiếng cười vẫn được bật lên.Vì tình kể về một anh chàng
có khuôn mặt và vẻ ngoài xấu xí, thô kệch. Trên một chuyến tàu, anh ta làm quen
được với một cô gái rất xinh đẹp, dễ mến. Anh thấy vui và sung sướng khi vừa
được ngồi bên người đẹp lại vừa được người con gái xinh đẹp ấy đối đãi lịch thiệp
và có vẻ rất quý trọng anh. Đến ga, xuống tàu, cô gái nhờ anh xách dùm chiếc vali
của cô. Cảnh sát bắt anh, khám xét thì thấy trong chiếc vali mà cô gái nhờ anh cầm
giúp ấy toàn là thuốc phiện. Anh bị giam và sau nhiều nỗ lực giải thích, bảo lãnh
của bạn bè anh mới được tha. Thật là nhớ đời. Không giống như những truyện cổ
tích có kết thúc hậu đối với người có vẻ ngoài xấu xí nhưng câu chuyện cũng mang
lại giây phút tươi đẹp cho cuộc đời người đàn ông thiệt thòi ấy. Mau trí khôn lại kể
việc nhanh trí của anh chàng Tập trong tình huống giáp mặt với tay người Pháp.
Lái xe ô tô không được rành lắm cộng với chiếc xe cổ lỗ làm cho anh lái xe trên
đường như rùa bò. Thế nhưng vẫn muốn thể hiện với tay người Pháp nên anh đã cố
hết sức phóng và va quẹt với hắn. Trong khi đánh nhau, biết không thể thắng được
tay người Pháp với sức vóc to lớn ấy anh đã nhanh trí chuyển sang hướng khác.
Lòng tự tôn dân tộc, lòng kiêu hãnh giúp anh chàng Tập không biết sợ, dám thách
đấu tay đôi với người to lớn hơn mình rất nhiều. Một chuyện ngoại tình cũng là
câu chuyện ít có những tình tiết sâu sắc. Anh chồng trong câu chuyện vì phát hiện
ra vợ ngoại tình nhưng không giết vợ, không bỏ vợ mà vẫn sống cùng cô ta trừng
phạt cô ta bằng cách để cô ta sống trong cảm giác sợ hãi, không được yêu thương.
Những truyện trên tuy có khám phá những khía cạnh của cuộc sống, có giá trị khôi
hài đôi chút nhưng chưa thực sự mang lại những ý nghiã về giá trị thẩm mĩ mà chủ
yếu mang tính chất giải trí chốc lát với người bình dân.

Ngoài thể loại truyện ngắn, Thế Lữ còn sử dụng bút danh Lê Ta cho các mục
báo mình viết. Tiếng cười giải trí được ông thể hiện nhiều trong các bài báo bình
điển văn chương. Chẳng hạn như chuyên mục Chơi văn để “kích thích cái tài lém
lỉnh và sắc sảo của nhiều bạn tao đàn” bằng cách là làm thơ nhại. Tức là lấy một
đoạn thơ văn của những tác phẩm nổi tiếng sau đó vận theo điệu ở đó để bàn luận,
tả cảnh, tả tình hoặc để thuật một câu chuyện ngộ nghĩnh. Từ đó tạo nên các bài
mới có giọng vui đùa, mỉa mai hoặc châm biếm. Chuyên mục vừa đáp ứng tiêu chí
của Tự lực văn đoàn là mang lại tiếng cười hài hước, châm biếm, vừa tạo nên sự đa
dạng trong lối tìm hiểu văn chương. Điểm thơ là chuyên mục cũng có tính chất
tương tự như Tin thơ. Lê ta điểm những bài thơ, phần nhiều là chưa tốt, để chế
giễu lối làm thơ vụng về, dễ dãi,… Mặc dù có chứa những yếu tố châm biếm, đả
kích nhưng chuyên mục này cũng gây nên tiếng cười giải trí cho người đọc.

Cũng dùng bút danh Lê ta, Thế Lữ đã cho đăng những bài báo viết về câu
chuyện thường ngày mang lại cái hài nhẹ nhàng, tạo niềm vui cho độc giả rất
nhiều. Chẳng hạn như, Mách thuốc là câu chuyện kể về sự việc xảy ra trên chuyến
xe điện. Có một người thiếu phụ bước lên xe và tay người ấy bị sưng to trông rất
dễ sợ. Những người ngồi trong xe trông thấy thì bình phẩm và có hai người đàn bà
ngồi gần người thiếu phụ đã mách cho chị này phương thuốc theo họ là hiệu
nghiệm. Những lời mách thuốc trở nên căng thẳng khi cả hai bà đều cho rằng
phương thuốc mà họ mách cho người thiếu phụ mới thật là có hiệu quả. Họ cãi
nhau rất lâu, rất kịch kiệt và sắp có cuộc đánh nhau to. Một người gần đó đã chủ
động nói chuyện với hai người đàn bà và khen hai bà có lòng tốt với người thiếu
phụ nhưng cũng thông báo cho hai bà biết rằng “cô đau tay xuống xe đã lâu.
Xuống xe dễ đã đến hai mươi phút.” Hay Cắt tóc kể về cảm giác lo sợ của nhân vật
“tôi” khi vào tiệm cắt tóc của một người nóng tính mà lại có lúc dở người. Thời
gian cắt tóc đúng là khoảng thời gian “cân não” khi mà người cắt tóc luôn có
những hành động, lời nói như sắp sửa hại hành khách “Người ta nhiều lúc cũng lạ.
Có lúc nhìn một vật ra một vật khác, cũng như có những ý nghĩ khác thường. Lắm
lúc con dao cạo ở trong tay như lúc này, mà tâm tính cũng yên lành như lúc này…
thực là bình thường, không có gì…Thế mà, bỗng tự dưng, không hiểu tại sao, chú ý
mãi đến cái chỗ đang cạo. Cứ như có một sức gì đang xui giục ấy…không thể nào
nói rõ được…có một cái gì nó mách bảo: này, thử cắt vào cái tai này, thử rạch một
nhát vào cái má này xem…Vô lý lắm phải không thưa ngài…Cũng may mà lúc sắp
sửa làm thế để xem sao thì lại biết ngay là vô lý. Nhưng tức khắc cái ý muốn ấy lại
đến, và mình lại thấy nó hay hay.”. Tất cả các câu chuyện được kể không có lời
bình phẩm nhưng thông qua giọng điệu của nhân vật, người đọc đã có một trận
cười khoái chí.

Ngoài Thế Lữ, cái hài nhẹ nhàng, thoải mái nhằm tạo niềm vui gắn với đời
sống thường nhật còn xuất hiện trong truyện ngắn của Thạch Lam. Ta đều biết
rằng phần lớn các tác phẩm của Thạch Lam đong đầy tâm tưởng, đi vào những
trạng thái, cảm xúc, cảm giác nhè nhẹ, bàng bạc nỗi buồn. Nguyễn Nhật Duật đã
nhận định: “Đặc điểm nổi bật hơn hết trong toàn thể sáng tác của Thạch Lam là nỗi
buồn man mác, nhè nhẹ phủ lên và thấm vào đời sống của tất cả nhân vật. Hẳn nỗi
buồn trầm lặng của tâm hồn tác giả đã ảnh hưởng không ít đến nỗi buồn trong tác
phẩm”. Chính vì thế, ta thấy rằng, Thạch Lam nói riêng và Tự lực văn đoàn nói
chung thì cái hài hiếm khi xuất hiện. Nói như vậy không có nghĩa là không có, cái
hài nhẹ nhàng vẫn xuất hiện như là một sự điểm xuyết khiến cho độc giả ít nhiều
bớt trùng lòng, bớt buồn vì sự khắt nghiệt trong mỗi tác phẩm. Cái hài ấy trong tác
phẩm xuất hiện trong truyện ngắn như Tiếng chim kêu. Câu chuyện mở ra trong bối
cảnh “một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp”, hai anh em nằm
trùm kín chăn, nghĩ về cơn bão sắp tới và thương xót những người lữ thứ ngoài kia.
Cái cười của truyện nằm ở chỗ hai anh em này đã nghe nhầm “tiếng cây tre ở đầu
nhà bị gió lay” thành “tiếng chiêm chiếp như tiếng con chim kêu”. Không chỉ vậy,
hai anh em còn có ý định ra ngoài mang con chim nhầm ấy vào nhà, họ còn cãi
nhau và đùn đẩy nhau khiến cho không chỉ người chị trong câu chuyện mà độc giả
cũng cảm thấy buồn cười. Sau đó, hai anh em lại ngủ lăn ra mất, quên đi luôn cái
việc ra bắt chim. Sáng hôm sau, khi nghe người chị thuật lại mọi việc thì cả ba đều
cười đến ngả nghiên: “Chị cười như nắc nẻ, khiến chúng tôi không hiểu ra sao.
Sau chị vừa cố nén cười vừa nói:
- Hai chú có biết cái tiếng chiêm chiếp ấy ở đâu ra không? Đó là tiếng cây tre ở
đầu nhà bị gió lay đấy. Tôi nằm ở gần nên nghe rõ. Đến khi thấy hai chú thương
hại con chim, định mang nó vào mà sưởi, tôi buồn cười suýt nữa bị sặc. Mà định
nói bảo cho chú biết là không phải thì lại vướng thuốc nhuộm răng trong mồm,
không nói được. Thành ra ú ớ như người nói mê vậy.” Cốt truyện nhẹ nhàng
nhưng đi vào lòng người, Thạch Lam đã tạo ra cái hài nhẹ nhàng, thoải mái như
thế trong tác phẩm của mình. Thông qua cái hài đó, qua hai nhân vật anh em,
Thạch Lam đã đề cập đến sự trong sáng và lòng từ bi cao cả của những đứa trẻ hồn
nhiên, ngây thơ. Tiếng chim kêu là âm thanh của loài vật nhỏ bé trong vũ trụ. Đó là
âm thanh rất quen thuộc nên quá bình thường, không có gì đặc biệt để đáng được
quan tâm. Nếu nghe tiếng chim bằng thính giác thì chỉ biết tiếng chim là một loại
âm thanh như thế. Có thể nói, trong Tiếng chim kêu, hai nhân vật anh và em không
nghe tiếng chim bằng thính giác mà đã nghe bằng trái tim mang nặng tình cảm từ
bi, bác ái. Có nghe bằng trái tim như thế thì mới thấu cảm được cảnh huống của
con chim “chắc hẳn là một con chim bị mưa gió đánh bạt đến đây trú” vào lúc ở
ngoài trời đang có mưa và gió quá lạnh lẽo. Nghe người anh nói, người em đã thốt
lên: “Tội nghiệp, chắc ở ngoài ấy nó bị rét lắm”.

Như vậy, cái hài nhẹ nhàng thoải mái không xuất hiện nhiều trong các tác
phẩm văn xuôi của Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, sự có mặt của đôi vài yếu tố hài
cũng giúp cho các đề tài của văn xuôi lãng mạn trở nên đa dạng hơn trong quá
trình đa dạng hóa thẩm mĩ chữ Quốc ngữ.

You might also like