You are on page 1of 22

ĐỀ 1

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:


“Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ
tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng
quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh.
Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao…?”, “Tại sao không…?” và thử tự
tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự
đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì
chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể
bổ sung được nhiều kiến thức mới.
Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ
thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi
đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình một bộ môn nào
đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt
được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”.
Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn.
Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê
cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn
tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”.
        (Trích Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới - Hồ Thu Hương,
Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế giới, 2017, tr 17, 18)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2: Theo tác giả, “khám phá” sẽ giúp cho con người đạt được những lợi ích gì?
Câu 3: Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta: “Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các
viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác
nhau, hãy có những sở thích …”?
Câu 4: Tìm lời dẫn trực tiếp trong câu: “Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi
biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!” và cho biết đó là lời nói
hay ý nghĩ được dẫn.
Câu 5: Từ nội dung đoạn trích, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ giới
thiệu niềm đam mê của bản thân và cách thực hiện niềm đam mê đó.

ĐỀ 2
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những
ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không
theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, ray rứt trong bạn, thậm chí dằn vặt
bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về
điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện,
nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng
giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác
thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình,
nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh
thức…
(Theo Phạm Lữ Ân “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” - NXB Hội Nhà Văn 2012)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trích và tác dụng.
Câu 3: Anh/Chị) hiểu như thế nào về câu “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”
(trình bày ngắn gọn trong 2 – 3 dòng).
Câu 4: Xác định câu nêu ý chính của đoạn trích.
Câu 5: Từ nội dung 2 câu cuối đoạn trích, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200
chữ trình bày suy nghĩ của mình về ước mơ và theo đuổi ước mơ.
ĐỀ 3
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngắt
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
(Đoàn Phú Tứ - Trích bài Màu thời gian - “Tinh tuyển văn học Việt Nam” –
Tập 7 – Quyển 2 – Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên) - NXB Khoa học xã hội – Tr. 646)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Tìm các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên.
Câu 3: Nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác
dụng của các biện pháp ấy.
Câu 4: Thời gian có màu sắc và hương vị của nó. Theo anh/chị, thời gian còn có màu
và hương gì khác? Cái màu và cái hương ấy ứng với tâm trạng nào trong đời sống của
con người?
Câu 5: Từ nội dung 2 câu cuối đoạn trích, anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200
chữ trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của thời gian.
ĐỀ 4
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trích “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tương phản được sử dụng trong
đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ” đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng
của phép tu từ này?
Câu 4: Nhận xét của anh (chị) về tình cảm của người con trong đoạn thơ trên.
Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hình
ảnh người mẹ được gợi ra từ hai câu thơ: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày
một thêm cao”.
ĐỀ 5
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết:
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
(Trích “Sao chiến thắng” - Chế Lan Viên)
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 4: Xác định hai biện pháp tu từ đặc sắc có trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả
biểu đạt của chúng.
Câu 5: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của
mình về nội dung của đoạn thơ trên.
ĐỀ 6
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
“…Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện
tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con
người,…cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng
sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất
và phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỉ
USD/năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân
trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra
hơn 1,5 tỉ tấn C02 vào môi trường 20% lượng khí nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm
nhiệt độ trái đất nóng lên.”
(Nguồn Tạp chí Cao su Việt Nam)
Câu 1: Xác định nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản trên. Nêu tác dụng của
biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 4: Theo tác giả hậu quả của việc tàn phá rừng ảnh hưởng đến cuộc sống con người
hiện nay như thế nào.
Câu 5: Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày một số giải pháp để
giảm tình trạng phá rừng và tài nguyên thiên nhiên hiện nay.
ĐỀ 7
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Thế giới này tôi đã đi nhiều nơi
Thấy nhiều sách truyện hay, hoàn hảo Nhưng cuốn sách vĩ đại của cuộc đời Là trái đất,
mới chỉ là bản thảo.
Nhiều lỗi sai trong cuốn sách địa cầu Nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng… Ôi giá gì
được chữa gọt từng câu
Được chép lại hoàn toàn trên trang giấy trắng.
(Trích Những ngôi sao xa – Raxun Gamazatop)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng thể thơ gì?
Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “cuốn sách vĩ đại của cuộc đời/ Là trái đất, mới chỉ là
bản thảo”
Câu 4: Anh/chị hiểu tác giả muốn nói điều gì qua hai câu thơ:
Ôi giá gì được chữa gọt từng câu
Được chép lại hoàn toàn trên giấy trắng.
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc
làm của bản thân góp phần hoàn thiện cuốn sách cuộc đời.
ĐỀ 8
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ở một vương quốc nọ, đức vua muốn thử lòng người nên đã sai người đặt một
tảng đá to ở giữa một con đường nhiều người qua lại.
Sau đó, nhà vua đóng giả người thường để quan sát xem ai sẽ là người dịch
chuyển tảng đá khỏi con đường. Rất nhiều thương gia giàu có, cận thần của nhà vua đã
đi qua con đường nhưng họ chỉ đi vòng qua hòn đá. Thậm chí, nhiều người còn đổ lỗi
cho nhà vua vì không có biện pháp giữ cho đường sá thông thoáng, nhưng không ai làm
bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề.
Một ngày nọ, một người nông dân mang rau ra chợ bán. Khi đến gần tảng đá, anh
ta đã đặt gánh rau xuống và cố gắng tìm cách đẩy hòn đá ra khỏi vị trí án ngữ trên
đường. Sau khi đẩy được hòn đá đi, anh nông dân phát hiện một chiếc túi đựng rất nhiều
tiền vàng và một bức thư của nhà vua nhắn rằng: Vàng trong túi dành cho người đã loại
bỏ tảng đá ra khỏi con đường.
(Nguồn: ynghiacuocsong.net)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2: Vì sao nhà vua sai người đặt một tảng đá to ở giữa một con đường nhiều người
qua lại?
Câu 3: Câu chuyện đã gửi gắm anh chị thông điệp như thế nào?
Câu 4: Trong xã hội hiện nay, trong khi một số người sống lười biếng, chỉ thích than
phiền và đỏ lỗi cho hoàn cảnh thì một số người khác lại sống bằng trái tim nhân hậu, lòng
hảo tâm và sự chăm chỉ. Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về nội dung câu chuyện trên
bằng một đoạn văn 200 chữ.
ĐỀ 9
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“…hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
là tiếng còi xe về mỗi chiều của bố
cả nhà quây quần trong căn nhà nhỏ
chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
là ngọn đèn soi tương lai em sáng
là điểm mười mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người lạ như quen
hạnh phúc là khi mình có một cái tên…”
(Trích “Hạnh phúc”- Thanh Huyền, Bứt phá điểm thi THPT
quốc gia môn Ngữ văn, NXB Hồng Đức, năm 2017)
Câu 1: Tìm câu thơ khái quát nội dung chính của cả đoạn.
Cậu 2: Nêu ít nhất hai hình ảnh thơ thể hiện quan niệm hạnh phúc của tác giả.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
trên.
Câu 4: Theo em, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Trả lời từ 2-3 câu.
Câu 5: Tác giả bài thơ “Hạnh phúc” quan niệm “hạnh phúc bình thường và giản dị
lắm”. Còn anh/chị quan niệm như thế nào về hạnh phúc? Hãy viết đoạn văn khoảng 200
chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
ĐỀ 10
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi :
“Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư…”
(Trích bài hát: Khát vọng, Phạm Minh Tuấn)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
trên.
Câu 4: Nêu ít nhất hai hình ảnh thơ thể hiện khát vọng của tác giả.
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 đến 15 dòng) về chủ đề “Khát
vọng” mà tác giả đã đặt ra cho lời bài hát trên.
ĐỀ 11
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
[...] Khi đến với xứ sở mặt trời mọc, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp người dân Nhật
cho rác thải vào túi xách của mình sau đó đem đến vứt rác vào thùng tại các cửa hàng
tiện lợi hoặc bỏ vào thùng tại các trạm tàu điện ngầm. Thậm chí, họ còn mang rác về
nhà nếu như không tìm được thùng rác. Vì thế, hầu như tình trạng tắc cống do các loại
rác thải hầu như không bao giờ xảy ra tại đất nước này, chính phủ Nhật Bản cũng tiết
kiệm được rất nhiều chi phí cho công tác vệ sinh môi trường. Đây cũng là nguyên nhân
tại sao Nhật đặt rất ít thùng rác công cộng mà vẫn không xảy ra tình trạng rác thải đầy
đường, đi đến đâu cũng gặp phải rác hay có những bãi rác tự phát ven đường như tại
nhiều nước khác.
Không chỉ không vứt rác bừa bãi, người Nhật còn đổ rác rất đúng nơi quy định, mỗi
buổi sáng họ đều đem rác đến nơi đổ rác và phân loại rác thải trước khi bỏ vào thùng.
Nếu như thùng rác đã đầy họ có thể sẵn sàng đi đẩy một thùng rác từ xa đến.
Trên thực tế, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của người Nhật đã ăn vào máu ngay từ
nhỏ. Người Nhật dạy trẻ giữ gìn vệ sinh từ rất sớm. Các trường học không hề có nhân viên
dọn dẹp, mà học sinh Nhật thường tự quét, lau dọn phòng học, cửa kính, cầu thang…
khoảng 30 phút mỗi ngày.
Ý thức quyết định hành động, vì người Nhật Bản có ý thức bảo vệ môi trường nên trong
từng hành động của họ thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường và coi trọng việc
bảo vệ môi trường.
(Theo Nhật Minh - Tạp chí bảo vệ môi trường)
Câu 1: Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2: Hãy chỉ ra những việc làm tích cực của người dân Nhật Bản được nhắc đến trong văn
bản.
Câu 3: Thông qua văn bản, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người thông điệp gì trong cuộc
sống?
Câu 4: Xác định rõ một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong phần in đậm của văn bản
trên. (0,5 điểm)
Câu 5: Môi trường học đường là nơi cần không gian sạch đẹp để học sinh có điều kiện
học tập tốt. Thế nhưng một bộ phận học sinh đã không có ý thức để giữ gìn cho không
gian ấy luôn sạch đẹp, cứ tiện tay xả rác bừa bãi.
Anh/ chị nghĩ gì về hành vi ấy? Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy
nghĩ của mình.
ĐỀ 12
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh
sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng
khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có
75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola.
Anh mỉm cười và nói với nó:
– Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có
cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ
vào ngôi mộ và nói:
– Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ
dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch
300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa”
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Theo văn bản, anh thanh niên đã có cử chỉ và hành động đáng mến gì khi thấy bé gái
khóc nức nở vì không đủ tiền mua một bông hoa hồng tặng mẹ?
Câu 3: Nội dung của văn bản trên.
Câu 4: Theo em, bé gái và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?
Câu 5: Từ nội dung văn trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
ĐỀ 13
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một
quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ
nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có
thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy”
đến như thế…
     Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá:
Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một
tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. 
(...)
     Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi
cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi
trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc
những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...”
(Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt trong văn bản trên.
Câu 2: Trong văn bản có đề cập đến hai cách nhìn nhận thất bại, vấp ngã trái ngược
nhau. Hãy nêu rõ hai cách nhìn nhận đó.
Câu 3: Nội dung của văn bản trên.
Câu 4: Em có đồng tình với quan điểm trong văn bản: “hãy sống hết mình để không
nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...”? Vì sao?
Câu 5: Từ nội dung văn bản đã cho, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của em về giá trị của sự thất bại, vấp ngã.
ĐỀ 14
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có một thí nghiệm thế này: đem năm con ong và năm con ruồi nhốt chung trong một
chai thủy tinh, sau đó đặt ngang cái chai, hướng cho đáy chai quay về cửa sổ. Chuyện gì
sẽ xảy ra?
Năm con ong không ngừng hướng về phía đáy chai để tìm lối thoát, cứ thế cho đến
khi kiệt sức hoặc đói mà chết; còn những con ruồi thì chỉ một lúc sau đã có thể xuyên
qua đoạn cổ chai mà thoát thân. Lý giải ở đây chính là, ong vì thích ánh sáng và kiên
định nghĩ rằng lối thoát là nơi có ánh sáng, nên tự đẩy mình vào chỗ chết. Ruồi thì chả
để ý gì đến ánh sáng, chúng chỉ nghĩ cách nào để thoát thân nên bay tứ tung, kết quả là
sau bao nhiêu lần nhầm hướng cũng đến lúc tìm được lối ra. Thí nghiệm này chỉ để nói
lên một thông điệp: Thực ra điều này có thể gây lúng túng cho một số người. Kiên định
cũng là tốt, mà uyển chuyển cũng là tốt? Làm người có nguyên tắc là tốt, nhưng biết thay
đổi để thích nghi cũng là tốt? Rốt cuộc chúng ta phải làm sao mới đúng? Tin vào bản
thân là tốt, mà không tin vào bản thân cũng là tốt, ủa vậy rốt cuộc là thế nào?
Câu trả lời chính là: Cân bằng mới là tốt! Liều lượng chính là thứ quan trọng! Ở đời,
nói cho vui thì là: tuyệt đối không có gì là tuyệt đối!
(Nguồn: Internet)
Câu 1. Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Kiên định cũng là tốt,
mà uyển chuyển cũng là tốt? Làm người có nguyên tắc là tốt, nhưng biết thay đổi để
thích nghi cũng là tốt?”
Câu 2. Tại sao những con ruồi lại có thể thoát thân được?
Câu 3. Thông điệp rút ra sau khi đọc đoạn trích này là gì?
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm trong đoạn trích: “Làm người có nguyên
tắc là tốt, nhưng biết thay đổi để thích nghi cũng là tốt” hay không? Vì sao?
Câu 5: Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau “Cân bằng mới là tốt! Liều lượng chính là thứ
quan trọng! Ở đời, nói cho vui thì là: tuyệt đối không có gì là tuyệt đối!”
ĐỀ 15
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc
sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết
được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm
phần ý nghĩa.
Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều
phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia
người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong
mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những
người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công.
Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là nột phần tất
yếu của cuộc sống. Đó là một điều không thể tránh khỏi, nếu không muốn thực sự là trải
nghiệm mà bạn nên có trong cuộc đời. Vì vậy hãy thất bại một cách tích cực.
(Trích từ “Học vấp ngã để từng bước thành công” – John C.Maxwell)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3: Tác giả khuyên chúng ta cần có thái độ ra sao trước thất bại?
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Thất bại giúp con người đúc kết được
kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý
nghĩa? Vì sao?
Câu 5: Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến sau: Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn
tìm thấy khó khăn trong mọi cơ hội.
ĐỀ 16
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Chồi biếc

“Dưới hai hàng cây Dưới hàng cây đây


Tay ấm trong tay Ta không còn bước
Cùng anh sóng bước Như người lính gác
Nắng đùa mái tóc Đã hết phiên mình
Chồi biếc trên cây Như lá vàng rụng
Lá vàng bay bay Cho chồi thêm xanh
Như ngàn cánh bướm Và đời mai sau
(Lá vàng rụng xuống Trên đường này nhỉ
Cho đất thêm màu Những đôi tri kỉ
Có mất đi đâu Sóng bước qua đây
Nhựa lên chồi biếc) Lá vàng vẫn bay
Này anh, em biết Chồi non lại biếc.”
Rồi sẽ có ngày (Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2010, tr. 40)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: “Lá
vàng rụng xuống/ Cho đất thêm màu/ Có mất đi đâu/ Nhựa lên chồi biếc”.
Câu 3: Từ quy luật của lá vàng và chồi biếc, nhà thơ Xuân Quỳnh đã nhận ra quy luật
gì của tình yêu?
Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về bài học
được nêu trong hai câu thơ sau: “Như lá vàng rụng / Cho chồi thêm xanh”.
ĐỀ 17
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Con đừng suy nghĩ nhiều về chỗ đứng
Con nên nghĩ suy về cách đứng thế nào
Đứng thẳng người, chỗ thấp thành cao
Đứng khom lưng trên cao thành thấp.
Biết sống đủ luôn thấy mình sung túc
Sống tham lam giàu có hóa ra nghèo
Con đừng làm cái bóng ăn theo
Biết gieo cấy để vui mùa gặt hái. (…)
(Trích Nói với con, Phương Thảo)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên.
Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
Con đừng suy nghĩ nhiều về chỗ đứng
Con nên nghĩ suy về cách đứng thế nào.
Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ cuối.
Câu 4: Qua đoạn thơ, tác giả đã mong muốn ở con mình những điều gì? Hãy trình bày
suy nghĩ về một trong những điều mà anh/ chị tâm đắc nhất.
Câu 5: Trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Phương Thảo cũng đã viết:
Một kiếp người ngắn lắm con ơi
Biết sống đẹp là điều không dễ.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của
việc “biết sống đẹp”.
ĐỀ 18
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí.
Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ
khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng
thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận
ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là
đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. [….] Thỉnh thoảng chúng ta vẫn
gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có
sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi
tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó.
Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị
điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể
thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?
(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim – Phạm Lữ Ân)
Câu 1: Văn bản trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Phương thức biểu đạt gì?
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “định kiến” trong văn bản trên.
Câu 3: Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “đừng bao giờ
phán xét người khác một cách dễ dàng”?
Câu 4: Hãy tìm 02 biện pháp tu từ rồi nêu tác dụng của 01 biện pháp trong 3 câu đầu
của văn bản.
Câu 5: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý
kiến cho rằng cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của người khác là điều
rất tệ.
ĐỀ 19
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình
hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú.
Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải
ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ
và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ,
Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng
ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức
độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học
Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau
đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao
ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng
thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố
chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến
mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên
cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và
thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.
Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại
không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là
khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ
của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược
lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh
thiếu thốn, cùng kiệt. (…) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi
nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.
(Joachim de Posada & Ellen Singer – Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ
Chí Minh, 2016, tr.03)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu
chốt giữa thành công và thất bại là gì?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở đoạn văn
in đậm.
Câu 4: Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt
không? Vì sao?
Câu 5: Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về khả
năng trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành công.
ĐỀ 20
Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:
Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời:Ta cần bay. Một con chim được ăn
kê béo trong lồng sẽ trở thành một con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng.
Ta hỏi dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Nếu một dòng sông không
chảy thì chỉ là một vũng nước, khô cạn dần và biến mất.
Ta hỏi con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Nếu con tàu
không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian.
Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời: Ta cần được lao động
trong sáng tạo.
(Nguyễn Quang Thiều, Những câu hỏi không lãng mạn)
Câu 1: Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật được sử dụng ở văn bản trên.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong văn bản trên.
Câu 3: Trong văn bản, các câu trả lời nói lên điều gì?
Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh chị? Vì sao?
Câu 5: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của anh/ chị về câu trả lời của con
người ở cuối văn bản.
ĐỀ 21
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Trong đời sống, sự tự tin không chỉ thể hiện bản thân mỗi người khi giao tiếp, nó còn
phản ánh cách chúng ta ứng xử trong cuộc sống, công việc, trong giao tiếp với người
khác, trong sức mạnh mà chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình. Trong giao
tiếp, dù ở ngôn ngữ nào, sự tự tin là nền tảng và chất xúc tác cho toàn bộ quá trình
chúng ta giao tiếp với người khác.
Sự tự tin không chỉ khiến bạn suy nghĩ lạc quan, tích cực và nhìn nhận được những
mặt tốt đẹp của một sự việc. Thái độ này còn tạo nên phong thái và khí chất của bạn.
Trang Hujjington Post khẳng định: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi
phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm mơ ước. Bên cạnh đó, người tự tin làm lu mờ
những khiếm khuyêt bên ngoài và biến họ (những người tự tin) trở nên đặc biệt trong mắt
người khác – trang Bon Vita (một trang viêt về phong cách sống) cũng khẳng định.
Trang Psychologist phân tích, sự thiếu tự tin ấy không phải do bạn thiếu năng lực, mà
do bạn chưa nhìn nhận đúng về bản thân mình, chưa có niềm tin vào bản thân mình.
(Http://kenh14.vn/khi-tu-tin-ban-quyen-luc-va-hap-dan-hon)
Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 : Theo tác giả, sự tự tin được biểu hiện như thế nào trong đời sống của con người ?
Câu 3 : Hãy cho biết sự tự tin có ý nghĩa như thế nào đối với con người ?
Câu 4 : Anh/Chị có đồng ý với ý kiến : sự thiếu tự tin là « do bạn chưa nhìn nhận đúng
về bản thân mình, chưa có niềm tin vào khả năng của mình » ? Vì sao ?
Câu 5 : Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách thức giúp con người có được sự tự tin
trong cuộc sống.
ĐỀ 22
Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:
"Sự thật là hết thảy chúng ta đều muốn ai đó khác nhìn thấy ngọc quý bên trong mình.
Dù trẻ hay già, chúng ta đều ao ước được người khác nhìn nhận chân giá trị của mình.
Thế là, chúng ta ra sức làm cho người khác phải chú ý, phải nhận ra cho bằng được giá
trị của chúng ta; như vậy khác nào ta đem trao cho họ cái quyền năng quyết định xem ta
có phải là ngọc đáng được trân quý hay không.
Trong khi quyền năng ấy thật sự là của chính ta cơ mà. Quyền năng ấy là của bạn.
Đừng đem vứt nó đi. Tôi biết chứ, bởi vì tôi đã từng đem vứt nó đi rồi, mà lấy lại nó thì
vô cùng gian truân. 
... Đừng đánh giá bản thân bằng sự phán xét và chỉ trích, mà hãy nâng niu bản thân
bằng những ý nghĩ nhân từ, những ý nghĩ yêu thương, để rồi lại đem những suy nghĩ
chan chứa tình yêu thương ấy phản chiếu lên người khác...". 
[Sống một cuộc đời đáng sống - Maria Shriver - NXB Trẻ]
Câu 1: Theo tác giả, “ngọc quý bên trong mình” là gì?
Câu 2: Việc “chúng ta đều ao ước được người khác phải chú ý, phải nhận ra cho bằng
được giá trị của chúng ta” là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 3: Theo anh/chị, tại sao chúng ta “Đừng đánh giá bản thân bằng sự phán xét và
chỉ trích”?
Câu 4: Anh/chị rút ra bài học gì từ ý kiến “hãy nâng niu bản thân bằng những ý nghĩ
nhân từ, những ý nghĩ yêu thương, để rồi lại đem những suy nghĩ chan chứa tình yêu
thương ấy phản chiếu lên người khác”? Trình bày ngắn gọn ý nghĩa của bài học đó.
Câu 5: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý kiến sau : "Đừng đánh giá bản thân
bằng sự phán xét và chỉ trích, mà hãy nâng niu bản thân bằng những ý nghĩ nhân từ,
những ý nghĩ yêu thương, để rồi lại đem những suy nghĩ chan chứa tình yêu thương ấy
phản chiếu lên người khác...". 
ĐỀ 23
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong mỗi người chúng ta có chứa hai phần đối lập – bóng tối và ánh sáng. Để hạnh
phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người
mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng giày vò tâm trí, ta sẽ gián
tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế, bóng
tối dần dần dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại,
nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi
lại và tan biến.
Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử
thách – những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà cả thế giới nội tâm. Bóng tối
sẽ không tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và
sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng
to lớn bằng tình yêu.
(Trích: Quên hôm qua, sống cho ngày mai, Tian Dayton, Ph. D, NXB Tổng hợp
TP. HCM, tr.129)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào gì.
Câu 3: Tìm biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu sau: Bóng tối sẽ không tồn
tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung,
bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình
yêu, và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Anh (chị) hiểu như thế nào về lời khuyên: Ta cần không phủ nhận mặt xấu
trong con người mình?
Câu 5: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên ý kiến của mình về
việc làm thế nào để vượt qua thử thách của bản thân.
ĐỀ 24
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Bất cứ ai dù vô tình hay cố ý cũng có lúc so sánh mình với người khác. Và vấn đề
là việc so sánh này chẳng bao giờ kết thúc. Có một người làm trong công ty kinh doanh
mạng từ lúc công ty thành lập. Anh ta so sánh mình với một đàn anh khác làm việc tốt
hơn trong công ty. Đàn anh này lại so sánh mình với vị doanh nhân đã vực dậy cả công
ty. Vị doanh nhân nọ lại so sánh bản thân với vị doanh nhân của một doanh nghiệp hàng
đầu. Vị doanh nhân của doanh nghiệp hàng đầu lại so sánh mình với Bill Gates. Vậy,
theo bạn Bill Gates sẽ so sánh mình với ai?
Việc so sánh với người khác là do xung quanh chúng ta luôn có người giỏi hơn mình.
Dù bạn nhiều tiền đến đâu, đẹp trai đến đâu, xinh đến thế nào thì xung quanh bạn chắc
chắn còn có người hơn thế nữa. Dù bạn có là một trong số các thần tượng của cả nước
thì bạn cũng sẽ có chút tự ti nếu so sánh bản thân với Johnny Depp hay Brad Pitt. Dù
bạn có thực hiện được giấc mơ thuở bé là trở thành tuyển thủ bóng đá thì bất cứ lúc nào
bạn cũng sẽ thấy đau khổ nếu so sánh với Lionel Messi. Và kể cả bạn có đạt đỉnh cao
trong một lĩnh vực nào đó thì khi so sánh về các lĩnh vực khác, bạn vẫn còn cách người
ta một khoảng khá xa.
Có một cách để thấy bạn bất hạnh chỉ trong giây lát. Đó là so sánh mình với người
khác.
(Lối sống tối giản của người Nhật, Sasaki Fumio)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Gọi tên và chỉ ra ít nhất 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. Nêu
tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “Có một cách để thấy bạn bất hạnh
chỉ trong giây lát. Đó là so sánh mình với người khác”.
Câu 4: “Bất cứ ai dù vô tình hay cố ý cũng có lúc so sánh mình với người khác”. Theo
anh (chị), việc so sánh mình với người khác có tốt hay không? Hãy viết một đoạn văn
nghị luận ngắn (200 chữ) nêu ý kiến về vấn đề trên.
ĐỀ 25
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Trong vô vàn những bài viết về ông Trương Gia Bình không khó bắt gặp những câu
chữ như thế này: “Khi nhắc đến FPT, bất cứ ai cũng nhớ đến cái tên Trương Gia Bình –
người số một của tập đoàn này … Ít người hình dung thuở ban đầu đầy khó khăn, FPT
phải làm tất cả công việc từ làm thức ăn gia súc, buôn sắt thép, thậm chí cả ô tô … để có
tiền nghiên cứu công nghệ. Sau 26 năm, hiện FPT là tập đoàn công nghệ thông tin hàng
đầu Việt Nam với doanh thu năm 2013 hơn 27.000 tỉ đồng.
Hoặc khi bạn đọc về Jack Ma – từ một chàng sinh viên lương 12 USD/giờ trở thành
người giàu nhất Trung Quốc, con đường của ông là gì? Những rào cản, những thất bại
lớn trong cuộc đời đã thay đổi chính ông như thế nào?
Hay Steve Jobs – bạn có biết rằng trước khi trở thành một huyền thoại truyền cảm
hứng về sự đột phá, sáng tạo và tính hoàn hảo, ông từng bị từ chối khỏi chính công ty mà
mình sáng lập? Một người sáng lập có thể rời khỏi công ty của mình theo một cách nặng
nề hơn nữa chăng?
Tạm gác năng lực và tài năng thiên phú sang một bên, một điều rất rõ ràng là những
con người vĩ đại này trưởng thành trong những hoàn cảnh khó khăn và những thách
thức. Vậy đấy! Một cách vô tình, môi trường cho họ những điều họ cần để thành công
bên cạnh năng lực của họ. Thông qua những thất bại, những khó khăn đã qua, họ dần có
những tố chất mới để đảm bảo cho thành công của mình….
Vì vậy, sự may mắn mà những người thành công nhắc đến chỉ là phần nổi của tảng
băng, phần chìm chính là môi trường. Cơ hội đến với thành công của họ, đôi khi là
những nghịch cảnh và thất bại đủ lớn bắt buộc họ phải dừng lại, ngồi xuống và tự hỏi
chính mình về khả năng thắng lợi những gì học đang theo đổi và đóng góp bất kể là một
người khởi nghiệp hay là một người đi làm thuê.
(Nhìn. Hỏi. Rồi nhảy đi – Thi Anh Đào)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2: Gọi tên và chỉ ra ít nhất 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3: Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
Câu 4: Tại sao tác giả lại cho rằng “Một cách vô tình, môi trường cho họ những điều
họ cần để thành công bên cạnh năng lực của họ”?
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (200 chữ) nêu ý kiến của anh/chị về ý
kiến “Cơ hội đến với thành công của họ, đôi khi là những nghịch cảnh và thất bại đủ lớn
bắt buộc họ phải dừng lại, ngồi xuống và tự hỏi chính mình về khả năng thắng lợi những
gì học đang theo đổi và đóng góp bất kể là một người khởi nghiệp hay là một người đi
làm thuê”.
ĐỀ 26
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
Ông bà anh yêu nhau thời chưa có ti vi
Ông bà anh yêu nhau thời chưa có xe hơi
Ông thường đưa bà anh đi dạo quanh…trên con ngựa sắt Thống Nhất màu
xanh
Ông bà anh đưa nhau đi khắp phố xa, bà ngồi trên gác-ba-ga chiếc xe đạp
tróc sơn
Ông mua tặng bà anh một đóa hoa
Và đó là món quà đầu tiên
Ôi tình yêu!
Ngày xưa đẹp lắm con ơi!
Những dòng thư tay viết vội, những lời ngây ngô đầu môi
Và thời ấy.
Bình dị lắm con ơi!
Chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời
(…)
Anh và em yêu nhau thời xe máy, ô tô
Anh và em yêu nhau thời facebook, zalo
Anh và em yêu nhau thời tay cầm oppo
Anh và em yêu nhau ngày tháng trôi mau
Vì:
Ta chẳng nói chuyện gì với nhau, ngồi bên nhau cầm điện thoại
thật lâu
Và có nhiều lúc em giận dỗi khi anh chẳng muốn khoe em với thiên hạ hiếu

Ôi tình yêu!
Thời nay mệt quá ai ơi!
Giận nhau không nói một lời chỉ vì không rep inbox thôi
Và em ơi!
Thời nay mệt quá đi thôi!
Anh muốn tình yêu tuyệt vời như ông bà anh
Và em ơi em có hiểu lòng anh, anh muốn có một tình yêu xanh ngát xanh
như ông bà anh.
( Trích lời bài hát Ông Bà anh của Lê Thiện Hiếu )
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Tình yêu của hai thế hệ trong văn bản trên có gì khác nhau.
Câu 3: Những câu được gạch chân trong văn bản đã đề cập đến hiện tượng gì ở một số
người trong cuộc sống hiện nay.
Câu 4: Chỉ ra và phân tích một hiệu quả của biện pháp tu từ trong văn bản.
Câu 5: Bài hát Ông Bà anh đang rất được nhiều bạn trẻ yêu thích. Có người cho rằng:
Đừng ai bận lòng so sánh tình yêu xưa – tình yêu nay mà làm gì. Dù ngày xưa hay ngày
nay thì tình yêu vẫn đẹp như nó vốn thế mà thôi.
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ ) trình bày suy nghĩ của các bạn về câu nói trên.
ĐỀ 27
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
NHỮNG ĐIỂM SUY NGẪM VỀ HỢP TÁC
- Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì một mục đích
chung.
- Việc hợp tác đòi hỏi chúng ta phải biết nhìn nhận giá trị đóng góp của mỗi người
và giữ một thái độ tích cực.
- Người có tinh thần hợp tác là người có tâm hồn trong sáng, luôn mong muốn
những điều tốt đẹp đến với mọi người,cũng như công việc.
- Khi hợp tác, ta cần phải biết điều gì là cần thiết. Đôi khi ta cần đưa ra ý tưởng,
nhưng có lúc ta cũng cần phải gác qua một bên ý tưởng của mình. Lúc này, ta giữ
vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, nhưng vào lúc khác, ta cần phải đi theo.
- Sự hợp tác được duy trì trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.
- Người có tinh thần hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác.
- Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự hợp tác.
- Lòng can đảm, sự quan tâm và sẻ chia tạo nên nền tảng cho tinh thần hợp tác.
- Ý thức về giá trị của mình, tôi có thể hợp tác.
(Trích “Những giá trị sống cho tuổi trẻ” của Diane Tillman – NXB Tổng Hợp
TPHCM 2015)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự hợp tác”.
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Người có tinh thần hợp tác sẽ nhận
được sự hợp tác”.
Câu 4: Trong “Những điểm suy ngẫm về hợp tác”, anh/chị tâm đắc suy ngẫm nào
nhất? Vì sao.
Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
được nêu trong ngữ liệu phần Đọc hiểu: “Việc hợp tác đòi hỏi chúng ta phải biết nhìn
nhận giá trị đóng góp của mỗi người và giữ một thái độ tích cực.”

ĐỀ 28
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ở đời, chết vì thuốc độc, muôn người hoạ mới phải một người, chứ chết vì ăn không
ngồi rồi thì thật nhiều. Cái độc ăn không ngồi rồi rất thảm, rất hại. Nay ta hãy đem một
vài sự đáng sợ để thí dụ mà nghe.
Xe trên mặt đất, đi chỗ gập ghềnh, thường được chắc chắn hơn chỗ phẳng phiu.
Thuyền đi trên mặt nước, đi chỗ ghềnh thác, thường được vững vàng hơn đi giữa dòng
sông. Tại sao vậy ? Tại vì, biết là khó khăn mà giữ gìn thì được yên, cho là dễ dàng, mà
khinh thường thì phải hỏng (bại vong).
[...] Những lúc thư nhàn, thử nghĩ mà coi. Vì đâu mà chí khí ta phải suy kém ? Vì đâu
mà công việc ta phải hư hỏng ? Vì đâu mà uổng mất một đời rồi cùng nát với cỏ cây ? Vì
đâu mà hoá ra hôn mê, không biết quay đầu lại, rồi lại đeo thêm cái tiếng xấu về sau ? Vì
đâu thành chểnh mảng không biết lo xa rồi đến nỗi mắc vào tội vạ? Ấy rút lại mấy điều
là chỉ bởi ăn không ngồi rồi mà ra cả.
Sự ăn không ngồi rồi quả là cái cửa của những điều ác. Cửa ấy người giỏi vào, đến
lúc ra thì dở; người tỉnh vào, đến lúc ra thì mê ; người cương trực vào, đến lúc ra thì
thành liệt nhược, người thanh khiết vào, đến lúc ra thì thành ô uế; sự ăn không ngồi rồi
hại thân, hại nhà, hại nước, nghĩ chẳng đáng sợ lắm ru!
(Lã Đông Lai, Có chịu lo, chịu làm mới sống được, theo bản dịch trong cổ học tinh hoa,
NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là gì? Hãy nêu phương thức biểu đạt
chính của văn bản.
Câu 2: Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Sự ăn không ngồi rồi quả là cái cửa của những điều
ác?
Câu 4: Anh/chị hãy tìm và phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng
trong văn bản trên.
Câu 5: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của mình về câu
nói: Có chịu lo, chịu làm mới sống được.
ĐỀ 29
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đường tắt
Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào.
Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn
Và nó luôn là con đường sai.
Nhưng
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó
nhọc
Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học
Liệu chúng có thể tồn tại?
(Đặng Chân Nhân, tập thơ Giờ thứ 38, NXB Hội Nhà văn, 2009)
(Ghi chú: Đặng Chân Nhân sinh năm 1993, làm thơ từ lúc 8 tuổi, khi sáng tác bài
thơ Đường tắt cậu mới 15 tuổi, đang là học sinh THPT ở Hà Nội)
Câu 1: Xác định thể thơ.
Câu 2: Từ 2 câu thơ: Con đường nhỏ ấy/ Nó bỏ qua rất nhiều thứ ; hãy chỉ rõ những
thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua.
Câu 3: Xác định một biện pháp tu từ trong hai câu thơ in đậm và nêu giá trị biểu đạt.
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Con đường nhỏ ấy…luôn là con
đường sai” hay không? Vì sao? Viết từ 5 đến 7 dòng.
Câu 5: Từ bài thơ Đường tắt của tác giả Đặng Chân Nhân, anh/ chị hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về con đường mình sẽ lựa chọn trong cuộc sống
ĐỀ 30
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như
một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi
nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ
có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc
bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng
giá.
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi
cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi
trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc
những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...”
(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)
Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Hãy giải thích vì sao “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại
cho ta một bài học đáng giá”.
Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia
nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh,
mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của
biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn, (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về
vấn đề: Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.

You might also like