You are on page 1of 15

NGỮ VĂN 11

BÀI 3. TRUYỆN
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Giúp HS vận dụng được các kiến thức sau vào đọc, viết, nói và nghe:
- Chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.
- Tác dụng của sự thay đổi điểm nhìn trong truyện.
- Giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh trong văn học.
- Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
2. Về năng lực
- Nhận biết, phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề
chính và chủ đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh,...) và hình thức
(câu chuyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể
chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn) của các văn bản truyện; so sánh được hai văn
bản văn học viết cùng đề tài.
- Nhận diện và phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết (về tình huống giao tiếp, các phương tiện biểu đạt ngôn ngữ và phi ngôn ngữ); từ
đó, có ý thức nói và viết phù hợp.
- Viết được bài văn nghị luận và biết thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học.
3. Về phẩm chất
- Biết cảm thông, sẻ chia với những số phận khốn khổ, những tình cảnh éo le, bất
hạnh; sống nhân ái, khoan dung; trân trọng ước mơ và cái đẹp;...
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm,
Phiếu học tập, …
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 11 - Tập 1, sách bài tập đọc hiểu; sách luyện viết,…
III. Tiến trình dạy học
C. DẠY THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
Văn bản 3: TẤM LÒNG NGƯỜI MẸ
(Trích tiểu thuyết Những người khốn khổ)
(Tiết 5 - 6)

1. TRƯỚC GIỜ HỌC


GV yêu cầu HS thực hiện phần chuẩn bị, bao gồm:
- Đọc lại phần Kiến thức ngữ văn: đặc điểm của thể loại truyện, một số lưu ý khi đọc
hiểu thể loại về ngôi kể, tình huống truyện, không gian, thời gian, tư tưởng,…
- Đọc trước văn bản Tấm lòng người mẹ, tìm hiểu những thông tin về tác giả Huy-gô,
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đọc tóm tắt về tiểu thuyết Những người khốn khổ, một
số thông tin về các bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng này.
- Tìm hiểu thêm về nhân vật Phăng-tin để thấy được đây là nhân vật thể hiện tư tưởng
của tác phẩm và tình cảm của nhà văn đối với những người khốn khổ.
2. TRONG GIỜ HỌC
Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề
1.1. Mục tiêu: Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến
thức mới; thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
1.2. Nội dung: GV cho HS xem một đoạn video về tình mẫu tử và chia sẻ cảm
nhận cá nhân.
1.3. Sản phẩm: Bài trình bày sản phẩm theo yêu cầu của GV (bằng miệng hoặc
kết hợp các phương tiện hỗ trợ).
1.4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt


GV có thể tổ chức khởi động bằng nhiều Gợi ý:
hình thức khác nhau. Dưới đây là một số - Người mẹ đã chấp nhận không được
gợi ý: lên thiên đàng để cứu con gái mình.
+ Trình chiếu đoạn video về tình mẫu tử: - Hành động đó cho thấy tình yêu
https://www.youtube.com/watch?v=AcSm thương con vô bờ của người mẹ.
GNFTWbs (từ đầu đến 4h40). Người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả, nhận
+ Đặt một số câu hỏi kết nối vào bài học: hết thiệt thòi về mình vì con.
Người mẹ trong câu chuyện ở video đã có
hành động gì? Qua đó, em nhận thấy điều gì
ở người mẹ?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới


2.1. Mục tiêu: Rèn luyện cách đọc truyện được viết theo tiểu thuyết.
2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp
trong phần Kiến thức ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu nội dung và hình thức của văn
bản; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản.
2.3. Sản phẩm: Bài trình bày sản phẩm theo yêu cầu của GV (bằng miệng hoặc
kết hợp các phương tiện hỗ trợ).
2.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt
I. Khái quát về tác giả và tác phẩm
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, 1. Tác giả Vích-to Huy-gô (1802 - 1885)
chia sẻ những thông tin ngắn gọn về nhà a) Cuộc đời
văn Huy-gô, về tác phẩm dựa trên phần + Ông sinh ra và lớn lên trong thế kỉ
đã chuẩn bị. XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình - Gia đình của ông vô cùng phức tạp và
bày ngắn gọn các thông tin đã sưu tầm mâu thuẫn lẫn nhau: trong khi cha là
được; nhận xét sản phẩm của HS và chốt người chiến sĩ trẻ thì mẹ lại là người ủng
lại một số thông tin chính về tác giả và hộ cho phái bảo hoàng.
đoạn trích. - Ông là một nhà cách mạng có tư tưởng
tiến bộ và lỗi lạc.
- Con người ông mang một niềm khát
khao tự do và trái tim tràn đầy yêu
thương.
b) Sự nghiệp
+ Là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ
XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng
mạn tích cực
- Ông là một người suốt đời có những
hoạt động xã hội và chính trị tác động
mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh
hướng tiến bộ của thời đại.
- Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng
mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo
nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí
tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc
đời.
2. Tác phẩm Những người khốn khổ
- Ngay từ 1829, V.Huy-gô đã có ý định
viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ
sai. Sau năm 1830, Huy-gô đặc biệt chú ý
đến các vấn đề xã hội (phong trào đấu
tranh của nhân dân lao động, những bất
công xã hội, sự sa đoạ của con người).
Huy-gô bắt tay vào việc sưu tầm tài liệu
và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào
năm 1840, thoạt đầu gọi là “Những cảnh
cùng khổ” và hoàn thành vào năm 1861.
- Được xuất bản năm 1862.

II. Đọc hiểu văn bản


- GV yêu cầu HS đọc đoạn, thực hiện các HS đọc và thực hiện yêu cầu trong khi
yêu cầu trong khi đọc, nêu ra những từ đọc.
ngữ mới, các hình ảnh chưa hiểu hoặc
các câu hỏi trong khi đọc chưa thực hiện
được. HS đọc to, rõ ràng, đúng ngữ điệu trong
- GV yêu cầu giọng đọc đoạn trích Tấm lời thoại của các nhân vật.
lòng người mẹ: Đọc to, rõ ràng, đúng
ngữ điệu trong lời thoại của các nhân vật.
+ GV đọc mẫu một đoạn ngắn của văn
bản rồi gọi HS đọc. HS chia sẻ ấn tượng ban đầu về đoạn
+ GV gọi một số HS chia sẻ về ấn tượng trích.
ban đầu về văn bản và nhân vật Phăng-
tin.
- GV yêu cầu HS vận dụng những hiểu
biết về truyện và cách đọc truyện viết
theo tiểu thuyết để đọc đoạn trích này.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về 1. Tìm hiểu chung về đoạn trích
đoạn trích Tấm lòng người mẹ a. Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần thứ nhất
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm (4 của tiểu thuyết Những người khốn khổ.
HS/nhóm) và hoàn thành phiếu học tập b. Sự kiện chính và tóm tắt: SGK
số 2: c. Ngôi kể: Ngôi thứ 3 – người kể chuyện
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 toàn tri.
Tìm hiểu về đoạn trích Tấm lòng d. Bố cục: 4 đoạn theo SGK
người mẹ - Phần (1): Hoàn cảnh sống của Phăng-
Vị trí tin.
Sự kiện - Phần (2): Phăng-tin bán tóc để mua váy

Ngôi kể cho con gái.

Bố cục - Phần (3): Phăng-tin bán răng để có tiền


gửi về cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê vì bị lừa
Nội dung rằng con gái bị bệnh nặng.
- Phần (4): Cuộc sống của Phăng-tin sau
khi bán tóc, bán răng.
e. Nội dung chính: Thân phận đáng
thương, bất hạnh của Phăng-tin, đồng
thời cho thấy tấm lòng người mẹ bao la,
hi sinh bản thân mình vì con.
Hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung của 2. Nội dung của đoạn trích
văn bản 2.1 Tình huống truyện
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả - Tình huống của đoạn trích xoay quanh
lời Câu 2 trong SGK (hoặc thực hiện việc Phăng-tin, vì túng quẫn và vì phải lo
cho đứa con yêu quý của mình, nên cứ
Phiếu học tập): Xác định và phân tích
từng bước bị dồn vào đường cùng: từ
tình huống truyện, các chi tiết nói về bán tóc, bán răng, và cuối cùng phải bán
không gian, thời gian trong văn bản. cả nhân phẩm để đi làm gái điếm.
Tình huống và những chi tiết đó có ý - Ý nghĩa:
nghĩa như thế nào? + Phản ánh cuộc sống cơ cực của một
bộ phận người lao động trong bối cảnh
HS trình bày sản phẩm theo cặp.
xã hội ngột ngạt ở nước Pháp thời bấy
GV nhận xét câu trả lời của HS. giờ.
+ Tình huống truyện thể hiện tư tưởng
nhân đạo của tác giả.
2.2 Không gian, thời gian
- Thời gian: Mùa đông lạnh lẽo; lúc nào
cũng như hoàng hôn; ban tối; trời chưa
sáng
- Không gian: căn phòng tồi tàn nơi
Phăng-tin ở, quảng trường,…
=> Không gian và thời gian trong truyện
được xây dựng đều có dụng ý như tô đậm
thêm cuộc đời tối tăm, bế tắc, tương lai
mờ mịt của Phăng-tin. Người đàn bà xấu
số đó không thể thoát ra khỏi bóng tối
của cuộc đời đè nén, không thể tìm đâu ra
thứ ánh sáng của cuộc đời mình dù là nhỏ
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời nhoi.
Câu 3 trong SGK: Trong đoạn trích, 2.3 Tấm lòng người mẹ
Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng a. Hoàn cảnh của Phăng-tin
đã làm những gì? Những việc làm đó nói - Khốn khổ, bi đát, bất hạnh (nghèo, ốm
lên điều gì ở con người nàng? đau, xa cách con gái, bị chủ nợ giày vò,
HS làm việc nhóm để trả lời. bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa gạt, bị nhân
GV nhận xét câu trả lời của HS. tình hành hạ,…).
b. Tấm lòng thương con của người mẹ
Đòi hỏi của vợ Tâm trạng và
chồng Tê-nác-đi-ê hành động của
Phăng tin
Lần 1: Chúng bắt - Khi nhận được
Phăng-tin gửi về 10 thư: cả ngày cầm
phơ-răng, lừa rằng lá thư trong tay
đến nhàu nát.
để mua váy len cho
- Cuối cùng chị
Cô-dét. đã quyết định bán
đi mái tóc, mua
một cái váy len và
gửi cho con.
- Khi bán tóc, mua
được váy cho con,
dù cái đầu trụi tóc,
chị vẫn tự an ủi
bản thân: “Con ta
không rét nữa. Ta
đã lấy tóc ta dệt
cho con mặc rồi”
=> Phăng-tin chấp
nhận xấu xí vì
con.
Lần 2: Chúng đòi - Chị cười rộ lên,
Phăng-tin 40 phơ- … chạy ra phố,
răng, lừa rằng để vừa chạy, vừa
nhảy vừa cười
mua thuốc chữa khanh khách. Chị
chạy bệnh sốt ban đã khinh bỉ tên
cho Cô-dét. bán răng dạo khi
hắn hỏi mua hai
cái răng của chị,
nhưng rồi nỗi
thương con vẫn
lấn át tất cả. Chị
hỏi bà Mác-gơ-rít
về căn bệnh phát
ban, và khi biết
rằng căn bệnh đó
có thể chết người,
chị đã quyết định
bán đi hai chiếc
răng của mình.
- Sau khi bán
răng: Chỉ qua một
đêm mà Phăng-tin
già đi đến 10 tuổi;
Phăng-tin chịu
đựng nỗi đau thể
xác vì con.
Người mẹ đáng
thương ấy biết làm
gì để có một số
Lần 3: Chúng bắt
tiền lớn như thế.
Phăng-tin phải gửi
Rồi cuối cùng, vì
về cho chúng 100
con, chị đã phải
phơ-răng nếu
lựa chọn, lựa chọn
không chúng sẽ
bán nốt cái quý
tống cổ Cô-dét ra
giá nhất của người
cửa giữa trời đông
phụ nữ: Thế là
lạnh giá.
người đàn bà xấu
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả
số ấy đi làm gái
lời cho câu hỏi 6 trong SGK: Nội dung
điếm.
của đoạn trích cho em hiểu được những
gì về bối cảnh xã hội - văn hóa pháp lúc  Xã hội Pháp lúc bấy giờ có nhiều bất
bấy giờ? công ngang trái, có nhiều người khốn khổ
HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. mà tiêu biểu là Phăng-tin.
GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV sử dụng kĩ thuật Think - pair - share
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả
lời Câu 4 trong SGK: Đoạn trích thể hiện
quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? 2.4 Quan điểm, tư tưởng của tác giả
Hãy lí giải cụ thể. - Tư tưởng nhân đạo:
HS trình bày sản phẩm theo cặp. + Thấu hiểu, đồng cảm, thương xót cho
GV nhận xét câu trả lời của HS. hoàn cảnh của Phăng-tin; ca ngợi vẻ đẹp
của tình mẫu tử ở người phụ nữ này.
+ Phê phán xã hội đầy rẫy những bất
công, ngang trái (qua các nhân vật vợ
chồng Tê-nác-đi-ê, chủ nợ,...).
III. Tổng kết
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc 1. Đặc sắc về nội dung
theo cặp, khái quát về nội dung và nghệ - Truyện thể hiện sự thống khổ và tình
thuật của đoạn trích. yêu thương con của Phăng-tin, đồng thời
Cá nhân hoặc cặp đôi trình bày sản cho thấy tấm lòng nhân đạo của nhà văn
phẩm. dành cho nhân vật này.
GV nhận xét sản phẩm và chốt lại những 2. Đặc sắc về nghệ thuật
thông tin cơ bản. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
- GV yêu cầu HS nêu hoặc GV nhắc lại độc đáo.
những lưu ý về cách / chiến thuật đọc - Có nhiều chi tiết nghê thuật đặc sắc.
văn bản truyện.

Hoạt động 3: Luyện tập


3.1 Mục tiêu: Củng cố nội dung kiến thức đã học.
3.2 Nội dung: Thực hành bài tập trắc nghiệm.
3.3 Sản phẩm: HS ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. Trả lời được một số câu hỏi trắc
nghiệm khách quan.
3.4 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt
- GV yêu cầu HS thực hiện phiếu luyện - Đáp án:
tập [1] B
+ HS suy nghĩ, hoàn thành phiếu luyện [2] A
tập. [3] C
+ GV gọi 2-3 HS trình bày sản phẩm cá
nhân. [4] C
+ GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Hoạt động 4: Vận dụng


4.1 Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập và vấn đề thực
tiễn.
4.2 Nội dung: Thực hiện câu 5 trong SGK.
4.3 Sản phẩm: Học sinh ghi nhớ kiến thức của bài và làm bài sáng tạo.
4.4 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt
- GV có thể yêu cầu HS làm việc theo - Giống nhau:
cặp hoặc theo nhóm chia sẻ với nhau câu + Chung thân phận: Họ đều xuất thân
trả lời cho Câu 5 trong SGK: So sánh vốn là những người dân lao động nghèo,
nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của hiền lành.
Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong + Chung số phận bất hạnh: bị xã hội
Những người khốn khổ) của Huy-gô để đương thời đẩy vào đường cùng.
thấy sự giống nhau và khác nhau giữa hai + Cả hai đều có những phẩm chất tốt đẹp
nhân vật này. trong tâm hồn.
HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. - Khác nhau:
GV yêu cầu các cặp/nhóm trả lời, nhận + Phăng-tin dù cho có rơi vào hoàn cảnh
xét sản phẩm của mỗi cặp/nhóm và chốt cùng quẫn, phải bán mình nhưng chị vẫn
lại những thông tin cơ bản. giữ được “hồn người” - tình yêu thương
con, đức hi sinh cao cả.
+ Chí Phèo đã chấp nhận bán linh hồn
cho quỷ dữ vì mấy đồng bạc uống rượu,
đánh mất đi không chỉ “hình người” mà
còn đánh mất cả “hồn người”.
3. SAU GIỜ HỌC
- HS tìm đọc toàn bộ những đoạn trích khác trong tiểu thuyết Những người khốn khổ (V.
Huy-gô). Có thể xem phim chuyển thể từ tiểu thuyết.
- Soạn bài tiếp theo: Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

TẤM LÒNG NGƯỜI MẸ


(Trích “Những người khốn khổ”)
- Vích-to Huy-gô -

Nội dung 1. Tìm hiểu chung

Tác giả Văn bản


Cuộc đời Thể loại
Hoàn cảnh, xuất xứ

Sự nghiệp Ngôi kể
Bố cục

Nội dung 2. Nhân vật Phăng-tin


PHIẾU BÀI TẬP
Hoàn cảnh của nhân vật
Phăng-tin?

Phẩm chất của nhân vật


Phăng-tin?
Họ tên: ....................... Thời gian: .................
Lớp: ...........................
PHIẾU LUYỆN TẬP

Câu 1. Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” được trích từ tác phẩm nào?
A. Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831). B. Những người khốn khổ (1862).
C. Tia sáng và bóng tối (1840) D. Chín mươi ba (1874).

Câu 2. Tác phẩm “Những người khốn khổ” thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Truyện vừa D. Kịch

Câu 3. Vì sao Phăng-tin quyết định bán răng?


A. Để có 10 phơ-răng mua váy len cho con.
B. Để có 2 đồng tiền vàng tiêu xài.
C. Để mong có tiền gửi về chữa bệnh cho con.
D. Để có 100 đồng phơ-răng gửi về cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê.

Câu 4. Qua đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”, em hiều gì về Phăng-tin?
A. Người đàn bà quyền lực.
B. Người đại diện chính nghĩa.
C. Người mẹ đáng thương, giàu tình yêu thương con.
D. Người che chở, bảo vệ những người yếu đuối.

You might also like