You are on page 1of 7

Phần II: THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Bài 1: ĐỒNG CHÍ

I. Khái quát
1. Tác giả: Chính Hữu
(1926 – 2007)
- Tên khai sinh: Trần Đình Đắc
- Quê: Hà Tĩnh
- Từng: tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ
- Là nhà thơ chiến sĩ.
+ Đề tài: chiến tranh, người lính
+ Phong cách: nhẹ nhàng, tinh tế, sâu lắng, hàm súc
- Tác phẩm tiêu biểu: Đồng chí, Giá từng thước đất

2. Tác phẩm:
* Xuất xứ: tập thơ “Đầu súng trăng treo”
* Hoàn cảnh ra đời: 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
- Thời kì đó bộ đội ta còn rất khó khăn, thiếu thốn.
- Chính Hữu tham gia chiến dịch Việt Bắc (1947), bị thương, được đồng đội
chăm sóc => xúc động trước tình cảm mà người đồng đội dành cho mình, nhà thơ viết bài
thơ này để tặng bạn.
* Thể thơ: tự do
* Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí
- Phần 2: 10 câu tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- Phần 3: 3 câu cuối: Kết tinh của tình đồng chí

* Chủ đề: Ca ngợi tình đồng chí, chính tình đồng chí tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần
của người lính cách mạng.

* Nghệ thuật: Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
II. Phân tích:
1. Bảy câu thơ đầu: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÌNH ĐỒNG CHÍ
CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH CÁCH MẠNG:

Chung hoàn cảnh xuất thân Chung nhiệm vụ


Cùng tâm sự, sẻ chia
chiến đấu

* Câu 1+2: giới thiệu về quê hương của những người* Câu 5: sử dụng * Câu 6: là câu thơ gợi nhiều liên
lính thành công BPNT tưởng
- thành ngữ “nước mặn đồng chua” nói đến vùng điệp ngữ và hoán [Đọc câu thơ này, người đọc hình
đồng chiêm trũng nước ngập, nhiễm mặn, nhiễm dụ dung ra cảnh:] Trong những đêm
phèn ven biển - Điệp ngữ: từ rừng giá lạnh, đắp chung nhau
- cách nói giàu hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” gợi ra
“bên” x 2 lần chiếc chăn mỏng, những người
vùng trung du, đồi núi đất đai bạc màu, khô cằn đá- Hoán dụ: qua từ lính không dễ gì ngủ ngay được =>
sỏi. “đầu” họ tâm sự, sẻ chia, giãi bày cho
=> “Quê anh” và “làng tôi” đều là những miền quê => Câu thơ khắc nhau những tâm tư, nỗi niềm
nghèo khó họa sự gắn bó => Từ đó các anh thấu hiểu nhau,
 “Anh” và “tôi” đều có xuất thân là nông dân, khăng khít của trở thành “đôi tri kỉ”
nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc – vào bộ
những người lính - “Tri kỉ” nghĩa là biết mình, là
đội => trở thành những người nông dân mặc lính. (Hai cây súng bên hiểu bạn như hiểu chính mình
nhau, hai mái đầu
* Câu 3+4: sát cạnh bên nhau) => Điều đó chứng tỏ những người
Từ chỗ là những người đồng cảnh nhưng “xa lạ”, => Những người lính có sự gắn bó với nhau sâu sắc
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc lính luôn kề vai sát về tâm hồn
đã đưa họ đến bên nhau, “quen nhau” và gắn bó với cánh trong nhiệm
nhau trong nhiệm vụ chung. vụ chiến đấu.

* Câu 7: “Đồng chí!”


là một câu thơ đặc biệt
- Về cấu tạo: câu thơ chỉ gồm 2 tiếng “Đồng chí” kết hợp với dấu chấm than!
- Về ý nghĩa:
+ “Đồng chí” nghĩa là cùng chí hướng, lí tưởng; đây là cách xưng hô của những người trong cùng một
cơ quan, đơn vị, tổ chức.
+ Câu thơ “Đồng chí!” vang lên như một lời thốt, một sự phát hiện, khẳng định, ngợi ca tình đồng chí
của những người lính cách mạng
=> Tình đồng chí là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, tình đồng chí được hình thành trên cơ sở những tình cảm
truyền thống tốt đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người và được đẩy cao lên trong thời đại mới.
2. Mười câu giữa: BIỂU HIỆN VÀ SỨC MẠNH CỦA TÌNH ĐỒNG CHÍ

Tình đồng chí của những người lính Các anh không chỉ hiểu nhau mà còn cùng nhau chia sẻ
cách mạng biểu hiện ở việc thấu những gian lao và niềm vui trong cuộc đời người lính
hiểu tâm tư tình cảm của nhau

* 3 câu thơ đầu: là những câu thơ đặc * 7 câu thơ tiếp: khái quát những khó khăn, gian khổ mà
biệt bởi vì người lính đang kể chuyện người lính phải trải qua
về người đồng đội của mình mà như - Đó là bệnh tật: Những cơn sốt rét rừng ác tính, lạnh đến
kể chuyện chính mình “run người” mà trán lại “ướt mồ hôi”
- Đó là thiếu thốn vật chất:
 Họ thấu hiểu nhau sâu sắc + Áo rách
+ Quần vá Giữa mùa đông giá rét
* Trước hết, họ hiểu rõ về hoàn cảnh + Chân không giày
của nhau:
- Người lính vào bộ đội, ra đi vì nghĩa - Các từ đại từ “anh”, “tôi” luôn đi liền thành cặp (khi câu
lớn, để lại sau lưng tất cả những gì trước, câu sau thẳng thàng, khi thì trong cùng một dòng)
thân thuộc, quý giá nhất: => Gợi ra sự gắn bó khăng khít, luôn sát cánh bên nhau
+ Ruộng nương - gửi bạn cày giữa những người đồng chí. “Anh” và “tôi” cùng nhau
+ Gian nhà không – để mặc cho đối mặt với khó khăn. “Anh” và “tôi” cùng nhau vượt qua
lung lay trong gió thử thách.
- Thái độ “mặc kệ” có vẻ rất lạnh => Tình đồng chí cho họ sức mạnh để vượt qua gian khó
lùng, dứt khoát => quyết tâm cao độ
- Câu thơ “Miệng cười buốt giá” có sức gợi hình cao
* Hơn nữa, họ còn hiểu cả những tâm => Gợi hình ảnh khuôn miệng của người lính khi cười
tư tình cảm, nỗi niềm của nhau: vẫn còn in hằn dấu vết của cái lạnh giá giữa mùa đông.
- Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ => Phải chăng các anh cùng cười để xua đi buốt giá
người ra lính”
+ “Giếng nước gốc đa” là hình - Câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” là hình ảnh
ảnh hoán dụ => là biểu tượng của đẹp thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của những người lính
làng quê, nói về những người ở làng + Cụm từ “thương nhau” bộc lộ trực tiếp tình cảm mà
=> Câu thơ thể hiện nỗi nhớ 2 chiều: những người lính dành cho nhau
+ Hậu phương nhớ người ra lính + Hành động tay nắm bàn tay thay cho mọi lời muốn nói.
+ Người lính cũng cảm nhận được Qua cái nắm tay, người lính truyền cho nhau hơi ấm,
nỗi nhớ ấy vì lòng anh cũng đang truyền cho nhau ý chí, truyền cho nhau nghị lực để vượt
hướng về hậu phương qua mọi trở ngại, khó khăn.
[“Mặc kệ” chỉ là bề ngoài, thực chất  Như vậy, chính tình đồng chí đã trở thành sức mạnh
người lính vẫn nặng lòng với gia tinh thần của người chiến sĩ.
đình, quê hương]
3. Ba câu cuối: KẾT TINH CỦA TÌNH ĐỒNG CHÍ

Ba câu thơ là một bức tranh đẹp Câu thơ “Đầu súng trăng treo”
về tình đồng chí còn là một biểu tượng đẹp về
cuộc đời người chiến sĩ
- Cụm từ “đêm nay” nói đến một thời * Trong câu thơ có 2 hình ảnh nổi bật:
điểm cụ thể, chính khoảnh khắc ấy đã khẩu súng và vầng trăng, đó là những
lắng đọng lại thành một bức tranh đẹp: hình ảnh gợi nhiều liên tưởng:
* Nền của bức tranh: là cảnh rừng
hoang, âm u, giá lạnh, sương muối SÚNG TRĂNG
xuống nhiều Gần Xa
=> Chất chứa hiểm nguy, vất vả, gian Thực tại Thơ mộng
lao Chiến tranh Hòa bình
* Trung tâm của bức tranh: hai người Chiến sĩ Thi sĩ
lính đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đó là những mặt tưởng như đối lập
+ “Đứng cạnh bên nhau” => gắn bó, sát nhưng lại gắn kết với nhau, bổ sung
cánh, đồng cam cộng khổ cho nhau
=> Vẻ đẹp của tình đồng chí => Trở thành biểu tượng cho người
+ “Chờ giặc” => tư thế chủ động => Vẻ lính trong thời kì kccP:
đẹp của sự gan dạ, dũng cảm - Các anh là chiến sĩ nhưng lại có tâm
* Trong bức tranh còn có một hình ảnh hồn thi sĩ
đặc biệt: vầng trăng - Các anh đang cầm súng chiến đấu
- Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trước trong cuộc chiến tranh nhưng lại luôn
hết là hình ảnh thực, xuất phát từ cảm khao khát hòa bình
nhận của Chính Hữu trong những đêm * Về nghệ thuật:
nhà thơ đứng gác ở rừng cùng đồng - Câu thơ có nhịp 2/2: hài hòa, cân đối,
đội: như nhịp bước hành quân của người
+ Nòng súng của người lính giương lính, vừa gợi cảm giác cái gì đó lắc lư
cao, còn vầng trăng treo chênh chếch đung đưa.
trên bầu trời cũng như đang sà xuống - Kết thúc “trăng treo” – thanh ngang
sát bìa rừng => tạo cảm giác như trăng => để lại dư âm, tạo độ ngân vang cho
đang “treo” ở đầu súng. câu thơ và cả bài thơ
- Ngoài ra, “đầu súng trăng treo” còn là => đọng lại trong lòng người đọc là ấn
hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng tượng về vẻ đẹp tâm hồn của người lính
với khao khát hòa bình.
4. Câu thơ thứ 7:
là câu thơ đặc biệt
* Về cấu tạo:
Câu thơ này chỉ gồm 2 tiếng “đồng chí” kết hợp với một dấu chấm than
(!)
* Về ý nghĩa:
Câu thơ vang lên như một lời thốt, một tiếng reo vui, một sự phát hiện,
khẳng định, ngợi ca tình đồng chí:
+ Đó là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp giữa những người cùng chí
hướng, lí tưởng
+ Tình cảm đó được hình thành trên cơ sở tương đồng về hoàn cảnh
xuất thân, sự gắn bó trọng nhiệm vụ, sự đồng cảm, sẻ chia
+ Tình đồng chí biểu hiện ở sự thấu hiểu về hoàn cảnh, nỗi niềm của
nhau; tình đồng chí trở thành sức mạnh giúp người lính vượt qua những khó
khăn, gian khổ, thiếu thốn.
* Về vị trí:
Câu thơ khép lại phần 1 (Cơ sở hình thành tình đồng chí) và mở ra phần
2 (Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí)
=> Ở vị trí đó, câu thơ “Đồng chí!” giống như một cái bản lề, một cây cầu
nối, giúp gắn kết các phần trong bài thơ.
=> Câu thơ làm cho mạch cảm xúc trong bài thơ được trôi chảy, liền mạch.
* Về hình thức: Câu thơ này trùng với nhan đề của bài thơ
=> Câu thơ này được xem là “nhãn tự” của bài thơ, mang hồn vía, thần
thái, là linh hồn của cả bài thơ
 Chỉ 1 câu thơ “Đồng chí !” đã kết tinh vẻ đẹp của cả bài thơ và toát lên chủ
đề của cả bài: Ca ngợi tình đồng chí, khẳng định tình đồng chí làm nên sức
mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính
 Tóm lại, câu thơ “Đồng chí!” là câu thơ ngắn gọn, hàm súc, cô đọng, lời
ít mà ý nhiều, vừa có chiều sâu, vừa có độ ngân vang, thể hiện đặc trưng
phong cách thơ Chính Hữu.
5. Hình ảnh người lính:
* Xuất thân: là nông dân từ những miền quê nghèo khó
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
- Là nông dân, các anh vốn gắn bó với mảnh vườn, thửa ruộng => vẫn sẵn sàng bỏ
lại tất cả những gì thân thuộc nhất, quý giá nhất để lên đường cầm súng chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
Từ “mặc kệ” thể hiện thái độ lạnh lùng, dửng dưng, dứt khoát  quyết
tâm cao độ ra đi vì nghĩa lớn
=> Lòng yêu nước
* Yêu gia đình, quê hương
Phải chăng, người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng chính là bảo
vệ gia đình, quê hương
Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
+ BPNT hoán dụ => nỗi nhớ 2 chiều:
. Hậu phương nhớ người ra lính
. Người lính cảm nhận được nỗi nhớ ấy vì lòng cũng đang hướng về
hậu phương
* Đẹp nhất: tình đồng chí, đồng đội:
- Tình đồng chí hình thành ……
- Tình đồng chí biểu hiện ở việc….
- Tình đồng chí trở thành sức mạnh….
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
 Tình đồng chí là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, làm nên vẻ đẹp và sức mạnh
tinh thần của người lính.
* Hiền lành, chất phác nhưng cũng rất gan dạ, dũng cảm:
Tư thế “chờ giặc” => chủ động => quả cảm
* Đặc biệt: vẻ đẹp tâm hồn:
Câu thơ “Đầu súng trăng treo” kết hợp hài hòa những mặt đối lập => trở
thành biểu tượng đẹp về người lính:
+ Các anh là chiến sĩ nhưng có tâm hồn thi sĩ
+ Các anh cầm súng chiến đấu giữa cuộc chiến tranh nhưng luôn
khao khát hòa bình

III. Tổng kết


1. Nhan đề “Đồng chí”
- Chính Hữu đặt tên bài thơ của mình là “Đồng chí” vì bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội của
những người lính cách mạng.
+ Nhan đề “Đồng chí” chỉ gồm 2 tiếng, ngắn gọn, hàm súc, cô đọng, khái quát, mang sắc thái
trang trọng, khẳng định, ngợi ca.
+ “Đồng chí” nghĩa là cùng chí hướng, lí tưởng. Đây là cách gọi nhau của những người trong
cùng một tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Nhan đề “Đồng chí” góp phần thể hiện chủ đề bài thơ: ca ngợi tình đồng chí. Chính tình đồng
chí làm nên vẻ đẹp tinh thần và sức mạnh của người lính.

You might also like