You are on page 1of 5

FORREST GUMP – NHÂN VẬT ĐẠI DIỆN CHO LỊCH SỬ BIẾN ĐỘNG

CỦA NƯỚC MỸ.

Theo Phan Thu Vân: “Kết cấu của tiểu thuyết được dàn theo chiều ngang
của văn hóa hơn là chiều dọc của lịch sử, trải rộng trên tất cả bình diện văn hóa xã
hội của nước Mỹ. Tác giả đã cho nhân vật “có IQ đâu cỡ 70”, là một thằng ngố
trong mắt mọi người, với dụng ý xây dựng nhân vật Forrest như người trải nghiệm
văn hóa và đánh giá xã hội Mỹ bằng góc nhìn riêng”. Còn ở bộ phim, biên kịch
Eric Roth và đạo diễn Robert Zemeckis đã khéo léo để mỗi sự kiện lớn trong cuộc
đời Forrest đều gắn với những sự kiện lớn của nước Mĩ, và cứ thế xuyên suốt bộ
phim, những tình tiết rời rạc trong tiểu thuyết đã được cắt gọt, sắp xếp và xây dựng
lại theo trình tự thời gian, gắn với các mốc quan trọng trên tiến trình lịch sử Mĩ.
Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng, nhân vật Forrest Gump chính là
người đại diện cho những sự kiện lịch sử đầy biến động của nước Mỹ.

Đầu tiên, trong tiểu thuyết và phim đều xuất hiện đảng phái có tên là 3K hay
còn gọi là Klu Klux Klan. Theo các nhà sử học ở Đại học Yale, Mỹ, hai từ đầu tiên
của tổ chức 3K "Ku Klux" xuất phát từ chữ "kulos", có nghĩa là "vòng tròn" trong
tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho sự thống nhất, hoàn hảo và bí mật. Riêng từ thứ ba
"Klan", biến thể từ chữ "clan" nghĩa là bè đảng, phe cánh. Vì thế, 3K còn được gọi
bằng một cái tên khác: "Vòng tròn huynh đệ". Trong lịch sử nước Mỹ, có thể nói
rằng đảng 3K chính là nỗi ám ảnh lớn trong lòng người dân quốc gia này. Nhân vật
Forrest cho rằng mẹ đặt tên mình theo một anh hùng trong Nộichiến Mỹ, Nathan
Bedford Forrest. Đây là người đã thành lập KKK trong những năm 1800, để phản
ứng lại chính sách trả tự do cho nô lệ da đen của miền Bắc thắng trận. Do đó, cái
tên Forrest được đặt theo một con người đại diện cho chính sách phân biệt chủng
tộc, nhưng chúng ta lại thấy rằng, cả cuộc đời của Forrest Gump đã phản lại cái tư
tưởng sai trai đó bằng những hành động, việc làm, tích cách của chính mình. Điều
này được chứng minh bởi nhân vật Forrest đã chơi thân với người bạn da đên
Bubba và quyết tâm thực hiện ước mơ của bạn mình cho đến cùng.

Thứ hai, nhân vật Forrest Gump như là người gợi ý điệu nhảy lắc hông
huyền thoại cho ông hoàng nhạc rock ‘n roll Elvis Presley và truyền cảm hứng cho
John Lennon sáng tác ra bài hát bất hủ “Imagine.” .Trong phim Elvis đến ở nhà của
Forrest, và Forrest lúc này vẫn còn đang đeo khung chân đã nhảy khi Elvis chơi
đàn. Sau đó Elvis đã bê điệu nhảy đó lên sân khấu và nổi tiếng. Sự kiện này được
đưa vào cho vui, không hề xảy ra trên thực tế, tuy nhiên điệu nhảy lắc lắc giật giật
huyền thoại của Elvis thì không lẫn vào đâu được.

Thứ ba, trong phim, Jenny đưa Forrest tới cuộc gặp của Đảng Báo đen.
Đảng này là một tổ chức cách mạng cánh tả của người Mỹ đen từ 1966 – 1982. Họ
tin rằng phải chống phân biệt chủng tộc với người da đen, và người da đen nên
được đối xử bình đẳng với người da trắng. Nhóm này đặc biệt nổi tiếng vì lý luận
xã hội công bằng, phong cách quân sự và kiểu thể hiện niềm tin của mình. Phong
trào này cũng là xương sống cho cuộc vận động đòi quyền làm người của người da
đen Mỹ trong những năm 60 và 70. Mặc dù không được nhắc rõ về Đảng Báo đen
nhưng qua đó cũng đã thể hiện được chế độ phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ lúc
bấy giờ.

Thú tư, nhân vật Forrest Gump gắn với phong trào Hippie. Hippy hay
Hippie là một thuật ngữ dùng để chỉ một văn hóa lối sống của thanh niên, phát sinh
từ một phong trào tại Hoa Kỳ trong giữa những năm 1960 và sau đó lan rộng sang
các nước khác trên thế giới. Một bộ phận giới trẻ lúc đó trở nên bất mãn với những
định ước xã hội đương thời, với tầng lớp trung lưu đang bị chi phối bởi chủ nghĩa
tiêu dùng và tư tưởng đàn áp. Họ phản đối chiến tranh, đề cao tự do, tình yêu, hòa
bình, sự khoan dung và bác ái. Họ chủ trương từ bỏ xã hội công nghiệp quay về
với thiên nhiên. Phong trào này đã kiến tạo văn hoá đại chúng Mỹ đương đại.
Những người theo phong trào này tự thành lập các nhóm xã hội riêng, nghe nhạc
rock, thờ cúng thiên nhiên và một Đấng tạo hoá, thực hiện cách mạng tự do tình
dục, sử dụng các loại ma tuý để khám phá đỉnh cao của nhận thức. Phong trào
Hippie cũng hoà luôn cùng với phong trào chống chiến tranh Việt Nam, với câu
khẩu hiệu “Make love, not war” và kiểu giơ tay 2 ngón thành chữ V nổi tiếng.
Trong phim, Forrest trong khi đi tìm Jenny đã tự dưng lọt vào một cuộc diễu hành
chống chiến tranh Việt Nam của cựu chiến binh Mỹ ở Washington và phát biểu về
cuộc chiến này. Tuy nhiên, một cảnh sát đã giật giắc âm thanh ra để không ai nghe
thấy Forrest nói gì. Còn trong tiểu thuyết, Forrest khi nhìn dòng người hô hào phản
chiến qua hàng rào ở Đồi Capitol đã nhớ tới Bubba, Trung uý Dan và giật Huân
chương Danh dự ra khỏi cổ và ném đi. Khi ai hỏi về cuộc chiến, Forrest thường trả
lời “It’s a bunch of shit.” (Nó là một đống cứt).

Thứ năm, sự xuất hiện của trưởng nhóm The Beatle - John Lennon với việc
phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Tuy chỉ xuất hiện để diễn giải những mô tả của
Forrest về xã hội Trung Quốc những năm 70 theo hướng “chuyên môn hơn” nhưng
sự góp mặt của John Lennon cũng đã nhấn mạnh nhóm nhạc The Beatle có đóng
góp to lớn và ảnh hưởng sâu sắc tới dòng chảy của âm nhạc quốc tế, đến giờ vẫn
còn rất nhiều người hâm mộ nhóm nhạc này trên toàn thế giới cũng nhưu việc
Lennon nổi tiếng vì bản tính thích nổi loạn và lên án chiến tranh Việt Nam.

Điều đặc biệt nhất ở nhân vật Forrest Gump đó là anh gắn liền với chiến
tranh Việt Nam. Với người Mỹ, cho tới ngày nay, đây vẫn là cuộc xung đột quân
sự gây tranh cãi lớn nhất đối với họ. Nhiều người Mỹ đã xuống đường biểu tình,
chống lại cuộc chiến ở Việt Nam vì họ tin rằng những người lính đang bị đẩy vào
chỗ chết và cuộc chiến này không đem lại bất cứ điều gì tốt đẹp cho nước Mỹ.
Nhiều lính Mỹ khi về nhà bị người xung quanh gọi là “baby killer”. Nhiều cựu
binh khác tới giờ vẫn chưa vượt qua được hội chứng PTSD (rối loạn căng thẳng
hậu chiến, còn gọi là hội chứng Việt Nam). Trong tiểu thuyết cũng như phim
chuyển thể, Forrest Gump được gọi nhập ngũ, và cũng chính những nhận định,
suy nghĩ của Forrest Gump đã lên án cho cuộc chiến tranh vô nghĩa này: “Chuyện
này là thế nào nhỉ?”. Forrest hoàn toàn không nhận thấy được một ý nghĩa nào từ
cuộc chiến này và đó chính là sự nhận thức lại về sự kiện chiến tranh Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam rất đáng sợ qua con mắt của Gump. Trong khi mệt mỏi ròng
rã đi tìm ai đó tên “Charlie” (tiếng lóng chỉ Việt Cộng) thì cả đại đội của Gump bị
xoá sổ trong vài phút.

Thứ bảy, nhân vật Forrest Gump gắn với sự kiện scandal Watergate. Trong
phim, Forrest Gump là người phát hiện ra vụ Watergate khi đang đứng bên cửa sổ
ở khách sạn Watergate. Vụ Watergate là một vụ scandal chính trị năm 1972, liên
quan tới việc trụ sở họp toàn quốc của Đảng Dân chủ bị đột nhập và cài máy nghe
lén. Kết luận điều tra cho thấy Tổng thống Nixon và rất nhiều thành viên của Đảng
Cộng hoà trong Uỷ ban Bầu cử quốc gia đã tham gia vào việc này. Các cuộc họp
đều bị ghi âm, và Tổng thống Nixon bị buộc phải giao nộp lại cả một đống băng.
Kết quả cuối cùng: Nixon phải từ chức.

Ngoài ra, còn phải kể đến sự xuất hiện của biểu tượng mặt cười. Trong
phim, một người đàn ông hỏi Forrest Gump về ý tưởng thiết kế áo T-shirt. Forrest
dùng một cái áo để lau bùn trên mặt, kết quả là hình mặt cười ra đời và trở nên phổ
biến. Biểu tượng này được vẽ ra theo câu “Have a nice day” vốn trở nên thông
dụng trong xã hội Mỹ những năm 60.

Điều quan trọng trong lịch sử nước Mỹ được thể hiện qua nhân vật Forrest
Gump nữa là sự kiện “Ngoại giao bóng bàn”. Sự kiện giao lưu bóng bàn này trên
thực tế đã tạo ra thuật ngữ “Ngoại giao bóng bàn” để chỉ việc phá băng, nối lại
quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong kỳ giao hữu thể thao, một sự cố nhỏ đã
xảy ra khi xe bus của Mỹ bị hỏng và tuyển thủ Mỹ Glenn Cowan phải đi nhờ xe
của Trung Quốc. Trên xe anh này đã chém gió với tuyển thủ TQ Zhuang Zhedong
qua phiên dịch. Sự cố này được báo chí lăng xê, coi là hình ảnh tượng trưng cho
việc bình thường hoá quan hệ với TQ. Sau đó Mỹ quyết định sử dụng đội tuyển
bóng bàn làm công cụ ngoại giao với TQ trong những năm 70. Trong Forrest
Gump, Forrest cùng với cây vợt bóng bàn đã hóa giải căng thẳng Trung Mĩ trong
chiến tranh lạnh; trung úy Dan hòa giải với chúa; các màu da, khuynh hướng, đảng
phái, thế hệ hòa hợp với nhau.

Forrest Gump kể về nước Mĩ từ những năm 50 đến những năm 80, nhân vật
trong cuốn tiểu thuyết cũng như bộ phim cùng tên này chính là đại diện cho một
bước tiến lớn trong hành trình lịch sử và văn hóa của nước Mỹ.

You might also like