You are on page 1of 8

Tiết 51-56 Chí Phèo GV: Nguyễn Duy Na

Ngày soạn: 20/11/2021


Ngày dạy:
Tiết 51
CHÍ PHÈO
(Phần 1: Tác giả)
Nam Cao
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
1. Kiến thức: Nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm nghệ thuật,
phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu một tác gia văn học.
3. Thái độ: Nhận thức rõ giá trị của lao động đích thực.
B. Các kĩ năng sống cơ bản
1. Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực
của Nam Cao trong tác phẩm.
2. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Thông tin về tác giả, tác phẩm.
C. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra đầu giờ (5 phút)


Đặc trưng cơ bản của truyện là gì? Em hãy trình bày cách tìm hiểu một tác phẩm
truyện nói chung?
3.Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động ( 1 phút)
Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông là một tấm gương lớn về sức tìm tòi, sáng tạo trong lĩch vực văn học nghệ thuật.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt.


A. PHẦN 1: TÁC GIẢ
Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử I. Vài nét về tiểu sử và con người
và con người (13 phút)
- Em hãy tóm tắt những nét chính về tên 1. Tiểu sử
tuổi, quê hương, gia đình và cuộc đời nhà - Tên tuổi: 1917 – 1951, tên thật là Trần Hữu
văn Nam Cao? Tri.
- Quê hương và gia đình: Sinh ra trong một
gia đình nông dân ở Làng Đại Hoàng, tổng
Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh
Hà Nam.
- Cuộc đời:
+ Học hết bậc thành chung, ông vào Sài Gòn,
sau về Hà Nội dạy học, viết văn và làm gia
sư.
+ Là nhà văn sớm đi theo cách mạng. Ông hi
sinh năm 1951.
- Nam Cao được đánh giá là con người thế 2. Con người
nào? - Bề ngoài lạnh lùng nhưng nội tâm phong
phú.
- Tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu
thương con người. Ông quan niệm, không có
tình thương đồng loại thì không đáng được
1
Tiết 51-56 Chí Phèo GV: Nguyễn Duy Na

gọi là người (Đời thừa).


- Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1.
Hoạt động 3: Sự nghiệp văn học (23 II. Sự nghiệp văn học
phút) 1. Quan điểm nghệ thuật
* Trước cách mạng:
- Con đường nghệ thuật của Nam Cao đã - Khi mới cầm bút, chịu ảnh hưởng của
có sự thay đổi thế nào trong quá trình cầm phong trào lãng mạn, sau tìm đến con đường
bút? nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa, nghệ thuật
- Nam Cao quan niệm thế nào về nghệ “vị nhân sinh”. (- Con đường nghệ thuật hiện
thuật, về một tác phẩm có giá trị? thực chủ nghĩa, nghệ thuật “vị nhân sinh)
- Quan niệm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ:
+ Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn
thẳng vào sự thật “ tàn nhẫn”, nói lên nỗi
thống khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà
lên tiếng.
+ Một tác phẩm có giá trị phải có ý nghĩa xã
hội rộng rãi, có nội dung nhân đạo sâu sắc.
- Nam Cao có đòi hỏi gì ở một nhà văn? + Nhà văn phải có sự tìm tòi sáng tạo, có
lương tâm và nhân cách.
- Sau Cách mạng, quan điểm của Nam * Sau cách mạng: Ông quan niệm “sống đã
Cao có gì thay đổi? rồi hãy viết” và lao vào phục vụ kháng
chiến.
2. Các đề tài chính
- Kể tên những tác phẩm chính về đề tài a. Trước cách mạng
người trí thức của Nam Cao? * Đề tài người trí thức.
- Tác phẩm chính: Giăng sáng, Đời thừa,
Mua nhà, sống mòn…
- Nội dung bao quát của đề tài này là gì? - Nội dung:
(HS đánh dấu trong SGK) + Bi kịch tâm hồn những người có ý thức sâu
sắc về cuộc sống và nhân phẩm nhưng phải
sống cuộc đời thừa, họ chết mòn bởi gánh
nặng miếng cơm manh áo.
+ Tố cáo xã hội, thể hiện khát khao sống có ý
nghĩa.
* Đề tài người nông dân.
- Kể tên những tác phẩm chính về đề tài - Tác phẩm chính: Chí Phèo, Lão Hạc, Một
người nông dân? bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó…
- Nội dung:
- Nội dung bao quát của đề tài này là gì? + Dựng lên bức tranh chân thực về nông thôn
(HS đánh dấu trong SGK) Việt Nam trước Cách mạng
+ Quan tâm đến những con người thấp cổ bé
họng, những số phận bi thảm.
+ Viết về hiện tượng người nông dân bị tha
hoá, lên án xã hội huỷ diệt nhân tính con
người
+ Phát hiện bản chất lương thiện, đẹp đẽ
trong người lao động.
Tóm lại: Nam Cao đã thành công ở cả đề
tài về người nông dân và trí thức. Cả hai đề

2
Tiết 51-56 Chí Phèo GV: Nguyễn Duy Na

tài là tiếng kêu khẩn thiết: Hãy cứu lấy con


người và cuộc sống đang bị xã hội vô nhân
đạo đẩy vào con đường tha hóa.
- Kể tên những tác phẩm của Nam Cao b. Sau Cách mạng
sau cách mạng và đặc điểm chung của - Tác phẩm chính: Đôi mắt, Chuyện biên
những sáng tác này? giới, Nhật kí ở rừng, …
- Nội dung phục vụ cho công tác cách mạng.
- Là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn
kháng chiến chống Pháp.
Nhận xét: Từ một nhà văn hiện thực, Nam
Cao đã trở thành nhà văn cách mạng. Ông là
một tấm gương về lao động sáng tạo.
- Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, 3. Phong cách nghệ thuật: Nam Cao là nhà
Nam Cao được đánh giá thế nào về phong văn có phong cách độc đáo.
cách nghệ thuật? - Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần
- Sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật của con người.
của Nam Cao được thể hiện như thế nào? - Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí
nhân vật.
- Ngôn từ sống động, tinh tế mà giản dị, gần
gũi, rất thành công trong đối thoại và độc
thoại nội tâm.
- Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh
hoạt, nhất quán và chặt chẽ.
- Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại
đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa
triết lí.
- Giọng văn buồn thương chua chát, dửng
dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm
thắm yêu thương…
Tóm lại, Nam Cao là một trong những
cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học
Việt Nam thế kỉ XX, là người có đóng góp
- Em có nhận xét chung gì về nhà văn mới mẻ, lớn lao đối với nền văn học nước
này? nhà.

Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút)


- Củng cố: Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Nam Cao
- Hướng dẫn học bài: Nắm được nội dung về tác giả Nam Cao. Chuẩn bị tiết 2 của bài.

3
Tiết 51-56 Chí Phèo GV: Nguyễn Duy Na

Ngày soạn: 21/11/2021


Ngày dạy:
Tiết 52 - 56
CHÍ PHÈO
Nam Cao
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
1. Kiến thức: Hiểu và phân tích được nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực
và nhân đạo của tác phẩm. Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu truyện ngắn.
3. Thái độ: Có lòng yêu thương con người.
4. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Liên hệ khi thực hành đọc- hiểu văn bản: Ảnh
hưởng của môi trường sống đến con đường tội lỗi và bi kịch của nhân vật Chí Phèo
B. Các kĩ năng sống cơ bản
1. Kĩ năng nhận thức: Nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của Nam Cao trong
tác phẩm, bi kịch bị cự tuyệt làm người, khao khát hoàn lương của Chí Phèo.
2. Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Dám bày tỏ cách nghĩ, quan niệm sống, trân trọng tình cảm
giữa con người với con người.
3. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Thông tin về tác giả, tác phẩm.
C. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức (1 phút/tiết)
11A3:
2. Kiểm tra đầu giờ (5 phút/tiết)
- Tiết 1: Hãy trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?
- Tiết 2: Quá trình lưu manh hóa của Chí Phèo đã diễn ra như thế nào?
3.Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động ( 1 phút)
Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là kết quả của quá trình
tìm tòi, sáng tạo "khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có" ở Nam Cao.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
B. PHẦN 2: TÁC PHẨM
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (4 phút) I. Tìm hiểu chung
- Câu chuyện diễn ra ở làng Vũ Đại. Cái 1. Bối cảnh sáng tác
tên Vũ Đại ấy khiến em hình dung tới địa Viết về người thật, việc thật ở làng Đại
danh nào có liên quan đến tác giả? Hoàng quê hương của tác giả.
- Đồ dùng: Hình ảnh nguyên mẫu của 2. Nhan đề
truyện. - Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò
gạch cũ.
- Tác phẩm từ khi ra đời đã có sự thay - Khi in thành sách lần đầu tiên nhà xuất bản
đổi nhan đề như thế nào? tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi.
- Sau cách mạng, tác phẩm được in lại trong
tập Luống cày và được tác giả đổi tên thành
Chí Phèo.
- Giá trị của tác phẩm được đánh giá thế 3. Giá trị tác phẩm: Là một kiệt tác trong
nào? văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Hoạt động 3: Đọc và tóm tắt (7 phút) II. Đọc và tóm tắt
1. Giọng đọc
GV hướng dẫn học sinh đọc một số đoạn Đọc diễn cảm, căng thẳng ở những lời đặc
tiêu biểu kết hợp với tóm tắt. tả, trùng ở những hồi ức về quá khứ.
4
Tiết 51-56 Chí Phèo GV: Nguyễn Duy Na

2. Giải thích từ khó


Chú thích cuối các trang sách.
3. Chủ đề
- Tác phẩm đề cập đến vấn đề gì? Tác phẩm phản ánh tình cảnh người
nông dân trong xã hội đương thời bị áp bức,
bóc lột, huỷ diệt cả nhân hình lẫn nhân tính.
Qua đó, truyện tố cáo, lên án giai cấp thống
trị, đồng thời phát hiện, khẳng định bản chất
TIẾT 53 tốt đẹp của người nông dân.
Hoạt động 4: Đọc - hiểu văn bản (tiết 1: III. Đọc- hiểu văn bản
25 phút, tiết 2: 32 phút) 1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Sự xuất hiện độc đáo của Chí Phèo:
- Hình ảnh Chí Phèo xuất hiện ở đầu tác - Mở đầu là một hình ảnh đầy ấn tượng: Chí
phẩm có gì đặc biệt ấn tượng? Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi.
- Chí Phèo đã chửi những đối tượng nào? - Đối tượng của tiếng chửi thu hẹp dần về
phạm vi: Chửi trời -> đời -> cả làng Vũ Đại ->
cha đứa nào không chửi nhau với hắn -> chửi
người đẻ ra thân hắn.
- Thái độ của dân làng: im lặng, không bắt lời.
- Dân làng có thái độ thế nào với tiếng
chửi của Chí? - Ý nghĩa:
- Tiếng chửi của Chí Phèo chứng tỏ có + Thể hiện thái độ, tâm trạng bất mãn, bất lực
điều gì đang diễn ra trong con người hắn? của một con người bị đẩy ra ngoài xã hội.
+ Thể hiện nỗi khát khao được khao giao cảm,
được công nhận sự tồn tại.
=> Tác giả vừa kể, vừa tả, vừa biểu hiện tâm lí
- Em hãy nhận xét về ngôn ngữ kể nhân vật rất đặc sắc; Ngôn ngữ nhân vật hòa
chuyện của tác giả? nhập với ngôn ngữ tác giả.
TIẾT 54 b. Quá trình lưu manh hóa của Chí Phèo
* Trước khi đi ở tù.
- Tác giả đã cho ta biết những gì về lai - Lai lịch, hoàn cảnh: Là đứa trẻ bị bỏ rơi,
lịch, hoàn cảnh của Chí? được người làng nuôi, lớn lên làm canh điền
- Đồ dùng: Hình ảnh Chí Phèo trước khi cho lí Kiến.
đi ở tù - Tính cách, phẩm chất: Hiền lành, chăm chỉ,
- Tính cách, phẩm chất của chí trong thời có ước mơ giản dị, giàu lòng tự trọng.
kì này thế nào? => Mặc dù có hoàn cảnh riêng, đặc biệt nhưng
- Em có đánh giá chung thế nào về nhân Chí vẫn có những nét phẩm chất chung tốt đẹp
vật trước khi đi ở tù? của những người nông dân lương thiện.
* Sau khi đi ở tù.
- Đồ dùng: Hình ảnh Chí Phèo sau khi đi
ở tù. - Ngoại hình thay đổi: “ Cái đầu trọc lốc…
- Do đâu mà Chí phải vào tù? Sau khi ra trông ghớm chết” -> Chí bị biến dạng hoàn
tù, ngoại hình của Chí có gì thay đổi? toàn về nhân hình.
- Sau khi ra tù, Chí đã sống như thế nào? - Hành động lưu manh, côn đồ: Uống rượu,
rạch mặt ăn vạ, làm tay sai cho Bá Kiến. Hắn
đã đập nát bao cảnh hạnh phúc của người
lương thiện -> biến dạng về nhân tính, trở
thành con quỷ dữ.
- Trong cơn say triền miên, ý thức về - Tâm lí: Không còn ý thức về không gian và
cuộc sống của hắn thế nào? thời gian. (chưa bao giờ hết say; hắn đã già

5
Tiết 51-56 Chí Phèo GV: Nguyễn Duy Na

rồi sao?)
- Tích hợp: Theo em, môi trường sống => Hình tượng Chí Phèo mang tính quy luật,
nào khiến Chí Phèo thay đổi? Người ta điển hình. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho địa
đã đối xử với Chí Phèo thế nào trước sự chủ phong kiến biến người nông dân lương
thay đổi đó? Em có cảm xúc gì về nhân thiện thành kẻ lưu manh, tha hóa. Để tồn tại,
vật trong hoàn cảnh này? Chí đã phải bán rẻ cả nhân hình, nhân tính và
bị loại bỏ ra khỏi thế giới loài người.

TIẾT 55 c. Chí Phèo thức tỉnh và bi kịch của người


sinh ra nhưng không được làm người.
* Chí Phèo thức tỉnh.
- Chí Phèo đã tỉnh rượu khi nào? - Sau khi gặp Thị Nở và sau trận ốm lúc nửa
đêm, Chí Phèo tỉnh rượu.
- Diễn biến tâm trạng cảm xúc, tâm trạng nhân
- Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảm xúc, vật được miêu tả rất chân thực, tinh tế:
tâm trạng của Chí khi mới tỉnh rượu? + Khi mới tỉnh rượu,: “bâng khuâng như tỉnh
Nhận xét về cách miêu tả của tác giả? dậy sau một cơn say rất dài”, “miệng đắng,
lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay
không buồn nhấc”, sợ rượu “như những
người ốm thường sợ cơm”. – cảm giác rã rời
mệt mỏi, cô đơn.
- Khi tỉnh rượu, Chí cảm nhận được + Cảm nhận được không gian cuộc sống đời
những điều gì? Cảm xúc của Chí ra sao? thường, âm thanh cuộc sống bình dị. Tâm hồn
Chí đầy âm vang, rung động. Cuộc sống bình
thường trở về lạ lẫm, mới mẻ và nên thơ.
(“mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài
chắc là rực rỡ”, “Tiếng chim hót…Chao ôi là
buồn”)
- Chí suy nghĩ những gì về quá khứ, hiện + Suy nghĩ về quá khứ, hiện tại và tương lai:
tại và tương lai? nhớ lại ước mơ bình dị nhưng đã xa xôi, hiện
tại và tương lai thật u ám, đáng sợ: tuổi già
“đói rét và ốm đau, và cô độc”. Các chi tiết
cho thấy Chí đã thật sự tỉnh táo.
- Chi tiết “Thằng này rất ngạc nhiên… + Thị bưng bát cháo hành đến, Chí rất ngạc
hắn thấy mắt hình như ươn ướt” (tr150) nhiên và xúc động: Thằng này rất ngạc
có ý nghĩa gì? nhiên… mắt hình như ươn ướt. Chí ăn năn và
thèm làm người lương thiện
- Em hãy đánh giá về nội dung và nghệ => Sự tỉnh táo và sự quan tâm của Thị Nở đã
thuật được sử dụng? làm sống dậy trong Chí cảm giác yêu thương
của một con người. Cách miêu tả chân thực
mà tinh tế, chi tiết giàu ý nghĩa. Nghệ thuật kể
chuyện linh hoạt và xúc động. Nhân vật được
khắc hoạ đặc sắc qua độc thoại nội tâm, qua
TIẾT 56 diễn biến tâm lí và nghệ thuật điển hình hoá.
* Bi kịch của Chí Phèo:
- Vì sao Chí Phèo tiếp tục rơi vào bi - Bị Thị Nở cự tuyệt (vì nghe lời bà cô) - Chí
kịch? không được chấp nhận
- Diễn biến tâm trạng bi kịch của nhân - Diễn biến tâm trạng nhân vật khắc hoạ tinh
vật được tác giả khắc hoạ như thế nào? tế, sâu sắc, xúc động: Hắn "ngẩn người",
"ngẩn mặt", "sửng sốt" trước thái độ của thị

6
Tiết 51-56 Chí Phèo GV: Nguyễn Duy Na

Nở, hắn uống rượu để quên bi kịch, để lại làm


quỷ dữ nhưng "càng uống lại càng tỉnh ra", và
hắn "ôm mặt khóc rưng rức" trong đau đớn,
tuyệt vọng.
- Hành động cuối cùng của Chí là gì? Chi - Hành động cuối cùng: Đòi lương thiện, đâm
tiết ấy có ý nghĩa gì? chết kẻ thù và kết liễu đời mình. Để đòi lương
thiện, Chí đã đánh đổi cả tính mạng -> Thể
hiện sự bế tắc cùng cực của nhân vật, là lời kết
án đanh thép xã hội vô nhân đạo đương thời.
- Theo em. nguyên nhân sâu xa nào đã => Nhân tính đã trở về nhưng mọi người định
dẫn đến cái chết của Chí? kiến không nhận ra, không chấp nhận. Chí
mang bi kịch của con người bị cự tuyệt quyền
làm người.
- Theo em, người dân làng Vũ Đại nên có
thái độ thế nào với Chí? Nếu là em, em
có xử lý tình huống như Chí không? Vì
sao? 2. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác
phẩm
- Đọc tác phẩm, em thấy được hiện thực - Giá trị hiện thực:
nào đã diễn ra ở nông thôn Viết Nam + Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân
trước Cách mạng tháng Tám? bị tha hóa.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa
các thế lực ác bá ở địa phương.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể - Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ:
hiện như thế nào? + Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông
dân cố cùng bị lăng nhục.
+ Tố cáo xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và
tâm hồn người nông dân lao động.
+ Phát hiện phẩm chất tốt đẹp của người nông
dân ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình và
nhân tính, thể hiện niềm tin vào bản chất
lương thiện của con người.
Hoạt động 5: Tổng kết (5 phút) IV.Tổng kết
1. Nghệ thuật: Truyện thể hiện tài năng
- Em hãy tổng kết những nét đặc sắc về truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao:
nghệ thuật của tác phẩm? - Xây dựng tính cách nhân vật điển hình trong
hoàn cảnh điển hình.
- Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, độc đáo
- Kết cấu vòng tròn.
- Đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật.
- Tác phẩm mang giá trị nội dung như thế 2. Nội dung
nào? Tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân
đạo sâu sắc, mới mẻ. Là kiệt tác của nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại.

Hoạt động 6: Củng cố và hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút/tiết)


Tiết 52:
- Củng cố: Tóm tắt truyện và nắm được chủ đề tác phẩm
- Hướng dẫn học bài: Phân tích sự xuất hiện của Chí Phèo .Chuẩn bị tiết 2 của bài.
Tiết 53:

7
Tiết 51-56 Chí Phèo GV: Nguyễn Duy Na

- Phân tích sự xuất hiện độc đáo của Chí Phèo


- Nắm được nội dung, nghệ thuật của đoạn mở đầu. Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài.
Tiết 54:
- Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật (trước khi đi ở tù)
- Chuẩn bị nội dung quá trình tha hoá của nhân vật (tiếp theo)
Tiết 55:
- Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật (sau khi đi ở tù)
- Chuẩn bị nội dung tiếp theo.
Tiết 56:
- Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Đánh giá về nội dung và những
đặc sắc nghệ thuật.
- Chuẩn bị tiết tự chọn 12, 13: Chí Phèo

You might also like