You are on page 1of 6

Ôn thi lớp 9

BÀI TẬP VỀ NHÀ SỐ 12 - ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu)


(HS chọn 1 trong 3 đề sau: ĐỀ Chuyên ngữ, đề đại trà, đề Chuyên Sư phạm)

ĐỀ DÀNH CHO HS THI CHUYÊN NGỮ


Đọc đoạn thơ sau:
“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi "Một hai"
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm đao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.”
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Từ đoạn thơ trên, trong khoảng 300 từ, hãy liên tưởng và trình bày cảm nhận về
hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

ĐỀ DÀNH CHO HS THI ĐẠI TRÀ


Cho câu thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua”
Câu 1: (2.0 đ) Chép tiếp để hoàn thành khổ thơ trên. Cho biết tên và hoàn cảnh sáng tác bài
thơ.
Câu 2: (2.0 đ) Giải thích từ Hán Việt “tri kỉ” và tìm một từ thuần Việt đồng nghĩa với nó. Theo
em, có thể thay từ thuần Việt đó cho từ “tri kỉ” được không? Vì sao?
Câu 3: (2.0 đ) Câu thơ thứ sáu cùa đoạn thơ trên có từ “tri kỉ”. Một bài thơ đã học trong
chương trình Ngữ văn lớp 9 - Tập I cũng có câu thơ dùng từ “tri kỉ”. Em hãy chép lại câu thơ
đó và cho biết tên bài thơ, tên tác giả. Cách sử dụng từ “tri kỉ” ở hai bài thơ có gì khác nhau?
Câu 5: (4.0 đ) Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), em hãy làm rõ nội dung
đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một câu ghép.

1
“Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (V.
Huy-gô)
Ôn thi lớp 9

ĐỀ DÀNH CHO HS THI CHUYÊN SƯ PHẠM


Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn trích dưới đây trong bài thơ Đồng
chí (Chính Hữu):
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
……………………………………
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Từ đó liên tưởng tới hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ cứu nước qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật để
thấy rõ nét tương đồng và khác biệt cơ bản giữa hai hình tượng người lính trong hai tác phẩm.

Đáp án ĐỒNG CHÍ :


Đề dành cho CNN (đề thi thử năm 2019)
-Về hình thức: đoạn văn 300 từ
- Về nội dung:
+ Giới thiệu đoạn trích trong Nhớ của Hồng Nguyên có điểm tương đồng với tác
phẩm Đồng chí của Chính Hữu; đó là đều khắc họa chân thực vẻ đẹp của người lính Cụ
Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong “Đồng chí”

- Hoàn cảnh xuất thân: nông dân: Quê hương anh …đá (giống người lính: Lũ chúng
tôi… tứ xứ)
- Chịu đựng khó khăn thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn Lạc quan tin
tưởng:
+Áo anh rách vai/ quần … chân…(Gặp gỡ người lính Áo vải chân không)
+ Miệng cười buốt giá (liên tưởng : Lòng vẫn cười vui kháng chiến)
- Yêu nước,căm thù giặc và có tình yêu đồng chí đồng đội:
+ Đêm nay rừng hoang sương muối /Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới (gặp gỡ
người lính: Đi lùng giặc đánh)
2
“Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (V.
Huy-gô)
Ôn thi lớp 9

+ Anh với tôi đôi người xa lạ/ Sốt run người…/ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
( liên tưởng từ bài Nhớ: Quen nhau từ buổi một hai/ Súng bắn chưa quen …)
 Với ngôn ngữ bình dị, hình ảnh mộc mạc giàu sức gợi, hai tác giả đều đã khắc
họa chân thực hình tượng người lính thời chống Pháp…

ĐỀ DÀNH CHO HS ĐẠI TRÀ


Câu 1: 2,0 đ Chép tiếp để hoàn thành khổ thơ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đâu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!’’
- Bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp, khi tác giả vừa tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông năm
1947.

Câu 2: 2,0 đ Giải thích từ “tri kỉ”


- Tri kỉ: (xét trong câu thơ) thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình.
- Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ tri kỷ là “bạn thân”
- Không thề thay từ “bạn thân” cho từ “tri kỉ” ; Vì nếu thay sẽ làm mất đi sự trang
trọng, thiêng liêng...
Câu 3: 2,0 đ
- Trong “Ánh trăng” Nguyễn Duy cũng sử dụng từ “tri kỉ”.
“hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
- Cách dùng từ: Từ "tri kỉ" trong hai câu thơ có cùng nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết,
thấu hiểu tâm tư tình cảm cùa nhau. Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể có nét
nghĩa khác nhau, ở câu thơ của Chính Hữu: "tri kỉ" chỉ tình cảm giữa người với
người. Còn câu thơ cùa Nguyễn Duy: “tri kỉ” lại chỉ tình bạn giữa vầng trăng với
người.
Câu 4: 4,0 đ
* Hình thức: Viết đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu, có sử dụng câu bị động, câu
ghép; chỉ rõ

3
“Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (V.
Huy-gô)
Ôn thi lớp 9

* Nội dung: đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:


- Những người lính chung hoàn cảnh xuất thân: đều là nông dân từ các miền
quê, cùng hoàn cảnh nghèo khó.
- Họ có chung lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho
Tổ quốc.
- Họ cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ khó khăn thiếu thốn
- Câu đặc biệt “Đồng chí” làm cho đoạn thơ kết thúc thật ấn tượng, sâu lắng,
kết tinh một tình cảm cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mới.

ĐỀ DÀNH CHO CHUYÊN SƯ PHẠM

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học ; có đủ mở bài , thân bài, kết bài; dung lượng
khoảng 4 trang
- Về nội dung: HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo 1 số yêu cầu
sau:
a/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nếu vấn đề nghị luận, trích dẫn đoạn thơ
b/ Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ
* Người có tình yêu quê hương đất nước sâu sắc:
- Họ từ giã ruộng đồng để bước vào mặt trận, gác lại tình cảm riêng tư lên đường đi
kháng chiến:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
+ Ruộng nương, gian nhà, gốc đa vốn là những hình ảnh gần gũi thân thương gắn bó với
những người nông dân; vậy mà giờ đây họ quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn; đành để lại tất cả.
+ Mặc kệ: thái độ ra đi một cách dứt khoát, mạnh mẽ, mặc dù cũng lưu luyến quê hương;
cách nói ngang tàng ấy mang dáng dấp kẻ trượng phu, thể hiện sự hi sinh âm thầm mà
cao cả của những con người có trách nhiệm lớn đối với đất nước.
*Người lính phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ nhưng họ rất lạc quan:
+ Bước vào cuộc chiến tranh, họ phải chịu đựng bao gian khổ khó khăn, đó là cảnh bệnh
tật hoành hành, người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét rừng giày vò lạnh đến run
người:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

4
“Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (V.
Huy-gô)
Ôn thi lớp 9

+ Họ còn phải gặp nhiều thiếu thốn về vật chất. Hình ảnh thơ chân thực mà gợi xúc động
lòng người:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Chân không giày
+ Vậy mà người lính vẫn có nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan cách mạng, gian
khổ vẫn làm sáng lên nụ cười người lính: “Miệng cười buốt giá”. Cái cười xua tan lạnh
lẽo buốt giá của thời tiết khắc nghiệt, nồng ấm tình cảm con người và chan chứa tinh thần
lạc quan yêu đời.
* Người lính có tình đồng chí đồng đội sâu sắc và cảm động:

Tình đồng chí trở thành nguồn sức mạnh tinh thần giúp người lính vượt qua mọi khó
khăn thử thách:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Giản dị mà xúc động biết bao cái xiết chặt tay của tình đồng đội, cái nắm tay không lời ấy
đã làm ấm lại những đôi bàn chân không giày, cái nắm tay xiết chặt kia thay cho mọi
ngôn từ đẹp nhất, diễn tả bao điều muốn nói giữa những người bạn lính.
c/ So sánh hình tượng người lính trong 2 tác phẩm:
- Giống nhau:
+ Họ đều là những người lính yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
+ Họ đều vượt lên hoàn cảnh chiến đấu khốc liệt với tinh thần đồng đội cao đẹp và lòng
lạc quan yêu đời.
- Khác nhau:
+ Người lính trong “Đồng chí”: mang vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, chất phác, người lính
trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mang vẻ đẹp sôi nổi trẻ trung, ngang tàng,
phóng khoáng.
+ Người lính thời chống Pháp xuất thân nông dân / người lính thời chống Mĩ thuộc thế hệ
trẻ Trường Sơn xuất thân trí thức.
d/ Đánh giá nhận xét:
- Nghệ thuật thể hiện hình ảnh người lính: thể thơ tự do, ngôn từ giản dị, chi tiết chân
thưc, hình ảnh mộc mạc...

5
“Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (V.
Huy-gô)
Ôn thi lớp 9

- Xuyên suốt đoạn thơ là hình ảnh người lính với tình đồng chí đồng đội sâu sắc. Bài thơ
vừa cho ta thấy vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lính, vừa thấy chất lãng mạn, thơ
mộng trong tâm hồn họ. Bài thơ là một trong những thành công sớm nhất của thơ ca viết
về người lính; đặc biệt nó mở ra hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp người lính trong cái
bình dị, chân thật.

6
“Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (V.
Huy-gô)

You might also like