You are on page 1of 4

ĐỒNG CHÍ

ĐỀ 7 : “Bài thơ “ Đ/c” ca ngợi phẩm chất cao đẹp, tình đồng đội keo sơn của những anh bộ
đội cụ Hồ thời chống Pháp”.
Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ “ Đồng chí” ( CH) để làm sáng tỏ ý kiến trên
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
…………………………………..
Đầu súng trăng treo” ( Đoạn 2+3)
MB:
+ Chiến tranh đã đi qua hơn nửa thế kỉ nhưng vang âm thì còn mãi. Đó là những vang âm
vang dội của chiến thắng lẫy lừng, vang âm bi tráng của những đau thương mất mát, vang âm
ngọt ngào của tình đồng chí cao đẹp thiêng liêng.....
+ Nhà thơ Chính Hữu đã viết về vang âm ấy, đồng thời tái hiện lại một cách chân thực
hình ảnh người lính qua bài thơ “Đồng chí” . Bài thơ đã đi qua một hành trình hơn nửa thế kỉ
làm đẹp mãi cho hồn thơ chiến sĩ – hồn thơ Chính Hữu.
+ Nhận xét về bài thơ có ý kiến cho rằng “Bài thơ “ Đ/c” ca ngợi phẩm chất cao đẹp, tình
đồng đội keo sơn của những anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp”. Đặc biệt khổ thơ 2.3, CH đã
nói thật xúc động về tình đồng chí và dựng lên 1 bức tượng đài tuyệt đẹp về người lính cụ Hồ
thời chống Pháp:
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
…………………………………..
Đầu súng trăng treo” “
TB
1- Giới thiệu về tác giả CH :
- Chính Hữu tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007), quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh.
- Đề tài: thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh
- Phong cách: hàm súc, đa nghĩa, ngôn ngữ cô đọng.
- Giải thưởng: Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về VHNT ( 2000)
2- Xuất xứ, thể loại
+ Bài “ Đồng chí” viết 1948, in trong tập “ Đầu súng trăng treo”. ( đề 1)
+ Thể thơ tự do, có kết cấu độc đáo.
3-Cảm nhận đoạn thơ về Nội dung
****Khái quát khổ 1: Những câu thơ đầu là cơ sở của tình đồng chí, họ chung giai cấp, chung
cảnh ngộ, chung khó khăn gian khổ.
3.1-Những biểu hiện của tình đồng chí ( 10 câu tiếp theo)
a-Chia sẻ tâm tư, nỗi lòng
---------------Tình đồng chí là sự cảm thông, chia sẻ tâm tư nỗi lòng của nhau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
+ “ Ruộng nương, gian nhà” là tài sản vô giá của người nông dân, cả đời làm
lụng, chắt chiu mới có được nhưng họ sẵn sàng gửi lại quê hương để ra trận. Từ những câu thơ
nói về gia cảnh, ta bắt gặp 1 sự đổi thay lớn trong quan niệm của người lính. Họ gạt bỏ tình cảm
riêng tư để hướng tới tình cảm chung. “ Ruộng nương” tạm gửi “ bạn thân cày”, “ gian nhà”
mặc kệ
“ gió lung lay”.

1
+ Từ “ mặc kệ” biểu lộ thái độ ra đi dứt khoát, ý thức trách nhiệm lớn lao bởi “
Ta hiểu vì sao ta chiến đấu/ Ta hiểu vì sao ta hiến máu” ( Tố Hữu). Họ ko thể khoanh tay đứng
nhìn cảnh quê hương bị tàn phá:
“ Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”
( Nguyễn Đình Thi)
+Song, dù dứt khoát, mạnh mẽ ra đi nhưng người lính vẫn nặng lòng với gia đình, quê
hương. “ Giếng nước gốc đa” là hình ảnh nhân hóa, hoán dụ chỉ người thân, quê hương nhớ về
các anh hay chính tấm lòng người lính ôm ấp bóng hình quê hương ? Câu thơ đong đầy nỗi nhớ
ở hai chân trời, làm nên sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua gian khổ.
=>Ba câu thơ với những hình ảnh “ ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”, hình ảnh nào
cũng thân thương, cũng ăm ắp một tình quê vơi đầy. Nhắc đến nỗi nhớ ấy, CH đã nói đến sự hi
sinh không mấy dễ dàng của người lính. Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy của anh cũng là của tôi,
chúng ta cùng thấu hiểu và chia sẻ. Phải là người đã từng trải nghiệm qua bao năm tháng chiến
tranh, CH mới viết được những vẫn thơ da diết, sâu lắng như thế !
b-Chia sẻ khó khăn, gian khổ
----------------Đồng chí là sự chia sẻ khó khăn gian khổ của đời lính. CH dùng bút pháp tả thực,
câu thơ sóng đôi:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi”
+Những ai đã trải qua năm tháng chiến tranh mới hiểu hết khó khăn của đời lính. “ Anh
với tôi” từng trải qua căn bệnh sốt rét, một căn bệnh phổ biến, kinh niên do phải sống trong rừng
thiêng nước độc. Chữ “ biết” nghĩa là từng nếm trải, cùng chung gian nan, thử thách
+ “ Cơn ớn lạnh”, “ sốt run người”, “ vừng trán ướt mồ hôi” là những chi tiết tả thực
căn bệnh quái ác này. Khi mắc bệnh, người nóng hầm hập, mồ hôi đầm đìa mà ớn lạnh từng
cơn. Bệnh ngưng, người mệt lả, da vàng, tóc rụng, vì vậy, người lính có cái tên “ vệ trọc”. Nhà
thơ Quang Dũng từng viết “ Tây Tiến đoàn quân ko mọc tóc”, Tố Hữu thì viết “ Giọt mồ hôi rơi
trên má anh vàng nghệ”.
-------------------Những câu thơ tiếp theo nói thật xúc động về cuộc đời của người lính:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
+ Những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn vũ
khí, quân trang, thuốc men, thực phẩm. “ Áo rách, quần vá”, “ chân không giày” là những chi
tiết chân thực tái hiện cuộc sống gian lao, thiếu thốn của người lính, bởi thế họ có cái tên thật
hóm hỉnh “ vệ túm”. Hình ảnh này ta từng bắt gặp trong bài “ Ngày về”:
“ Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”
+Gian khổ, khó khăn nhưng ý chí hào hùng, tình đồng đội đã tiếp thêm sức mạnh để họ
chiến đấu “ Áo vải chân không/ Đi lùng đánh giặc” ( Hồng Nguyên)
c-Chia sẻ tình yêu thương
-----------------Trong khó khăn, gian khổ, họ vẫn gắn bó, chia sẻ tình yêu thương đến tột cùng:
“Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
2
+ Trong hiểm nguy, họ vẫn cười bởi “ thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí” ( Tố Hữu). “
Miệng cười buốt giá” là nụ cười bừng sáng trong giá rét, biểu lộ thái độ lạc quan, coi thường
gian khổ
+Cử chỉ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” giản dị mà xúc động đến nhường nào.
Họ truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến
thắng. Cách biểu lộ tình thương không ồn ào mà thấm thía. CH đã phát hiện rất tinh sức mạnh
tinh thần ẩn sâu trong trái tim người lính, tạo nên chiều sâu và sự bền vững của tình cảm thầm
lặng mà rất đỗi thiêng liêng này.
=>Với bút pháp tả thực, âm hưởng thơ lắng đọng, tác giả đã dựng lên thời kì khốc liệt của nhân
dân ta trong những ngày đầu chống Pháp. Bằng ý chí kiên cường, tình đồng đội keo sơn đã giúp
họ chiến thắng hoàn cảnh.
3.2-Vẻ đẹp của tình đồng chí ( 3 câu cuối)
--------------------Ba câu thơ cuối dựng lên bức tượng đài sừng sững về những người lính cụ Hồ:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
+Khung cảnh mở ra bằng một đêm trăng mùa đông nơi chiến hào. Các từ ngữ “
rừng hoang sương muối” gợi ra 1 ko gian khắc nghiệt. Rừng âm u, hoang vắng, lạnh lẽo, sương
muối tái tê, đó là nơi thử thách ý chí, niềm tin của con người.
+ Nổi bật trên cái nền hùng vĩ của núi rừng là hình ảnh người lính “ đứng cạnh bên
nhau”. Họ đang phục kích chờ giặc, tư thế chủ động, bình tĩnh, sẵn sàng chiến đấu. Tầm vóc của
người lính trở nên lớn lao phi thường. Hai câu thơ ngồn ngộn chất hiện thực của chiến trường ác
liệt, nơi sự sống và cái chết chỉ là trong gang tấc.
-------------------Trong giây phút chờ giặc, người lính chứng kiến cảnh trăng lên ngang tầm chiến
hào, ngước nhìn lên mà ngỡ:
“ Đầu súng trăng treo”
+ Nhịp thơ lơ lửng, chông chênh. Câu thơ 4 chữ chia làm 2 vế như nhịp lắc một cái
gì đó chông chênh, bát ngát, gây sự chú ý cho người đọc. Từ “ treo” tạo mối quan hệ bất ngờ, nối
2 sự vật cách xa nhau “ súng – trăng”. Chính Hữu đã tạo ra thần cú.
+Đêm khuya, vầng trăng ở trên cao sà xuống thấp, súng hướng lên trời cao. Ở 1 vị trí
và tầm nhìn nào đó, trăng như treo đầu mũi súng.
+ “Súng” đặt trong mối quan hệ với “ trăng”. “ Trăng” biểu tượng cho cuộc sống
tươi đẹp, hòa bình, khát vọng vươn tới tương lai tươi sáng. “ Súng” biểu tượng cho chiến tranh
nhưng cũng là lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần chiến đấu vì hòa bình của người chiến sĩ. Người
lính ôm cây súng đi trong ánh trăng để bảo vệ ánh trăng hòa bình. “ Súng” và “trăng”, gần và
xa, hiện thực và lãng mạn, chất thép và chất trữ tình hòa quyện. Hai hình ảnh tương phản, sóng
đôi vừa biểu tượng cho ý chí sắt đá vừa bay bổng, trữ tình.
+ “ Súng và trăng” là một cặp đồng chí, tô đậm vẻ đẹp cho những đồng chí đang “
đứng cạnh bên nhau”. Câu thơ khẳng định: Họ ko chỉ là chiến sĩ mà còn là thi sĩ luôn mở rộng
tâm hồn giao hòa với thiên nhiên. Trong gian khổ, họ vẫn lạc quan, yêu đời, hướng về ngày mai
tươi sáng. “Súng” và “trăng” trở thành 1 hình tượng nghệ thuật vừa có khả năng biểu cảm vừa
giàu chất hiện thực, lại lãng mạn, bay bổng
=>Câu thơ hàm súc, đa nghĩa đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp nhất của thi ca kháng
chiến.
3.3.Suy nghĩ về tình đồng chí

3
+Tình đ/c trong bài thơ là tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, được hình thành trên cơ sở
TY tổ quốc, chung lí tưởng, chung cảnh ngộ, được tôi luyện thử thách trong cuộc chiến tranh, trở
thành keo sơn, bền chặt.
+ Chính tình cảm thiêng liêng ấy tạo nên sức mạnh tinh thần giúp người lính viết lên
bản anh hùng ca thời chống Pháp:
“ Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
4-Những đặc sắc về nghệ thuật
--------Xuân Diệu từng nói “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác”,” Thơ là nữ hoàng của NT” đoạn
thơ nằm trong mạch nguồn của bài thơ “ Đồng chí “đã đạt tới những thành công xuất sắc về NT:
+ Kết hợp hài hòa PTBĐ: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.
+Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp linh hoạt, số câu chữ dài ngắn khác nhau.
+Ngôn ngữ giản dị, gần với văn xuôi, mang tính khẩu ngữ.
+ Hình ảnh thơ hàm súc, đa nghĩa. NT ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ, liệt kê, cấu trúc song hành… đặc
sắc
KB:
Với cách khám phá hiện thực độc đáo, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh sáng tạo, bài thơ ca
ngợi vẻ đẹp và tình đồng đội keo sơn của những anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp. Cùng với “
Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( PTD), “ Đồng chí” đã trở thành một trong những vì sao lấp
lánh trên bầu trời thi ca kháng chiến. Khép lại trang thơ mà dư âm còn mãi, đúng như Chế Lan
Viên viết:
“ Cái kết tinh của vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bề sâu”

You might also like