You are on page 1of 3

I.

Tìm hiểu chung

1 Tác phẩm

- Chính Hữu (1926 - 2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc.

- Quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Năm 1946, ông gia nhập trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Ông làm thơ từ năm 1947, đa số các tác phẩm đều viết về hai đối tượng là chiến tranh
và người lính.

- Năm 2000, ông được trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm:

 Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966)
 Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1997)
 Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1998)
2) Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác năm 1948 khi Chính Hữu cùng với đồng đội tham gia chiến
dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp.

- Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.

b) Bố cục
Gồm 3 phần:
 Phần 1: Từ đầu đến “Đồng chí!”. Cơ sở của tình đồng chí, đồng đội.
 Phần 2. Tiếp theo đến “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”. Biểu hiện của tình
đồng chí.
 Phần 3. Còn lại. Biểu tượng của tinh thần đồng chí.
c )Thể thơ
 Thể thơ tự do
 Hình ảnh gần gũi, giản dị
 Ngôn ngữ cô đọng, giàu sức biểu cảm.
d) Ý nghĩa nhan đề

- Trước hết, đồng chí là cách gọi để chỉ những người có cùng chung lý tưởng, mục tiêu
hay cùng chung một đơn vị chiến đấu.

- Nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về tình cảm trung tâm của bài thơ là tình
đồng chí, đồng đội. Đó là thứ tình cảm cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa
những người lính cách mạng.

- Chính Hữu đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa
thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần
thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với
một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau
đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lý tưởng cách mạng”.

- Qua nhan đề này, nhà thơ muốn khẳng định rằng tình đồng chí, đồng đội là chỗ dựa
tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến
thắng.

III. Đọc - hiểu văn bản


1. Cơ sở của tình đồng chí, đồng đội

- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người
lính:

Quê hương anh nước mặn đồng chua


Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
 “Anh” ra đi từ vùng “nước mặn đồng chua” còn “tôi” từ miền “đất cày lên sỏi
đá”.
 Hai miền đất xa nhau và "đôi người xa lạ" nhưng cùng giống nhau ở cái
“nghèo”.
 Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: Họ
là những người nông dân nghèo.

- Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh
bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu


 Họ vốn “chẳng hẹn quen nhau” nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn
kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng.
 “Súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lý tưởng,
suy nghĩ.
 Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự
gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.

- Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như
niềm vui:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ


 Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải
“chung chăn”.
 Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã
trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở
thành “đôi tri kỷ”.

=> Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa
những người đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để
mở ra đoạn hai.

You might also like