You are on page 1of 21

(Chính Hữu)

I. Tìm hiểu chung


Tác giả Chính Hữu
Từ khóa: 1926 – 2007, Trần Đình Đắc, quê Hà Tĩnh, người lính làm thơ, đề tài người lính và chiến tranh,
chất thơ giản dị, hàm súc

- Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh.
Cuộc đời
- Ông làm công tác văn nghệ suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- Đề tài sáng tác: người lính và chiến tranh


- Phong cách sáng tác: chất thơ giản dị, câu thơ có cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ
và hình ảnh chọn lọc, hàm súc
- Tác phẩm chính: Tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966)…
- Thông tin mở rộng:
 Ông sáng tác không nhiều nhưng thời kì nào cũng có những bài thơ hay,
mang đậm hơi thở thời đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông chỉ
Sự nghiệp sáng tác công bố 3 tập thơ với khoảng gần 50 bài nhưng ở thời kì chống Pháp ông
đã ghi dấu ấn với bài thơ “Ngày về”, “Đồng chí”…, thời kì chống Mĩ ông
cũng có những bài thơ nổi tiếng như “Ngọn đèn đứng gác”, “Giá từng
thước đất”…
 Quan niệm văn chương: Đối với Chính Hữu, trong thơ thì cảm xúc phải
mãnh liệt, chân thành. Đó là tâm huyết của nhà thơ để làm nên sức sống
cho tác phẩm: “Chỉ có những bài thơ hay nếu mỗi câu thơ đều có dính máu
của mình trong đó” – cũng như máu tạo nên sự sống cho cơ thể thì tâm
huyết, cảm xúc mãnh liệt tạo nên sức sống tinh thần cho thơ.

Thành tựu Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000)

- Người lính Trung đoàn Thủ đô


- Nhà thơ quân đội thực thụ
Từ ngữ thay thế - Nhà thơ “một đời đầu súng trăng treo”
tên tác giả - Tác giả tự nhận là “người làm thơ nghiệp dư”
- Hồn thơ “trong đến tận nguồn”
- Người viết khắt khe với chính mình

2
Tác phẩm “Đồng chí”
Từ khóa: 1948, thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, thể thơ tự do, nhan đề cô đúc, mạch cảm xúc lắng
đọng, sâu sắc
- Năm 1948
- Hoàn cảnh cụ thể: Khi tác giả bị bệnh sốt rét rừng, phải nằm điều trị ở cán, được
đồng đội chăm sóc tận tình, cảm nhận được giá trị to lớn, ý nghĩa thiêng
liêng, sức mạnh lớn lao của tình đồng chí, tác giả đã sáng tác bài thơ như
Hoàn cảnh sáng tác một món quà, một lời tâm sự gửi tặng người đồng đội của mình.
- Bối cảnh đất nước: Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiều khó
khăn, gian khổ. Người lính khi đó phải đối mặt với rất nhiều thử thách, bệnh tật,
thiếu thốn quân tư trang.
- Bài thơ được in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966)
- Giải nghĩa nhan đề:
 “Đồng chí” là cùng chung chí hướng, cùng chung lí tưởng.
 “Đồng chí” là một cách xưng hô, là tình cảm giữa những người trong cơ
quan, đoàn thể cách mạng.
- Ý nghĩa nhan đề:
Ý nghĩa nhan đề
 Tạo ấn tượng cho tác phẩm: Nhan đề tạo ấn tượng về sự súc tích, ngắn gọn,
cô đọng, sâu sắc.
 Góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: Nhan đề đề cập trực tiếp đến chủ đề bài
thơ, biểu đạt một mối quan hệ mới, một tình cảm mới của những người nông
dân mặc áo lính ngày đầu kháng Pháp.
Thể thơ Tự do
- Dòng cảm xúc bắt đầu từ những suy ngẫm về cơ sở hình thành tình đồng chí (7
câu đầu)
- Tiếp nối là cảm xúc về những kỉ niệm cho thấy biểu hiện của tình đồng chí (10
câu tiếp)
Mạch cảm xúc, - Dòng cảm xúc kết thúc ở những ý nghĩa thiêng liêng của tình đồng chí (3
bố cục câu cuối)
 Sức mạnh của tư tưởng và cảm xúc của bài thơ đều dồn tụ vào những câu thơ
cuối mỗi đoạn, cũng là những câu thơ đặc biệt trong bài: câu thơ thứ 7 – “Đồng
chí!”, câu thơ thứ 17 – “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, câu thơ thứ 20 –
“Đầu súng
trăng treo”.

3
Từ ngữ thay thế - Bức phù điêu hoành tráng thời kháng chiến
tên tác phẩm

4
- Trang thơ mộc mạc về người lính
- Một tiếng gọi thiêng liêng
- Một “đốm sáng” trong thơ ca cách mạng / trong sự nghiệp thơ ca của Chính Hữu

II. Phân tích văn bản


1. Cơ sở hình thành tình đồng chí (7 câu đầu)
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
- Hình ảnh đăng đối:
 “quê hương anh” – “làng tôi”
 “nước mặn đồng chua” – “đất cày lên sỏi đá”
 Những người lính từ những miền quê khác nhau
2 câu đầu
nhưng cảnh ngộ của họ có sự tương đồng.
 cơ sở 1:
- Vận dụng thành ngữ dân gian:
cùng chung
 Đồng chua nước mặn  “nước mặn đồng
hoàn cảnh
chua”: nơi ven biển đất phèn chua ngập mặn
xuất thân
 Chó ăn đá gà ăn sỏi  “đất cày lên sỏi đá”:
(đồng
nơi vùng núi, trung du đất đai khô cằn
cảnh)
 Tạo nên dấu ấn về hai miền quê nghèo khó và
những người lính ở đây đều xuất thân từ nông dân
 Người lính cùng chung giai cấp
- “đôi”: sắc thái của sự gắn kết Có thể liên hệ với đoạn thơ:
2 câu tiếp
- “chẳng hẹn quen nhau”: quen nhau mà không hẹn “Lũ chúng tôi
 cơ sở 2:
trước Bọn người tứ xứ
cùng chung
 Từ những người xa lạ, từ mọi phương trời, những Gặp nhau hồi chưa biết chữ
lí tưởng,
người lính đều mang trong mình lòng yêu nước, vì Quen nhau từ buổi “Một hai”
lòng yêu
nghĩa lớn mà xung phong ra trận và đó là lí do họ Súng bắn chưa quen,
nước (đồng
quen nhau trong quân ngũ. Quân sự mươi bài
ngũ)

4
Lòng vẫn cười vui kháng chiến”
(Trích “Nhớ” – Hồng Nguyên)
 cùng khắc họa quá trình gặp
gỡ, quen nhau tình cờ mà thân
thiết của những người lính.
- Hình ảnh sóng đôi, biện pháp điệp “súng”, Có thể liên hệ với đoạn thơ:
“đầu”, “bên”  nhấn mạnh sự khăng khít gắn “Ta đi, ta nhớ những ngày
bó. Mình đây ta đó, đắng cay ngọt
- “súng bên súng”: bùi…
 Hình ảnh tả thực lúc người lính làm nhiệm vụ Thương nhau, chia củ sắn lùi
 Hình ảnh biểu tượng cho sự sát cánh kề vai Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp
giữa những người lính trong hoàn cảnh cùng”
cam go (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

2 câu tiếp - “đầu sát bên đầu”:  trong gian khó, lạnh giá của

 cơ sở 3:  Hình ảnh tả thực lúc người lính sinh hoạt, thời tiết, thiếu thốn của hoàn

cùng chung nghỉ ngơi cảnh, sự sẻ chia, đùm bọc trở nên

cuộc sống  Hình ảnh biểu tượng cho sự thống nhất trong ấm áp vô cùng.

sinh hoạt, lí tưởng, ý chí và khát vọng


chiến đấu - “đêm rét chung chăn”:
gian khổ  Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, lạnh giá, thiếu
(đồng cảm) thốn
 Sự sẻ chia chân tình, đùm bọc lẫn nhau
ngay cả trong sinh hoạt riêng tư, bình dị
 Người lính gắn bó với nhau trong nhiệm vụ, trong
lí tưởng và trong cả những sinh hoạt đời thường.
- Những từ “bên”, “sát”, “chung” được sử dụng theo
thứ tự tăng dần sự gắn bó diễn tả quá trình
hình thành nên tình tri kỉ.
- “đôi tri kỉ”: mối quan hệ bạn bè thân thiết, hiểu
bạn như hiểu mình.

5
Câu thơ thứ 7 - Giọng điệu trìu mến, thiết tha, dung lượng câu thơ Có thể liên hệ với 2 đoạn thơ:
 kết đọng co ngắn lại kết hợp cùng dấu chấm cảm đã tạo độ “Lớp cha trước, lớp con sau
của toàn dồn nén cảm xúc. Đã thành đồng chí chung câu
đoạn, một - Hai tiếng đứng tách riêng thành một dòng thơ quân hành”
tình cảm mang dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa bản lề trong (Tố Hữu)
được hình toàn bộ bài thơ: “Anh nắm tay em sôi nổi vụng về

6
thành tự  Gợi lại cảm xúc của đoạn thơ trên: “Đồng Mà nói vậy trái tim anh đó
nhiên mà chí” không phải một tình cảm sẵn có mà đó Rất chân thật chia ba phần tươi
sâu sắc là kết quả của cả một quá trình gắn bó được đỏ
nhà thơ khắc họa thực tự nhiên mà vô cùng Anh dành riêng cho Đảng phần
hợp lí, sâu sắc, từ “anh” – “tôi” thành “anh nhiều
với tôi” rồi “đôi tri kỉ” và cuối cùng là “đồng Phần cho thơ và phần để em
chí”. yêu Em xấu hổ: thế cũng nhiều
 Mở ra cảm xúc cho đoạn thơ mới: Từ đây, tình anh nhỉ
đồng chí đã được định hình và mở ra biết bao Rồi hai đứa hôn nhau, hai người
kỉ niệm xúc động giữa những người đồng chí đồng chí!”
đồng đội trong quân ngũ. (Tố Hữu)
- Hai tiếng “Đồng chí!” đã đúc kết và nâng lên ý  Trong bối cảnh của những
nghĩa của mối quan hệ giữa những người lính. năm chiến tranh, tình đồng chí có
Đó không chỉ là cách xưng hô mà còn là một tình thể còn được đặt cao hơn,
cảm sâu đậm, thiêng liêng vô cùng trong thời kì thiêng liêng hơn tất cả những
lửa đạn. tình cảm thông thường khác
của con người dù là tình cha con,
gia đình, hay những tình cảm
riêng tư như
tình yêu đôi lứa.

Viết mẫu

Bảy câu thơ đầu của thi phẩm đã khắc họa một cách chân thực, giản dị và xúc động về những cơ sở
hình thành tình đồng chí:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

7
8
Hình ảnh đăng đối kết hợp với việc vận dụng thành ngữ dân gian “quê hương anh” – “làng tôi”, “nước
mặn đồng chua” – “đất cày lên sỏi đá” đem đến hình dung về những miền quê khác nhau, nơi ven biển đất phèn
chua ngập mặn, chốn núi đồi đất đai khô cằn sỏi đá. Đó là nơi người lính đã từ biệt gia đình để lên đường
nhập ngũ. Tuy những miền quê này cách xa nhau nhưng đều toát lên sự nghèo khó, nhọc nhằn và những
người lính ở đây đều xuất thân từ nông dân. Từ những người xa lạ, từ mọi phương trời, những người lính
đều mang trong mình lòng yêu nước, vì nghĩa lớn mà xung phong ra trận và đó là lí do họ quen nhau trong
quân ngũ. “chẳng hẹn quen nhau” là sự quen biết mà không hẹn trước, sự quen biết tình cờ mà thật đáng
quý. Hình ảnh “anh – tôi” riêng biệt đã mờ nhoà mà thay vào đó là sóng đôi trong hoàn cảnh sống và chiến
đấu: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. “Súng” và “đầu” là hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng cho
nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹp. Điệp từ “súng” và “đầu” được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh tình
cảm gắn bó trong chiến đấu của những người đồng chí đồng đội. Tình đồng chí từ đó mà nảy nở bền chặt
trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui giản dị. Đó là mối tình tri kỉ của những người
bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Chính
trong những ngày thiếu thốn, khó khăn ấy từ “xa lạ” họ đã trở thành tri kỉ của nhau. “Tri kỉ” là người bạn
thân thiết hiểu rất rõ về ta. Vất vả nguy nan đã gắn kết những người đồng chí khiến họ trở thành người bạn
tâm giao gắn bó. Đặc biệt, việc tác giả sử dụng các từ “bên”, “sát”, “chung” đã nhấn mạnh và tô đậm sự
sẻ chia, xóa nhòa đi mọi khoảng cách, đem đến hơi thở thân thương, gắn bó như tình bạn bè chân thật. Từ
tất cả những điểm tương đồng trên, giữa những người nông dân mặc áo lính đã hình thành tình đồng chí.
Đó là cả một quá trình được nhà thơ khắc họa thực tự nhiên mà vô cùng hợp lí, sâu sắc, từ “anh” – “tôi”
thành “anh với tôi” rồi “đôi tri kỉ” và cuối cùng là “đồng chí”. Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn một từ “Đồng
chí!” đứng tách riêng thể hiện cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng. Từ “đồng
chí’ với dấu chấm cảm như một nốt nhấn đặc biệt mang những sắc thái biểu cảm khác nhau, vừa là sự kết
đọng như một thành quả tất yếu của quá trình gắn bó, vừa là lời thốt lên đầy trân trọng, ngân vang. Hai
tiếng “Đồng chí!” đã đúc kết và nâng lên ý nghĩa của mối quan hệ giữa những người lính. Đây không chỉ đơn
giản là một đại từ nhân xưng dễ dàng nhòa lẫn trong rất nhiều đại từ nhân xưng khác mà là một tình cảm
sâu đậm, thiêng liêng. Trong bối cảnh của những năm chiến tranh, tình đồng chí có thể còn được đặt cao
hơn, thiêng liêng hơn tất cả những tình cảm thông thường khác của con người dù là tình cha con, gia đình:

“Lớp cha trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành”

hay những tình cảm riêng tư như tình yêu đôi lứa:

“Anh nắm tay em sôi nổi vụng về

Mà nói vậy trái tim anh đó

Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ

9
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều

Phần cho thơ và phần để em yêu

Em xấu hổ: thế cũng nhiều anh nhỉ

Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí!”

Bởi khi Tổ quốc lâm nguy, bất kì ai có lương tri và trách nhiệm cũng đều hiểu rằng cần đặt phần riêng tư
vào góc khuất của tâm hồn để lo cho việc nước. Đó cũng là một trong những lý do tạo nên sức nặng của
hai tiếng “đồng chí”. Hơn nữa, khi là đồng chí, con người có thể cùng chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi,
cùng sống chết nên tình cảm sẽ nảy sinh và mãi mãi khắc sâu trong tâm khản. Câu thơ của Chính Hữu vẻn
vẹn có hai chữ “Đồng chí” như chất chứa, dồn nén bao cảm xúc sâu xa từ sáu câu thơ trước và khởi đầu
cho những suy ngẫm, chiêm nghiệm tiếp theo. Quả thật ngôn từ Chính Hữu rất bình dị nhưng vô cùng hàm súc.
Tự nhiên và sâu lắng, hình ảnh thơ giản dị, nhịp điệu thơ linh hoạt chậm rãi, bảy câu thơ đầu đã đưa ta trở
về với buổi đầu người lính gặp gỡ để rồi gắn bó với nhau và hình thành tình đồng chí đồng đội keo sơn.

2. Biểu hiện của tình đồng chí (10 câu tiếp)


“Ruộng nương anh gửi bạn thân
cày Gian nhà không mặc kệ gió
lung lay Giếng nước gốc đa nhớ
người ra lính Anh với tôi biết từng
cơn ớn lạnh Sốt run người vừng
trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
- “Ruộng nương”, “gian nhà”: tài sản quý giá - Có thể liên hệ với đoạn
3 câu đầu
nhất của người nông dân  người lính gác thơ: “Ba năm rồi gửi lại quê
 tình đồng
lại tài sản riêng để lên đường chiến đấu vì lí hương. Mái lều gianh,
chí là cảm
tưởng chung. Tiếng mõ đêm trường,
thông những
- “mặc kệ”: thái độ dứt khoát. Luống cày đất đỏ
tâm sự thầm
- “giếng nước gốc đa” hoán dụ cho quê hương Ít nhiều người vợ trẻ
kín về hậu
làng xóm nơi các anh đã từ biệt để lên đường Mòn chân bên cối gạo canh khuya”
phương
(Trích “Nhớ” – Hồng Nguyên)

10
 Câu thơ thể hiện nỗi nhớ hai chiều giữa người  nỗi nhớ của người lính hướng về
lính và hậu phương. hậu phương
 Tình đồng chí thân thiết, chia sẻ với nhau
những gì riêng tư, thân thuộc nhất.
- Nghệ thuật liệt kê  nhấn mạnh những khó - Có thể liên hệ với những đoạn
khăn gian khổ, thiếu thốn: thơ viết về khó khăn trong thời
 “từng cơn ớn lạnh”, “sốt run người vừng chiến (xem trang 17).
trán ướt mồ hôi”: thấm thía sự hành hạ - Có thể bình luận sâu về khía cạnh:
bởi bệnh sốt rét rừng. cùng viết về người lính nhưng hình
 “áo rách vai”, “quần vài mảnh vá”, ảnh, ngôn ngữ thơ mộc mạc trong
“chân không giày”: khó khăn, thiếu thốn “Đồng chí” khác hẳn với những hình
về vật chất trong cuộc sống hàng ngày. ảnh hào hoa, chau chuốt trong “Ngày
 “buốt giá”: thời tiết khắc nghiệt của về”, mặc dù đều được chấp bút bởi
địa bàn hành quân chiến đấu. Chính Hữu. (Tham khảo đoạn bình
- Giữa những gian khổ vẫn luôn có sự đồng sau: Từ “Ngày về” đến “Đồng chí”,
7 câu sau
hành, sát cánh của anh và tôi: “anh với tôi”, có người đã xem đó là cuộc tự đính
 tình đồng
“áo anh”, “quần tôi”  cấu trúc câu song chính của tác giả trong nhận thức về
chí là sẻ chia
hành tô đậm sự gắn bó. hiện thực. Cũng có thể hình dung một
những gian
- “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: cách khác: đó là cuộc “thau chua rửa
khó trong
 “Thương nhau”: tình thương yêu, thấu phèn” trong thi cảm và thoát xác
cuộc đời
hiểu sâu sắc trong ngôn ngữ thi ca. Cái đẹp chinh
người lính
 “Tay nắm lấy bàn tay”: cử chỉ thân thiết, phu đã tháo lui trước cái đẹp vệ quốc.

chân thàn, sẻ chia, truyền hơi ấm cho Thi ảnh mỹ miều mà mòn phai xơ sáo
nhau của “áo hào hoa” và “hài vạn dặm”

 Biểu hiện của tình đồng chí trực tiếp nhất. đã nhường chỗ cho thi ảnh mộc mà

 Tình đồng chí được biểu hiện trong cuộc sống thực của “áo rách vai”, “quần vài
thường ngày và trở thành sức mạnh để người mảnh vá”, “chân không giày”. Câu
lính vượt qua khó khăn. thơ điệu ngâm (hát) óng chuốt lượt là
đã nhường lời cho câu thơ điệu nói
thô ráp mà tươi rói, vẫn hăng vị đời

súc tích dư ba.” – Chu Văn Sơn)

Viết mẫu

11
Đoạn thơ giữa bài với những câu thơ ngắn, dài linh hoạt đã khắc họa một cách chân thực và cảm
động về biểu hiện của tình đồng chí đồng đội. Tình đồng chí trước tiên là cảm thông những tâm sự thầm
kín về hậu phương, quê hương:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

“Ruộng nương”, “gian nhà” là tài sản quý giá nhất của người nông dân. Nhưng tất cả những tài sản quý giá ấy
các anh đều dứt khoát “gửi bạn thân cày” và “mặc kệ gió lung lay” - một sự cứng cỏi, sẵn lòng dẹp lợi ích
riêng tư để vì nghĩa vụ chung. Hai tiếng “mặc kệ” vang lên đầy ngạo nghễ, không phải là phó mặc vô tình
mà là sự dứt khoát đầy tin tưởng, tạm gác lại công việc thường ngày để ra đi vì nghĩa lớn. Một lí tưởng
sống thật cao đẹp! Người lính lên đường chiến đấu mang theo nỗi băn khoăn, trăn trở về gia đình, vườn
ruộng và ở chiều ngược lại của nỗi nhớ, quê hương cũng luôn hướng về họ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra
lính”. “Giếng nước gốc đa” là hoán dụ cho quê hương làng xóm nơi các anh đã từ biệt để lên đường. Là
quê hương nhớ thương người ra trận song cảm hiểu được nỗi nhớ ấy đâu thể là một người vô tâm. Đó phải
là một tấm lòng sâu sắc hướng về, người lính lên đường chiến đấu cũng luôn hướng về quê hương để biết
hậu phương đang trông về mình mà đợi ngày độc lập. Cách nói hoán đổi tế nhị và sâu sắc kết hợp cùng
giọng điệu tha thiết tâm tình vừa thể hiện được sự cứng cỏi trong tinh thần người lính vừa khéo léo biểu
đạt nỗi nhớ quê hương khắc khoải trong tấm lòng của họ. Tình đồng chí thân thiết, họ chia sẻ với nhau
những gì riêng tư, thân thuộc nhất. Cách nói ấy đâu phải chỉ là cái khéo léo của người làm thơ mà chắc
hẳn phải xuất phát từ sự thấu hiểu sâu sắc của Chính Hữu đối với tâm tư, nỗi lòng chiến sĩ, sự thấu hiểu
giữa những người đồng chí đồng đội với nhau.

Tình đồng chí còn là sẻ chia khó khăn, động viên nhau vượt qua gian khổ:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Nghệ thuật liệt kê kết hợp cùng cấu trúc thơ sóng đôi trong những câu thơ sau đã nhấn mạnh những khó
khăn
12
gian khổ, thiếu thốn của đời sống lính tráng. Ở đó, “anh với tôi” đã thấm thía nỗi mệt nhọc do căn bệnh sốt rét

13
rừng: “biết từng cơn ớn lạnh”, “sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”. Bệnh sốt rét đã hành hạ, bòn rút, làm
tiêu hao sức lực con người. Các anh còn phải chống chọi với bệnh tật, chiến đấu chống quân thù trong hoàn
cảnh thiếu thốn quân trang những ngày đầu kháng chiến: “áo rách vai”, “quần vài mảnh vá”, “chân không
giày”, những vật dụng tối thiểu cũng không có. Cái buốt giá, khắc nghiệt của thiên nhiên vùng cao nơi người
lính hành quân cũng là một thử thách lớn. Nhịp thơ dồn dập, hình ảnh thơ chân thực, mộc mạc nhưng cũng
rất chọn lọc, hàm súc đã làm nổi bật những biểu hiện xúc động của tình đồng chí. Và biểu hiện cụ thể nhất, trực
tiếp nhất của tình đồng chí chính là cử chỉ: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Cái nắm tay để sẻ chia, truyền
hơi ấm, để hy vọng, để quyết tâm. Một cử chỉ bình thường nhưng mang ý nghĩa tinh thần đặc biệt, là biểu hiện
giản dị mà sâu sắc của tình thương không nói nên lời. Sự hô ứng giữa “miệng cười buốt giá” và “thương nhau
tay nắm lấy bàn tay” làm nổi bật lên vẻ đẹp ngời sáng của niềm tin vượt lên gian khổ, của sự sẻ chia, đồng cảm
và tin yêu. Câu thơ cuối cùng của đoạn có nhịp điệu kéo dài ra để chuyển tải hết chiều sâu và độ vững bền của
cảm xúc. Cứ như thế, tình đồng chí được biểu hiện trong cuộc sống thường ngày và trở thành sức mạnh để
người lính vượt qua khó khăn. Quả thật, tình đồng chí không chỉ là đồng cảm sâu sắc mà còn là sẻ chia chân
tình. Nhà thơ Chính Hữu thấu hiểu hơn ai hết mối chân tình ấy để rồi khắc họa thật xúc động trong những
trang thơ:

“Cuộc đời anh cho tôi chia một nửa

Nửa giọt mồ hôi vạt áo còn đầm

Nửa dãy Trường Sơn thác ghềnh vất vả

Nửa nắm cơm hạt muối nhọc nhằn

Một nửa trận

nắng Một nửa cơn

mưa”

(“Một nửa”)

3. Biểu tượng, sức mạnh của tình đồng chí (3 câu cuối)
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”

14
2 câu đầu - “đêm nay”: thời khắc của hiện tại  đánh dấu
 hoàn cảnh sự chuyển biến trong mạch thơ (từ quá khứ
chiến đấu ở hiện trở về với hiện tại)
tại

15
- “rừng hoang sương muối”: không gian lạnh
lẽo, hoang vu, tĩnh lặng, chứa đầy bất trắc
 Tạo ra một cái nền để làm bật lên vẻ đẹp của
hình tượng người lính và của tình đồng chí
- Hình ảnh người lính:
 “đứng cạnh bên nhau”: sự sát cánh kề vai,
tư thế đứng nghiêm trang, tập trung cao độ
nhưng luôn cảm nhận rõ người đồng đội
đang sát cánh cùng mình
 “chờ giặc tới”: tâm thế chủ động, dũng cảm
 Tình đồng chí trở thành nền tảng sức mạnh,
động lực chiến đấu của các anh
- Ý nghĩa tả thực: những đêm người lính canh - Có thể liên hệ với câu thơ:
gác chờ giặc, đầu súng chếch lên trên và “Heo hút cồn mây súng ngửi
trăng càng về đêm như càng thấp xuống, trời” (Trích “Tây Tiến” – Quang
treo trên đầu mũi súng. Dũng)
- Ý nghĩa ẩn dụ:  Hình ảnh “súng” là đặc
 “Súng”: ẩn dụ cho nhiệm vụ chiến đấu, trưng của chiến tranh gian khổ lại
cho chiến tranh khốc liệt. được cảm nhận và khắc họa từ cái
 “Trăng”: ẩn dụ cho thiên nhiên tươi mát, nhìn đậm chất thơ: “súng ngửi
cho hòa bình, bình yên. trời”, “đầu súng trăng treo”.
 “Đầu súng trăng treo” cho thấy tư thế người - Có thể sử dụng nhận định:
Câu cuối
lính cầm súng như đang bảo vệ vầng trăng  lí “Cuối cùng nhà thơ đã tạc vào
 biểu tượng
tưởng cao đẹp, chiến đấu vì hòa bình, độc lập dân không gian nghệ thuật giàu
cao đẹp của tình
tộc. chất sử thi ba nhân vật: người
đồng chí
- Ý nghĩa ngợi ca: lính, khẩu súng và vầng trăng
 “Súng” gắn liền với người lính khi chiến như một bức phù điêu
đấu hoành tráng của kháng

 “Trăng” gắn liền với tâm hồn người nghệ sĩ chiến”.

lãng mạng - Có thể bình luận sâu ở khía

 Câu thơ ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người lính, cạnh: tính hàm súc, lắng đọng

trong chiến tranh khốc liệt vẫn lãng mạn, lạc quan trong chất thơ của Chính

để cảm nhận thiên nhiên. Hữu: “Thơ phải ngắn ở câu

 Hai hình ảnh đối lập gắn liền với nhau trong chữ nhưng phải dài ở sự ngân

chỉnh thể thống nhất đã trở thành tượng đài bất vang”.

diệt cho tình đồng chí đồng đội. Tình đồng chí đã
16
17
xây đắp nên niềm tin chiến thắng để những người
lính cùng quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương.

Viết mẫu

Từ những hồi ức quá khứ, đến với ba câu thơ cuối, cảm xúc thơ trở về với thời khắc hiện tại, khắc
họa một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí đồng đội:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Thời gian là “đêm nay”, không gian là nơi “rừng hoang sương muối”, khoảnh khắc của hiện tại thật tĩnh
lặng và lạnh lẽo, hoang vu. Một cảm giác hồi hộp xuất hiện trong tâm trí bạn đọc. Cái mênh mông ngút
ngàn bị bao trùm bởi bóng tối đêm thâu, cãi tĩnh lặng hoang vu lại thêm sự khắc nghiệt của thời tiết sương
muối, tất cả tạo ra một cái nền làm nổi bật hình tượng người lính đang sát cánh kề vai. Họ sát cánh bên
nhau trong tư thế và tâm thế chủ động, dũng cảm: “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Mặc dù ngay sau
đây thôi có thể là chiến đấu ác liệt nhưng người lính không hề sợ hãi và nao núng tinh thần. Tình đồng chí
đã trở thành nền tảng sức mạnh, động lực chiến đấu của các anh. Như một kết quả tất yếu của sự đồng hành
giữa những người lính trong đêm phục kích chờ giặc, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” xuất hiện đem đến
những ấn tượng độc đáo. Nhịp thơ 2/2 như nhịp vầng trăng lắc lư trên đầu súng, bầu trời và mặt đất được
nối liền bởi một từ “treo”. Câu thơ chỉ vỏn vẹn hai hình ảnh “súng” và “trăng” trước tiên mang ý nghĩa tả
thực. Trong đêm khuya, người lính đứng gác, chỉ có đồng đội, có súng và ánh trăng làm bạn. Bầu trời miền
rừng núi bao giờ cũng trong hơn, rộng hơn và thấp hơn so với bầu trời ở miền khác. Đêm càng khuya thì
càng có cảm giác như trăng đang thấp xuống đến độ có thể treo trên đầu mũi súng. Đồng thời đây cũng là
hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. “Súng” là biểu tượng cho chiến tranh, cho nhiệm vụ chiến đấu của người
lính, đi liền với đó, “trăng” lại là biểu tượng cho hòa bình, cuộc sống bình yên của đất nước, quê hương.
Người lính cầm súng là để bảo vệ cho cuộc sống hòa bình ấy. Đó là mục đích, lí tưởng cao đẹp mà các anh
luôn hướng tới. Một cách tự nhiên mà sâu sắc, câu thơ đã ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Một bên là
hiện thực khốc liệt gắn với đời sống người chiến sĩ, một bên là thiên nhiên tươi mát trong tâm hồn lãng
mạn của người thi sĩ. Hai hình ảnh, hai sự cảm nhận đối lập lại đi liền với nhau thật tài tình trong cách
liên tưởng của những người đang tham gia cuộc chiến, cận kề với mất mát, hi sinh. Tuy cầm súng chiến
đấu nhưng tâm hồn người lính không hề chai sạn. Họ vẫn thả hồn mình rung động trước vẻ đẹp của ánh
trăng khuya. Từ đó “Đầu súng trăng treo” đã trở thành biểu tượng cho tâm hồn bay bổng, lãng mạn, yêu
đời, lạc quan đầy chất thơ của người lính thời kì kháng chiến. Một câu thơ, một khung cảnh nhưng hàm
chứa trong đó sự đối lập của biết bao khía cạnh. Sự kết hợp tài tình, đặc sắc ấy đã cho ta những cảm nhận

18
riêng về người lính và tình đồng chí đồng đội. Tình đồng chí đã xây đắp nên niềm tin chiến

19
thắng nơi những người đồng đội đứng chung một chiến hào, để họ có thể vô tư quan sát và cảm nhận thấy
khoảnh khắc “Đầu súng trăng treo”. Câu thơ khép lại thi phẩm nhưng mở ra trong ta nhiều suy ngẫm lắng sâu.
Có thể thấy, vầng trăng vừa là bạn đồng hành của cây súng vừa là đối tượng bảo vệ của cây súng nơi biên
cương, trên mỗi tấc đất vạt rừng của Tổ quốc. Cảm nhận được sự bình yên và vẻ đẹp thơ mộng này, ta mới
thấm thía cái giá phải trả cho hòa bình, cũng hiểu rõ hơn động lực để người lính sẵn sàng rời bỏ “ruộng
nương”, “gian nhà” để lên đường ra trận. Ba câu thơ cuối bài đã góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo
được những dư âm sâu lắng trong lòng người đọc về biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí động đội giữa
những người chiến sĩ buổi đầu kháng Pháp. Đúng như có người đã từng khẳng định: “Cuối cùng nhà thơ
đã tạc vào không gian nghệ thuật giàu chất sử thi ba nhân vật: người lính, khẩu súng và vầng trăng như
một bức phù điêu hoành tráng của kháng chiến”.

III. Tổng kết


1. Nghệ thuật
- Hệ thống hình ảnh thơ vừa giàu chất hiện thực vừa chắt lọc, hàm súc.
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị nhưng vẫn giàu xúc cảm.
- Thể thơ tự do với câu thơ thay đổi linh hoạt độ dài, ngắn tạo nên giọng điệu thơ khi thủ thỉ tâm tình, khi
yêu thương gắn bó, khi lạc quan tin tưởng.
2. Nội dung
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể
hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ
đẹp tinh thần của người lính cách mạng.

20
21

You might also like