You are on page 1of 6

c ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7

CUỐI HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 – 2022

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: 4 điểm (Đoạn trích/ VB nghệ thuật ngoài SGK, dung lượng
từ 50 – 300 chữ):
- Nhận diện phương thức biểu đạt của đoạn trích/văn bản: PTBĐ tự sự, miêu tả,
biểu cảm, nghị luận, thuyết minh…
- Chi ra và nêu được tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn có trong đoạn
trích/văn bản
- Gọi tên, chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa,
điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ, hoán dụ, phép đối, tương phản đối lập, câu hỏi tu từ, nói quá,
nói giảm nói tránh, đảo ngữ… trong một đoạn trích/ văn bản cụ thể.
- Nêu được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích/ văn bản

Làm lại các bài tập sau trong SGK Văn 7 vào vở đề cương:
Bài 1,2 (tr.29), mục II (tr.28), Bài 1,2,3,4 (tr.16-18)

LÀM VÀO VỞ ĐỀ CƯƠNG CÁC ĐỀ ĐỌC HIỂU SAU :


Bài 1. Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết:
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông,…
(Chế Lan Viên, trích “Sao chiến thắng”)
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đã chỉ ra
Câu 4 (1.0 điểm) : Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
Bài 2. Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao

Mẹ ơi trong lời mẹ hát


Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa
(Trích “Lời ru của mẹ”)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

1
b. Gọi tên và chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn trích?
c. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy trong đoạn trích
d. Nêu khái quát nội dung của đoạn trích
Bài 3:Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
NHỮNG BÀN TAY CÓNG
Hôm ấy, tôi đang dọn sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì
phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ
ấm tay rồi, tôi hỏi con : « Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo ? » Con tôi
trả lời : « Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, nhiều bạn đi học mà không có găng tay.
Nếu mang thêm một đôi, có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh »
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
b. Chỉ ra câu rút gọn trong văn bản
c. Nêu tác dụng của câu rút gọn trong văn bản trên
d. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Bài 4. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng
trong tâm tư tôi, những dòng sông quê hương mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những
dòng kinh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày
mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng
chuông chùa ngân thăm thẳm đêm khuya. Tôi yêu nắng chiều tà trải mùa vàng tái trên
rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi…
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 2 (2.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ
Câu 3  (1.0 điểm) : Nêu nội dung chính của đoạn văn trên
Bài 5:Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
HOA HỒNG TẶNG MẸ
Một chàng trai dừng lại ở một tiệm hoa để đặt hoa gửi cho mẹ của mình, mẹ
anh sống cách xa anh hai trăm dặm.Khi bước ra khỏi xe, anh nhìn thấy một bé gái
đang ngồi khóc nức nở bên lề đường. Anh bước đến và hỏi cô bé đã xảy ra chuyện gì,
cô bé nói:
- Cháu muốn mua một bông hoa hồng đỏ tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 xu, mà
một bông hoa hồng có giá 2 đô la.
Anh mỉm cười và nói:
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu một bông hoa hồng.
Anh đã mua cho cô bé một bông hoa hồng và đặt điện hoa gửi cho mẹ mình. Khi
rời khỏi tiệm hoa, anh hỏi cô bé có muốn anh đưa về nhà không. Cô bé nói:
- Vâng ạ! Chú làm ơn cho cháu đến chỗ mẹ cháu.
Cô bé chỉ đường đến một nghĩa trang và đặt một bông hồng lên một ngôi mộ
mới được đắp. Ngay sau đó, anh quay trở lại hàng hoa, hủy bỏ điện hoa, mua một bó
hoa và lái xe 200 dặm để về gặp mẹ mình.

2
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
b. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích
c. Nêu tác dụng của câu đặc biệt đã chỉ ra
d. Nêu nội dung chính của đoạn trích
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: 6 điểm : NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH: về một vấn đề gần
gũi trong đời sống xã hội HOẶC một vấn đề trong tác phẩm văn học
1. Học và ghi nhớ nội dung bài Tục ngữ về con người và xã hội (SGK Ngữ văn 7
tập 2)để có những kiến thức cơ bản về một số vấn đề gần gũi trong đời sống
hàng ngày như: lòng biết ơn, ý chí của con người, đạo lí tôn sư trọng đạo, tinh
thần đoàn kết, lòng nhân ái...
2. Học kĩ các đơn vị kiến thức cơ bản liên quan đến văn bản ”Sống chết mặc
bay” (Phạm Duy Tốn): tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, nhân vật chính, thể
loại, tình cảnh của nhân dân, bản chất tên quan phụ mẫu, các nghệ thuật đặc
sắc của tác phẩm...
3. Cần nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận chứng minh:
- Biết xác định đúng vấn đề nghị luận
- Biết cách xác lập luận điểm, luận cứ, biết lập luận để làm rõ vấn đề nghị luận;
- Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận chứng minh để
chứng minh tính đúng đắn của một câu tục ngữ về con người và xã hội hoặc
một vấn đề gần gũi trong đời sống xã hội
- Bài văn phải có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, xác
thực thể hiện sự hiểu biết sâu sắcvề vấn đề nghị luận.
- Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận
3. HỌC THUỘC dàn ý chung của kiểu bài Chứng minh làm rõ một vấn đề gần gũi
trong đời sống
* MỞ BÀI : Nêu vấn đề nghị luận. Đây là một vấn đề như thế nào ?
* THÂN BÀI :
Chứng minh bằng hệ thống các luận điểm cơ bản.
Luận điểm 1 : Trước hết, chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề được đem ra bàn
bạc (vấn đề nghị luận)
+Chọn khái niệm then chốt trong vấn đề và trình bày cách hiểu của em
Luận điểm 2 : Chứng minh làm rõ tính đúng đắn của vấn đề : Tham khảo một trong
những cách triển khai thường gặp như sau :
- Luận cứ 1 : Tại sao chúng ta nên làm theo/ không làm theo vấn đề được đặt
ra
+ Nếu làm theo, chúng ta sẽ thu nhận được những điều tốt đẹp nào ? (cho
bản thân em, cho gia đình, cho xã hội….) Có thể liên hệ một số câu nói
hoặc một câu có ý nghĩa tương đồng.

3
+ Ngược lại, nếu làm trái các tư tưởng đó sẽ nhận về hậu quả như thế
nào? Có thể liên hệ thêm 1 câu nói có ý nghĩa tương phản với câu tục ngữ
đã cho trong đề bài
- Luận cứ 2 : Học sinh đưa ra hệ thống các dẫn chứng chứng minh cho sự đúng
đắn của vấn đề
+ Câu văn mang luận điểm : Từ xưa đến nay, hoặc trong nước và trên thế
giới, hoặc trong các lĩnh vực,trong các mối quan hệ khác nhau của đời sống…chúng ta
thấy có nhiều dẫn chứng cho thấy câu nói của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn.
+ Nêu và phân tích các dẫn chứng được chọn để chứng minh
+ Cần lựa chọn trình tự sắp xếp các dẫn chứng phù hợp
* Có thể chọn trình tự thời gian: từ xưa đến nay
* Có thể chọn trình tự không gian: trong nước/ trên thế giới...,
* Có thể sắp xếp theo các mối quan hệ như : với quê hương, đất nước...
với gia đình, ...với bạn bè, thầy cô giáo v.v..
Luận điểm 3 : Bàn luận mở rộng : Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một bộ phận trong
chúng ta có những lời nói, suy nghĩ, việc làm đi ngược lại lời dạy của ông cha
- Học sinh nên sử dụng cấu trúc câu văn : « Có người …. Có người… Lại có
người… » để liệt kê các hiện tượng đi ngược tính đúng đắn của câu tục
ngữ
- Học sinh cần đưa ra thái độ, quan điểm không đồng tình của bản thân
với những hiện tượng vừa kể ra
Luận điểm 4 : Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn
- Từ đây, chúng ta cần nhận thức được những điều đúng đắn là gì
- Chúng ta cần có những hành động, việc làm như thế nào để sống và làm
theo lời dạy của cha ông ta ?
2.3. Kết bài :Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của vấn đề đã được bàn bạc trong
cả bài văn
4. HỌC THUỘC dàn ý chung của kiểu bài Chứng minh một vấn đề được đặt ra
trong một tác phẩm văn học
* MỞ BÀI :
- Giới thiệu 1 câu ngắn gọn về tác giả
- Giới thiệu 1 câu ngắn gọn về tác phẩm
- Bàn về tác phẩm này, có ý kiến cho rằng : học sinh trích dẫn ý kiến, hoặc nêu vấn đề
nghị luận. Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn
* THÂN BÀI :
Ý 1 : Khái quát về tác phẩm (1 đoạn văn ngắn)
Có thể có những nội dung sau cần khái quát thêm :
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
+ Nội dung chinhs của tác phẩm là gì
+ Nhân vật chính là ai ?
4
+ Bản chất nhân vật…
+…
Ý 2 : Chứng minh vấn đề bằng hệ thống các luận điểm, luận cứ cơ bản.
+ Viết được các câu văn mang luận điểm, luận cứ,
+ Cần lựa chọn trình tự sắp xếp các luận điểm phù hợp, có sử dụng các từ
ngữ thể hiện sự liên kết giữa các luận điểm
+ Làm rõ luận điểm cần lấy các dẫn chứng tiêu biểu ở trong tác phẩm văn
học và phân tích tác dụng của nó dựa trên những đặc sắc về nghệ thuật
mà nhà văn sử dụng
Ý 3 : Đánh giá chung :
+ Khái quát những nét nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng
+ Từ đó, tô đậm điều gì về nhân vật nào ?
+ Nhân vật có khả năng đại diện cho ai ?
+ Góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm gì ở nhà văn ?
2.3. Kết bài :Viết tương tự phần mở bài

3. MỘT SỐ ĐỀ VĂN THAM KHẢO


(HS làm vào vở đề cương kèm theo các bài tập Đọc hiểu ở mục I
và nạp cho giáo viên chấm lấy điểm thường xuyên)

Đề 1: Bàn về văn bản “Sống chết mặc bay” có ý kiến cho rằng: Nhân vật
quan phụ mẫu trong tác phẩm là một kẻ lòng lang dạ thú. Em hãy chứng minh
làm rõ ý kiến dựa vào những hiểu biết của em về văn bản này.
Đề 2:Bàn về văn bản “Sống chết mặc bay” có ý kiến cho rằng:Đây là một
câu chuyện thấm đẫm tinh thần nhân đạo của nhà văn Phạm Duy Tốn. Em hãy
chứng minh làm rõ ý kiến dựa vào những hiểu biết của em về văn bản này.
Đề 3: Chứng minh làm rõ ý kiến: Con người muốn thành công cần có ý chí,
nghị lực
Đề 4:Dân tộc Việt Nam luôn có tinh thần tương trợ, nhân ái. Em hãy
chứng minh làm rõ điều này
Đề 5: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn có tinh thần đoàn kết. Em
hãy chứng minh làm rõ điều này
Đề 6:Nhân dân Việt Nam từ bao đời nay đều sống thủy chung trước sau,
luôn hướng về nguồn cội với lòng biết ơn sâu sắc. Hãy chứng minh làm rõ đạo lí
này
Đề 7: “Trên đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười
biếng”. Em hãy chứng minh làm rõ điều này
Đề 8: Chứng minh làm rõ truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân
Việt Nam từ xưa đến nay
Đề 2: Chứng minh lòng nhân ái yêu thương con người là truyền thống lý

5
Đề 3: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống
của con người.
Đề 4: Chứng minh sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
Đề 5: Chứng minh truyện ngắn “ Sống chết mặc bay lên án bọn quan lại
cầm quyền vô trách nhiệm và phản ánh hiện thực đen tối về đời sống của nhân
dân trong mùa mưa lũ.

Học sinh tìm thêm các vấn đề khác và vận dụng phép lập luận chứng minh
đã được học để lập dàn ý, viết bài…

CÔ CHÚC CÁC EM CHUẨN BỊ TỐT KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG ĐỂ BƯỚC VÀO KÌ THI!

You might also like