You are on page 1of 7

GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 11 – HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023 - 2024

******************************************************************************************

Ngày soạn: 1/10/2023


Ngày giảng: 6/10/2023

Viết: Bài văn phân tích một tác phẩm văn học
( Thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
( 1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát
tranh ảnh để tìm hiểu về bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp
tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu về bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông
tin trước lớp.
b. Năng lực riêng biệt: Biết cách viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn
bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật.
- Nhận biết được đặc điểm của kiểu bài phân tích một tác phẩm văn học, cụ thể
là phân tích bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật.
- Xác định được các yêu cầu và nắm rõ quy trình viết kiểu bài phân tích một tác
phẩm văn học.
- Từ đó hoàn thành bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt
Đường luật
2. Phẩm chất
- Biết yêu quý, trân trọng những giá trị văn hóa, văn học truyền thống. Yêu mến
thơ ca, biết rung động trước vẻ đẹp của những bài thơ hay.
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1.Giáo viên
- Phương tiện: SGK, SGV, bài giảng PPT, phiếu học tập và các tài liệu tham
khảo.
- Hình thức tổ chức: hình thức làm việc trên lớp theo nhóm, làm việc cá nhân.
2. Học sinh
Nghiên cứu bài học, soạn bài đầy đủ, hoàn thành các nhiệm vụ học tập được
giao.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức – Kiểm tra sĩ số: (01 phút)
- Kiểm tra sĩ số.
- Giới thiệu thành phần dự giờ.
2. Kiểm tra: (02 phút)
- GV kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh (kết hợp trong bài dạy).
3. Bài mới: (40 phút)
******************************************************************************************
Hệ thống giáo dục Everest Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Xuân
1
GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 11 – HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023 - 2024
******************************************************************************************

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3 phút)


Mục tiêu:
- Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về bài
học mới.
- Định hướng cho học sinh nội dung kiến thức bài học.
Tổ chức thực hiện Nội dung/Sản phẩm
GV tổ chức hoạt động khởi động Giới thiệu bài học
- Hình thức: Cá nhân
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV
đọc 03 bài thơ Đường luật và đặt câu
hỏi.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS
nghe và suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS phát
biểu.
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV dẫn
dắt. vào bài.
- Thời gian tổ chức: 3 phút.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35 phút)


Mục tiêu
a. Mục tiêu hoạt động:
Nhận biết và phân tích được một tác phẩm thơ Đường luật :
- Về nội dung
- Về nghệ thuật
b. Nội dung thực hiện:
Học sinh thực hiện phiếu học tập.
Học sinh thảo luận, thuyết trình theo yêu cầu.

Hoạt động 1:
Giới thiệu yêu cầu của bài viết. 1. Yêu cầu bài văn phân tích một tác
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
Xác định các yêu cầu đối với bài văn- - Hình thức:
phân tích một tác phẩm văn học (bài + Đảm bảo cấu trúc ba phần: mở bài-
thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt thân bài- kết bài.
Đường luật) + Bài văn được tạo thành từ các đoạn
văn, giữa các đoạn có sự liên kết chặt
Yếu tố Yêu cầu cụ thể chẽ với nhau.
Hình thức + Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, không
Nội dung mắc các lỗi dùng từ, đặt câu.
- Nội dung:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Phần mở bài: Giới thiệu khái quát
- Hs quan sát lắng nghe bài thơ: nhan đề, tác giả, ...và nêu ý
******************************************************************************************
Hệ thống giáo dục Everest Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Xuân
2
GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 11 – HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023 - 2024
******************************************************************************************

- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả kiến chung của người viết về bài bài
lời. thơ.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: + Phần thân bài: Nêu đề tài, thể thơ
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân hoặc ý nghĩa nhan đề bài thơ.
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả Phân tích được nội dung cơ bản của
lời của bạn. bài thơ: đặc điểm của hình tượng thiên
Bước 4: Đánh giá, nhận định. nhiên, con người; cảm xúc, tâm trạng
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến của chủ thể trữ tình, tư tưởng, tâm hồn
thức. của tác giả.
Phân tích được một số nét đặc sắc về
hình thức nghệ thuật của bài thơ: một
số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn
bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật, nghệ
thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ (Từ ngữ hàm súc, hình
ảnh dầu sức gợi, các biện pháp tu từ
thường xuất hiện trong thơ cổ: điệp từ,
ẩn dụ, đối,...).
+ Phần kết bài:
Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài
thơ ( Trong sự nghiệp sáng tác của tác
giả, trong nền văn học dân tộc).
Hoạt động 2:
2. Phân tích bài viết tham khảo
Phân tích bài viết tham khảo * Nội dung phần mở bài
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giới thiệu khái quát về tác giả
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 + Họ tên: Trần Tế Xương (Tú Xương).
Câu 1: Bài văn đã giới thiệu những gì +Vị trí của tác giả trong lịch sử văn
về bài thơ “Thương Vợ” trong đoạn học dân tộc: một trong những “Cây bút
văn mở bài ? trào phúng xuất sắc nhất của nền văn
Câu 2: Phần thân bài đã phân tích hóa dân tộc”.
những nội dung chính nào của bài thơ ? + Những nét nổi bật trong phong cách
Câu 3: Bài viết đã chỉ ra những nét thơ Tú xương: thơ trào phúng , thơ trữ
đặc sắc nghệ thuật gì ở bài thơ? tình, cùng với những cách tân táo bạo
Câu 4: Kết bài nói lên nội dung gì? về thể loại thơ Nôm Đường Luật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Giới thiệu tác phẩm
- Hs quan sát lắng nghe + Bài thơ “Thương vợ”
- Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả + Nêu khái quát giá trị tác phẩm”Một
lời. trong những bài thơ Nôm nổi tiếng
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: nhất” Của Tú Xương.
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân * Nội dung phần thân bài
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả - Giới thiệu đề tài và thể thơ được
lời của bạn. nhắc đến ở đoạn văn đầu tiên ở
Bước 4: Đánh giá, nhận định. phần thân bài
******************************************************************************************
Hệ thống giáo dục Everest Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Xuân
3
GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 11 – HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023 - 2024
******************************************************************************************

- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến + Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
thức. + Đề tài: gia đình (người vợ), được
khơi gợi cảm xúc từ chính tình cảm
nhà thơ dành cho người vợ tần tảo của
ông.
- Phân tích nội dung cơ bản của bài
thơ: chia theo từng phần của bài thơ
Bốn câu thơ đầu( hai câu đề-
hai câu thực)
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò sông
- Đặc điểm của hình tượng bà tú: phải
gánh trên vai trách nhiệm nặng nề với
gia đình nhưng vẫn đảm đang, chịu
thương chịu khó, vất vả nhọc nhằn
trong cuộc mưu sinh vì chồng vì con-
Tình cảm nhà thơ dành cho vợ: thương
xót cho vợ, biết ơn và cảm phục vợ.
Bên cạnh đó là thái độ tự hào. Phân
tích nội dung cơ bản của bài thơ: chia
theo từng phần của bài thơ:
Hai câu thơ tiếp (hai câu luận)
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
- Hình tượng bà tú: cuộc đời chịu đựng
bao vất vả, cơ cực, đắng cay thuỷ
chung một lòng lo toàn cho gia đình
không tiếc công tiếc sức. Đó cũng là
hình ảnh bao người vợ , người mẹ Việt
Nam thầm lặng, vị tha, giàu đức hi
sinh.
- Thái độ tình cảm của tác giả: cảm
thông, thấu hiểu, khẳng định và ngợi
ca
Hai câu thơ cuối ( hai câu kết)
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!
- Tiếng “chửi đổng” vừa là lời tự trách
vừa là tiếng nói lên án “thói đời” bạc
bẽo, bất công trong xã hội Nam quyền.
Tác giả đã thay đổi vợ để nói lên
những cơ cực, bất công mà người phụ
******************************************************************************************
Hệ thống giáo dục Everest Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Xuân
4
GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 11 – HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023 - 2024
******************************************************************************************

nữ phải chịu đựng.


- Nhận xét về cách thức triển khai
phần thân bài
- Nghệ thuật
+ Sự linh hoạt và điêu luyện các yếu tố
đặc trưng thể loại: kết cấu, tính cô
đọng hàm súc…
+ Ngôn ngữ: Sử dụng thành ngữ, khẩu
ngữ, lối nói dân dã vào thơ ca một
cách tự nhiên
+ Các từ láy tượng hình, tượng thanh
kết hợp biện pháp tu từ đảo ngữ.
+ Đan xen yếu tố trữ tình và trào
phúng
* Nội dung phần kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa và vai trò của
bài thơ.

3. Thực hành viết theo các bước


Hoạt động 3: Bước 1: Trước khi viết
Thực hành viết theo các bước Bước 2: Viết bài
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Bước 3: Sau khi viết
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Lựa chọn bài thơ “ Thu điếu”
Gv chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện * Tìm ý
tìm ý cho bài thơ “Thu điếu”. (10 phút) + Nhan đề bài thơ : Câu cá mùa thu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Bố cục bài thơ : 6 câu đầu- 2 câu
- Hs quan sát lắng nghe cuối
- Hs thảo luận nhóm + Đề tài bài thơ: mùa thu
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: + Nội dung chính của bài thơ : Bức
- Hs trình bày sản phẩm của nhóm tranh thiên nhiên mùa thu và tâm trạng
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả cô đơn, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.
lời của bạn. + Chia bài thơ theo chiều ngang ( tách
Bước 4: Đánh giá, nhận định. bài thơ thành các đoạn thơ tương ứng
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến với các ý)
thức. + Chia bài thơ theo chiều dọc( theo
hình tượng thơ xuất hiện xuyên suốt
tác phẩm)

******************************************************************************************
Hệ thống giáo dục Everest Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Xuân
5
GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 11 – HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023 - 2024
******************************************************************************************

Tìm hiểu nội Tìm hiểu nghệ


dung bài thơ thuật bài thơ.
- Bức tranh - Cách giao vần
thiên nhiên “ eo” độc đáo.
mùa thu: - Tả cảnh ngụ
+ Bức tranh thu tình.
được khắc họa - “ Lấy động tả
từ nhiều điểm tĩnh”
nhìn
+ Bức tranh thu
tiêu biểu cho “
mùa thu của
làng cảnh Việt
Nam” .
+ Bức tranh thu
đẹp nhưng
đượm buồn
- Tâm trạng thi
nhân: tiếng
lòng yêu nước,
nỗi trăn trở
trước thế thái
nhân tình.

* Lập dàn ý (5 phút)


Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác
giả, bài thơ và nêu ý kiến chung về bài
thơ.
Thân bài:
Ý 1: phân tích đặc điểm nội dung. -
Phân tích hình tượng thơ ( thiên nhiên,
con người)
- Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà
thơ
- Khái quát chủ đề của bài thơ
Ý 2: phân tích một số nét đặc sắc về
nghệ thuật.
- Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát
cú hoặc tứ tuyệt đường luật theo mô
hình chuẩn mực hay có sự cách tân.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật
tả cảnh tả tình.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ( từ
******************************************************************************************
Hệ thống giáo dục Everest Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Xuân
6
GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 11 – HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023 - 2024
******************************************************************************************

ngữ, cấu trúc câu thơ, biện pháp tu từ )


Kết bài: Khẳng định ví trí và ý nghĩa
bài thơ.
4. Tổng kết bài học và chuẩn bị bài buổi sau : (2 phút)
- Đối với bài cũ: Nắm được cách phân tích bài thơ Đường luật
- Đối với bài mới:
Chuẩn bị bài học tiết sau: Thực hành viết bài văn

Xác nhận của nhà trường Giáo viên thực hiện

Trần Thị Phương Quỳnh

******************************************************************************************
Hệ thống giáo dục Everest Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Xuân
7

You might also like