You are on page 1of 7

1.

HỌC LIỆU SỐ
TT Học liệu Định dạng Yêu cầu kĩ thuật
- Powerpoint Hoạt động khởi động và tìm hiểu về tác giả,
1 Văn bản PPT, DOCX tác phẩm ( PPTx).
- KHBD (Docx)
2 Ảnh JPG Ảnh chân dung nhà thơ Tố Hữu
Đoạn Một đoạn nhạc trong bài hát “Đảng đã cho ta một mùa
3 MP3
nhạc xuân”

2. BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: TỪ ẤY
Môn học/Hoạt động giáo dục: Ngữ văn; Lớp: 11B3
Thời lượng thực hiện: 2 tiết
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

STT MỤC TIÊU


NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết

1 + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Tố Hữu
+ Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp
gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng cộng sản với cuộc đời
nhà thơ.
2 + Phân tích được hoàn cảnh sáng tác, đề tài, sự kiện và mối quan hệ của
chúng trong tác phẩm
3 + Nhận xét được những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong việc thể hiện nội dung
văn bản: Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình
ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,…trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà
thơ.
4 + Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi
gắm.
5 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca
cách mạng.
6 Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm Từ ấyvà các tác phẩm khác của Tố Hữu
nói riêng.
7 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
8 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm
được GV phân công.
Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.
9 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và
phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM
10 - Nhận thức vai trò của Đảng;
- Sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng
lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất
nước;
- Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SỐ
- Thiết bị dạy học: Kế hoạch bài dạy, Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập;
Phiếu học tập; Bộ tranh ảnh; Máy tính, máy chiếu; Bảng phụ, bút dạ, giấy A0..
- Học liệu số: Bài giảng điện tử; hình ảnh; đoạn nhạc, bảng kiểm.
- Phần mềm Quzzi để củng cố phần luyện tập
III. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN, THIẾT BỊ, PHẦN MỀM VÀ HỌC LIỆU SỐ
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (Hình thức dạy học: Trực tiếp)
a . Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến
thức về bài học.
b. Nội dung hoạt động: HS xem hình ảnh, nghe đoạn nhạc, và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV trình chiếu 4 bức tranh gắn với các từ khóa liên quan đến nhà thơ Tố Hữu
Yêu cầu: Ba nhóm cùng tham gia thi " Đuổi hình bắt chữ". Mỗi nhóm có 10s để
thảo luận và đưa ra đáp án
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, thống nhất đáp án
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Nhóm có đáp án nhanh nhất trả lời.
(Đáp án: Nguyễn Kim Thành -> Đảng cộng sản -> Máu lửa -> lý tưởng
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (phản biện nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV tổng hợp, giới thiệu bài
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài:Trong văn học Việt Nam, Tố Hữu được xem là
lá cờ đù của thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác
ngộ lí tưởng, Tố Hữu trở thành một chiến sĩ cộng sản. Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ
đầu tay đánh dấu thời điểm bừng sáng của tâm hồn và lí tưởng cách mạng. Bài thơ
“Từ ấy” có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng
và tuyên ngôn của một nhà thơ. Để hiểu hơn bài thơ này, ta tìm hiểu bài thơ.

PHỤ LỤC

1. MÔ PHỎNG PHẦN KHỞI ĐỘNG CỦA BÀI GIẢNG


2. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA HỌC SINH
KHI LÀM VIỆC NHÓM
Không
Xuất
STT Tiêu chí xuất
hiện
hiện
1 Xác định rõ ràng nhiệm vụ thảo luận
2 Tích cực bàn bạc để phân công nhiệm vụ
3 Tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin trong nhóm
4 Tích cực thực hiện nhiệm vụ được phân công
5 Cả nhóm tích cực hoàn thành nhiệm vụ thảo luận
Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản
6
thân khi được GV góp ý.
Học sinh lắng nghe và có phản hồi tích cực trong
7
giao tiếp.
3. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRÒ CHƠI QUIZZIZ PHẦN
LUYỆN TẬP
Câu 1 : Nội dung chính của tập thơ “Từ ấy” là gì ?
A. Ghi lại chặng đường đấu tranh và trưởng thành của tác giả từ khi bắt gặp lí
tưởng đến cách mạng tháng 8/1945.
B. Ghi lại cuộc đấu tranh gian khổ, vô cùng anh dũng, bất khuất của các chiến sĩ
cộng sản trong nhà tù thực dân Pháp.
C. Ghi lại những dằn vặt băn khoăn, trăn trở của tác giả trong những năm tháng bị
giam cầm trong nhà tù.
D. Ghi lại những chặng đường đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong những
năm trước cách mạng tháng 8.
Câu 2 : Bài thơ “Từ ấy” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Vào năm 1938, khi tác giả được tham gia cách mạng.
B. Vào năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
C. Vào năm 1975, khi đất nước thông nhất.
D. Vào năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 3 : Nhận xét nào sau đây là nhận xét đúng ?
A. “Từ ấy” là bài thơ của Tố Hữu sáng tác năm 1955.
B. “Từ ấy” là một phần trong tập thơ cùng tên của tác giả.
C. “Từ ấy” là bài thơ tác giả Tố Hữu viết khi tham gia Đảng cộng sản Việt Nam.
D. “Từ ấy” là một bài thơ đồng thời là tên một tập thơ đầu tay của Tố Hữu.
Câu 4 : Bao trùm lên toàn bài thơ “Từ ấy” là tình cảm gì của tác giả ?
A. Niềm tự hào khi được gặp ánh sáng cuả cách mạng.
B. Niềm vui lớn của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cộng sản.
C. Niềm sung sướng của nhà thơ khi tham gia hoạt động cách mạng.
D. Niềm hân hoan của tác giả khi cách mạng tháng 8 thành công.
Câu 5 : Nhan đề “Từ ấy” được hiểu như thế nào?
A. Giây phút giác ngộ ánh sáng của lí tưởng cộng sản.
B. Giây phút bước chân vào cuộc đời hoạt động cách mạng.
C. Thời điểm bị Thực dân Pháp bắt giam vào ngục tù.
D. Giây phút gặp được các chiến sĩ cộng sản hoạt động bí mật.
Câu 6 : Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Mặt trời chân lí chói
qua tim”?
A. Nhân hoá
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Phóng đại
Câu 7 : Hình ảnh "mặt trời chân lí" trong câu thơ "Mặt trời chân lí chói qua tim"
trong bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu nên được hiểu là gì?
A. Hình ảnh chỉ tổ chức Đảng Cộng sản.
B. Hình ảnh chỉ ánh sáng rực rỡ của lí tưởng cộng sản.
C. Hình ảnh chỉ những người lãnh đạo các chiến sĩ cộng sản.
D. Hình ảnh chỉ những tài liệu tuyên truyền cách mạng.
Câu 8 : Ý nào sau đây không chính xác về bài thơ “Từ ấy”?
A. Bài thơ "Từ ấy" được ra đời để ghi lại sự kiện ngày được đứng vào hàng ngũ
những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp.
B. Từ ấy được sáng tác năm 1938 nằm trong phần "Máu lửa" của tập “Từ ấy”.
C. Bài thơ cho thấy được rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong
buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng.
D. Bài thơ tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
Câu 9 : Hai từ “để” lặp lại ở đầu hai câu 2 và 3 trong khổ thơ thứ 2 bài thơ “Từ
ấy” có tác dụng gì?
A. Làm nổi bật thái độ sống đầy trách nhiệm.
B. Làm nổi bật tình cảm khăng khít, gắn bó với người lao động.
C. Làm nổi bật khát khao được hoà nhập cống hiến.
D. Làm nổi bật tinh thần tất cả vì nhân dân lao động.
Câu 10 : Dòng nào khái quát được những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ “Từ
ấy” của Tố Hữu?
A. Hình ảnh sinh động, giọng thơ trang trọng, từ ngữ chọn lọc.
B. Giọng thơ trầm lắng, hình ảnh tươi sáng, nhịp thơ khoan thai.
C. Hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập.
D. Nhịp thơ dồn dập, hình ảnh nhiều ước lệ, giọng thơ náo nức.

You might also like