You are on page 1of 26

8 LÃO HẠC

( Nam Cao)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết Đọc – hiểu 1 đoạn trich trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người
nông dân qua hình tượng nhân vật Lão Hạc; long nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao
trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn .
Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dụng tình huống
truyện , miêu tả , kể chuyện , khắc hoạ hình tượng nhân vật..
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm , hiểu , tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân
tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ
- Giáo dục thái độ sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ trước cách mạng
tháng Tám
4. Năng lực phát triển
a. Các năng lực chung.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học
b. Các năng lực chuyên biệt.
- Năng lực tìm kiếm,tổ chức, xử lí thông tin.
- Năng lực tiếp nhận văn bản
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
III. CHUẨN BỊ.
1. Thầy: Bài soạn, SGK, đồ dùng dạy học, ảnh chân dung nhà văn.
2. Trò: SGK- Soạn bài - vở luyện tập Ngữ văn
IV. TIẾN TRèNH DẠY HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức (1')
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ(15')
I. Đọc - hiểu ( 5đ)
1. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn. B. Tiểu thuyết. C. Truyện vừa.. D. Bút
kớ.
2.Nhận định nào sau đây không đúng víi đoạn trích “Tức nước vì bờ”?
A. Có gió trị chõm biếm sâu sắc.
B. Là đoạn truyện có kịch tính rất cao.
C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố.
D. Có giá trị hiện thực và nhân đạo.
3. Trong đoạn trích tác giả chủ yếu miêu tả nhân vật bằng cách nào?
A. Giới thiệu các nhân vật và các phẩm chất tínhi cách của nhân vật.
B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi,giọng nói,điệu bộ.
C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
D. Không dựng cách nào trong ba cách trên.
4. Trong đoạn trích,chị Dậu hiện lên là người như thế nào?
A. Giàu tình yêu thương víi chồng con.
B. Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến.
C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ đối víi bọn tay sai.
D. Cả A,B,C đều đúng.
5. Theo em vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người phụ nữ nông dân Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tỏm?
A. Vì chị Dậu là người khổ nhất từ xưa tới nay.
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ xưa tới nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được
những phẩm chất vô cùng cao đẹp.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân.
II. Tạo lập văn bản (5đ)
Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vì bờ”
* Bước 3: Dạy - học bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
*GV chiếu một đoạn phim “Làng vũ Hình thành kĩ năng q/sát nhận xét, thuyết trình
đại ngày ấy” hái hs - Quan sát, trao đổi
Cho biết đoạn phim trên được chuyển - 1 HS trình bày, dẫn vào bài mới
thể từ tác phẩm nào mà em biết?Của tác
giả nào
GV đó là bộ phim Lão Hạc" được lấy từ
bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”
- Ghi tên bài lên bảng -Ghi tên bài vào vở
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Tri giác
- PPDH: Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích
- Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút
-Thời gian: 5- 7'
Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc

Hoạt động của thầy Kiến thức cần đạt


I. HD HS đọc - tìm hiểu chú thích Kĩ năng đọc, trình bày 1 phút
I. Đọc - Chú thích
1.GV tóm tắt một số ý cơ bản trong 1. Đọc
phần chữ in nhỏ - Lão Hạc: khi chua chát xót xa, khi đau đớn, ân
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn hận...
bản, chú ý phân - Ông giáo: lúc xót xa thương cảm, lúc từ tốn ấm
áp.
- Vợ ông giáo: lạnh lựng, dứt khóat.
biệt lời của các nhân vật. - Binh Tư :mỉa mai, nghi ngờ
*GV gọi hs đọc, 2 HS đọc văn bản.
-GV nhận xét cách đọc HS lắng nghe.
2. Hãy trình bày một số nột cơ bản về 2.Chú thích.
tác giả, tác phẩm? a. Tác giả :
Giới thiệu: Nam Cao là nhà văn hiện - Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri.
thực chuyên viết về đề tài nông dân và - Là một nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930-
trí thức TTS trước CM, tác giả của 1945, bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam
nhiều truyện ngắn. Một số truyện ngắn - Sau cách mạng, sáng tác phục vụ cách mạng và hi
được xây dựng thành phim “Làng Vũ sinh trên đường công tác.
Đại ngày ấy” b. Tác phẩm: “Lão Hạc”
là một truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân,
đăng báo lần đầu năm 1943.
3. Cho HS tìm hiểu các chú thích c.Từ khó : sgk/46,47
II. HD HS đọc - tìm hiểu văn bản Kĩ năng nghe đọc, nói, viết, phân tích, hợp tác...
B1. HD tìm hiểu khái quát II. Đọc - Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu khái quát
4.Hãy xỏc định: - Thể loại: truyện ngắn
-Thể loại, PTBĐ của văn bản? - PTBĐ : tự sự kết hợp miêu tả
-Truyện có những nhân vật nào? Nhân - N.vật chính: Lão Hạc và ông giáo
vật nào là nhân vật chính? Nhân vật - Nhân vật trung tôi: Lão Hạc vì câu chuyện xoay
nào là nhân vật trung tôi trong truyện ? quanh quóng đời khốn khó và cái chết của Lão Hạc.
Vì sao? - Ngôi kể: ngôi thứ nhất của n/vật ông giáo (xưng
-Truyện được kể từ nhân vật nào? “tôi”)
Thuộc ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi ->Giúp nhà văn vừa kể, vừa kết hợp miêu tả và biểu
kể đó? hiện cảm xúc, làm cho TP đậm chất hiện thực, gần
-Nêu chủ đề chính của văn bản gũi nhưng vẫn giàu chất trữ tình, triết lí
- Chủ đề chính: Cuộc đời nghèo khổ, cô đơn nhưng
trong sạch, nhân hậu đáng thương của người nông
dân trước CMT8
B2. HD HS tìm hiểu chi tiết văn bản 2. Tìm hiểu chi tiết
5.Theo dõi đoạn chữ nhỏ và toàn bộ 1. Nhân vật lão Hạc.
văn bản, hãy cho biết tình cảnh của lão * Tình cảnh:
Hạc được kể như thế nào? Em có - Nhà nghèo, vợ mất sớm, một mình nuụi con, con
trai không có tiền cưới vợ bỏ đi làm đồn điền cao su
không
nhận xét gì về tình cảnh của lão Hạc? có tin tức gì.
- Lão già yếu, ngày còng như đêm chỉ thui thủi một
mình làm bạn víi con chú Vàng.
-> nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh.
6.Tại sao một con chó lại được lão Hạc - Con chú: là kỉ vật của con trai lão để lại, là người
gọi là cậu bạn
Vàng? Lão đối xử víi con chó như thế thân thiết trong cuộc sống nghèo, cô độc của lão.
nào? Lí do gì khiến lão Hạc phải bán - Lão gọi là cậu Vàng, chăm sóc như một con người:
cậu Vàng? bắt rận, tắm, cho ăn, chửi yêu...
*Đối víi lão Hạc, số tiền và mảnh - Lão phải bán cậu Vàng vì sau khi bị ốm, cuộc sống
vườn dành cho con thiêng liêng như của lão quỏ tỳng quẫn: không có việc làm hoa màu
một báu vật mà hàng ngày lão hết lòng bị bóo phỏ sạch, thúc cao gạo kộm, phải tiờu vào số
gìn giữ, bảo vệ chứ không bao giờ dỏm tiền dành dụm cho đứa con trai. Hơn nữa con chó lại
xõm phạm ăn quá khoẻ nên lão đành phải bán đi mặc dù không
muốn.
->Việc quyết định bán con chó Vàng xuất phát từ
tấm lòng thương yêu con sâu sắc của một người cha
7. Qua nhiều lần lão Hạc nói đi, nói lại *Việc bán “cậu Vàng”
ý định bán “cậu Vàng” víi ông giáo - Trước khi bán: suy tính đắn đo nhiều, coi đó là
cho ta thấy đựoc điều gì? việc rất hệ trọng
8.Hãy phân tích diễn biến, tôi trạng của - Sau khi bán
lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng” + Thái độ, cử chỉ: cố làm ra vui vẻ, cười như mếu,
*Gợi ý: mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại, những
- Thái độ, cử chỉ của lão Hạc sau khi vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu
bán “cậu Vàng” được miêu tả qua ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như
những chi tiết, hình ảnh nào? con nít, lão hu hu khóc
- Những suy nghĩ của lão Hạc sau khi + Suy nghĩ: nó có biết gì đâu, nó làm in như nó
bán chú? trách tôi, tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa
- Nhận xét cách miêu tả ngoại hình để một con chó.
thể hiện tâm trạng của tác giả? *Cách miêu tả: sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh
- Những chi tiết hình ảnh đó thể hiện tượng hình, giàu sức biểu cảm: ộp, ầng ậng, múm
tâm trạng gì của lão? mộm, hu hu...để tạo hình ảnh cụ thể, diễn tả rõ nột
- Qua diễn biến tôi trạng của lão Hạc nỗi đau đớn, xót xa ân hận trong lòng lão.
cho ta thấy lão Hạc là người như thế ->Đau đớn, xót xa, dằn vặt, ân hận, tự trách mình
nào ? =>Nhân hậu, tình nghĩa, thuỷ chung
* Đối víi lão Hạc, việc bán cậu Vàng
đồng nghĩa víi việc lão mất đi người
bạn thân thiết, mất đi kỉ vật của đứa
con Và sâu xa hơn nữa là lão đó tự
diệt đi niềm hi vọng cuối cùng của
mình
10.Sau khi bán chú, lão Hạc đó sang *Việc nhờ cậy ông giáo
nhờ cậy ông giáo việc gì? Tại sao lão - Giữ hộ mảnh vườn cho con
lại nhờ cậy ông giáo như vậy? - Gửi tiền để lo ma cho mình

- Việc lão thu xếp, nhờ cậy ông giáo ->Thương con sâu sắc, cẩn thận, chu đáo, không
như vậy cho ta thấy được phẩm chất gì muốn phiền luỵ đến láng giềng
của lão Hạc ?
11.Cuộc sống của lão Hạc sau đó như *Cuộc sống của lão Hạc sau khi bán con chú:
thế nào? Em có nhận xét gì về cuộc - Mấy hôm liền chỉ ăn khoai, khoai hết, lão chế tạo
sống đó của lão Hạc? được món gì, ăn món ấy: củ chuối, sung luộc, rau
-Thái độ của lão Hạc trước sự giúp đỡ mỏ, củ rỏy, trai, ốc
của ông giáo? Thái độ đó nói lên phẩm - Từ chối gần như hách dịch tất cả những gì ông giáo
chất gì của lão? cho
->C/sống cùng cực, khổ sở
-> Giàu lòng tự trọng
12.Có người cho rằng lão làm thế là 12.Có người cho rằng lão làm thế là gàn dở. Có
gàn dở. Có người cho rằng lão làm thế người cho rằng lão làm thế là đúng. Theo em thì
là đúng. Theo em thì sao ? sao ?
13.Truyện đó kết thúc như thế nào? - Lão Hạc tự tử bằng bả chú
Nhận xét về cách kết thúc của truyện? ->kết thúc bất ngờ
14.Cái chết của lão Hạc được miêu tả * Cái chết của lão Hạc.
như thế nào? Em có nhận xét gì về cái Lão đang vật vó ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần
chết của lão Hạc? áo xộc xệch, hai mắt long sũng sọc, lão tru trộo, bọt
Theo em cái chết của lão Hạc xuất mộp trào ra, chốc chốc lại bị giật mạnh nảy lên, vật
phát từ đâu? Cái chết của lão thể hiện vó đến hai giờ mới chết
phẩm chất gì của lão? ->Cái chết đau đớn, dữ dội, thê thảm và thương tâm.
* Cái chết của lão xuất phát từ sự =>Là người có ý thức cao về lẽ sống, coi trọng
nghèo đói, túng quẫn nhưng sâu xa hơn nhân phẩm, sống trong sạch, lương thiện
là từ lòng thương con âm thầm mà lớn
lao, từ lòng tự trọng đáng kính
15.Theo em, cái chết của lão Hạc có ý *ínghĩa cái chết của lão Hạc
nghĩa gì? -Tố cáo chế độ xó hội tàn ỏc đó đẩy người nông dân
*GV chốt lại vào cảnh cùng cực, tước đi của họ mọi niềm vui,
niềm hi vọng, đẩy họ đến chỗ chết
- Phản ánh một cách chân thực, sâu sắc về số phận
nghèo khổ, bế tắc của người nông dân và ca ngợi,
khẳng
định phẩm chất cao đẹp của người nông dân nghèo:
thương con sâu nặng, sẵn sàng hi sinh mạng sống
của mình vì tương lai của con
- Làm cho người đọc thương cảm, hiểu rõ hơn, quý
trọng và thương tiếc lão Hạc hơn =>Lão Hạc là điển
hình của người nông dân trước CMT8 víi số phận
cơ cực, đáng thương nhưng có phẩm chất tốt đẹp,
đáng kính trọng
*Lão chết trong đau đớn, vật vó, cùng cực về thể xỏc nhưng thanh thản về tôi hồn. Giữa cái
xó hội nhơ nhuốc, đen tối đó, lão Hạc vẫn giữ mình trong sạch, cam chịu sống khổ nhưng
không sống hèn. Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đó đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động
tự giải thoát. Người cha ấy đó hi sinh cả đời mình cho đứa con
*Tóm lại trong cái làng quê hẻo lánh và tiêu điều ngày xưa, như bao nhiêu người dân lao
động, lão Hạc phải sống một cuộc đời đầy đau khổ và bất hạnh. Tuy thế lão Hạc lại có bao
phẩm chất tốt đẹp : hiền lành, chất phác, vị tha, nhân hậu, trong sạch, giàu lòng tự trọng. Lão
Hạc là điển hình, là hiện thân của người nông dân VN trước CMT8 được Nam Cao miêu tả víi
bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân ái cao cả
Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2
16.Ông giáo là người có vai trò gì 2. Nhân vật ông giáo
trong câu chuyện này? - Là người chứng kiến, tham gia và kể lại câu chuyện
Qua lời nói của lão Hạc về ông giáo, - Là một trớ thức nghèo, giàu tình thương và lòng tự
em thấy ông giáo là người như thế trọng, được mọi người kiêng nể.
nào? - Cả hai cùng có chung nỗi đau khổ của sự nghèo túng,
ễng giáo và lão Hạc có điểm nào phải bán đi những vật quý gió nhất của mình. Đó là
chung? chỗ gần gũi và làm cho 2 người láng giềng này thân
thiết víi nhau.
17.Thái độ, tình cảm của ông giáo - Đối với lão Hạc:
đối với lão Hạc được thể hiện trong + thông cảm và xót thương cho số phận của lão
truyện như thế nào? (Khi nghe lão + tìm cách an ủi, tìm đỡ
Hạc kể chuyện? Khi thấy lão Hạc xa + buồn khi thấy lão Hạc xa lánh mình
lánh mình? Khi thấy lão Hạc xin bả + ngì ngàng, buồn, thất vọng vì nghĩ rằng: một người
chú của Binh Tư? Khi thấy lão Hạc đáng kính như lão Hạc đến lúc cùng còng trở nên tha
tìm đến cái chết?. Khi chứng kiến cái hóa biến chất.
chết của lão Hạc?..) + thấy được phẩm chất cao đẹp và trong sạch của lão
Hạc, giữ trọn niềm tin yêu và cảm phục
18.Cho HS thảo luận câu hái -í nghĩ
4(sgk/48): Khi nghe Binh Tư cho biết - Cuộc đời đáng buồn vì nó đó đẩy con người đáng
lão Hạc xin hắn bả chú để bắt một kính như lão Hạc đến con đường cùng, con người
con chó hàng xóm.... “tôi” lại nghĩ: nhân hậu, giàu lòng tự trọng mà còng bị tha hóa, biến
Không! Cuộc đời chưa hẳn đó đáng chất.
buồn, …. theo một nghĩa khác”.Em - Chưa hẳn đáng buồn vì ý nghĩ của ông giáo trước đó
hiểu ý nghĩ đó của nhân vật “tôi” như ko đúng, vẫn còn có những người cao quý như lão Hạc
thế nào? - Đáng buồn theo nghĩa khác: con người có nhân cách
cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, phải chịu
cái chết vật vó, dữ dội như vậy
19. Qua thái độ, tình cảm và diễn =>Là người hiểu đời, hiểu người giàu lòng nhân ái
biến tôi trạng của ông giáo đối víi lão và vị tha, biết cảm thông, trân trọng mọi người
Hạc cho ta thấy ông giáo là người
như thế nào?
20. Qua suy nghĩ của nhân vật “tôi” =>Cần đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới
em rút ra bài học gì khi đánh giá, có thể hiểu đúng, cảm thông và trân trọng, nâng niu
nhận xét về con người ? những điều đáng thương, đáng quí của họ.

III. HD HS đánh giá khái quát văn Kĩ năng đánh giá, tổng hợp
bản
III. Tổng kết
21.Qua câu chuyện, em hãy nhận xét III. Tổng kết
về nột đặc sắc của truyện?(Việc tạo 1. Nghệ thuật:
dựng tình huống?, cách kể chuyện? + Cách tạo dựng tình huống bất ngờ
cách xây dựng nhân vật ?...) + Cách kể: kết hợp kể ,tả, bộc lộ cảm xúc
Qua nghệ thuật kể chuyện của tác + Cách xây dựng nhân vật sử dụng nhiều từ ngữ có tác
giả, em cảm nhận được những vấn đề dụng gợi cảm, sinh động, gây ấn tượng
gì? 2.Nội dung:
+ Số phận đau thương và ph/chất của người nông dân
*GV tóm tắt lại=>ghi nhớ. Gọi HS + Tấm lòng yêu thương, trân trọng và tài năng nghệ
đọc thuật xuất sắc của tác giả
* Ghi nhớ: sgk/48

Hoạt động 3: Luyện tập


- PPDH: Tái hiện thông tin, phân tích, giải thích, so sánh, đọc diễn cảm
- KTDHTC: Kĩ thuật động não, trình bày 1phút.
- Thời gian: 5- 7 phút
- Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo
IV. HD HS luyện tập IV. Luyện tập
22.Cho HS đọc và làm các bài tập 1. Trắc nghiệm
trắc nghiệm
23. Cho Hs thảo luận câu hái 2. Thảo luận ý nghĩ của nhân vật tôi
6(sgk/48). Em hiểu như thế
nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi”qua - Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình, xót xa của
đoạn văn: ‘Chao ôi! Đối víi nhũng Nam Cao
người ở quanh ta...che lấp mất” - K/định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh
thần nhân đạo: Cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về
những con người hàng ngày vẫn sống quanh mình, cần
phải nhỡn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt
của tình thương, biết nhỡn ra và trõn trọng những điều
đáng thương, đáng quý ở họ
- Nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi
đánh giá con người: biết tự đặt mình vào cảnh ngộ của
họ thì mới hiểu đúng và thông cảm đúng

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG


- Thời gian: 10phút
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề
- Kĩ thuật: Động não
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân =>NL tự học,tư duy ,trình bày
vật Lão Hạc.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Thời gian: 3 phút
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề
- Kĩ thuật: Động não
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Đọc và sưu tầm tài liệu về tác - HS đọc và sưu tầm
giả Nam Cao và tác phẩm Lão
Hạc

4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà:


- Tóm tắt văn bản
- Học thuộc ghi nhớ.
- Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc.
- Chuẩn bị bài Từ tượng thanh, từ tượng hình theo câu hái trong SGK.
Văn bản: LÃO HẠC
( Nam Cao)
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC
1.KiÕn thøc:
- Biết đọc - hiểu một đoạn trích, một tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn
Nam Cao.
- Hiểu rõ tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó
hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt
Nam.
- Thấy rõ cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích viết theo khuynh hướng
hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của Nam Cao (Qua nhân vật ông giáo).
- Tài năng nghệ thuật suất sắc của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu
tả, kể chuyện và khắc họa nhân vật.
2.Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng đọc và tóm tắt văn bản.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản
tự sự để phân tích tác phẩm tự sự theo khuynh hướng hiện thực.
3.Th¸i ®é: Biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nông dân lương thiện.
4. Năng lực: Giáo dục các kĩ năng nhận thức, tìm và xử lý thông tin, giải quyết vấn
đề, nghe tích cực, hợp tác, c¶m thô, giao tiếp…
II/THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Gi¸o ¸n, tranh ảnh
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III/ THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
8A:…./….. 8B:…../…..
B. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
Hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
C. Dạy và học bài mới:
I. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 1 phút
* GV giới thiệu: T×nh c¶nh khèn khæ cña ngêi n«ng d©n ViÖt Nam tríc CM
th¸ng T¸m kh«ng chØ cã chÞ DËu, anh Pha….H«m nay c¸c em sÏ ®îc gÆp l·o H¹c
qua truyÖn ng¾n cïng tªn cña nhµ v¨n Nam Cao…
II. Hoạt động hình thành kiến thức
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Mục tiêu : HS nắm được t¸c gi¶, t¸c phÈm, đọc, kiểu văn bản, phương thức biểu
đạt, bố cục của văn bản.
- Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình, nêu và GQVĐ, đọc, kể...
- Kĩ thuật : Động não
- Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy - trò Nội dung
GV yêu cầu HS đọc chú thích dấu (*) I/ Tìm hiểu chung
SGK. 1. Tác giả.
? Bằng sự hiểu biết của mình, hãy giới - Nam Cao (1915-1951) là nhà văn
thiệu về tác giả Năm Cao ? hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề
- Nam Cao chân thành tận tụy sáng tác tài nông thôn và trí thức tiểu tư sản.
phục vụ kháng chiến.
- Ông hy sinh trên đường đi công tác.
2. Tác phẩm
? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm? - Viết năm 1943, là truyện ngắn
- H/s trả lời xuất sắc viết về người nông dân
trước CM T8.
3. Đọc, tìm hiểu chung
GV hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm, chú ý * Đọc
biểu hiện tâm trạng, tình cảm, thái độ
qua giọng điệu từng nhân vật.
Chú ý diễn tả sắc thái, giọng điệu nhân
vật cho phù hợp. Ông giáo: suy tư, cảm
thông; Lão Hạc: đau đớn, giãi bày…
GV đọc mẫu.
GV cho h/s đọc -> gọi h/s nhận xét, GV
nhận xét.
- Giúp HS tìm hiểu chú thích về các từ
khó.
? Em hãy tóm tắt nội dung đoạn trích?
- Truyện kể về lão Hạc, một người nông
dân già, mất vợ, nghèo khổ, sống cô độc,
chỉ biết làm bạn với con chó vàng. Con
trai lão vì nghèo không lấy được vợ nên
phẫn chí bỏ đi làm đồn điền. Lão Hạc ở
nhà chờ con trở về, ra sức làm thuê để
sống. Sau một trận ốm, lại gặp năm thiên
tai, mất mùa, không đủ sức làm thuê, vì
hết đường sinh sống, lão đành bán con
chó vàng, mang hết tiền bạc cùng mảnh
vườn gửi lại cho ông giáo trông coi hộ
để về giao lại cho con trai. Rồi đến bước
cùng quẫn, lão ăn bả chó để tự tử, chết
một cái chết thật đau đớn, dữ dội.
? Bài văn thuộc dạng văn bản nào? * Kiểu văn bản: Truyện ngắn
- Tiểu thuyết
? VB được viết theo phương thức chính
nào? * Phương thức biểu đạt:
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Phương thức tự sự, miêu tả, biểu
? Bài văn chia làm mấy phần ? Nội cảm.
dung của các phần đó? * Bố cục: Gåm 3 phần
Gåm 3 phần:
+ Lão Hạc nhờ ông Giáo.
+ Cuộc sống của Lão Hạc.
+ Cái chết của Lão Hạc.

Điều chỉnh, bổ sung


................................................................................................................................
................................................................................................................................

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
- Mục tiêu : HS nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, ...
- Kĩ thuật : Động não
- Thời gian: 18 phút
Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt
Yêu cầu h/s chú ý II/ Tìm hiểu văn bản
? Xác định nhân vật trung tâm? Mở đầu 1) Nhân vật Lão Hạc
câu chuyện kể về điều gì? a) Tâm trạng của lão Hạc sau
- Nhân vật lão Hạc… khi bán cậu Vàng.
? Lão Hạc có cuộc sống như thế nào?
- Vợ chết, con trai vì phẫn chí bỏ đi làm ăn
- Lão Hạc có cuộc sống cô đơn,
xa.
nghèo khổ, túng quẫn.
- Lão sống cô đơn, nghèo khổ cùng con chó
vàng .
- Lão Hạc rất yêu quý con chó
- Lão yêu con chó vàng hết mực, coi nó như
và đặt tên, gọi thân mật cậu
con, gọi cậu xưng ông…cho nó ăn trong cái
Vàng.
bát đẹp…
? Tình cảm của lão giành cho con chó vàng
như thế nào?
- Phần đầu truyện, ta thấy đã nhiều lần Lão
Hạc nói đi nói lại ý định bán “cậu Vàng”, cho
thấy lão đã suy tính đắn đo nhiều lắm, coi đây
là việc hệ trọng bởi “cậu Vàng” là người bạn
thân thiết, là kỷ vật của anh con trai mà lão
rất thương yêu.
? Tại sao lão yêu quý cậu Vàng mà vẫn
phải bán đi?
- Bất đắc dĩ phải bán chó: Sau trận ốm cuộc
sống của lão Hạc rất khó khăn, không còn gì
ăn nữa. Quá nghèo, yếu, sống bằng tiền dành
dụm, nuôi thân còn chẳng nổi làm sao có thể
nuôi chó. Đó là cách duy nhất phải làm.
? Kể lại sự việc với ông Gi áo, lão Hạc có - Cố vui, cười như mếu, mắt
tâm trạng như thế nào?
ầng ậng nước, mặt co rúm lại,
- HS trình bày.
ép nước mắt chảy ra, mếu
máo, hu hu khóc.
? Để lột tả tâm trạng của Lão Hạc, tác giả
đã sử dụng kiểu từ ngữ gì?
- HS trình bày.
> Từ láy gợ
i hình, gợi thanh.
? Sử dụng từ láy gợi hình, gợi thanh tác giả
đã làm rõ, khắc họa được phương diện nào
của nhân vật lão Hạc?
- HS trao đổi, trình bày.
> Miêu tả ngoại hình để thể hiện nội tâm. > Vô cùng đau đớn, xót xa, ân
? Từ ngoại hình em cảm nhận được gì về hận, day dứt.
tâm trạng lão Hạc lúc bấy giờ?
- H/s nhận xét
? Sự ân hận, day dứt của lão Hạc còn được
thể hiện ở chi tiết nào ?
HS: “…thì ra…lừa nó”
? Em hiểu gì về lão Hạc khi nói: “ Kiếp con
chó…”?
Gợi ý: Cách so sánh ví von kiếp người với
kiếp chó cho thấy tâm trạng gì của lão Hạc
trước thực tại.
- Sự bất lực sâu sắc trước hiện tại.
GV: Tác giả đó thể hiện chân thật, cụ thể,
chính xác từng diễn biến tâm trạng đau đớn
cứ dâng lên, như không thể kìm nổi nổi nỗi
đau => phù hợp tâm lý, hình dáng và cách
biểu hiện của những người già.
? Qua việc lão Hạc bán cậu Vàng, em thấy > Sống tình nghĩa, thủy chung,
lão Hạc là người như thế nào? trung thực.
- Lão Hạc là người sống tình nghĩa, thủy
chung rất trung thực. lòng thương con sâu sắc
của người cha nghèo khổ (Không dám tiêu
phạm vào đồng tiền, mảnh vườn đang cố giữ
trọn vẹn cho anh con trai).
GV bình: Không chỉ tình nghĩa, thủy chung
mà ở lão Hạc còn toát lên tình thương con của
người cha nghèo khổ…Cách nói chuyện suy
ngẫm của lão Hạc là sự tài tình trong nghệ
thuật kể chuyện của Nam Cao. Vừa chuyển
mạch bán chó > chuyện lão Hạc nhờ cậy ông
Giáo.
Điều chỉnh, bổ sung
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
III. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: HS khắc sâu hơn kiến thức đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, ...
- Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏỉ
- Thời gian: 4 phút
Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt
III/ Luyện tập
Yêu cầu h/s thực hiện cá nhân. Hãy tóm tắt văn bản “Lão Hạc”

Điều chỉnh, bổ sung


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

IV. Hoạt động vận dụng


- Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Kĩ thuật: Động não
- Thời gian: 2 phút

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

H/s thùc hiÖn. NhËn xÐt Gia cảnh của Lão Hạc cho em hiểu
điều gì ?
Điều chỉnh, bổ sung
................................................................................................................................
................................................................................................................................

V. Hoạt động tìm tòi, nghiên cứu


- Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật : Động não
- Thời gian: 1 phút
Hoạt động của thầy - trò Nội dung
Sưu tầm các văn bản có chung chủ
HS tự tìm tòi. đề.

Điều chỉnh, bổ sung


...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

D. Củng cố: ( 3 phút)


Nêu tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng ?

E. Hướng dẫn học bài: ( 1 phút)


- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của văn bản “Lão Hạc”

Tổ chuyên môn kí duyệt

Đào Xá, ngày 21 tháng 9 năm 2020


Tiết 9,10,11,12

Phạm Thị Bích Hường


Ngày soạn: 23/09/2020
Ngày giảng: 8A, 8B: 28/9/2020
Tiết 13
Văn bản: LÃO HẠC
( Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC
1.KiÕn thøc:
- Biết đọc - hiểu một đoạn trích, một tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn
Nam Cao.
- Hiểu rõ tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó
hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt
Nam.
- Thấy rõ cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích viết theo khuynh hướng
hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của Nam Cao (Qua nhân vật ông giáo).
- Tài năng nghệ thuật suất sắc của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu
tả, kể chuyện và khắc họa nhân vật.
2.Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng đọc và tóm tắt văn bản.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản
tự sự để phân tích tác phẩm tự sự theo khuynh hướng hiện thực.
3.Th¸i ®é: Biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nông dân lương thiện.
4.Năng lực: Giáo dục các kĩ năng nhận thức, tìm và xử lý thông tin, giải quyết vấn
đề, nghe tích cực, hợp tác, c¶m thô, giao tiếp…
II/THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Gi¸o ¸n, tranh ảnh
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III/ THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
8A:…./….. 8B:…../…..
B. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
Tóm tắt tác phẩm “Lão Hạc” ?
C. Dạy và học bài mới:
I. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 1 phút
* GV giới thiệu: Giờ học trước các em đã tìm hiểu về tác giả, tác phẩm,
đọc và tìm hiểu tâm trạng của lão Hạc khi bán đi con chó Vàng...hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc sống của lão Hạc sau khi bán câu Vàng và kết
thúc cuộc đời mình như thế nào...
Điều chỉnh, bổ sung
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….............
II. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
- Mục tiêu : HS nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, ...
- Kĩ thuật : Động não
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt
II/ Tìm hiểu văn bản
1) Nhân vật Lão Hạc
a) Tâm trạng của lão Hạc
sau khi bán cậu Vàng
b. Cái chết của Lão Hạc
GV yêu cầu h/s chú ý theo dõi văn bản
? Trước khi chết, lão Hạc đã chuẩn đị
những gì ?
- H/s trình bày
( gợi ý: lão nhờ cậy ông Giáo việc gì? Vì sao
lão phải làm như vậy? )
* Trước khi chết.
- Lão gửi ông Giáo ba sào vườn, tiền làm
ma.
- Giữ vườn cho con, không muốn phiền hà
đến hàng xóm.
? Từ việc làm trên của lão, ta cảm nhận
được điều gì ở tấm lòng, tâm hồn của lão
Hạc?
- HS trình bày.
> Cẩn thận, chu đáo, thương con sâu sắc,
giàu lòng tự trọng.
GV chốt: Lão Hạc là một người biết suy nghĩ
và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc
này. Lão lo không giữ trọn được mảnh vườn
cho con, lại không muốn gây phiền hà cho
làng xóm > lòng tự trọng đáng kính của lão
Hạc.
? Nam Cao mô tả cái chết của Lão Hạc như
thế nào?
* Khi chết.
- Lão tru tréo, mắt long sòng sọc, bọt mép
sùi ra, chốc...cái.
> cái chết vật vã, đau đớn, dữ dội.
- Tình cảnh đói khổ, túng
? Nguyên nhân nào đã dẫn đến cái chết của quẫn.
Lão Hạc?
- H/s nêu.
+ Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đó cũng là số
phận cơ cực đáng thương của những người
dân nghèo trước CMT8.
? Tại sao lão không lấy 30 đồng để dành
hay bán vườn dần mà phải tìm đến cái chết?
- H/s trả lời, nhận xét
- Muốn bảo toàn căn nhà, mảnh vườn cho
con; không muốn gây phiền hà cho hàng xóm > Lão Hạc là người hay suy
láng giềng. nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình
? Qua những điều Lão Hạc thu xếp và nhờ cảm của mình, là người có
cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em lòng thương con âm thầm mà
suy nghĩ gì về tính cách của lão Hạc? lớn lao, là người có lòng tự
- Rõ ràng là lão Hạc đã âm thầm chuẩn bị chu trọng đáng kính.
đáo cho cái chết của mình từ khi bán cậu
Vàng.
? Em có nhận xét gì về cái chết của Lão
Hạc ? Tại sao lão không dùng cách khác êm
dịu hơn mà lại chết đau đớn bằng bả chó?
- H/s nêu và giải thích
? Cái chết của Lão Hạc nói lên điều gì?
- Thể hiện, chứng tỏ đức tính trung thực, lòng
tự trọng đáng quí của Lão Hạc.
- Lần đầu tiên trong đời Lão Hạc phải lừa kẻ
khác, đó lại là “cậu Vàng” người bạn chí thiết
của mình, giờ đây lão cũng phải chết theo
kiểu một con chó bị lừa. Dường như lão có ý 2. Thái độ, tình cảm của
muốn tự trừng phạt ghê gớm nhân vật “tôi” đối với Lão
Hạc
Yêu cầu h/s chú ý
? Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật
“tôi” đến với Lão Hạc như thế nào?
“Chao ôi…quanh ta”. Tại sao ông Giáo lại có - Thông cảm, thương xót cho
suy nghĩ như vậy? hoàn cảnh của Lão Hạc.
- “Đáng buồn” theo 1 nghĩa khác là nghĩa như - Tìm cách an ủi, giúp đỡ Lão
thế nào? Hạc.
Chi tiết Lão Hạc xin bả chó là một chi tiết
nghệ thuật quan trọng: Đánh lừa – chuyển ý
nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang
hướng trái ngược, điều đáng buồn … là - Tỏ lòng quý trọng nhân
những con người đáng kính, nhân hậu, giàu cách của Lão Hạc.
lòng tự trọng như Lão Hạc mà đến con đường
cùng cũng bị tha hóa. Tình huống truyện lên
đến đỉnh điểm.
? Sau cái chết của Lão Hạc tâm trạng của
ông giáo như thế nào?
- Cái chết đau đớn của Lão Hạc khiến ông
giáo giật mình ngẫm nghĩ : “Cuộc đời chưa
hẳn đó đáng buồn bởi may mà ý nghĩ của
mình đã không đúng bởi còn có những người
cao quí như Lão Hạc, nhưng lại đáng buồn
theo nghĩa khác: Con người có nhân cách cao
đẹp như Lão Hạc mà không được sống, lại
phải chết đau đớn và dữ dội ...”
? Qua đó em hiểu ông Giáo là người như
thế nào?
- Ông giáo là một trí thức nghèo sống ở nông
thôn. Giàu tình thương người. Thông cảm
thương xót với hoàn cảnh của Lão Hạc.
- Suy nghĩ về cuộc đời, con người > sâu sắc
> nhân ái
? Theo em cái hay của truyện thể hiện rõ
nhất ở điểm nào?
- Một trí thức nghèo sống ở nông thôn. Giàu
tình thương người. Thông cảm thương xót với
hoàn cảnh của Lão Hạc.
? Truyện được kể bằng lời của nhân vật
“tôi” có tác dụng gì?
- Truyện kể bằng lời của nhân vật “tôi”.
+ Câu chuyện gần gũi chân thực. dẫn dắt tự
nhiên, linh hoạt.
+ Tự sự – trữ tình - triết lý sâu sắc  kết hợp
hiện thực với trữ tình.

Điều chỉnh, bổ sung


…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….....

2. Hoạt động 2: Tổng kết


- Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về nội dung và nghệ
thuật.
- Phương pháp: Nêu và GQVĐ; hệ thống hóa...
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
- Thời gian: 5 phút
Hoạt động của thầy - trò Nội dung
* GV hướng dẫn học sinh tổng kết III/ Tổng kết
? Nêu những thành công về nghệ thuật 1.Nghệ thuật
tác giả sử dụng trong văn bản ? - Ngôi kể thứ nhất
- Bút pháp khắc họa nhân vật tài tình.
HS: trả lời. Nhận xét, bổ sung. - Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng.
2. Nội dung
? Nội dung chính của văn - Phẩm giá của người nông dân
bản thể hiện điều gì ? không bị hoen ố cho dù phải sống
- HS: trả lời câu hỏi, lớp nhận xét,
trong cảnh khốn cùng.
bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ * Ghi nhớ ( Sgk)
SGK.
Điều chỉnh, bổ sung
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
III. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: HS khắc sâu hơn kiến thức đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, ...
- Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏỉ
- Thời gian: 5 phút
Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt
Yêu cầu h/s thực hiện cá nhân. IV/ Luyện tập
* GV hướng dẫn học sinh luyện tập Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
và “Lão Hạc” giúp em hiểu gì về
theo yêu cầu. cuộc sống của người nông dân trong
HS làm bài, trình bày, nhận xét. GV xã hội cũ?
sửa chữa, bổ sung.

Điều chỉnh, bổ sung


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

IV. Hoạt động vận dụng


- Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Kĩ thuật: Động não
- Thời gian: 2 phút

Hoạt động của thầy - trò Nội dung


Viết đoạn văn nói về cuộc sống
Yêu cầu học sinh thực hiện ở nhà người nông dân hiện nay.

Điều chỉnh, bổ sung


................................................................................................................................
................................................................................................................................
V. Hoạt động tìm tòi, nghiên cứu
- Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật : Động não
- Thời gian: 1 phút
Hoạt động của thầy - trò Nội dung
Sưu tầm các tác phẩm của các tác
HS tự tìm tòi. giả cùng thời với nhà văn.

Điều chỉnh, bổ sung


...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

D. Củng cố: ( 5 phút)


Phân tích cuộc đời và tâm trạng của lão Hạc ?

E. Hướng dẫn học bài: ( 1 phút)


- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị: Từ tượng hình, từ tượng thanh

Buæi 5: :
RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC QUA VĂN BẢN “LÃO HẠC”
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về văn bản tự sự
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Lão Hạc” của Nam Cao.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Các dạng bài tập
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: ? Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước
vỡ bờ” của Ngô Tất Tố? (Nêu dàn ý)
2. Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
1. Bài tập 1
Đề: Truyện ngắn Lão Hạc * Lập dàn ý:
của Nam Cao giúp em hiểu a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Lão Hạc ” và
gì về tình cảnh của người khái quát tình cảnh của người nông dân
nông dân trước cách mạng? b. Thân bài:
I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu
về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước
cách mạng.
1. Lão Hạc
* Nỗi khổ về vật chất
Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có
nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự
sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn
vườn và làm thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng
để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau
một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm
ăn như một con vật. Nam Cao đã dũng cảm nhìn
thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân
mà phản ánh.
* Nỗi khổ về tinh thần.
Đó là nỗi đau của người chồng mất vợ, người
cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống
trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con vì
chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót
xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống
trong cô độc. Không người thân thích, lão phải kết
bạn chia sẻ cùng cậu vàng
Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó.
Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở,
đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự
giải thoát. Lão đã chọn cái chết thật dữ dội. Lão Hạc
sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê
thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hác đã
không có lối thoát
2. Con trai lão Hạc
Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình
dị như mình mong muốn khiến anh phẫn chí, bỏ
làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển
vông có bạc trăm mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào
tấn bi kịch không có lối thoát.
Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp
của người nông dân, truyện còn giúp ta hiểu được
căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự
nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu
II. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ
đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân
1. Lòng nhân hậu
Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng
lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu
mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi
cút: lão bắt rận, tắm, cho nó ăn bằng bát như nhà
giàu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão
mắng yêu, cưng nựng. Có thể nói tình cảm của lão
dành cho nó như tình cảm của người cha đối với
người con.
Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán
cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà
với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão coi
đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ.
Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo
mong được dịu bớt nỗi đau dằng xé trong tâm can.
Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng
lại xám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước
con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái
chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết
thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng
phạt mình trước con chó yêu dấu.
2. Tình yêu thương sâu nặng
Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình
thương lão đều dành cho con trai lão. Trước tình
cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu
tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng giải cho con
hiểu dằn lòng tìm đám khác. Thương con lão càng
đau đớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng: Sẽ
mất con vĩnh viễn “Thẻ của nó .............chứ đâu có
còn là con tôi ”. Những ngày sống xa con, lão không
nguôi nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi tin con từ
cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt
năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn
luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với
ông giáo , lão không quên nhắc tới đứa con trai của
mình
Lão sống vì con, chết cũng vì con : Bao nhiêu
tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát,
cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho
con trai để lo cho tương lai của con.
Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng
trước sự lựa chọn nghiệt ngã: Nếu sống, lão sẽ lỗi
đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải
chết. Và lão đã quyên sinh không phải lão không
quý mạng sống, mà vì danh dự làm người, danh dự
làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao.
3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả
Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng
quý trọng, cũng luôn giữ ý để khỏi bị coi thường. Dù
đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp
đỡ của ông giáo, rồi ông cố xa dần vì không muốn
mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác. Trước
khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho
mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi
đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma.
Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giàu lòng
tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy.
Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về
nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng.
III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của
một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội
đương thời:
Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất
lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của
con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà
sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi
đau của người khác .
c. Kết bài:
Khái quát về cuộc sống và phẩm chất của người
nông dân. Cảm nghĩ của bản thân.
Viết bài * Viết bài
a. Mở bài:
Nói đến Nam Cao là phải nói đến Lão Hạc. Tác
phẩm này được coi là một truyện ngắn hiện thực
xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán của thời
kì 1930 – 1945. Truyện không những tố khổ người
nông dân trước tai trời ách đất, trước xã hội suy tàn
mà đáng chú ý hơn cả là đã nêu bật được hình ảnh
một lão nông đáng kính với phẩm chất của một con
người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu
thương con, để lại trong lòng người đọc niềm xót xa,
cảmm thông và mến phục.
HS triển khai phần thân bài b. Thân bài:
theo các ý trong dàn bài. c. Kết bài:
- Có thể nói LH là điển hình về cuộc đời và số phận
của người nông dân trong xã hội cũ. Lão là người
nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng, bị ức hiếp
bị chà đạp vùi dập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
dưới bàn tay của XHPK. Hoàn cảnh của lão phải
bán chó thâm chí phải tự kết liễu đời mình vì quá
túng quẫn cơ cực. Dù trong hoàn cảnh nào lão vẫn
ánh lên phẩm chất cao đẹp của người nông đân hiền
lành lương thiện giàu tình yêu thương và giàu lòng
tự trọng.

3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:


- Học bài, chuẩn bị ôn tập Văn bản tự sự…

You might also like