You are on page 1of 20

TÀI LIỆU TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI


BIÊN SOẠN: TS. ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG
BẢNG THỐNG KÊ TÊN TÁC GIẢ PHONG TRÀO – GIAI ĐOẠN – THỜI KÌ VĂN HỌC
TÁC GIẢ HIỆN ĐẠI
SÁNG TÁC SAU 1945
TÁC GIẢ TRUNG SÁNG TÁC TỪ TRƯỚC 1945
(1945 – 1975)
ĐẠI Trưởng thành Trưởng thành
Thơ Văn xuôi trong thời chống trong thời
Pháp chống Mĩ
- Phan Bội Châu
- Phạm Ngũ Lão - Phan Chu Trinh
- Nguyễn Trãi - Hồ Chí Minh
- Tố Hữu
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Tản Đà
- Trương Hán Siêu - Xuân Diệu - Chính Hữu
- Ngô Tất Tố
- Nhân Thân Trung - Thế Lữ - Quang Dũng
- Nguyễn Công
- Trần Quốc Tuấn - Nguyễn Bính - Nguyễn Đình Thi - Nguyễn Khoa
Hoan
- Nguyễn Dữ - Huy Cận - Hoàn Cầm Điềm
- Vũ Trọng Phụng
- Đoàn Thị Điểm - Chế Lan Viên - Hữu Loan - Xuân Quỳnh
- Nam Cao
- Đặng Trần Côn - Hàn Mặc Tử - Hồng Nguyên - Lưu Quang Vũ
- Lưu Trọng Lư - Nguyễn Tuân
- Nguyễn Du - Hoàng Trung - Phạm Tiến
- Nguyễn Nhược Pháp - Thạch Lam
- Lê Hữu Trác Thông Duật
- Vũ Hoàng Chương - Tô Hoài
- Hồ Xuân Hương - Trần Mai Ninh
- Tế Hanh - Kim Lân
- Nguyễn Khuyến - Trần Đăng
- Bàng Bá Lân
- Tú Xương - Đoàn Văn Cừ
- Nguyễn Đình Chiểu - Vũ Đình Liên
- Ngô Thì Nhậm - Thanh Tịnh
- Huy Thông
Lưu ý: in nghiêng là đánh dấu danh sách các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới!

GIAI ĐOẠN VĂN HỌC MỐC THỜI GIAN VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
* Văn học Trung đại
- Ảnh hưởng bởi văn hóa Nho giáo và văn học Trung Quốc
- Đặc trưng:
+ Tính ước lệ
X – Cuối TK XIX
+ Trang nhã
+ Phi ngã….
+ Thơ hay “nói chí”, “tỏ lòng” (thi dĩ ngôn chí), văn hay truyền tải đạo lí
(văn dĩ tải đạo)…
Đầu thế kỉ XX - nay Văn học Hiện đại
* Giai đoạn hiện đại hóa văn học
- Chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
1900 - 1945 + 1900 – 1920: Chuẩn bị hiện đại
+ 1920 – 1930: Có nhiều dấu hiệu hiện đại
+ 1930 – 1945: Hoàn tất quá trình hiện đại hóa (thành tựu rực rỡ nhất)
Văn học thời kì chống Pháp
- Đặc trưng cơ bản:
+ Vận động theo hướng cách mạng hóa
1945 - 1954
+ Có tính đại chúng
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
(Xem thêm bài khái quát văn học Việt nam ở tập 1 – Lớp 12)
Văn học thời kì chống Mĩ
- Đặc trưng cơ bản:
+ Vận động theo hướng cách mạng hóa
1954 - 1975 + Có tính đại chúng
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Lưu ý: Từ 1954 có thêm đề tài “Xây dựng XHCN ở miền Bắc)
(Xem thêm bài khái quát văn học Việt nam ở tập 1 – Lớp 12)
Văn học sau chiến tranh đến trước Đổi mới
- Đặc trưng cơ bản:
1975 - 1986
+ Mang đậm chất thế sự đời tư
+ Thay đổi cái nhìn về hiện thực đời sống: hiện thực đa dạng, phức tạp hơn…
Văn học Đổi mới
1986 - nay + Mang đậm chất thế sự đời tư
+ Thay đổi cái nhìn về hiện thực đời sống: hiện thực đa dạng, phức tạp hơn
Lưu ý:
- Thật ra quá trình đổi mới văn học diễn ra từ cuối những năm 1980 nhưng về cơ bản các nhà nghiên
cứu vẫn lấy mốc 1986 (Đại hội Đảng lần thứ 6) làm mốc phân chia giai đoạn.
- Cần phân biệt được giai đoạn hiện đại hóa văn học (1900 – 1945) với giai đoạn văn học đổi mới (Sau
1986)

TÀI LIỆU TƯ DUY ĐỊNH TÍNH


ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI
BIÊN SOẠN: TS. ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG

BẢNG THỐNG KÊ TÁC PHẨM – TÁC GIẢ – THỂ LOẠI


TÁC PHẨM THỂ LOẠI TÁC GIẢ
Vào phủ chúa Trịnh Kí Lê Hữu Trác
Tự tình Thơ thất ngôn bát cú Đường luật Hồ Xuân Hương
Câu cá mùa thu Thơ thất ngôn bát cú Đường luật Nguyễn Khuyến
Thương vợ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật Tú Xương
Vịnh khoa thi Hương Thất ngôn bát cú Đường luật Tú Xương
Khóc Dương Khuê Song thất lục bát Nguyễn Khuyến
Bài ca ngất ngưởng Hát nói Nguyễn Công Trứ
Sa hành đoản ca Hành Cao Bá Quát
Bài ca phong cảnh Hương Sơn Hát nói Chu Mạnh Trinh
Lẽ ghét thương
Văn vần (Tự sự) Nguyễn Đình Chiểu
(Trích “Lục Vân Tiên”)
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Văn tế Nguyễn Đình Chiểu
Chiếu cầu Hiền Chiếu Ngô Thì Nhậm
Xin lập khoa luật Chính luận Nguyễn Trường Tộ
Hai đứa trẻ Truyện ngắn Thạch Lam
Chữ người tử tù Truyện ngắn Nguyễn Tuân
Chí Phèo Truyện ngắn Nam Cao
Cha con nghĩa nặng (Trích) Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Vi hành Truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc
Tinh thần thể dục Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Kịch Nguyễn Huy Tưởng
Tình yêu và thù hận Kịch U. Sếch - Xpia
Lưu biệt khi xuất dương Thơ thất ngôn bát cú Đường luật Phan Bội Châu
Hầu Trời Thơ thất ngôn trường thiên Tản Đà
Vội vàng Thơ tự do Xuân Diệu
Tràng giang Thơ bảy chữ Huy Cận
Đây thôn Vĩ Dạ Thơ bảy chữ Hàn Mặc Tử
Từ ấy Thơ thất ngôn Tố Hữu
Chiều tối Thất ngôn tứ tuyệt Hồ Chí Minh
Lai tân Thất ngôn tứ tuyệt Hồ Chí Minh
Nhớ đồng Thơ bảy chữ Tố Hữu
Tương tư Lục bát Nguyễn Bính
Chiều xuân Thơ tám chữ Anh Thơ
Tôi yêu em Thơ tự do Pu - skin
Người trong bao Truyện ngắn
Người cầm quyền và khôi phục uy
Tiểu thuyết V. Huy - gô
quyền (trích)
Về luân lí xã hội ở nước ta Chính luận (chính trị - xã hội) Phan Chu Trinh
Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân
Chính luận (chính trị - xã hội) Nguyễn An Ninh
tộc bị áp bức
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Nghị luận (Chính luận) Ăng - ghen
Một thời đại trong thi ca Nghị luận (văn học – văn hóa) Hoài Thanh – Hoài Chân
Tuyên ngôn Độc lập Chính luận (chính trị) Hồ Chí Minh
Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong
Chính luận (văn học - văn hóa) Phạm Văn Đồng
nền văn nghệ dân tộc
Mấy ý nghĩa về thơ Chính luận (văn học - văn hóa) Nguyễn Đình Thi
Đô – xtôi – ep – xki (trích) Chính luận (văn học - văn hóa)
Thông điệp nhân Ngày thế giới
Chính luận (văn học - văn hóa) Cô – phi An - nan
phòng chống AIDS, 1 – 12 - 2003
Tây Tiến Thơ bảy chữ Quang Dũng
Việt Bắc Lục bát Tố Hữu
Đất nước Thơ tự do Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước Thơ tự do Nguyễn Đình Thi
Dọn về làng Thơ tự do Nông Quốc Chấn
Tiếng hát con tàu Thơ tự do Chế Lan Viên
Đò lèn Thơ tự do Nguyễn Duy
Sóng Thơ năm chữ Xuân Quỳnh
Đàn ghi ta của Lor - ca Thơ tự do Thanh Thảo
Bác ơi! Thơ bảy chữ Tố Hữu
Tự do Thơ tự do P. Ê- luy - a
Người lái đò sông Đà Kí Nguyễn Tuân
Ai đã đặt tên cho dòng sông? Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
Những ngày đầu của nước Việt
Hồi kí Võ Nguyên Giáp
Nam mới (trích)
Vợ chồng A Phủ Truyện ngắn Tô Hoài
Vợ nhặt Truyện ngắn Kim Lân
Rừng xà nu Truyện ngắn Nguyễn Trung Thành
Những đứa con trong gia đình Truyện ngắn Nguyễn Thi
Chiếc thuyền ngoài xa Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Mùa lá rụng trong vườn (trích) Tiểu thuyết Ma Văn Kháng
Một người Hà Nội Truyện ngắn Nguyễn Khải
Thuốc Truyện ngắn Lỗ Tấn
Số phận con người (trích) Truyện ngắn Sô – lô – khốp
Ông già và biển cả (trích) Truyện dài Hê – minh - uê
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) Kịch Lưu Quang Vũ
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Chính luận (văn học - văn hóa) Trần Đình Hựu
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
(Biện pháp nghệ thuật)

1. SO SÁNH: (Khác với thao tác lập luận So sánh khi làm văn nghị luận)
a. Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng
(khác với thao tác so sánh trong văn nghị luận: so sánh cả tương đồng khác biệt giữ 2 đối tượng)
b. Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
c. Cấu tạo của biện pháp so sánh:
- A là B:
“Người ta là hoa đất”
(Tục ngữ)
Lưu ý: Phân biệt với kiểu câu định nghĩa. Không phải câu nào có cấu trúc A là B thì cũng là sử dụng biện
pháp tu từ so sánh.
Ví dụ:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm mát”
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
“Súng nổ rung trời giận giữ
Người lên như nước vỡ bờ”
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
(Ca dao)
Trong đó:
+ A: sự vật, sự việc được so sánh
+ B: sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
d. Các kiểu so sánh:
- Phân loại theo mức độ:
+ So sáng ngang bằng:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
(Tố Hữu)
+ So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
(Tố Hữu)
- Phân loại theo đối tượng:
+ So sánh các đối tượng cùng loại:
“Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu là vầng thái dương”
(Ca dao)
+ So sánh khác loại:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
(Quê hương, Giang Nam)
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
(Ca dao)
Cánh buồm giương to như mảnh hồn Làng”
(Quê hương, Tế Hanh)
2. NHÂN HÓA:
a. Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,
tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối
b. Tác dụng: khiến sự vật trở nên cụ thể, sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
c. Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
- Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
(Ca dao)
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
(Bếp lửa, Bằng Việt)
3. ẨN DỤ:
a. Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét
tương đồng (giống nhau) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
=> màu sắc (hình thức) của hoa lựu đỏ như lửa => lửa lựu
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
(Ca dao)
=> ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động
“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
(Nguyễn Đức Mậu)
=> Hoa râm bụt màu đỏ nở bung như ngọn lửa được thắp lên.
+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất (phổ biến)
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
(Ca dao)
=> thuyền ẩn dục cho người con trai vì có chung điểm tương đồng thường đi đây đi đó; bến ẩn dụ cho người
con gái vì thường cố định một nơi/chỗ (Kiểu so sánh - ẩn dụ này hình thành trong bối cảnh xã hội xưa)
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan
khác. (đặc biệt cần chú ý)
“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)
Phân tích: “Tiếng rơi rất mỏng”: chuyển từ thính giác (tiếng) => thị giác (mỏng)
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”
(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)
Phân tích: Chuyển từ thị giác (ánh nắng) => xúc giác (chảy)
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Phân tích: Chuyển từ thính giác (tiếng chim) => thị giác (giọt lòng lanh) => xúc giác (hứng).
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
(Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng)
Phân tích: thính giác (tiếng chim) => thị giác (sáng cả rừng)
“Tiếng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy…”
(Đàn ghi ta của Lor – ca)
=> thính giác (tiếng ghi ta) => thị giác (xanh, nâu)
“Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát…”
(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)
=> đêm mùa hạ (thị giác) => xúc giác (êm như nhung). Lưu ý: câu này có cả so sánh
c. Lưu ý:
- Có 5 cơ quan cảm giác: thị giác (mắt – nhìn/hình ảnh), thính giác (tai - nghe/âm thanh), khứu giác
(mũi, ngửi/mùi), vị giác (lưỡi – vị), xúc giác (da – nóng lạnh…)
- Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:
+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.
Không được giải thích trong từ điển
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
(Thương vợ - Tú Xương)
+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế,
tay bí, tay bầu,... Được giải nghĩa trong từ điển
4. HOÁN DỤ:
a. Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện
tượng khác có quan hệ gần gũi (liên quan) với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Phân tích: “má hồng” là hoán dụ chỉ người con gái
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)
Phân tích: “bàn tay ta” hoán dụ cho con người
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
(Tố Hữu)
Phân tích: “trái đất” là hoán dụ chỉ nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Phân tích: “áo chàm” chỉ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Đông Bắc (đồng bào Việt Bắc)
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Phân tích: “một cây” hoán dụ chỉ cá nhân, đơn lẻ. “Ba cây” là chỉ tập thể, chỉ đoàn kết
Lưu ý: Phân biệt HOÁN DỤ & ẨN DỤ
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng (giống nhau)
- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
5. NÓI QUÁ/ PHÓNG ĐẠI/ KHOA TRƯƠNG/ NGOA DỤ/ THẬM XƯNG/ CƯỜNG ĐIỆU
- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để
nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
6. NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây
cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!” (Bác ơi – Tố Hữu)
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
7. ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ
- Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt:
nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/đoạn văn bản.
“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
- Điệp ngữ có nhiều dạng:
+ Điệp ngữ cách quãng:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông con nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+ Điệp nối tiếp:
“Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”
+ Điệp vòng tròn:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)
8. CHƠI CHỮ
– Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,….
làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
“Bà già đi chợ cầu đông
Xem một que bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
– Các lối chơi chữ thường gặp:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)
+ Dùng cách điệp âm
+ Dùng lối nói lái.
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
– Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ
trào phúng, trong câu đối, câu đố,….
9. LIỆT KÊ
- Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía
cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
(Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý)
10. TƯƠNG PHẢN
- Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
“O du kích nhỏ giương cao sung
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
11. ĐẢO NGỮ
- Đảo ngữ là biện phap tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn
mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa
về âm thanh,…
- Ví dụ:
“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”
(Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan)
=> Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu...
2. LẶP CẤU TRÚC
- Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một kết cấu nhằm nhấn
mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản
- Ví dụ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một” (Hồ Chí Minh)
=> khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đoàn kết, thống nhất ý chí của nhân dân ta.
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
=> Khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,….
13. CHÊM XEN
- Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có
tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc
trong ngoặc đơn.
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
(Quê hương – Giang Nam)
=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo.
14. CÂU HỎI TU TỪ
- Là đặt câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác.
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
=> Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, hoang tàn của quê hương trong chiến tranh.
15. PHÉP ĐỐI
- Là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm
tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.
- Có 2 kiểu: đối tương phản [ý trái ngược nhau]; đối tương hỗ [bổ sung ý cho nhau]
“Ta/dại/ta/tìm/nơi/vắng vẻ
Người/khôn/người/đến/chốn/lao xao”
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Gần mực thì đen/gần đèn thì sáng”
(Tục ngữ)
“Son phấn/có/thần/chôn vẫn hận”
(Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du)

CÁC PHÉP LIÊN KẾT

I. KHÁI NIỆM
Liên kết trong một văn bản là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có
tác dụng liên kết. Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt
chẽ với nhau về nội dung và hình thức

Phép lặp

LIÊN KẾT Phép nối


HÌNH THỨC

Phép thế
CÁC PHÉP LIÊN KẾT
TRONG ĐOẠN VĂN Phép đồng nghĩa, trái nghĩa,
liên tưởng

Liên kết chủ đề


LIÊN KẾT
NỘI DUNG
Liên kết logic

II. VỀ NỘI DUNG


1. Liên kết chủ đề:
a. Khái niệm: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn
b. Ví dụ:
“Khu vườn không rộng. Cái sân nhỏ bé. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Những con chim
sâu ríu rít. Cây lan, cây huệ nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Hoa hồng đẹp và thơm. Cây mơ, cây cải hói
chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả.”

Đoạn văn mắc lỗi về liên kết chủ đề (liên kết nội dung). Các câu trong đoạn không cùng hướng đến
một chủ để chung.
– Cách chữa: thêm một số từ ngữ, câu hoặc bỏ câu không có nội dung liên quan để thiết lập chủ đề giữa các câu.
Ví dụ: Khu vườn không rộng, chỉ bằng một cái sản nhỏ bé, nhưng có rất nhiêu loài cây. Mỗi cây có một đời sống
riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng.nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nối
chuyện bằng lá. Cây bau, cây bí nói bằng quả.
2. Liên kết logic
a. Khái niệm: Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí
b. Ví dụ:
“Dê Đen đi đằng này lại. Dê Trắng đi đằng kia sang. Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Chúng húc
nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suối. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con
nào.”

Đoạn văn mắc lỗi về liên kết lô-gíc (liên kết nội dung). Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí (trật
tự không gian, thời gian, trật tự nguyên nhân – kết quả).
– Cách chữa: sắp xếp lại trật tự các câu hoặc thêm từ ngữ làm rõ quan hệ nhân – quả.
Ví dụ: Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê Đen đi đằng này lại. Dê Trắng đi đằng kia sang. Con
nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau. Củ hai đều rơi tõm
xuống suối.

III. VỀ HÌNH THỨC


1. Phép lặp:
a. Khái niệm: Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước
b. Ví dụ: Tôi thường xuyên làm bài tập thực hành sau mỗi bài học lí thuyết. Làm bài tập thực hành là cách cũng
cố kiến thức rất tốt.
2. Phép thế
a. Khái niệm: Dùng các từ/ngữ có tác dụng thay thế từ/ ngữ ở câu trước.
b. Ví dụ 1 : Tôi thường xuyên làm bài tập thực hành sau mỗi bài học lí thuyết.
Đó là cách cũng cố kiến thức rất tốt
2. Phép thế
a. Khái niệm: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước
b. Ví dụ 2: Ai cũng mong muốn biến ước mơ thành hiện thực. Muốn được như vậy cần phải nổ lực hết mình.
3. Phép nối
a. Khái niệm: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước. Cụ thể:
- Dùng các quan hệ từ để nối các câu lại tạo nên sự liên kết.
- Các quan hệ từ thường được sử dụng: nhưng, qua đó, đồng thời, bên cạnh đó, trước đó, sau đó, thế là, trái lại,
thậm chí, cuối cùng,...
b. Ví dụ
Ví dụ 1: Chúng tôi đã rất cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhưng kết quả đã không như chúng tôi mong
muốn.
Ví dụ 2: Anh ấy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc. Đồng thời, anh ấy cũng luôn động viên tôi trong cuộc
sống.
4. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
a. Khái niệm
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu
trước
b. Ví dụ 1
Những bạn lười học thường tìm ra nhiều lí do để bao biện. Người chăm chỉ, chịu khó không bao giờ cần phải
tìm lí do để biện hộ cho mình.
b. Ví dụ 2
Được đến trường là niềm hạnh phúc với mọi trẻ nhỏ. Khi đến trường, các bạn nhỏ được gặp thầy cô, bè bạn,
được làm quen với phấn trắng, bảng đen và bao điều thú vị.
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

Các phương thức biểu đạt


1. Tự sự
2. Miêu tả
3. Biểu cảm
4. Thuyết minh
5. Nghị luận
6. Hành chính – công vụ
1.TỰ SỰ
a. Khái niệm
Kể lại, thuật lại một chuỗi các sự việc. Sự việc này dẫn đến sự việc kia, tạo nên một diễn biến, cốt truyện hoàn
chỉnh, không quan tâm đến thái độ và quan điểm của tác giả.
b. Dấu hiệu nhận diện
- Có diễn biến, có cốt truyện;
- Có nhân vật tự sự, sự việc;
- Có ngôi kể thích hợp;
- Thường có các từ ngữ chỉ diễn biến thời gian;
- Sử dụng đa phần các câu trần thuật…
3. Ví dụ
Ví dụ 1
“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được
đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một
giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ mãi ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”
(Tấm Cám)
Ví dụ 2
“Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai
mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị
chợt nhớ đêm năm trước. A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ,
không biết lau đi được.”
(Tô Hoài)
Ví dụ 3:
“Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết
hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và
nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó
đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo.”
(Quà tặng cuộc sống)
Ví dụ 4:
Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người
đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt sáng lên
lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón
rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra
đón xem. Sợ chúng nó đùa như ngày trước,Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.”
(Vợ nhặt)
2. MIÊU TẢ
a. Khái niệm
Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang
hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
b. Dấu hiệu nhận biết
- Sư dung nhiè u đong tư, tính tư, cac bien phap tu tư, đac biet la bien phap so sánh.
- Có thể diễn tả hình dáng bên ngoài và thế giới nội tâm của con người; hoặc tái hiện lại cảnh vật, đặc điểm
sự vật.
c. Ví dụ
Ví dụ 1:
“Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây
con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng
mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao
xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có
những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn
trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết…”
(Rừng xà nu)
Ví dụ 2
"Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành,
mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái
yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ
này sang bờ kia...”
(Người lái đò sông Đà)
Ví dụ 3
“Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Ngã tư xóm chợ về
chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối
om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại
lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết…”
(Vợ nhặt)
Ví dụ 4
“Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho đến như vậy: trước mặt
tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu
sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn
lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ…”
(Chiếc thuyền ngoài xa)
3. BIỂU CẢM
a. Khái niệm
- La phương thưc sư dung ngon ngư đe boc lo tính cam, cam xuc cua mính vè the giơi xung quanh.
b. Dấu hiệu nhận biết
- Chứa câu văn, câu thơ, từ ngữ thể hiện cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình
- Mang đậm dấu ấn chủ quan của người viết
- Sư dung ket hơp vơi mieu ta va tư sư nhà m the hien ro cho cam xuc.
c. Ví dụ
Ví dụ 1
“Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”
(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)
Ví dụ 2:
“Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn
lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả
đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng song này, trong một
khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya…”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông)
Ví dụ 3:
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai
oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn
nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ
xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”
(Vợ nhặt)
LƯU Ý
(Kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm)
Ví dụ 1
"Ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu con ngựa. Con ngựa, con trâu làm
còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào công việc cả đêm cả
ngày. Mỗi ngày Mị không nói lùi lũi như con rùa nuôi trong xó xửa. Ngựa vẫn đứng yên gãi chân nhai cỏ, Mị
thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa"
(Vợ chồng A Phủ)
Ví dụ 2
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của
riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay
tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ!
Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng
cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào
lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ
nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà
biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”
4. THUYẾT MINH
a. Khái niệm
- Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải.. nhưng tri thưc vè mot sư vat, hien tương nào đó cho người đọc, nghe.
b. Dấu hiệu nhận biết
- Co xu hương trính bay, giơi thieu toan ven vè đoi tương
- Tri thức khách quan
- Có các số liệu thống kê
- Thương co bo cuc chat che, ro rang…
c. Ví dụ
Ví dụ 1
“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó
bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt
xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc
nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết
các sinh vật khi chúng nuốt phải…”
(Trích Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
Ví dụ 2
“Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước
chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết
định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người…”
(Nanomic.com.vn)
Ví dụ 3
“Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong
tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-
bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái” Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ
năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực
quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra. Mĩ đã quyết định
gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị
và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.”
(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)
5. NGHỊ LUẬN
a. Khái niệm
La phương thưc chu yeu đươc dung đe ban luan vè mot van đè nao đo trong xa hoi như: phai – trai, đung – sai,
tot – xau… nhà m boc lo ro chu kien, thai đo cua ngươi nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng
tình với ý kiến của mình.
b. Nhận diện
- Đươc trính bay bà ng cac luan điem, luan cư
- Sử dụng các thao tác lập luận
- The hien ro y kien, quan điem cua ngươi viet…
c. Ví dụ
Ví dụ 1
“Bạn có thế không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn
có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có
nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc
chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai
hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn)
Ví dụ 2
“Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều
kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân,
mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người. Thật vậy. Gặp thời
tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức
là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối
chí có người lại gồng mình vượt qua"
(Trò chuyện với bạn trẻ)
Ví dụ 3
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân
và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn
trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa
để tiến bộ hơn nữa”
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
6. HÀNH CHÍNH – CÔNG VỤ
a. Khái niệm
Hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ
quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí như: thông tư, nghị
định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…
b. Dấu hiệu nhận biết
- Khách quan, không chêm xen cảm xúc và văn phong cá nhân.
- Ngan gon, mot nghía, tranh cach trính bay đa nghía, tu tư.
- Trình bày theo những thể thức có sẵn…
c. Ví dụ
Ví dụ 1
“Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành
chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật
chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Ví dụ 2
“Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng. Công dân có quyền phát hiện, tố cáo
hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện,
xử lí người có hành vi tham nhũng.”
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

Các phong cách ngôn ngữ:


1. Sinh hoạt
2. Nghệ thuật
3. Báo chí
4. Chính luận
5. Khoa học
6. Hành chính – công vụ
1. SINH HOẠT
a. Khái niệm
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn
cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư
tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…
- Gồm các dạng chuyện trò/nhật kí/thư từ…
b. Đặc trưng và dấu hiệu nhận biết
- Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức
giao tiếp…
- Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..
- Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người
nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…
Lưu ý: Nếu đoạn trích văn bản nghệ thuật có lời đối - đáp của các nhân vật thì đoạn trích ấy vẫn thuộc phong
cách nghệ thuật
c. Ví dụ
“Được thư mẹ, mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thâm nặng yêu thương, như những dòng máu
chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ
là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ôtô đưa con vào con đường
bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm
thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao
hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của
ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vẽ đến cả âm
thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.”
(Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
c. Ví dụ
“Quỳnh thương yêu,
Em gắng đi về bằng máy bay cho khoẻ, không mua gì cũng được. Về với anh và con, về với nhà ta đi thôi. Về với
phố Huế chật hẹp, với nhà trẻ nơi ta đón Mí, với quán cà phê Nguyễn Công Trứ, nơi ta uống cà phê 2 hào buổi
sáng với những gã giáo viên còm, những người công nhân lam lũ và những tay thợ làm đạo cụ sân khấu, về với
những con đường chúng ta vẫn đi, những công việc, với cái thành phố nghèo, nơi người ta sống rất khổ mà vẫn
luôn tìm cách để sống cho thanh thản trong nỗi khổ ấy, sống thanh thản và yên tĩnh.”
(Trích Thư Lưu Quang Vũ gửi Xuân Quỳnh)
2. NGHỆ THUẬT
a. Khái niệm
- Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương. Gồm các dạng như thơ, văn xuôi, kịch…
b. Đặc trưng và dấu hiệu nhận biết
- Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ,
điệp…
- Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người
nghe, người đọc.
- Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ
thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.
c. Ví dụ
“Ông đò Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò dọc sông Đà đã 10 năm liền và thôi làm đò cũng đã đôi chục năm nay.
Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởng
tượng. Giọng ông nói ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông. Nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng
mong một cái bến xa nào trong sương mù. Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh. Ông chở đò dọc, chở chè
mạn, chè cối từ Mường Lay về Hòa Bình, có khi trở về đến tận bến Nứa Hà Nội. Ông bảo: Chạy thuyền trên sông
không có thác, nó sẽ dễ dại tay chân và buồn ngủ. Cho nên ông chỉ muốn cắm thuyền ở Chợ Bờ, cái chỗ biên giới
thủy phân cuối cùng của đá thác sông Đà…”
(Trích Người lái đò sông Đà)
c. Ví dụ
“Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?”
(Trích Chân quê – Nguyễn Bính)
c. Ví dụ
“Hồn Trương Ba: (Sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không
thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đẳng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. ở bên ngoài, tôi đâu có
được sống theo những điều tôi nghĩ bền trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép
mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ
Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!”
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt)
3. CHÍNH LUẬN
a. Khái niệm
Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư
tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội
b. Đặc trưng và dấu hiệu nhận biết
- Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/viết về
những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh
dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ
ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy… nhưng…, để, mà,….
- Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của
người viết.
3. Ví dụ
“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham
hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát
triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành
khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”.
(Ngữ văn 8, tập 1)
3. Ví dụ
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
(Trích Tuyên ngôn độc lập)
3. Ví dụ
“Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn
rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn
phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của
bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm
những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.”
(Theo Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ)
4. KHOA HỌC
a. Khái niệm
Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục
đích diễn đạt chuyên môn sâu
b. Đặc trưng và dấu hiệu nhận biết
- Tính khái quát, trừu tượng :
+ Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và
chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
+ Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp,
từ khái quát đến cụ thể)
- Tính lí trí, logic:
+ Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
+ Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn. bản thể hiện một lập luận logic.
- Tính khách quan, phi cá thể:
+ Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc
+ Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân
* Dấu hiệu nhận biết:
- PCNNKH xuất hiện trong các văn bản chuyên sâu: Chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…
- PCNNKH xuất hiện trong các giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,…
- PCNNKH xuất hiện trong các văn bản phổ cập như báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật…
3. Ví dụ
“Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước bọt dính trên mẩu thuốc
lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế bào.Sau đó, ông tiến hành
động tác tương tự với một số tế bào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phân
tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho
ra nhìn giống như mã vạch sọc (giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn
đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn
nhân”.
(Nguồn: Le Ligueur, 27 tháng 5 năm 1998)
3. Ví dụ
“Các loài động vật sống dưới nước có những chiến thuật tự vệ khác nhau. Trong các rặng san hô của vùng biển
nhiệt đới, có loài cá có vẻ ngoài như một trái bóng. Bình thường, chúng chỉ to bằng bàn tay con người. Nhưng
trong cơ thể chúng có một túi khí nhỏ, khi gặp kẻ thù, trong nháy mắt, túi khí phình to như một trái bóng. Lúc
này, thể tích toàn thân của chúng tăng lên gấp 20 lần, đủ để các con cá lớn không nuốt nổi. Còn cá nóc gai có bề
ngoài giống với cá nóc thường, chỉ có điều, ngoài da của chúng có rất nhiều gai nhọn. Khi bị tấn công, cá nóc gai
nhanh chóng hớp vài ngụm không khí hoặc nước vào bụng, mình chúng phồng to và những chiếc gai nhọn lúc
này sẽ dựng đứng lên tua tủa như lông nhím đủ để kẻ thù phải e ngại, lùi bước.”
(Trích Bí ẩn sinh tồn ở sinh vật)
5. BÁO CHÍ
a. Khái niệm
Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự
(thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)
b. Đặc trưng và dấu hiệu nhận biết
- Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…
- Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [bản tin, tin vắn, quảng cáo,…]. Phóng sự thường
dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.
- Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc.
* Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ báo chí:
- Phong cách ngôn ngữ báo chí sẽ có mặt trong các bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, trao đổi ý kiến,
bình luận, thời sự,…
- Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết (ở báo
nào? ngày nào?)
3. Ví dụ
“Sáng 16/7, Bộ Y tế tổ chức giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại 130 điểm
cầu. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai quyết liệt nhiều biện
pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, nhiều địa phương hiện nay đặc biệt là TP.HCM và các tỉnh miền Đông, miền
Tây đang đối mặt với sự bùng phát hết sức phức tạp. Trong những ngày tới, số ca mắc và tử vong nhiều khả
năng sẽ tiếp tục gia tăng.”
(Theo Vietnam.net)
3. Ví dụ
“Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong
tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-
bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái” Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ
năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực
quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.
(Dẫn theo nhân dân.com.vn)
6. HÀNH CHÍNH – CÔNG VỤ
a. Khái niệm
Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội ( giao tiếp giữa Nhà nước với nhân
dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…)
b. Đặc trưng và dấu hiệu nhận biết
- Tính khuôn mẫu: mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định
- Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay
đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện
theo dõi
- Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân [nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ:
kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,…]. Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,…
3. Ví dụ
Điều 4. Mục tiêu của chương trình đào tạo
1. Phải nêu rõ kỳ vọng của cơ sở đào tạo về năng lực và triển vọng nghề nghiệp của người tốt nghiệp chương
trình đào tạo.
2. Phải thể hiện được định hướng đào tạo: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng hoặc định hướng nghề
nghiệp; đáp ứng nhu cầu của giới tuyển dụng và các bên liên quan.
3. Phải phù hợp và gắn kết với sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo, nhu cầu của xã hội;
phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học và mô tả trình độ theo Khung
trình độ quốc gia Việt Nam.
(Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT)
THAO TÁC LẬP LUẬN

Các thao tác lập luận:


1. Giải thích
2. Phân tích
3. Chứng minh
4. Bình luận
5. So sánh
6. Bác bỏ
1. GIẢI THÍCH
a. Khái niệm
- Giải thích là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần
được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
- Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
b. Ví dụ
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Đây là câu thơ thứ 3 và 4 của Truyện Kiều. Câu thơ thể hiện sự chiêm nghiệm phổ quát của đại thi hào về
cõi nhân sinh: chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Cuộc bể dâu là những đổi thay lớn lao bất ngờ ngoài sự
toan tính và mong muốn của con người, gây ra nhiều nỗi đau thương. Trong cuộc vần xoay đó làm bật lên
những thân phận bất hạnh khiến Nguyễn Du vô cùng thương xót, bất bình. Chinh phụ ngâm cũng có ý thơ
gần như vậy: “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi / Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”
b. Ví dụ
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ.
Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng.
Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều
hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
(Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
2. PHÂN TÍCH
a. Khái niệm
- Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung,
hình thức của đối tượng.
- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
b. Ví dụ
“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.”
(Nguyễn Khuyến)
Từ “xanh ngắt” gợi tả không gian trời thu cao xanh vời vợi, nền trời là một màu xanh ngăn ngắt. Màu xanh này
gợi tả được cảnh trong veo và thật im vắng, yên tĩnh. Cụm từ “mấy từng cao” đã diễn tả không gian sâu thẳm
vô cùng. Trên nền không gian bao la ấy, tác giả điểm xuyết một “cành trúc”. Từ “láy lơ” phơ giàu sức tạo hình,
gợi tả cành trúc khẳng khiu, thanh mảnh, nhẹ nhàng, thưa thớt lá, đang đong đưa trong làn gió nhẹ của chiều
thu. Nhờ cần trúc với dáng nét lơ phơ mà cảnh thu có vẻ đẹp duyên dáng thơ mộng, thanh thoát.
b. Ví dụ
“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy
truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao
la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu
được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những
quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm
về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.”
3. CHỨNG MINH
a. Khái niệm
- Là ta dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
- Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú,
tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô-gic, chặt chẽ và hợp lí.
b. Ví dụ
“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN)
của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng
giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho
KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà
nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt.”
b. Ví dụ
“Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi
mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về
công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến
đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa
được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có
liệt sĩ, thương binh.”
4. BÌNH LUẬN
a. Khái niệm
- Là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận
định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.
b. Ví dụ
“Lần đầu tiên người nông dân đi vào văn học với vẻ tự nhiên vốn có về cuộc sống, đức tính. Lần đầu tiên NĐC thấy
được nông dân là chủ nhân thật sự của đất nước, trong khi triều đình Nguyễn lúng túng, nhu nhược trước ngoại
xâm thì nông dân đã tự giác đứng lên đánh giặc để bảo vệ quê hương bờ cõi. Bài văn được viết bằng chữ Nôm,
ngôn ngữ mộc mạc nhưng có sức gợi hình gợi cảm lớn, đặc biệt đoạn văn dựng lại cảnh chiến đấu rất hoành
tráng, có không khí và màu sắc sử thi, vượt qua giới hạn của bài văn tế thông thường.”
b. Ví dụ
“… Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một
trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự
có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ
có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần
có cho một xã hội văn minh.”
5. SO SÁNH
a. Khái niệm
- Là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
- Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý
kiến của người viết.
2. Ví dụ
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại "con rồng nhỏ" có quan hệ khá chặt chẽ với các
nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo,
nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng
cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi
đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta
nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả
chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.
2. Ví dụ
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”… Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát
trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc). Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi
cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải
ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích
nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay
đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời.”
6. BÁC BỎ
a. Khái niệm
- Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
- Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai
rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.
b. Ví dụ
“Đọc xong một đoạn văn, tôi thấy trong lòng phẫn uất, khó chịu, tức tối. Không phải phẫn uất, khó chịu cái vết
thương xã hội tả trong câu văn, mà chính là vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn nhỏ nhen ẩn trong đó.
... Đọc văn Vũ Trọng Phụng, thực không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, một tư tưởng lạc quan. Đọc xong ta
tưởng nhân gian là một nơi địa ngục và xung quanh mình toàn là những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục, nói càn,
một thế giới khốn nạn vô cùng. Phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tính tình, lí tưởng của nhà văn, một nhà
văn nhìn thế giới qua cặp mắt kính đen và một cội nguồn văn cũng đen nữa.”
b. Ví dụ
“ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo
nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những
từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những
tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”

You might also like